Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Xa hoi nguyen thuy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.85 KB, 19 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY (2 tiết) I. MỤC TIÊU Sau khi học xong chủ đề, học sinh cần: 1. Kiến thức - Nêu được mốc thời gian quá trình chuyển biến từ vượn thành người. - Nêu được 3 biểu hiện cơ bản của tính cộng đồng trong công xã thị tộc (sở hữu chung, cùng lao động và hưởng thụ bằng nhau). - Nêu được mốc thời gian con người tìm thấy kim loại. - Lí giải được nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự chuyển biến từ vượn cổ thành Người tối cổ. - Giải thích được khái niệm: “Người tối cổ”, “Người tinh khôn” dựa vào: thời gian ra đời, đặc điểm hình dáng và cấu tạo cơ thể. - Giải thích được khái niệm: “bầy người nguyên thủy”, “công xã thị tộc”, “cách mạng đá mới” dựa vào đặc trưng về công cụ lao động, đời sống vật chất và tinh thần. - Lập được bảng so sánh những tiến bộ về công cụ lao động, đời sống vật chất và tinh thần của Người tinh khôn so với Người tối cổ. - Vẽ được sơ đồ giải thích nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thuỷ. - Nhận xét được tác động của sự xuất hiện công cụ kim loại đối với sự tiến bộ trong sản xuất và đời sống xã hội của con người thời nguyên thuỷ. - Nhận xét được hai đặc điểm cơ bản của xã hội nguyên thuỷ về công cụ lao động và quan hệ xã hội (cải tiến công cụ lao động nhằm cải thiện cuộc sống; tư liệu sản xuất là của chung, con người sống theo cộng đồng, công bằng). - Liên hệ được thực tế tại Việt Nam có dấu tích của người nguyên thủy; mối quan hệ thị tộc còn được duy trì ở nước ta hay không. 2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng sử dụng SGK. - Rèn kỹ năng phân tích, so sánh, đánh giá và tổng hợp về đặc điểm tiến hoá của loài người trong quá trình hoàn thiện mình đồng thời thấy sự sáng tạo và phát triển không ngừng của xã hội loài người. - Rèn kỹ năng khác thác kênh hình có liên quan đến chuyên đề. 3. Thái độ.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Giáo dục lòng yêu lao động vì lao động không những nâng cao đời sống của con người mà còn hoàn thiện bản thân con người. - Giáo dục tình đoàn kết, tình cảm giữa cộng đồng, bạn bè, làng xóm, họ hàng. 4. Định hướng các năng lực hình thành Thông qua chuyên đề hướng tới hình thành các năng lực: - Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; năng lực tự học. - Năng lực chuyên biệt: + Thực hành bộ môn lịch sử: khai thác kênh hình có liên quan đến nội dung chuyên đề; vẽ sơ đồ tư duy; lập bảng so sánh; sử dụng lược đồ, bản đồ để tổng hợp những yếu tố cơ bản về quá trình phát triển từ vượn thành người. + Phân tích mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau: từ phát hiện ra lửa, giữ lửa, tạo ra lửa là một phát minh lớn, cải thiện căn bản đời sống con người; từ lao chế tạo ra cung tên là thành tựu trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí; sự xuất hiện của kim khí dẫn đến sự ra đời của tư hữu và xã hội có giai cấp. + So sánh sự khác nhau về: thời gian, địa điểm, đặc điểm giữa vượn cổ, Người tối cổ, Người tinh khôn. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Chuẩn bị của giáo viên - Bản đồ phân bố người nguyên thủy trên thế giới. - Tranh ảnh về vượn cổ, Người tối cổ, Người tinh khôn. - Các hình ảnh về công cụ đồ đá cũ, đồ đá mới. - Các tư liệu tham khảo khác. 2. Chuẩn bị của học sinh - Xem bài trước ở nhà. - Sưu tầm các tranh ảnh có liên quan đến xã hội nguyên thủy. