Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.88 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THPT NGUYỄN TRÃI. (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:...................................................................... .... Số báo danh:..................................................................... ........... ĐỀ THI HỌC KỲ 2 MÔN: Lịch Sử 11. Thời gian làm bài: 45 phút;. Mã đề thi SU11. Câu 1: Phong trào Cần Vương mang tính chất? A. Dân tộc và Phong kiến. B. Dân tộc và XHCN. C. Dân tộc và Dân chủ. D. Dân tộc và Cách mạng. Câu 2: Nghĩa quân Yên Thế hoà hoãn với thực dân Pháp trong thời gian nào? A. Từ năm 1898 đến năm 1908. B. Từ năm 1884 đến năm 1892. C. Từ năm 1893 đến năm 1897. D. Từ năm 1809 đến năm 1913. Câu 3: Giai đoạn Cần Vương không vua do ảnh hưởng của? A. Ý thức yêu nước, chống Pháp. B. Khôi phục nền quân chủ. C. Chiếu Cần Vương. D. Văn thân sĩ phu. Câu 4: Phong trào Cần Vương nổ ra trong thời gian nào? A. Từ năm 1885 đến năm 1896. B. Từ năm 1885 đến năm 1895. C. Từ năm 1885 đến năm 1888. D. Từ năm 1885 đến năm 1913. Câu 5: Sau khi cuộc phản công ở kinh thành Huế thất bại phe chủ chiến rút về? A. Tân Sở - Quảng Trị. B. Ấu Sơn - Hà Tĩnh. C. Quảng Bình. D. Hạ Lào. Câu 6: Kế hoạch tấn công chính trong vụ phản công quân Pháp ở kinh thành Huế? A. Đồn Mang Cá. B. Toà Khâm Sứ. C. Toà Giám mục. D. Giết Cuốc-xy. Câu 7: Vua Hàm Nghi bị bắt do sự phản bội của tên Việt gian nào? A. Trương Quang Ngọc. B. Nguyễn Thân. C. Nguyễn Quang Ngọc. D. Trương Đình Thi. Câu 8: Nghĩa quân Hương Khê hoạt động ở? A. Từ Thanh Hoá đến Quảng Bình. B. Từ Nghệ An đến Hà Tĩnh. C. Từ Quảng Bình đến Quảng Nam. D. Từ Hà Tĩnh đến Quảng Trị. Câu 9: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê được tổ chức thành? A. 15 quân thứ. B. 10 quân thứ. C. 25 quân thứ. D. Chia nhỏ sống cùng dân. Câu 10: Phong trào Cần Vương bùng nổ sau? A. Chiếu Cần Vương. B. Vụ phản công ở kinh thành Huế 1885. C. Vua Hàm Nghi bị bắt. D. Hiệp ước Pa-tơ-nốt. Câu 11: Các vị chỉ huy tài giỏi của phong trào nông dân Yên Thế? A. Cả Huỳnh, Cả Trọng. B. Cao Thắng, Cao Đạt. C. Phạm Bành, Hà Văn Mao. D. Cầm Bá Thước, Đốc Tít. Câu 12: Cao Thắng chế tạo thành công súng theo kiểu của Pháp? A. Súng Trường. B. Súng AK C. Súng tiểu liên. D. Súng đại bác. Câu 13: Trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê, trận đánh nào đã giải phóng được nhiều tù chính trị -700 tù chính trị. A. Trận tập kích thị xã Hà Tĩnh. B. Trận tấn công đồn Nu (Thanh Chương). C. Trận phục kích địch ở núi Vụ Quang(Hà Tĩnh). D. Trận tấn công đồn Lưu (Nghệ An). Câu 14: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất tiến hành vào thời gian nào? A. I897 - 1914. B. 1896 - 1918. C. 1888 - 1896 D. 1884 - 1914. Câu 15: Tác giả của chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất là? A. Pôn Đu-me. B. Đờ Cuốc-xi. C. An-be Xa-rô. D. Pa-tơ-nốt. Câu 16: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp đầu tư vốn nhiều nhất vào ngành nào? A. Khai mỏ. B. Giao thông vận tải. C. Nông nghiệp. D. Ngoại thương. Câu 17: Kinh tế Việt Nam những năm trước chiến tranh thế giới thứ nhất là? A. QHSXPK chủ yếu xen kẻ với PTSXTB. B. QHSXTB chủ yếu xen kẽ PTSXPK. C. QHSXTBCN. D. QHSXPK. Câu 18: Dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, lực lượng xã hội mới nào trở thành giai cấp?.