Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bo trac nghiem LTDH co DA va HD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT ÔN THI ĐẠI HỌC (2) Câu 1: Dấu hiệu chung của các nhân tố tiến hóa: đột biến, giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên là A. làm thay đổi tần số alen của quần thể. B. làm phát sinh những kiểu gen mới trong quần thể. C. làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. D. làm phát sinh những biến dị mới trong quần thể. Câu 2 Trong quần thể người có một số thể đột biến sau: 1 - Ung thư máu; 2 - Hồng cầu hình liềm; 3 - Bạch tạng; 4 - Hội chứng Claiphentơ; 5 - Dính ngón tay số 2 và 3; 6 - Máu khó đông; 7 - Hội chứng Tơcnơ; 8 - Hội chứng Đao; 9 - Mù màu. Những thể đột biến nào là đột biến nhiễm sắc thể? A. 1,2,4,5. B. 4, 5, 6, 8. C. 1, 3, 7, 9. D. 1, 4, 7 và 8. Câu 3 Một loài ruồi quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 13,50C khi sống ở môi trường có nhiệt độ trung bình ngày là 260C thì thời gian phát triển là 20 ngày, nếu sống ở nơi có nhiệt độ trung bình ngày là 27,5 0C thì thời gian phát triển dự đoán là A. 15 ngày B. 16 ngày C. 18 ngày D. 21 ngày SgkNC: T=(x-k)n= hằng số SgkCB: S=(T-C)D= hằng số T = (26 – 13,5)20 = (27,5 – 13,5)D => D ≈ 18 ngày Câu 4: Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là A. biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào. B. phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định. C. di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính. D. luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến. Câu 5: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là A. thường chỉ tìm thấy ở thực vật. B. đều không có khả năng sinh sản hữu tính. C. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. D. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n. Câu 6: Câu có nội dung đúng sau đây là A. các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau. B. trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen qui định các tính trạng thường. C. ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. D. ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. Câu 7: Cơ sở giải thích cho tỉ lệ phân hoá đực : cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do A. tỉ lệ sống sót của hợp tử giới đực và hợp tử giới cái ngang nhau. B. số lượng cặp giới tính XX và cặp giới tính XY trong tế bào bằng nhau. C. một giới tạo một loại giao tử, giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. D. khả năng thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái ngang nhau. Câu 8: Điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là A. được chứa trong nhiễm sắc thể. B. có số lượng lớn trong tế bào. C. hoạt động độc lập với nhiễm sắc thể. D. không bị đột biến. Câu 9: Có thể phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế bào chất bằng phép lai nào sau đây? A. Lai thuận nghịch. B. Lai phân tích. C. Tự thụ phấn ở thực vật. D. Giao phối cận huyết ở động vật. Xét lai thuận - nghịch: +Gen/NST thường: LT và LN cho k/quả giống nhau +Gen/NSTGT: LT và LN cho k/quả khác nhau. Trong mỗi phép lai, k/quả khác nhau ở 2 giới ♂♀ +Gen trong TBC: LT và LN cho k/quả khác nhau. Trong mỗi phép lai, con đều giống mẹ Câu 10: Loại biến dị chỉ di truyền qua sinh sản sinh dưỡng và không di truyền qua sinh sản hữu tính là A. thường biến và biến dị tổ hợp. B. đột biến xôma và thường biến. C. đột biến xôma và biến dị tổ hợp. D. thường biến và đột biến gen Câu 11: Giống nhau giữa các qui luật di truyền của Menđen là A. đều được phát hiện dựa trên cơ sở các gen phân li độc lập. B. kiểu tác động giữa các alen thuộc cùng một gen. C. nếu bố mẹ thuần chủng về n cặp gen tương phản thì con lai F1 đều có tỉ lệ kiểu hình là triển khai của biểu thức (3 + 1)n. D. khi F1 là thể dị hợp lai với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li về kiểu gen bằng 1 : 2 : 1. Câu 12: Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là A. biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm. B. biến dị tạo ra hội chứng Đao ở người. C. biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người. D. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm. A= Thể 3 B= 3NST 21 C= XXY D= ĐBCTNST(Lặp đoạn 16A/NSTX) Câu 13: Có thể tạo được cành tứ bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động cônsixin là hoá chất gây đột biến đa bội A. vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. B. lên đỉnh sinh trưởng của một cành cây. C. lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó. D. lên bầu nhuỵ trước khi cho giao phấn..