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP 1. Mục tiêu Với việc quan sát video clip về Quá trình tiến hóa của con người, HS có thể nhớ lại nguồn gốc con người xuất hiện trên Trái đất. Tuy nhiên, các em chưa có thể biết đầy đủ và chi tiết quá trình tiến hóa của con người qua các giai đoạn; tại sao xã hội nguyên thủy tan rã dẫn đến xã hội có giai cấp ra đời. Từ đó kích thích sự tò mò,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> lòng khát khao mong muốn tìm hiểu những điều chưa biết ở hoạt động hình thành kiến thức mới của bài học. 2. Phương thức GV giao nhiệm vụ cho HS: Hãy quan sát đoạn video clip về Lịch sử loài người và thảo luận một số vấn đề dưới đây: + Con người có nguồn gốc từ đâu? + Em biết gì về đời sống vật chất – tinh thần của người nguyên thủy? + Nguyên nhân nào làm cho xã hội nguyên thủy tan rã? 3. Gợi ý sản phẩm Mỗi HS có thể trình bày sản phẩm với các mức độ khác nhau, GV lựa chọn 01 sản phẩm nào đó của HS để làm tình huống kết nối vào bài mới. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC I. Quá trình phát triển từ vượn cổ thành người Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình phát triển từ vượn cổ thành Người tối cổ * Mục tiêu: - Trình bày được được sự xuất hiện của vượn cổ, Người tối cổ, Người tinh khôn. Từ đó, HS nêu được động lực của quá trình tiến hóa. * Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Hãy quan sát hình ảnh và đọc thông tin và hoàn thành nội dung của phiếu học tập . (Quá trình quan sát ảnh xong các em sẽ mô tả lại, so sánh sự khác biệt qua từng hình). THÔNG TIN SỐ 1. 1. Sự xuất hiện của loài người Ở chặng đầu của quá trình hình thành loài người, có một loài vượn cổ, sống khoảng 6 triệu năm trước đây, đã có thể đi và đứng bằng hai chân, dung tay để cầm nắm, ăn hoa quả, củ, lá và cả động vật nhỏ. Xương hóa thạch của chúng được tìm thấy ở Đông Phi, Tây Á và cả ở Việt Nam. Trên đà tiến triển, vượn cổ chuyển biến thành Người tối cổ, bắt đầu từ khoảng 4 triệu năm trước đây. Di cốt được tìm thấy ở Đông Phi, Giava, Bắc Kinh. Ở Thanh Hóa (Việt Nam) tuy chưa tìm thấy di cốt nhưng lại phát hiện công cụ bằng đá của Người tối cổ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Người tối cổ hầu như hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân, tay được tự do sử dụng công cụ, kiếm thức ăn, trán thấp và bợt ra sau, u mày còn nổi cao, hộp sọ đã lớn hơn so với vượn cổ, hình thành trung tâm phát tiếng nói trong não. Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình nhưng Người tối cổ đã là người. Đây là hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kì đầu tiên của lịch sử loài người. 2. Sự xuất hiện của Người tinh khôn Đến cuối thời đá cũ, khoảng 4 vạn năm trước đây, con người hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người tinh khôn (Người hiện đại), có cấu tạo cơ thể như người ngày nay. Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay: Xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn tay nhỏ khéo léo, các ngón tay linh hoạt; hộp sọ và thể tích não phát triển, trán cao, mặt phẳng; cơ thể gọn và linh hoạt, tạo nên tư thế thích hợp với các hoạt động phức tạp của con người. Di cốt của Người tinh khôn được tìm thấy ở khắp các lục địa. Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy vọt từ vượn cổ thành người. Cũng từ đấy, lớp lông mỏng không còn nữa, ở Người hiện đại xuất hiện các màu da khác nhau: Vàng, đen, trắng. Đó là ba chủng tộc lớn. Sự khác nhau đó là kết quả của sự thích ứng lâu dài của con người với những hoàn cảnh khác nhau, chứ không phải khác nhau về sự hiểu biết. HÌNH ẢNH HÌNH SỐ 1: VƯỢN CỔ LUCY.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HÌNH SỐ 2: NGƯỜI TỐI CỔ JAVA. HÌNH SỐ 3: NGƯỜI TINH KHÔN. HÌNH 4: BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC DI CHỈ KHẢO CỔ VỀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGƯỜI NGUYÊN.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> THỦY HÌNH SỐ 5: HỘP SỌ CỦA VƯỢN CỔ VÀ NGƯỜI TỐI CỔ. - HS hoàn thành phiếu học tập số 01. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 VƯỢN CỔ. NGƯỜI TỐI CỔ. NGƯỜI KHÔN. TINH.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Thời gian xuất hiện Cấu tạo cơ thể Địa điểm tìm thấy di tích - Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó trao đổi đàm thoại ở các cặp đôi để hoàn thành phiếu học tập số 01. - Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu. - Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý quan sát để có thể gợi ý hoặc trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn. * Gợi ý sản phẩm: KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG 1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN TỪ VƯỢN THÀNH NGƯỜI Nội dung. VƯỢN CỔ. NGƯỜI TỐI CỔ. NGƯỜI TINH KHÔN.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thời gian xuất hiện. Cấu tạo cơ thể. Địa điểm tìm thấy di tích. Cách đây khoảng 6 triệu năm. Cách đây khoảng 4 triệu năm. Cách đây khoảng 4 vạn năm. - Có thể đứng và đi - Hoàn toàn đi, đứng Có cấu tạo như người bằng hai chân. bằng hai chân. ngày nay: xương cốt nhỏ hơn Người tối cổ; bàn - Dùng tay để cầm - Đôi tay được tự do. tay nhỏ, khéo léo; hộp sọ nắm. - Cơ thể có nhiều và thể tích não phát triển, biến đổi: hộp sọ lớn cơ thể gọn, linh hoạt tạo hơn, đã hình thành nên tư thế thích hợp với trung tâm phát tiếng các hoạt động phức tạp của con người. nói trong não.. Đông Phi, Tây Á, Đông Phi, Gia-va Khắp các châu lục. Việt Nam (In-đô-nê-xi-a), Bắc Kinh (Trung Quốc), Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - GV nhận xét, chốt ý sau đó đặt câu hỏi: + Dấu tích Người tối cổ được phát hiện ở những tỉnh thành nào của Việt Nam? - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và cung cấp thêm thông tin. + Yếu tố quyết định quá trình tiến hóa từ Vượn cổ thành Người tối cổ là gì? (Đây là câu hỏi mang tính tư duy tổng hợp, có thể dùng cho đối tượng học sinh khá, giỏi). - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý: Nhờ lao động và chế tạo công cụ lao động, con người tự cải biến hoàn thiện mình. II. XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Hoạt động 2: Tìm hiểu đời sống con người thời xã hội nguyên thủy * Mục tiêu: Học sinh trình bày được đời sống vật chất – tinh thần của con người thời nguyên thủy. Từ đó HS nêu được sự tiến bộ trong kỹ thuật chế tạo công cụ lao động bằng đá. * Phương thức: HS hoạt động nhóm, mỗi nhóm gồm 4 HS đọc đoạn thông tin SỐ 2, SỐ 3 dưới đây kết