Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tuc ngu ve thien nhien va lao dong san xuat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.82 KB, 10 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Ngày soạn: 10/1/2017 Ngày dạy: từ ngày 10/12/16 đến ngày 14/12/16. Tuần: từ tuần 13 đến tuần 15 Tiết: 50-53-59. Tên chủ đề: TỤC NGỮ A. PHẦN CHUNG I. Cơ sở hình thành chủ đề: Dựa trên các bài học trong SGK Ngữ văn 7 - tập 2 và phân phối chương trình Ngữ văn 7. 1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất tiết 73. 2. Tục ngữ về con người và xã hội tiết 77. II. Thời gian dự kiến: 2 tiết 1. Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: 1 tiết 2. Tục ngữ về con người và xã hội 1 tiết III. Mục tiêu (chung cho cả chủ đề) 1. Kiến thức: - Nắm khái niệm tục ngữ; - Nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và một số hình thức nghệ thuật của những câu tục ngữ. 2. Kỹ năng: - Đọc- hiểu, phân tích các lớp nghĩa của tục ngữ. - Vận dụng một số câu tục ngữ vào đời sống - Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ 3. Thái độ: - Tự hào về kinh nghiệm của dân gian VN; - Có thái độ học tập nghiêm túc. 4. Năng lực cần hình thành cho học sinh qua chủ đề - Năng lực sử dụng ngôn ngữ; - Năng lực giao tiếp tiếng Việt; - Năng lực giải quyết vấn đề; - Năng lực hợp tác; - Năng lực tự học - Năng lực sáng tạo. IV. Bảng mô tả mức độ nhận thức của chủ đề Nội dung. Nhận biết. Thông hiểu. Vận dụng thấp. Vận dụng cao.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất Tục ngữ về con người và xã hội. - Hiểu, cảm nhận được đặc Phân tích giá trị sắc về giá trị của một số câu nội dung và tục ngữ - Tìm được một số nghệ thuật của Bước đầu biết câu tục ngữ có nội phân biệt được một số câu tục dung tương tự thành ngữ và ngữ: dạng nghị luận ngắn gọn, tục ngữ khúc chiết, đúc kết những bài học kinh nghiệm về tự nhiên, xã hội, con người, nghệ thuật sử dụng biện pháp tu từ, đối, hiệp vần.. V. Hệ thống câu hỏi/ bài tập tương ứng với mỗi mức độ yêu cầu được mô tả Câu 1: Thế nào là tục ngữ? Câu 2: Thành ngữ và tục ngữ có gì khác nhau? Câu 3: Dấu hiệu nhận biết tục ngữ là gì? Câu 4: Có thể chia tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất thành mấy nhóm? Câu 5: Câu “đêm tháng năm chưa nằm đã sáng” sử dụng nghệ thuật gì? Câu 6: Câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì trong đời sống? Câu 7: Tìm một số câu tục ngữ có nội dung tương tự? Câu 8: Viết một đoạn văn trình bày cách hiểu của em về câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm”? B. PHẦN KẾ HOẠCH CHI TIẾT Tiết : 73 Thời gian dự kiến: 45 phút TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: - Hiểu sơ lược thế nào là tục ngữ - Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và một số hình thức nghệ thuật( kết cấu, nhịp điệu, cách lập luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu , phân tích các lớp nghĩa cuả câu tục ngữ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Vận dụng được mức độ nhất định một số câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. 