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Câu 14: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN ”mẹ”? A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’. B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung. C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau. D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ do một loại enzim nối thực hiện. Câu 15: Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của A. gây đột biến nhân tạo. B. dùng kỹ thuật vi tiêm. C. dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ vectơ là plasmit. D. lai tế bào sinh dưỡng. Câu 16: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về plasmit sử dụng trong kỹ thuật di truyền? A. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật. B. Là phân tử ADN mạch thẳng. C. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng. D. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn. Câu 17: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này hình thành do A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. C. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. Câu 18: Dương xỉ phát triển mạnh nhất vào đại nào, kỉ nào sau đây? A. Kỉ tam điệp, đại trung sinh. B. Kỉ than đá, đại cổ sinh. C. Kỉ silua, đại cổ sinh. D. Kỉ pecmi, đại cổ sinh. Câu 19: Ưu thế lai đạt mức cao nhất ở con lai F1 và giảm dần ở các thế hệ sau là vì A. tần số kiểu gen có lợi ngày một giảm. B. tần số kiểu gen dị hợp tử ngày một giảm. C. tần số alen trội ngày một giảm. D. các gen lặn có hại ngày một tăng ở các thế hệ sau. Câu 20: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thể đột biến dị đa bội?0 A. Có bộ nhiễm sắc thể là bộ đơn bội của hai loài bố mẹ. B. Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài và lớn hơn 2n. C. Thường xảy ra ở động vật, ít gặp ở thực vật. D. Được tạo ra bằng cách lai xa kết hợp đa bội hoá. Câu 21: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Tay người và cánh dơi. B. Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn. C. Cánh sâu bọ và cánh dơi. D. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà lan. Câu 22: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. mọi cấp độ. Câu 23: Quy luật phân ly có ý nghĩa thực tiễn là: A. Thấy được phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai. B. Xác định được dòng thuần. C. Tìm được phương thức di truyền của tính trạng. D. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống. Câu 24: Điều nào sau đây là đúng khi nói về thể lệch bội? A. Tế bào sinh dưỡng thiếu một nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể. B. Tế bào sinh dưỡng mang ba nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. C. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể 4n. D. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể 2n. Câu 25: Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là: A. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau. B. Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng. C. Không có khả năng sinh sản hữu tính ( bị bất thụ). D. Hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào tăng lên so với dạng lưỡng bội. Câu 26: Sự hình thành loài mới theo Đacuyn: A. Do sự tích luỹ các biến đổi nhỏ trong một thời gian dài, dưới tác động của ngoại cảnh. B. Do các cơ chế cách ly sinh sản, cách ly di truyền. C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, nên sinh vật thay đổi và thích nghi với điều kiện sinh thái mới, lâu dần tạo nên loài mới. D. Loài mới được hình thành từ từ, qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân ly tính trạng. Câu 27: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người : 1. Bệnh máu khó đông. 2. Bệnh ung thư máu. 3. Bệnh phêninkêtôniệu 4. Hội chứng Đao. 5. Hội chứng claiphentơ. 6. Tật dính ngón tay số 2 và 3. 7. Hội chứng tơcnơ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là A. 1, 2, 3, 4, 6. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4, 7. D. 1, 2, 3, 4, 5 Câu 28: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản được F1 , cho F1 lai với nhau, điều kiện để F2 có tỷ lệ kiểu hình 3: 1 là: 1. Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn. 2. Tính trạng đem lai phải trội, lặn hoàn toàn. 3. Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Phương án đúng là: A. 1, 2. B. 1,2,3. C. 1, 3. D. 2, 3. Câu 29: Bệnh nào dưới đây được chi phối bởi hiện tượng di truyền thẳng? A. Bệnh máu khó đông. B. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người. C. Bệnh ung thư máu. D. Hội chứng tơcnơ. Câu 30: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là A. ngày càng trở nên đa dạng phong phú hơn. B. Thích nghi ngày càng hợp lý với môi trường. C. Số cá thể và số loài ngày càng tăng. D. Tổ chức và cấu trúc cơ thể ngày càng nâng cao, phức tạp. Câu 31: Trong thực tiễn hoán vị gen có ý nghĩa là: A. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. B. Làm hạn chế xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp. C. Tổ hợp các gen có lợi về cùng nhiễm sắc thể. D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể. Câu 32: Ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật: 1. Cấy truyền phôi. 2. Dung hợp tế bào trần. 3. Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân. 4. nuôi cấy hạt phấn. 5. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị. 6. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo. A. 1,2,3,4. B. 2,4,5,6. C. 2,3,5,6. D. 1,2,5,6. AB Câu 33: Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: Tế bào thứ nhất: dd ; tế bào thứ ab Ab hai: Dd. Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế aB A. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra. B. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại. C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra. D. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra. Cá thể cái thì mỗi TB sinh trứng chỉ sinh ra 1 trứng Câu 34: " Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai" được hiểu là dạng A. diễn thế phân hủy. B. diễn thế thứ sinh. C. diễn thế nguyên sinh. D. diễn thế dị dưỡng. Câu 35: Các cá thể trong quần thể luôn gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ A. hỗ trợ hoặc đối kháng. B. hỗ trợ hoặc hội sinh. C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh. D. hỗ trợ hoặc hợp tác. Câu 36: Giao phối ngẫu nhiên (GPNN) không phải là một nhân tố tiến hóa nhưng có vai trò quan trọng đối với tiến hóa. Ý nào sau đây không đề cập đến vai trò của giao phối ngẫu nhiên đối với tiến hóa A. GPNN làm cho quần thể ổn định qua các thế hệ. B. GPNN làm cho đột biến phát tán trong quần thể. C. GPNN làm trung hòa tính có hại của đột biến. D. GPNN góp phần tạo ra các tổ hợp gen thích nghi. Câu 37: Hình thành loài khác khu vực địa lí dễ xảy ra hơn so với hình thành loài cùng khu vực địa lí. Giải thích nào sau đây hợp lí nhất? A. Hình thành loài bằng con đường địa lí có thể xảy ra trên đất liền và các quần đảo. B. Hình thành loài bằng con đường địa lí thường trải qua các dạng trung gian, từ mỗi dạng trung gian có thể hình thành nên các loài mới. C. Trong tự nhiên sự cách li địa lí giữa các quần thể dễ xảy ra do xuất hiện các trở ngại địa lí hoặc do sinh vật phát tán, di cư. D. Cách li địa lí làm giảm đáng kể dòng gen giữa các quần thể. Trong khi đó dòng gen dễ xảy ra đối với các quần thể trong cùng một khu vực địa lí. Câu 38: Trước mùa SS, nhiều loài thằn lằn, rắn có số lượng cá thể cái nhiều hơn cá thể đực. Sau mùa đẻ trứng, số lượng cá thể đực và cá thể cái gần bằng nhau. Nhân tố ảnh hưởng đến tỉ lệ giới tính của các loài trên là: A. tỉ lệ tử vong. B. nhiệt độ. C. dinh dưỡng. D. ánh sáng. Câu 39: Biển khơi thường chia thành hai tầng: tầng trên có năng suất sơ cấp còn tầng dưới thì không có năng suất này. Nhân tố sinh thái chi phối nên sự sai khác đó là: A. ánh sáng. B. độ mặn. C. nhiệt độ. D. hàm lượng ôxi trong nước. Câu 40: Cơ chế điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể không thông qua hình thức: A. hợp tác. B. vật ăn thịt . C. di cư . D. cạnh tranh. Câu 41: Điểm giống nhau giữa ADN và ARN ở sinh vật nhân thực là A. được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ. B. trong mỗi một phân tử đều có mối liên kết hiđrô và liên kết cộng hóa trị. C. đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân có cấu tạo giống nhau (trừ Timin của ADN thay bằng Uraxin của ARN). D. tồn tại trong suốt thế hệ tế bào..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 42: Khi nói về bằng chứng tiến hóa, nhận định nào sau đây đúng? A. Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan t.đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được CLTN tác động theo cùng một hướng. B. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử chứng minh sinh giới có chung nguồn gốc, đồng thời dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài. C. Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy. D. Khi so sánh cấu tạo h.thái giữa các loài SV ta thấy chúng có những đặc điểm t.tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng. Câu 43: Các ví dụ nào sau đây thuộc về cơ chế cách li sau hợp tử ? (1) Hai loài rắn sọc sống trong cùng một khu vực địa lí, một loài chủ yếu sống dưới nước, loài kia sống trên cạn. (2) Một số loài kì giông sống trong một khu vực vẫn giao phối với nhau, tuy nhiên phần lớn con lai phát triển không hoàn chỉnh. (3) Ngựa lai với lừa đẻ ra con la bất thụ. (4) Trong cùng một khu phân bố địa lí, chồn đốm phương đông giao phối vào cuối đông, chồn đốm phương tây giao phối vào cuối hè. (5) Các phân tử prôtêin bề mặt của trứng và tinh trùng nhím biển tím và nhím biển đỏ không tương thích nên không thể kết hợp được với nhau. (6) Hai dòng lúa tích lũy các alen đột biến lặn ở một số locut khác nhau, hai dòng vẫn phát triển bình thường, hữu thụ nhưng con lai giữa hai dòng mang nhiều alen đột biến lặn nên có kích thước rất nhỏ và cho hạt lép. Đáp án là : A. (2), (4), (5). B. (1), (3), (6). C. (2), (3), (5). D. (2), (3), (6). AB Câu 44: Xét hai loài SV: loài thứ nhất có KG AaBb, loài thứ hai có KG ab . Đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của hai loài? A. Khi phát sinh giao tử đều tạo ra tối đa 4 loại giao tử, thành phần gen như nhau với