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> A. Công nhân. B. Tư sản. C. Tiểu tư sản. D. Tất cả. Câu 19: Trong xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX, lực lượng xã hội mới nào có khả năng lãnh đạo cách mạng? A. Công nhân. B. Tư sản. C. Tiểu tư sản D. Cả ba. Câu 20: Sắp xếp theo thứ tự thời gian kết thúc (từ trước đến sau) các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương: A. Khởi nghĩa Ba Đình - Bãi Sậy - Hương Khê. B. Khởi nghĩa Bãi Sậy - Ba Đình - Hương Khê. C. Khởi nghĩa Bãi Sậy - Hương Khê - Yên Thế. D. Khởi nghĩa Bãi Sậy - Hương Khê - Ba Đình. Câu 21: " Đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập một chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam." là tôn chỉ mục đích của?. A. Hội Duy tân. B. Việt Nam Quang phục hội. C. Phong trào Đông du. D. Vân đông Duy tân. Câu 22: Cuối thế kỉ XIX đầu XX, trào lưu tư tưởng cách mạng mới ở các nước nào bắt đầu xâm nhập vào Việt Nam? A. Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp. B. Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ. C. Trung Quốc, Nhật Bản, các nước ĐNA. D. Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan. Câu 23: Phan Bội Châu đề cao nhiệm vụ nào trong chủ trương cứu nước của mình? A. Dân tộc. B. Dân chủ. C. Viện trợ từ bên ngoài. D. Bạo động kết hợp với cải cách. Câu 24: Mục đích cơ bản trong phong trào Đông du của Phan Bội Châu là gì? A. Đưa thanh thiếu niên Việt Nam sang Nhật học tập để chuẩn bị lực lượng chống Pháp. B. Đưa người Việt Nam và các nước phương Đông để học tập kinh nghiệm về đánh Pháp. C. Đưa thanh niên Việt Nam sang Trung Quốc học tập để chuẩn bị lực lượng lãnh đạo cho cách mạng Việt Nam. D. Phan Bội Châu trực tiếp sang Nhật, cầu viện Nhật giúp Việt Nam đánh Pháp. Câu 25: Phan Chu Trinh đã đề cao phương châm gì đối với nhân dân Việt Nam. A. "Tự lực khai hoá". B. "Tự lực, tự cường". C. "Tự lực cánh sinh". D. "Tự do dân quyền". Câu 26: Phan Chu Trinh chủ trương cứu bằng việc? A. Nâng cao dân trí, dân quyền. B. Nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc. C. Nâng cao chí tiến thủ cho quần chúng. D. Nâng cao ý thức cảnh giác của nhân dân. Câu 27: Phong trào Duy tân của Phan Chu Trinh đã làm bùng lên trong quần chúng ngọn lửa đấu tranh nào? A. Chống đi phu, đòi giảm tô thuế. B. Chống chính sách chia để trị của thực dân Pháp. C. Chống chiến tranh bảo vệ hoà bình ở Việt Nam. D. Chống thực dân Pháp và phong kiến mạnh mẽ. Câu 28: Đông Kinh nghĩa thục là sự tiếp nối của phong trào nào? A. Duy tân ở Trung kì. B. Đông du. C. Vận động khởi nghĩa vũ trang của Phan Bội Châu. D. Chống sưu thuế ở Trung kì. Câu 29: Trụ sở chính của Đông Kinh nghĩa thục nằm ở đâu? A. Phố Hàng Đào - Hà Nội. B. Phố Hàng Bún - Hà Nội. C. Phố Hàng Than -Hà Nội. D. Phố Huế - Hà Nội. Câu 30: Vì sao nói Đông Kinh nghĩa thục có những đóng góp lớn trong cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX? A. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao lòng yêu nước tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng B. Truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và nếp sống văn minh tiến bộ. C. Góp phần làm cho đất nước thoát khỏi lạc hậu, thoát khởi ách thống trị của ngoại bang. D. Tất cả các ý trên Câu 31: Trong những năm CTTG thứ nhất, toàn quyền Đông Dương tuyên bố điều gì trên lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam? A. Đông Dương phải cung cấp tối đa nhân lực, vật lực và tài lực cho chính quốc tham chiến. B. Việt Nam phải có nghĩa vụ nộp hết ruộng đất cho địa chủ người Pháp. C. Đông Dương phải chi phí toàn bộ cho nước Pháp tham gia chiến tranh. D. Tất cả các tuyên bố trên. Câu 32: Do đâu mà trong những năm CTTG I các cơ sở sản xuất của tư bản người Việt được củng cố, mở rộng và phát triển? A. Do Pháp nới lỏng độc quyền, cho tư bản người Việt kinh doanh tương đối tự do. B. Do Việt Nam có điều kiện phát triển công nghiệp, giao thông vận tải. C. Do Việt Nam có thị trường rộng lớn, tài nguyên phong phú. D. Do thực dân Pháp không đưa hàng hoá từ chính quốc sang Việt Nam. Câu 33: Trong CTTG I, ngành kinh tế nào mà tư sản Việt Nam đã thoát khỏi sự kiềm chế của tư bản Pháp? A. Dịch vụ giao thông vận tải. B. Thương nghiệp. C. Khai mỏ, giao thông vận tải. D. Nông nghiệp, công nghiệp phục vụ cuộc sống. Câu 34: Chuyển biến cơ bản nhất trên lĩnh vực chính trị của tư sản Việt Nam trong những năm CTTG I là? A. Hình thành ý thức dân tộc - bênh vực quyền lợi của người Việt..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. Trưởng thành thành một giai cấp mới. C. Có tiềm lực kinh tế hùng mạnh. D. Thành lập chính đảng của mình. Câu 35: "Diễn đàn bản xứ, Đại Việt..." là cơ quan ngôn luận của ? A. Tư sản Việt Nam. B. Công nhân. C. Tiểu tư sản. D. Sĩ phu tiến bộ. Câu 36: Trước khi Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước, ở Việt Nam đã xuất hiện mấy khuynh hướng cứu nước? A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 37: Nguyên nhân cơ bản nhất làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta đến năm 1918 cuối cùng bị thất bại? A. Do thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến cách mạng. B. Do thiếu sự liên minh giữa giai cấp công nhân và nông dân. C. Do thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng cách mạng còn yếu. D. Do thiếu một đường lối đấu tranh đúng đắn, cách mạng.. Câu 38: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sinh ra trong một gia đình như thế nào? A. Trí thức yêu nước. B. Nhà nho yêu nước. C. Tiểu tư sản. D. Quý tộc quyền quý. Câu 39: Phong trào công nhân Việt Nam trong CTTG I nổ ra nhiều nhất trong ngành nào? A. Công nhân mỏ than. B. Công nhân đồn điền. C. Công nhân mỏ sắt, Bô-xít D. Công nhân xe lửa. Câu 40: Trong cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc xác định quan niệm Bạn - thù trên lập trường quan điểm nào? A. Giai cấp, tình ái hữu. C. Dân tộc giai cấp.. B. Đồng chủng đồng văn. D. Đế quốc,thực dân và thuộc địa.. -----------------------------------------------. ----------- HẾT ----------.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>