hợp với theo dõi VIDEO CLIP về đời sống con người thời xã hội nguyên thủy (nếu có), hình ảnh (số 6, số 7, số 8) để hoàn thành phiếu học tập SỐ 02 VÀ 03. TƯ LIỆU SỐ 2 XÃ HỘI NGUYÊN THỦY 1. Đời sống vật chất 1.1. Người tối cổ: Từ chỗ sử dụng những mảnh đá có sẵn làm công cụ. Người tối cổ đã biết lấy những mảnh đá hay hòn cuội lớn, đem ghè đẽo cho sắc và vừa tay cầm. Như thế họ đã biết chế tạo công cụ. Công cụ thô kệch này được gọi là: Đồ đá cũ (sơ kì). Với những chiếc rìu kiểu đó, người ta có thể làm vũ khí tự vệ hay tấn công, kiếm thức ăn. Từ chỗ giữ lửa, lấy trong tự nhiên để sưởi ấm và đuổi thú dữ, nướng thức ăn, con người đã biết ghè hai mảnh đá với nhau để lấy lửa. Đây là phát minh lớn mà nhờ nó , cải thiện căn bản đời sống của mình. Qua lao động chế tạo công cụ và sử dụng công cụ, bàn tay con người khéo léo dần. Cơ thể do đó cũng biến đổi theo để có tư thế lao động thích hợp. Tiếng nói thuần thục hơn do nhu cầu trao đổi với nhau. Con người tự cải biến, hoàn thiện mình từng bước nhờ lao động..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Phương thức kiếm sống: Nam săn bắt, nữ hái lượm. 1.2.Người tinh khôn: Trong việc chế tạo công cụ Người tinh khôn đã biết ghè 2 rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, nạo. Họ còn lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu để làm lao. Từ đó, con người biết chế tạo cung tên. Đây là một thành tựu lớn trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí. Với cung tên, con người mới săn bắn hiệu quả và an toàn.Thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật, đặc biệt là từ khi có cung tên. Người ta cũng rời hang động, ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận tiện hơn. Cư trú “nhà cửa” phổ biến của Người tinh khôn từ cuối thời đá cũ Khoảng một vạn năm trước đây, loài người tiến vào thời đá mới. Điểm nổi bật của công cụ đá mới là người ta có thể ghè đẽo những mảnh đá thành hình dáng gọn và chính xác, thích hợp với từng công việc, với nhiều kiểu loại theo những yêu cầu khác nhau, được mài nhẵn ở rìa hay toàn thân, được khoan lỗ hay có nấc để tra cán. Cũng thời gian này, người ta biết đan lưới đánh cá bằng sợi vỏ cây và làm chì lưới bằng đất nung, làm đồ gốm và đun nấu… Thời đá mới là một cuộc cách mạng. Săn bắn, hái lượm, đánh cá, trồng trọt, chăn nuôi. Có óc sáng tạo, biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình. Làm sạch da thú để che thân cho ấm. HÌNH 6. ĐỒ ĐÁ CŨ.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> HÌNH 7. ĐỒ ĐÁ MỚI. HÌNH 8. MŨI LAO BẰNG ĐÁ. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 GIAI ĐOẠN. CÔNG CỤ. PHƯƠNG THỨC KIẾM SỐNG. NGƯỜI TỐI CỔ NGƯỜI TINH KHÔN. * Gợi ý sản phẩm: KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 2.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> GIAI ĐOẠN. CÔNG CỤ. PHƯƠNG THỨC KIẾM SỐNG NGƯỜI TỐI CỔ - Đồ đá cũ (sơ kỳ): Thô sơ, - Săn bắt, hái lượm. khó sử dụng. NGƯỜI TINH - Đồ đá mới: là những mảnh - Trồng trọt và chăn KHÔN đá đã được ghè sắt, mài nhẵn nuôi. thành hình công cụ. - Đan lưới đánh cá. - Xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu để làm lao. - Từ lao chế tạo thành cung tên. - GV nhận xét, chốt ý, bổ sung và chốt lại những ý chính về công cụ, phương thức kiếm sống của con người thời xã hội nguyên thủy sau đó đặt câu hỏi: + Em hãy so sánh sự khác nhau giữa công cụ lao động đồ đá cũ và đồ đá mới. + Việc chuyển đổi từ phương thức kiếm sống săn bắt hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi nói lên điều gì trong quá trình phát triển của loài người? - Giáo viên tiếp tục chuyển ý, phát phiếu học tập số 3. - HS tự nghiên cứu tài liệu số 3, động não, thảo luận nhóm và lựa chọn các tổ chức xã hội của hộp A nối với đặc điểm của hộp B cho chính xác. TƯ LIỆU SỐ 3 2. Quan hệ xã hội 2.1.Bầy người nguyên thủy: Ở một số loài động vật đã hình thành một cách tự nhiên quan hệ hợp đoàn, có đôi, có đàn và có con đầu đàn. Người tối cổ đã có quan hệ hợp quần xã hội: có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái. Sống quay quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5 – 7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ, chiếm một góc lều hay góc hang. Bấy giờ chưa có những quy định xã hội nên người ta gọi những hợp quần xã hội đầu tiên là bầy người nguyên thủy. Bầy người nguyên thủy vẫn còn sống trong tình trạng “ăn lông ở lỗ” – một cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Như thế, từng bước, con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt hơn, vui hơn. Tuy nhiên quá trình đó rất lâu dài (4 – 5 vạn năm), trong đó cuộc sống còn thấp kém và bấp bênh. Đời sống con người chỉ tiến bộ với tốc độ nhanh hơn và ổn định hơn từ thời đá mới, khoảng 1 vạn năm trước đây. 2.2.Thị tộc: Đến giai đoạn Người tinh khôn, số dân tăng lên, từng nhóm người cũng đông đúc hơn, gồm 2-3 thế hệ già trẻ cùng có chung dòng máu gọi là thị tộc – những người “ cùng họ”. Trong thị tộc, con cháu tôn kính ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ chăm lo, nuôi dạy tất cả con cháu của thị tộc. 2.3.Bộ lạc: Trên một vùng sinh sống thuận lợi như ven sông, suối…thường không chỉ có thị tộc mà còn có bộ lạc. Tập hợp một số thị tộc, sống cạnh nhau, có họ hàng với nhau, có cùng nguồn gốc tổ tiên xa xôi gọi là bộ lạc. Giữa các thị tộc trong bộ lạc thường có quan hệ gắn bó, giúp đỡ nhau. Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là kiếm thức ăn nuôi sống thị tộc. Những công việc như thế, nhất là việc săn đuổi, săn bấy các con thú lớn, thú chạy nhanh, luôn đòi hỏi sự phân công hợp lí, sự “ chung lưng đấu cật”, mỗi người mỗi việc, phối hợp ăn ý với nhau. Yêu cầu của công việc, trình độ lao động thời nguyên thủy đòi hỏi sự hợp tác lao động của nhiều người trong thị tộc. Thức ăn kiếm được chưa nhiều, chưa đếu đặn. Mọi người phải cùng làm, cùng cố gắng đến mức cao nhất để kiếm sống nên tự nhiên người ta thấy cần phải công bằng, hưởng thụ bằng nhau. Như thế, trong thị tộc, mọi của cải, mọi sinh hoạt được coi là của chung, việc chung, làm chung, ăn chung. Đó là tính cộng đồng trong xã hội nguyên thủy. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐẶC ĐIỂM (B) (A) 1.Bộ lạc a. Từng nhóm người gồm 2 đến 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu. Trong đó con cháu tôn kính ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ chăm lo nuôi dạy tất cả con cháu..