3. Thái độ: - Tình yêu thiên nhiên, thích lao động. -Có thêm một số kinh nghiệm trong lao động sản xuất. 4. Năng lực hình thành cho học sinh: - Năng lực tự học; - Năng lực giao tiếp; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ; - Năng lực giải quyết vấn đề. B. CHUẨN BI: 1. Giáo viên: Ca dao tục ngữ Việt Nam, bảng phụ 2. Học sinh: Soạn bài sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về lao động sản xuất C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC 1/ Phương pháp: - Thảo luận nhóm - Nghiên cứu tình huống 2/ Kĩ thuật dạy học: - Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật “ trình bày 1 phút” - Kĩ thuật bản đồ tư duy. D. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC I. Ổn định II. Kiểm tra bài cũ: - Nêu quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép? Cho ví dụ? III. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Khởi động I/ TÌM HIỂU CHUNG: Hoạt động 2: Đọc văn bản và tìm hiểu chung * Tục ngữ là gì? - Nắm khái niệm tục ngữ ( Chú thích * SGK/ 3 và 4 - Phân biệt thành ngữ và tục ngữ - Năng lực tự học, giải quyết vấn đề GVH: Theo như giới thiệu của cô thì các em hiểu thế nào là tục ngữ? HS: Dựa vào phần chú thích * SGK để trình bày GV: Chốt GV: Theo em giữa thành ngữ có gì khác nhau? Dấu hiệu nào dễ nhận biết tục ngữ? Hs trả lời, gv chốt ý. II. TÌM HIỂU VĂN BẢN: Hoạt động 3: Tìm hiểu bài học: -Rèn kĩ năng đọc - Hiểu nội dung tư tưởng, ý nghĩa triết lí và một số hình thức nghệ thuật( kết cấu, nhịp điệu, cách lập.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> luận) và ý nghĩa của những câu tục ngữ trong bài học. - năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác HS: Đọc lại 8 câu tục ngữ GVH: thảo luận Có thể chia tám câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào, Gọi tên các nhóm đó? HS: 2 nhóm: -Tục ngữ về thiên nhiên( 1-4) -Tục ngữ về lao động sản xuất(5-8) Tìm hiểu 4 câu đầu HS: Đọc lại 4 câu tục ngữ đầu HS: Đọc lại câu 1 GVH: Em hiểu câu tục ngữ trên như thế nào? GVH: Câu tục ngữ trên có gì đặc biệt trong cách nói? ( Nói quá) GVH: Cách nói quá đó có tác dụng gì? ( Nhấn mạnh đặc điểm ngắn của đêm tháng năm và ngày tháng mười-> gây ấn tượng độc đáo khó quên) GVH: Ở nước ta , tháng năm thuộc mùa hạ, tháng mười thuộc mùa đông, từ đó suy ra câu tục ngữ này có ý nghĩa gì? GVH: Ngoài cách nói quá , trong câu còn sử dụng nghệ thuật gì? (Đối xứng) GVH: Phép đối xứng giữa hai vế câu có tác dụng gì? GVH: Bài học được rút ra từ ý nghĩa của câu tục ngữ là gì? GVH: Bài học đó được áp dụng như thế nào trong thực tế? HS: Trả lời GV: Nhận xét -chốt như phần bên HS : Đọc lại câu 2 GVH: Hãy giải thích ý nghiã của câu tục ngữ trên? GVH: Kinh ngiệm được đúc kết từ hiện tượng này là gì?( trông sao đoán thời tiết mưa nắng) GVH: Trong thực tế đời sống, kinh nghiệm này được áp dụng như thế nào? HS: Trả lời GV: nhận xét -chốt như phần bên HS: Đọc lại câu 3 GVH: Em hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ này như thế nào? GVH: Kinh nghiệm được đúc rút từ hiện tượng ráng mỡ gà là gì? GVH: Theo em trong thời hiện đại này câu tục ngữ còn có giá trị nữa hay không?. 1. Tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên: a. Câu1: Câu tục ngữ giúp con người có ý thức chủ động để nhìn nhận, sử dụng thời gian, công việc, sức lao động vào những thời điểm khác nhau trong một năm. Câu 2: - Ngày nào đêm trước trời có nhiều sao thì sẽ nắng và ngược lại Giúp con người có ý thức biết nhìn sao để dự đoán thời tiết, sắp xếp công việc.. .Câu 3: - Ráng vàng xuất hiện phía chân trời ,ấy là điềm sắp có bão. - Biết dự đoán bão sẽ có ý thức chủ động giữ gìn nhà cửa, hoa màu.. Câu4: - Kiến ra vào nhiều vào tháng bảy âm lịch sẽ còn lụt nữa. - Vẫn phải lo đề phòng lũ lụt sau tháng bảy AL.