tỉ lệ bằng nhau. B. Có tính phổ biến trong tự nhiên, có khả năng tạo ra nhiều loại biến dị tổ hợp qua con đường sinh sản hữu tính. C. Là cơ thể lưỡng bội, tính di truyền không ổn định. D. Chứa hai cặp gen dị hợp, thành phần gen như nhau. Câu 45: Phát biểu nào sau đây không đúng về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã? A. Quan hệ hỗ trợ bao gồm quan hệ cộng sinh, hợp tác và hội sinh. B. Trong quan hệ hỗ trợ, các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. C. Trong quan hệ hỗ trợ dẫn đến sinh vật phải đấu tranh để tìm nguồn sống. D. Trong quan hệ hỗ trợ ít nhất có một loài được hưởng lợi. Câu 46: Nguồn chất hữu cơ chủ yếu cung cấp cho quần xã sinh vật ở vùng đáy biển sâu có nguồn gốc từ A. quá trình quang hợp của rong và tảo biển. B. nguồn dinh dưỡng rơi từ tầng nước mặt xuống. C. quá trình hóa tổng hợp của sinh vật nhân sơ thuộc nhóm sinh vật hóa tự dưỡng. D. quá trình quang hợp của thực vật biển. Câu 47: Ở sinh vật nhân thực, khi nói đến gen trong nhân và gen trong tế bào chất nhận xét nào sau đây đúng? A. Mỗi gen đều có 2 chuỗi pôlinuclêôtit. B. Gen trong tế bào chất tồn tại ở trạng thái đơn gen nên mỗi gen có một alen. C. Hoạt động di truyền của gen trong tế bào chất diễn ra song song với gen trong nhân tế bào. D. Trong một tế bào có nhiều nhiễm sắc thể nên một gen trong nhân có nhiều alen. Câu 48: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về quá trình nhân đôi ADN ? A. Enzim nối ligaza có mặt trên cả hai mạch mới đang được tổng hợp. B. Enzim ADN pôlimeraza trượt theo hai chiều ngược nhau trên cùng một mạch khuôn. C. Enzim ADN pôlimeraza luôn di chuyển sau enzim tháo xoắn. D. Trong quá trình nhân đôi ADN, một mạch được tổng hợp liên tục, một mạch được tổng hợp gián đoạn. Câu 49: Đột biến gen A. thường xuất hiện đồng loạt trên các cá thể cùng loài sống trong cùng một điều kiện sống. B. phát sinh trong nguyên phân của tế bào mô sinh dưỡng sẽ di truyền cho đời sau qua sinh sản hữu tính. C. phát sinh trong giảm phân sẽ đi vào giao tử và di truyền cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính. D. phát sinh trong giảm phân sẽ được nhân lên ở một mô của cơ thể và biểu hiện kiểu hình ở một phần cơ thể. Câu 50: Cho các hệ sinh thái: (1) Đồng rêu vùng hàn đới và hoang mạc. (2) Một cánh rừng ngập mặn. (3) Một bể cá cảnh. (4) Rừng trên núi đá vôi phong thổ - Ninh Bình. (5) Rừng cao su và rừng cà phê ở Tây Nguyên. (6) Đồng ruộng. (7) Thành phố. Những hệ sinh thái nhân tạo gồm: A. (1), (3), (6), (7). B. (2), (5), (6), (7). C. (3), (5), (6), (7). D. (4), (5), (6), (7). Câu 51: Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn có trình tự các nuclêôtit là 3'AGXXGAXAAAXXGXGATA 5'. Do tác động của hóa chất 5BU vào mạch gốc của gen tại vị trí nuclêôtit 10 (theo chiều 3' - 5') tạo nên gen đột biến. Nhận xét nào sau đây chính xác khi nói về gen đột biến trên? A. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp có thể thay đổi so với gen bình thường. B. Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp thay đổi so với gen bình thường..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> C. Số liên kết hiđrô của gen đột biến giảm so với gen bình thường. D. 5BU tác động lên mạch gốc của gen, qua hai lần nhân đôi sẽ tạo ra gen đột biến. Câu 52: Khi nói về sự hình thành loài theo quan điểm của tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Hình thành loài bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa thường gặp ở động, thực vật. B. Hình thành loài bằng cách li tập tính chỉ xảy ra khi trong QT xuất hiện các ĐB liên quan đến tập tính giao phối và khả năng khai thác nguồn sống. C. Hình thành loài bằng đa bội hóa cùng nguồn chỉ thực hiện thông qua cơ chế nguyên phân. D. Hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra nhanh hơn nếu có sự tham gia của nhân tố biến động di truyền. Câu 53: Phương pháp chủ yếu để tạo ra giống cây trồng mới là: A. nuôi cấy hạt phấn, noãn chưa thụ tinh. B. lai hữu tính kết hợp với ĐB thực nghiệm. C. tạo giống bằng chọn dòng TB xôma có biến dị. D. lai giữa các loài cây trồng với cây hoang dại. Câu 54: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống qua các đại địa chất? A. Lưỡng cư, côn trùng phát sinh ở kỉ Đêvôn thuộc đại Cổ sinh. B. Kỉ Triat ở đại Trung sinh là thời điểm phát sinh chim, thú. C. Thực vật có hạt xuất hiện vào kỉ Krêta thuộc đại Trung sinh. D. Thực vật có mạch chuyển lên cạn ở kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh. Câu 55: Ở một loài thực vật, alen A quy định cây cao, alen a quy định cây thấp; alen B quy định quy định quả tròn, alen b quy định quả dài. Cho cây dị hợp 2 cặp gen tự thụ phấn thu được F 1 gồm 213 cây thân cao, quả dài; 210 cây thân thấp, quả tròn; 599 cây thân cao, quả tròn; 65 cây thân thấp, quả dài. Lấy ngẫu nhiên một cây thân cao, quả dài ở F1 cho tự thụ phấn thì xác suất đời sau thu được một cây con có kiểu hình giống mẹ là: A. 