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2.Bầy người nguyên b. Tập hợp một số thị tộc sống gần nhau có họ hàng với thủy nhau và cùng có nguồn gốc tổ tiên xa xôi. 3.Thị tộc c. Quan hệ hợp quần xã hội có người đứng đầu, có phân công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5 đến 7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm 1 góc lều hay góc hang. Bấy giờ chưa có những quy định xã hội. - Giáo viên yêu cầu đại diện một nhóm HS báo cáo kết quả, các nhóm khác đổi kết quả cho nhau để đánh giá, nhận xét về kết quả của từng nhóm. - Giáo viên yêu cầu một số học sinh báo cáo kết quả làm việc của mình rồi nhận xét chốt ý. Gợi ý sản phẩm: KIẾN THỨC CỦA HOẠT ĐỘNG PHIẾU HỌC TẬP 03 TỔ CHỨC XÃ HỘI ĐẶC ĐIỂM (B) (A) Bộ lạc (1b) Tập hợp một số thị tộc sống gần nhau có họ hàng với nhau và cùng có nguồn gốc tổ tiên xa xôi. Bầy người nguyên Quan hệ hợp quần xã hội có người đứng đầu, có phân thủy (2c) công lao động giữa nam và nữ, cùng chăm sóc con cái, sống quây quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5 đến 7 gia đình. Mỗi gia đình có đôi vợ chồng và con nhỏ chiếm 1 góc lều hay góc hang. Bấy giờ chưa có những quy định xã hội. Thị tộc (3a) Từng nhóm người gồm 2 đến 3 thế hệ già trẻ có chung dòng máu. Trong đó con cháu tôn kính ông bà, cha mẹ. Ông bà, cha mẹ chăm lo nuôi dạy tất cả con cháu. - Sau đó giáo viên phát vấn “Ngày nay ở Việt Nam những tập tục biểu hiện của thời kỳ thị tộc mẫu hệ còn hay không? Ở đâu? Cho ví dụ? - Sau khi học sinh trả lời, giáo viên nhận xét và cung cấp thêm thông tin về các tập tục của thời kỳ mẫu hệ vẫn còn tồn tại ở một số dân tộc thiểu số vùng Tây bắc, Tây Nguyên. GV chuyển ý : Từ khi kim loại xuất hiện, tính cộng đồng của các hình thức tổ chức xã hội của loài người bắt đầu thay đổi dẫn đến sự tan rã của xã hội nguyên thủy. Tiến.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> trình đó xảy ra như thế nào? chúng ta chuyển qua tìm hiểu về: Sự xuất hiện của kim loại và sự tan rã của xã hội nguyên thủy. III. SỰ XUẤT HIỆN CỦA KIM LOẠI VÀ SỰ TAN RÃ CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY Hoạt động 3: Tìm hiểu sự xuất hiện của kim loại và sự tan rã của xã hội nguyên thủy * Mục tiêu: Nêu được sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại. Từ đó, trình bày được tác động của việc sử dụng công cụ lao động bằng kim loại và giải thích được nguyên nhân tan rã của xã hội nguyên thủy. * Phương thức: Giáo viên cho học sinh bắt cặp, Giáo viên phát phiếu học tập cho từng cặp. Yêu cầu từng cặp đọc đoạn tài liệu Số 4 dưới đây thảo luận và trả lời các câu hỏi: - Nêu các mốc thời gian của sự xuất hiện công cụ bằng kim loại? - Công cụ lao động bằng kim loại có tác động như thế nào đối với đời sống kinh tế và xã hội loài người? - Vì sao xã hội nguyên tủy tan rã? TƯ LIỆU SỐ 4 SỰ XUẤT HIỆN CỦA KIM LOẠI VÀ SỰ TAN RÃ CỦA XÃ HỘI NGUYÊN THỦY 1. Sự xuất hiện của kim loại Từ chỗ dùng những công cụ bằng đá, bằng xương, tre, gỗ, người ta bắt đầu biết chế tạo đồ dùng và công cụ bằng đồng. Khoảng 5500 năm trước đây, cư dân Tây Á, Ai cập biết sử dụng đồng sớm nhất, thoạt tiên là đồng đỏ. Khoảng 4000 năm trước đây, nhiều cư dân trên trái đất biết dùng đồng thau. Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt. Hệ quả: Công cụ kim khí đã mở ra một thời đại mới mà tác dụng và năng suất lao động vượt xa thời đồ đá. Đặc biệt là công cụ bằng sắt thì không có một công cụ đá nào có thể so sánh được. Nhờ có đồ kim khí, nhất là sắt, người ta có thể khai phá những vùng đất đai mà trước kia chưa khai phá nổi, có thể cày sâu quốc bẫm, có thể xe gỗ.