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GVH: Em hãy tìm thêm 1 câu tục ngữ cũng nói về nội dung này?( Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão) HS: Trả lời GV: nhận xét -chốt như phần bên HS: Đọc lại câu 4 GVH: Em hiểu nghĩa của câu này như thế nào? GVH: Kinh nghiệm nào được đúc rút từ hiện tượng Kiến bò tháng bảy này? GVH: Bài học thực tiễn từ kinh nghiệm dân gian này là gì? GVH: Câu tục ngữ này có 1 dị bản?( Tháng 7 kiến đàn, đại hàn hồng thuỷ) HS: Trả lời GV: Nhận xét -chốt như phần bên Tìm hiểu 4 câu tiếp : Gv cho hs thảo luận tìm hiểu ý nghĩa từng câu Đại diện nhóm trả lời Gv chốt ý Hoạt động 4: Luyện tập -Tìm một số câu tục ngữ có nội dung tương tự -Kĩ năng trình bày -Năng lực sáng tạo GV: Hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập HS: Các nhóm trình bày phần sưu tầm của nhóm mìnhNhóm nào sưu tầm được nhiều và đúng thì sẽ thắng. 2. Tục ngữ về kinh nghiệm trong lao động sản xuất: Câu 5: - Đất quí hơn vàng - Giá trị của đất đai trong đời sống lao động sản xuất của con người là vô hạ Câu 6: - Muốn làm giàu cần đến phát triển thuỷ sản - Giúp con người biết khai thác tốt điều kiện , hoàn cảnh tự nhiên để tạo ra của cải vật chất. Câu7: - Trong nghề làm ruộng phải đảm bảo bốn yếu tố, trong đó hàng đầu là nước thì lúa tốt , mùa màng bội thu Câu 8:Trong trồng trọt cần đảm bảo hai yếu tố thời vụ và đất đai, trong đó yếu tố thời vụ là quan trọng hàng đầu. III/ Tổng kêt 1/ Nghệ thuât Sử dụng cách diễn đạt ngắn gon, cô đúc. Sử dụng kết cấu diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và ứng xử cần thiết. Tạo vần nhịp cho câu văn dễ nhớ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 2/Ý nghĩa: không ít tục ngữ là kinh nghiệm quí giá của nhân dân E. Dặn dò: 1. Học thuộc lòng và nắm được đặc điểm cơ bản của tục ngữ 2. Học thuộc lòng phần GN SGK và nắm được ý nghĩa, bài học kinh nghiệm rút ra từ những câu tục ngữ đã học 3. Làm bài tập ở SBT 4. Sọạn ca dao QN về quê hương và con người QN F. RKN:. Tiết : 77. Thời gian dự kiến: 45 phút. TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt của những câu tục ngữ trong bài học. 2. Kĩ năng: Củng cố, bổ sung thêm hiểu biết về tục ngữ; Đọc – hiểu phấn tích các lớp nghĩa của tục ngữ; Vận dụng ở một nhât định về con người và xã hội trong dời sống. 3. Thái độ: Biết cách ứng xử với mọi người trong xã hội. 4. Năng lực hình thành cho học sinh: - Năng lực tự học; - Năng lực giao tiếp; - Năng lực sử dụng ngôn ngữ; - Năng lực giải quyết vấn đề. B. CHUẨN BI: 1. Giáo viên: Ca dao tục ngữ Việt Nam 2. Học sinh: Soạn bài - Sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ về con người và xã hội. C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học 1/ Phương pháp: - Thảo luận nhóm - Nghiên cứu tình huống 2/ Kĩ thuật dạy học: - Kĩ thuật chia nhóm - Kĩ thuật đặt câu hỏi - Kĩ thuật “ trình bày 1 phút” - Kĩ thuật bản đồ tư duy. D. Các hoạt động dạy và học I. Ổn định.