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> đóng thuyền đi biển, xẻ đá làm lâu đài và bản thân việc đúc sắt cũng là một ngành sản xuất quan trọng. Đây là một cuộc cách mạng trong sản xuất. Lần đầu tiên trên chặng đường dài của lịch sử loài người, con người có thể tìm ra một lượng sản phẩm thừa. Suốt thời đồ đá, con người từ chỗ sống bấp bênh tiến tới đủ sống. Vào buổi đầu của thời đại kim khí, con người sản xuất không những đủ sống ở mức còn thấp của hàng nghìn năm trước, mà còn tạo ra được một lượng sản phẩm thừa thường xuyên. 2. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy Trong xã hội nguyên thủy, công bằng và bình đẳng là “nguyên tắc vàng”. Bởi lúc bấy giờ người ta sống trong cộng đồng, dựa vào nhau vì tình hình đời sống còn quá thấp, nhưng khi bắt đầu có sản phẩm thừa thì lại không thể đem chia đều cho mọi người. Trong xã hội, mỗi thành viên có những chức phận khác nhau. Ban đầu, một số người được cử chỉ huy dân binh, chuyên trách về lề nghi hoặc điều hành các công việc chung của thị tộc, bộ lạc (xây đền, làm nhà, làm đường, đắp đê,…).Những người này lợi dụng chức phận để chiếm một phần sản phẩm xã hội cho riêng mình khi chi dùng các công việc chung. Chẳng bao lâu, họ có nhiều của cải hơn những người khác. Thế là tư hữu bắt đầu xuất hiện. Quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ. Gia đình cũng thay đổi theo. Đàn ông làm các việc nặng nhọc, nên đã có vai trò trụ cột và giành lấy quyền quyết định trong gia đình. Con cái lấy theo họ cha. Gia đình phụ hệ xuất hiện trong long thị tộc bình đẳng thời nguyên thủy. Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy thêm sự phân biệt giàu - nghèo. Xã hội nguyên thủy hay còn gọi là xã hội thị tộc, bộ lạc, bị rạn vỡ. Con người đứng trước ngưỡng cửa của thời đại xã hội có giai cấp đầu tiên – xã hội cổ đại. * Gợi ý sản phẩm: - Khoảng 5500 năm, đồng đỏ xuất hiện. Khoảng 4000 năm trước đây, nhiều cư dân trên trái đất biết dùng đồng thau. - Khoảng 3000 năm trước đây, cư dân Tây Á và Nam Âu là những người đầu tiên biết đúc và sử dụng đồ sắt. - Năng suất lao động tăng, sản phẩm dư thừa thường xuyên. Tư hữu xuất hiện. Gia đình phụ hệ xuất hiện..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Xã hội nguyên thủy tan rã. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP 1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: các giai đoạn hình thành và phát triển của xã hội loài người và nguyên nhân tan rã xã hội nguyên thủy. 2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS: làm việc cá nhân trả lời các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận. Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo: Câu hỏi trắc nghiệm: 1. Di cốt của Người tinh khôn đã được tìm thấy ở A. châu Á và Bắc Phi. B. khắp các châu lục. C. châu Âu và Đông Phi. D. châu Âu và Bắc Mĩ. 2. Điểm nổi bật của công cụ đá mới do Người tinh khôn chế tạo cách đây khoảng 1 vạn năm là biết A. ghè sắc và mài nhẵn thành hình công cụ. B. sử dụng những loại đá có độ cứng cao. C. ghè đẽo một mặt đá cho sắc hơn. D. ghè đẽo hai rìa của một mảnh đá. 3. Bước tiến quan trọng nhất trong thời kì đá mới giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người là biết A. chế tạo cung tên và săn bắn. B. trồng trọt và chăn nuôi. C. cư trú theo kiểu “nhà cửa”. D. làm đồ gốm và đồ trang sức. 4. Ở Việt Nam, di tích của Người tối cổ được tìm thấy đầu tiên ở tỉnh nào? A. Nghệ An B. Cao Bằng C. Ninh Bình D. Thanh Hoá.