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> II. Kiểm tra bài cũ: 1. Em hãy đọc những câu tục ngữ đúc rút kinh nghiệm từ thiên nhiên và trong lao động sản xuất? Nêu nội dung, ý nghĩa cuả một câu tục ngữ mà em thích nhất? 2. HS làm bài tập trắc nghiệm( bảng phụ) III. Bài mới Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1: Khởi động GV: Giới thiệu bài Hoạt động 2: Tìm hiểu chung -Nắm khái quát về ý nghĩa của các câu tục ngữ. - Năng lực tự học Những câu tục ngữ thuộc chủ đề này có ý gì chung? Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản: Nắm nội dung , nghệ thuật từng câu tục ngữ; Rèn kĩ năng đọc, phân tích; Năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề, sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ. GVđọc văn bản Hs đọc lại GVH: Chín câu tục ngữ trong văn bản chia thành những nhóm nào? GV: Hướng dẫn HS đi vào tìm hiểu từng câu tục ngữ 1. Tìm hiểu các câu tục ngữ tôn vinh giá trị, phẩm chất con người: Câu 1: HS: Đọc câu 1 GVH: Dựa vào phần chú thích SGK em hãy giải thích câu tục ngữ này? GVH: Phép so sánh trong câu có ý nghĩa gì? GVH: Kinh nghiệm nào của dân gian được đúc kết trong câu tục ngữ này? GVH: Bài học từ kinh nghiệm sống này là gì? GVH: Các biểu hiện nào của đời sống chứng tỏ tác dụng của câu tục ngữ này? HS: Trả lời GV: Nhận xét- chốt như phần bên Câu 2: HS: Đọc câu 2 GVH: Em hiểu góc con người trong câu tục ngữ theo nghĩa là một phần cơ thể hay dáng vẻ đường nét con người? GVH:Vậy răng tóc trong câu này được nhận xét trên phương diện sức khoẻ hay mĩ thuật? GVH: Răng tóc là những chi tiết nhỏ. Vậy nghĩa của. I. TÌM HIỂU CHUNG: Những bài học kinh nghiệm về con người và xã hội là một nội dung quan trọng của tục ngữ II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:. 1/Tục ngữ thể hiện truyền thống tôn vinh giá trị con người: Câu 1: - Con người là thứ của cải quí nhất. - Câu tục ngữ đã đề cao giá trị của con người so với của cải.. . Câu 2: - Răng tóc là một phần thể hiện hình thức, tính tình, tư cách của con người - Câu tục ngữ khuyên hãy biết hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất. Có thể xem xét tư cách của con người từ những biểu hiện nhỏ của chính con người đó Câu 3 - Dù thiếu thốn vật chất.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> câu tục ngữ này là gì? GVH: Kinh nghiệm nào của dân gian được đúc kết trong câu tục ngữ này? GVH: Lời khuyên từ kinh nghiệm này là gì? HS: Trả lời GV: Nhận xét- chốt như phần bên Câu 3: HS: Đọc câu 3 GVH: Hình thức câu tục ngữ này có gì đặc biệt? Tác dụng? GVH: Đói và rách trong câu tục ngữ này chỉ hiện tượng gì ở con người? GVH: Sạch và thơm chỉ điều gì ở con người? GVH: Câu tục ngữ này có ý nghĩa gì? GVH: Kinh ngiệm sống nào được đúc rút từ câu tục ngữ này? GVH: Từ kinh nghiệm này dân gian muốn khuyên chúng ta điều gì? GVH: Em hãy tìm những câu tục ngữ gần nghĩa với câu này? HS: Trả lời GV: Nhận xét- chốt như phần bên 2. Tìm hiểu những câu tục ngữ nêu kinh nghiệm và bài học về việc học tập tu dưỡng Câu 4: HS: Đọc câu 4 GVH: Câu này từ nào được lặp lại nhiều lần? Tác dụng? GVH: Dân gian đã từng nhận xét về việc ăn nói của con người bằng những câu tục ngữ nào? HS: Trả lời GV: Nhận xét- chốt như phần bên Câu 5: HS: Đọc câu 5 GVH: Em hiểu của câu tục ngữ này là gì? GVH: Kinh nghiệm nào được đúc rút trong câu tục ngữ này? GVH: Em rút ra được bài học kinh nghiệm gì qua câu tục ngữ này? HS: Trả lời GV: Nhận xét- chốt như phần bên Câu 6: HS: Đọc câu 6 GVH: Em hiểu của câu tục ngữ này là gì? GVH: Kinh nghiệm nào được đúc rút trong câu tục ngữ này?. nhưng phải giữ phẩm giá trong sạch - Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục con người phải có lòng tự trọng. 