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 5. Phát minh nào của Người tối cổ đã ghi dấu ấn lớn trong thời nguyên thủy? A. Giữ lửa trong tự nhiên B. Giữ lửa và tạo ra lửa C. Chế tạo công cụ bằng đá D. Ghè đẽo công cụ bằng đá thật sắc 6. Việc Người tối cổ biết giữ lửa và tạo ra lửa có ý nghĩa như thế nào? A. Cải thiện căn bản đời sống con người B. Giúp đời sống con người ấm áp hơn C. Giúp con người ăn chín, uống sôi D. Xua đuổi được thú dữ 7. Đặc điểm của cuộc "Cách mạng thời đá mới" là gì? A. Con người biết sử dụng đá mới để làm công cụ. B. Con người đã biết săn bắn, hái lượm và đánh cá. C. Con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi. D. Con người đã biết sử dụng kim loại. Tự luận: 1. Vẽ sơ đồ về quá trình phát triển từ vượn cổ chuyển sang Người tinh khôn. 2. Giải thích quá trình xuất hiện tư hữu trong xã hội nguyên thủy. 3. Gợi ý sản phẩm: trả lời câu tự luận 1. Gợi ý sơ đồ minh họa: (Tham khảo sách Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Lịch sử lớp 10, trang 15). 2. Giải thích: - Do sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại: đồng, sắt… dẫn đến năng suất lao động tăng, sản phẩm thừa thường xuyên. - Một số người giữ những trọng trách trong các thị tộc, bộ lạc đã lấy số sản phẩm thừa làm của riêng  tư hữu xuất hiện. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG 1. Mục tiêu: - Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn đề mới trong học tập và thực tiễn về:.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Vai trò của lao động trong đời sống của con người. + Học sinh xác định được trách nhiệm của bản thân trong việc rèn luyện thể chất, tham gia lao động trong gia đình, nhà trường và xã hội. + Xác định mối liên hệ các sự kiện tiêu biểu của xã hội nguyên thủy trên thế giới và xã hội nguyên thủy Việt Nam. - HS tự sưu tầm các hình ảnh nổi tiếng liên quan tới: Quá trình tiến hóa của loài người, sự xuất hiện của công cụ lao động... 2. Phương thức: - GV giao nhiệm vụ cho HS (học sinh có thể làm bài tập ở nhà): 1. Ăng-ghen đã nói: “lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”. Theo em, lao động có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống con người hiện nay? 2. Liên hệ trách nhiệm bản thân đối với các hoạt động lao động trong nhà trường, gia đình, xã hội. - HS có thể viết báo cáo (khoảng 200 đến 300 từ cho mỗi câu hỏi). - GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi… 3. Gợi ý sản phẩm: 1. Ăng-ghen đã nói “lao động đã sáng tạo ra bản thân con người”. Theo em, lao động có vai trò quan trọng như thế nào trong đời sống con người hiện nay? - Trình bày được tác động của lao động: nâng cao chất lượng cuộc sống; hoàn thiện thể chất… 2. Nêu được trách nhiệm: - Nhà trường: tham gia tốt các phong trào “xanh-sạch-đẹp”. - Gia đình: Giúp bố mẹ, tự làm các công việc nhà phục vụ bản thân. - Xã hội: Tham gia tình nguyện các phong trào như: vệ sinh đường phố, phụ giúp các gia đình neo đơn,… Lưu ý: Ra những câu hỏi khó để phân hóa học sinh, giao nhiệm vụ cho học sinh giỏi đã hoàn thành xong câu hỏi thảo luận..

<span class='text_page_counter'>(20)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×