2/ Tục ngữ khuyên về cách ứng xử cho con người ở nhiều lĩnh vực. Câu 4: Con người phải học từ việc nhỏ đến việc để hoàn thiện nhân cách. . Câu5: - Không được thầy dạy bảo sẽ không làm được điều gì thành công. - Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải tìm thầy giỏi mới có cơ thành đạt. Không được quên công lao dạy dỗ của thầy, người cô. Câu 6: - Cách học theo lời dạy của thầy có khi không bằng cách học tự mình theo gương bạn bè. - Phải tích cực chủ động trong học tập , muốn học tốt phải mở rộng sự học ra xung quanh nhất là liên kết.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> GVH: Từ kinh nghiệm đó dân gian muốn khuyên chúng ta điều gì? GV: Chỉ ra cho HS thấy hiện tượng này khá phổ biến trong tục ngữ Việt Nam. GV: Chuyển sang câu 7 HS: Đọc câu 7 GVH: Em hiểu của câu tục ngữ này là gì? GVH: Kinh nghiệm nào được đúc rút trong câu tục ngữ này? GVH: Từ kinh nghiệm đó dân gian muốn khuyên chúng ta điều gì? GVH: Tìm một số dẫn trong chứng thực tế đời sống để chứng minh cho sự đúng đắn của câu tục ngữ này? HS: Trả lời GV: Nhận xét- chốt như phần bên Câu 8: HS: Đọc câu 8 GVH: Em hiểu của câu tục ngữ này là gì? GVH: Kinh nghiệm nào được đúc rút trong câu tục ngữ này? GVH: Bài học nào được rút ra từ kinh nghiệm đó? GVH: Hãy tìm một số câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự? HS: Trả lời GV: Nhận xét- chốt như phần bên Câu 9: HS: Đọc câu 9 GVH: Em hiểu của câu tục ngữ này là gì? GVH: Kinh nghiệm nào được đúc rút trong câu tục ngữ này? GVH: Em rút ra được bài học kinh nghiệm gì qua câu tục ngữ này? GVH: Từ chín câu tục ngữ đã học em hiểu những quan điểm và thái độ sâu sắc nào của nhân dân? GVH: Về hình thức văn bản tục ngữ có gì đặc biệt? Vì sao nhân dân ta lại chọn hình thức ấy? GVH: Cảm nghĩ của em về sức sống của những câu tục ngữ này trong đời sống hiện tại? Gv tổng kết lại nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. Gvh: Em hãy tìm một số câu tục ngữ có nội dung tương tự.. với bạn bè đồng nghiệp. Câu 7: -Câu tục ngữ khuyên con người phải biết yêu thương mọi người xung quanh như chính bản thân mình. Câu 8: Khi được hưởng thành quả phải nhớ đến người đã có công gây dựng nên, phải biết ơn người đã giúp mình. Câu 9: Đoàn kết sẽ tạo thành sức mạnh phải có tinh thần tập thể trong lối sống và làm việc . Tránh lối sống cá nhân.. III/ TỔNG KẾT: 1/ Nghệ thuật: Sử dụng cách nói ngắn gọn, cô đúc Sử dụng so sánh, ẩn dụ, đối, điệp ngữ Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ. 2/ Ý nghĩa văn bản: Không ít tục ngữ là kinh nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> quí báu của nhân dân về cách sống, cách đối nhân xử thế. E. Dặn dò: 1. Học thuộc lòng 9 câu tục ngữ 2. Soạn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta PHT. Nguyễn Ngọc Thanh. TTCM. Trần Thị Nhân. GVBM. Nguyễn Thị Chín.

<span class='text_page_counter'>(11)</span>

×