1/6. B. 5/6. C. 2/3. D. 1/3. Câu 56: Phương pháp nào sau đây chứng minh động vật bậc cao vẫn có khả năng sinh sản vô tính? A. Dung hợp tế bào trần. B. Nhân bản vô tính ở động vật. C. Lai hữu tính. D. Công nghệ gen. Câu 57: Cho một quần xã gồm các sinh vật sau: thực vật, thỏ, dê, chim ăn sâu, sâu hại thực vật, hổ, sinh vật phân giải. Chuỗi thức ăn nào sau không thể xảy ra A. thực vật  chim ăn sâu  sâu hại thực vật  sinh vật phân giải. B. thực vật  thỏ  hổ  sinh vật phân giải. C. thực vật  sâu hại thực vật  chim ăn sâu. D. thực vật  dê  hổ  sinh vật phân giải . Câu 58: Khi nói về cách li địa lí, nhận định nào sau đây chưa chính xác? A. Cách li địa lí góp phần duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hóa. B. Cách li địa lí có thể xảy ra đối với loài có khả năng di cư, phát tán và những loài ít di cư. C. Cách li địa lí là những trở ngại sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể giao phối với nhau. D. Trong tự nhiên, nhiều quần thể trong loài cách li nhau về mặt địa lí trong thời gian dài nhưng vẫn không xuất hiện cách li sinh sản. Câu 59: Ở người, một bệnh di truyền do đột biến gen trội trên NST thường quy định. Ý nào sau đây đúng khi nói về sự DT của bệnh trên? A. Nếu cả bố và mẹ đều bị bệnh chắc chắn con của họ đều bị bệnh. B. Bố bị bệnh tất cả con sinh ra đều bị bệnh. C. Mẹ bị bệnh không bao giờ truyền bệnh này cho con trai. D. Nếu một em bé bị bệnh, chắc chắn ít nhất một trong các ông bà nội, ngoại của em bị bệnh. Câu 60: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit có cùng nguồn gốc trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng có thể A. không xảy ra hiện tượng đột biến. B. gây đột biến đảo đoạn và lặp đoạn. C. gây đột biến lặp đoạn và mất đoạn. D. gây đột biến chuyển đoạn và mất đoạn. Câu 61: Cho các đặc điểm sau: (1) Nhiệt độ cao khá ổn định. (2) Nhiệt độ dao động mạnh theo mùa. (3) Lượng mưa cao, mưa tập trung vào mùa mưa. (4) Rụng lá vào thời kì mùa khô. (5) Lượng mưa trung bình rải rác tương đối đều quanh năm.(6) Thời gian chiếu sáng dài trong mùa hè. (7) Thời gian chiếu sáng ngày đêm dài như nhau. (8) Nhiều cây dây leo thân gỗ. Rừng ẩm thường xanh nhiệt đới có đặc điểm: A. (1), (3), (7), (8). B. (1), (3), (6), (8). C. (1), (3), (4), (7). D. (1), (3), (5), (8). Câu 62: Một trong những đóng góp quan trọng nhất của Đacuyn về tiến hóa là A. Chỉ ra được vai trò của biến dị xác định và biến dị không xác định đối với quá trình tiến hóa. B. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với sự tiến hóa của các loài sinh vật. C. Giải thích khá thành công sự hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. D. Giải thích hợp lí sự hình thành loài mới. Câu 63: Ở TV để tạo ra các cá thể có KG giống với cá thể ban đầu người ta dùng phương pháp : A. nuôi cấy hạt phấn rồi đa bội hóa. B. kĩ thuật chuyển gen. C. dung hợp tế bào trần. D. nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 64: Con hàu lọc phytoplankton (TV phù du) trong nước làm thức ăn, song lại bị hải mã ăn thịt. Về phía mình hải mã lại trở thành thức ăn cho gấu Bắc Cực. Trong ví dụ này, động vật tiêu thụ sơ cấp chính là A. con hàu. B. hải mã. C. phytoplankton. D. gấu Bắc Cực. Câu 65: Ở người, dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể chỉ gặp ở cặp số 21 và cặp số 23. Giải thích nào sau đây là hợp lí nhất? A. Các cặp NST còn lại có kích thước lớn nên đột biến thường gây hậu quả nghiêm trọng, thể đột biến chết trước khi ra đời. B. Các cặp NST còn lại có thể xuất hiện dạng tiền đột biến nhưng có cơ chế sửa sai tốt nên không biểu hiện thành kiểu hình. C. Các cặp NST còn lại có cấu trúc bền vững nên ít xảy ra đột biến. D. Các cặp NST còn lại có kích thước bé, số lượng gen ít nên đột biến không biểu hiện thành kiểu hình Câu 66: Điểm sai khác giữa quá trình tái bản và quá trình phiên mã ở sinh vật nhân chuẩn A. có sự tham gia của enzim ARN pôlimeraza. B. diễn ra vào kì trung gian của quá trình phân bào. C. mạch pôlinuclêôtit mới được tổng hợp kéo dài theo chiều 5' - 3'. D. thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn. Câu 67: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử? A. Các cơ thể sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. B. Mã di truyền của hầu hết các loài sinh vật đều giống nhau. C. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. D. ADN của các loài đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. Câu 68: Nghiên cứu tại một khu rừng nhiệt đới cho thấy: có một vùng mà các cây cao to bị chặt phá tạo nên một khoảng trống rất lớn giữa rừng, về sau đã diễn ra quá trình phục hồi. Quá trình diễn thế sinh thái trong khoảng trống bị tác động chủ yếu do nhân tố ánh sáng, bốn loài thực vật xuất hiện với các đặc điểm sau: - Loài A: Cây gỗ có phiến lá to, mỏng, mặt lá bóng, màu lá sẫm, mô giậu kém phát triển. - Loài B: Cây gỗ lớn có phiến lá nhỏ, dày và cứng, màu nhạt, mô giậu phát triển. - Loài C: Cây cỏ có phiến lá nhỏ, thuôn dài và hơi cứng, gân lá phát triển. - Loài D: Cây thân cỏ có phiến lá to, mỏng, màu sẫm, mô giậu không phát triển. Thứ tự xuất hiện lần lượt của các loài cây này là: A. D  C  B  A. B. C  B  A  D. C. C  D  A  B. D. D  B  A  C. Câu 69: Nuclêôxôm là đơn vị cơ bản của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực. Ở mỗi nulêôxôm gồm: A. phân tử ADN mạch kép, dạng vòng, trần. B. đoạn ADN quấn quanh các prôtêin histôn. C. đoạn ADN quấn quanh các prôtêin phi histôn. D. các prôtêin histôn quấn quanh ADN. Câu 70: Nếu kết quả phép lai thuận và lai nghịch khác nhau, tính trạng không phân đều ở hai giới, tính trạng lặn phổ biến ở giới dị giao tử (XY) thì kết luận nào sau đây là đúng? A. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể Y vùng không tương đồng. B. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X vùng không tương đồng. C. Gen qui định tính trạng nằm trong ti thể của tế bào chất. D. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Câu 71: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử? (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Phương án đúng là: A. (2) và (3). B. (1) và (4). C. (2) và (4). D. (1) và (3). Câu 72: Sự trao đổi chéo không cân giữa 2 crômatit của cặp NST kép tương đồng ở kì đầu giảm phân I dẫn đến dạng đột biến cấu trúc NST A. mất đoạn và đảo đoạn. B. mất đoạn và lặp đoạn. C. mất đoạn và chuyển đoạn. D. chuyển đoạn tương hỗ hoặc không tương hỗ. Câu 73: Người ta có thể tạo ra giống cây khác loài bằng phương pháp (1) lai tế bào xôma. (2) lai khác dòng, khác thứ. (3) lai xa kèm đa bội hóa. (4) nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn thành cây đơn bội. Phương án đúng là: A. (2) và (4). B. (1) và (4). C. (1) và (3). D. (3) và (4). Câu 74: Một quần thể gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 480 cá thề có kiểu gen aa. Có 4 kết luận sau đây về quần thể trên: (1) Tần số alen a trong quần thể này là 0,32. (2) Quần thể này đang tiến hóa. (3) Quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền. (4) Nếu quần thể bị cách li và giao phối ngẫu nhiên thì thế hệ tiếp theo sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền. Những kết luận đúng là: A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (3) và (4)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Câu 75: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li trước hợp tử? (1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. (3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Đáp án là A. (2), (3). B. (1), (3). C. (2), (4). D. (1), (4). Câu 76: Cho biết các côđon mã hóa các axit amin tương ứng như sau: UUU - Phe; XXG - Pro; XAU - His; GXX - Ala; AAG - Lys; UAX – Tyr; GAA: Glu. Một đoạn mạch gốc của một gen ở vi khuẩn E.coli có trình tự các nuclêôtit là 5’GTAXTTAAAGGXTTX 3’. Nếu đoạn mạch gốc này mang thông tin mã hóa cho đoạn pôlipeptit có 5 axit amin thì trình tự của 5 axit amin đó là A. His – Glu – Phe – Pro - Lys. B. Lys – Pro – Phe – Glu - His. C. Tyr – Lys – Phe – Ala - Glu. D. Glu – Ala – Phe – Lys - Tyr. Câu 77: Phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật A. được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp. B. không thể tạo ra số lượng cây trồng lớn trong một thời gian ngắn. C. không thể bảo tồn được một số nguồn gen quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. D. tiết kiệm được diện tích nhân giống. Câu 78: Các nhóm xạ khuẩn thường có khả năng sản xuất chất kháng sinh nhờ có gen tổng hợp kháng sinh, nhưng người ta vẫn chuyển gen đó sang chủng vi khuẩn khác, là do: A. xạ khuẩn sinh sản chậm. B. xạ khuẩn không có khả năng tự dưỡng. C. xạ khuẩn có thể gây bệnh nguy hiểm. D. xạ khuẩn khó tìm thấy. Câu 79: Tại một khu rừng có 5 loài chim ăn sâu. Khả năng nào dưới đây không phải là nguyên nhân giúp cho cả 5 loài chim có thể cùng tồn tại? A. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày. B. Các loài chim cùng ăn một loài sâu, vào thời gian và địa điểm như nhau. C. Mỗi loài ăn một loài sâu khác nhau. D. Mỗi loài kiếm ăn ở một vị trí khác nhau trong rừng. Câu 80: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là A. tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại. B. quy định chiều hướng nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. làm phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất trong quần thể. Câu 81: Nhiều thí nghiệm đã chứng minh rằng các đơn phân nuclêôtit có thể tự lắp ghép thành những đoạn ARN ngắn, cũng có thể nhân đôi mà không cần đến sự xúc tác của enzim. Điều này có ý nghĩa gì? A. Cơ thể sống hình thành từ sự tương tác giữa prôtêin và axit nuclêic. B. Prôtêin cũng có thể tự tổng hợp mà không cần cơ chế phiên mã và dịch mã. C. Trong quá trình tiến hoá, ARN xuất hiện trước ADN và prôtêin. D. Sự xuất hiện axit nuclêic và prôtêin chưa phải là xuất hiện sự sống. Câu 82: Điều nào sai đối với sự điều hòa hoạt động của opêron lac ở E.coli? A. Khi môi trường chỉ có lactôzơ (chất cảm ứng) sẽ gắn vào prôtêin ức chế làm thay đổi cấu hình không gian, do đó nó không gắn vào được vùng O. Nhờ đó mARN pôlimeraza mới thực hiện được quá trình phiên mã ở nhóm gen cấu trúc. B. Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế gắn vào vùng O, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim phiên mã mARN pôlimeraza không hoạt động được. C. Khi môi trường có lactozơ, prôtêin ức chế bị bất hoạt, ngăn cản sự phiên mã của nhóm gen cấu trúc, vì enzim phiên mã mARN pôlimeraza không hoạt động được. D. Sự phiên mã bị kì hãm khi chất ức chế gắn vào vùng O và lại diễn ra bình thường khi chất cảm ứng làm bất hoạt chất ức chế. Câu 83: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Không phải tất cả các dạng đột biến gen đều có hại cho thể đột biến. B. Trong các dạng đột biến điểm, dạng đột biến thay thế cặp nuclêôtit thường làm thay đổi ít nhất thành phần axit amin của chuỗi pôlipeptit do gen đó tổng hợp. C. Khi các bazơ nitơ dạng hiếm xuất hiện trong quá trình nhân đôi ADN thì thường làm phát sinh đột biến gen dạng mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Dưới tác động của cùng một tác nhân gây đột biến, với cường độ và liều lượng như nhau thì tần số đột biến có thể khác nhau ở các gen khác nhau. Câu 84: Điều nào sau đây không đúng với mức phản ứng?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> A. Mức phản ứng không được di truyền. B. Mức phản ứng là tập hợp các kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với những điều kiện môi trường khác nhau. C. Tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng. D. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp. Câu 85: Khi kích thước quần thể giảm dưới mức tối thiểu thì quần thể có nguy cơ bị tuyệt chủng, cách giải thích nào sau đây là không hợp lí? A. Khi số lượng cá thể trong quần thể quá ít, sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường. B. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của các cá thể đực với cá thể cái ít. C. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối không ngẫu nhiên thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. D. Khi số lượng cá thể của quần thể còn lại quá ít thì đột biến trong quần thể dễ xảy ra, làm tăng tần số alen đột biến có hại. Câu 86: Điểm nào sau đây chỉ có ở kĩ thuật cấy gen mà không có ở gây đột biến gen? A. Làm biến đổi vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử. B. Làm biến đổi định hướng trên vật chất di truyền cấp phân tử. C. Làm tăng số lượng nuclêôtit của một gen chưa tốt trong tế bào của một giống. D. Cần có thiết bị hiện đại, kiến thức di truyền học sâu sắc. Câu 87: Khẳng định nào không đúng? A. Cơ thể lai khác dòng không đồng đều cao về phẩm chất và năng suất. B. Tiến hành tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ có thể không làm thoái hoá giống. C. Ưu thế lai có tính di truyền không ổn định. D. Hiện tượng ưu thế lai cũng biểu hiện khi tiến hành lai xa. Câu 88: Cho 2 cây lưỡng bội có kiểu gen Aa và Aa lai với nhau, ở đời con thu được một cây tứ bội có kiểu gen AAaa. Phát biểu nào sau đây về cơ chế phát sinh đột biến tứ bội chưa đúng? (Biết rằng không xảy ra đột biến gen). A. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và giảm phân 2 ở cây mẹ. B. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 1 của cây bố và cây mẹ. C. Đột biến có thể xảy ra trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. D. Đột biến có thể xảy ra trong lần giảm phân 2 của cây bố và cây mẹ. Câu 89: Tại sao cách li địa lí có vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì A. cách li địa lí duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. B. nếu không có cách li địa lí thì không dẫn đến hình thành loài mới. C. cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện cách li sinh sản. D. điều kiện địa lí khác nhau làm phát sinh các đột biến khác nhau dẫn đến hình thành loài mới. Câu 90: Sự phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể là A. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. B. dạng phân bố rất phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. C. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. D. dạng phân bố ít phổ biến, gặp trong điều kiện môi trường sống không đồng nhất, các cá thể sống tụ họp với nhau ở những nơi có điều kiện tốt nhất. Câu 91: Thành tựu nổi bật nhất trong ứng dụng kĩ thuật di truyền là A. hiểu được cấu trúc hóa học của axit nuclêic và di truyền vi sinh. B. có thể tái tổ hợp ADN của hai loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại . C. phát hiện các loại enzim cắt giới hạn và các loại enzim nối. D. sản xuất lượng lớn insulin trong thời gian ngắn và làm hạ giá thành của nó. Câu 92: Trình tự biến đổi nào dưới đây hợp lí nhất? A. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN → thay đổi tính trạng. B. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen cấu trúc → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong mARN → thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi tính trạng. C. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong tARN → thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi tính trạng. D. Thay đổi trình tự các nuclêôtit trong gen → thay đổi trình tự các nuclêôtit trong rARN → thay đổi trình tự các axit amin trong chuỗi pôlypeptit → thay đổi tính trạng. Câu 93: Bệnh phêninkêtô niệu là do.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> A. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá tirôzin thành phêninalanin. B. đột biến gen mã hoá enzim xúc tác chuyển hoá phêninalanin thành tirôzin. C. đột biến gen trên NST giới tính. D. đột biến cấu trúc NST thường. Câu 94: Cho các biện pháp sau: (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. (3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. (4) Cấy truyền phôi ở động vật. Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (3) và (4). D. (2) và (4). Câu 95: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai? A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ. B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. D. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau. Câu 96: Nhân tố nào sau đây có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? A. đột biến. B. các yếu tố ngẫu nhiên. C. giao phối ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên DE Câu 97: Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen Aa de thực hiện giảm phân có xảy ra đổi chỗ cho nhau giữa gen D và d, tính theo lí thuyết có thể tạo ra tỉ lệ các loại giao tử là A. tùy thuộc vào tần số hoán vị gen. B. 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1 : 1. C. 1 : 1. D. 1 : 1 : 1 : 1. Câu 98: Mức sinh sản của quần thể không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Số lượng trứng (hay con non) của một lứa đẻ. B. Tỉ lệ đực, cái của quần thể. C. Sự phân bố cá thể của quần thể. D. Số lứa đẻ của một cá thể cái trong đời, tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể. Câu 99: Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, gen đột biến gây hại nào dưới đây có thể bị loại khỏi quần thể nhanh nhất ? A. Gen lặn nằm trên đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. B. Gen lặn nằm trên đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. C. Gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường. D. Gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. A+ G 1 Câu 100: Trên một mạch của phân tử ADN có tỉ lệ các loại nucleotit = thì tỉ lệ này ở mạch còn T+X 2 lại của phân tử ADN nói trên là: A. 0,2 B. 0,5 C. 5 D. 2 Do A1=T2 nên thay A1 bằng T2, ... thì giá trị của biểu thức không thay đổi Câu 101: Giao phối gần không dẫn đến hiện tượng A.tăng thể đồng hợp B.giảm thể dị hợp C.thoái hoá giống D.ưu thế lai Câu 102: Hai anh em sinh đôi cùng trứng, vợ người anh có nhóm máu B và thuận tay trái sinh được một con trai có nhóm máu A và thuận tay phải. Vợ người em có nhóm máu O và thuận tay phải sinh được một con gái có nhóm máu B và thuận tay trái. Biết rằng thuận tay phải là trội so với thuận tay trái. Cặp sinh đôi này có kiểu hình. A Nhóm máu B và thuận tay phải B Nhóm máu AB và thuận tay phải C Nhóm máu A và thuận tay phải. D Nhóm máu A và thuận tay trái Câu 103: Chuỗi ADN xoắn kép dạng vòng được tìm thấy A. chỉ có ở vi khuẩn. B. ở một số vi rút, vi khuẩn, ti thể và lạp thể. C. chỉ có trong ti thể và lạp thể. D. ở toàn bộ vi rút, tất cả vi khuẩn, ti thể và lạp thể. Câu 104: Loài bông của châu Âu có 2n = 26 NST có kích thước lớn, loài bông hoang dại ở Mĩ có 2n = 26 NST có kích thước nhỏ hơn. Loài bông trồng ở Mĩ được tạo ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa giữa loài bông của châu Âu với loài bông hoang dại ở Mĩ. Loài bông trồng ở Mĩ có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là A. 13 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ. B. 26 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ. C. 26 nhiễm sắc thể lớn và 13 nhiễm sắc thể nhỏ. D. 13 nhiễm sắc thể lớn và 26 nhiễm sắc thể nhỏ. Câu 105: Dựa vào số liệu dưới đây về sự sai khác nuclêôtit của người so với; Tinh tinh ( 2,5%); Vượn (5,1%); Khỉ đuôi dài (9%); Khỉ macắc (8,3%); Khỉ xồm (15,8%); Vượn cáo (42%) Loài nào sau đây so với con người có quan hệ gần nhất? A Khỉ macắc B Khỉ đuôi đài. C Tinh tinh D Vượn cáo. Câu 106: Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi lôcut của gen trên NST A Đột biến gen và đột biến lệch bội. B Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn C Đột biến đa bội hóa và đột biến lệch bội D Đột biến lệch bội và đột biến đảo đoạn Câu 107: Thể song nhị bội khác với thể tứ bội ở điểm nào sau đây?.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> A. Thể tứ bội bất thụ còn thể song nhị bội hữu thụ. B. Thể tứ bội có gấp đôi bộ NST một loài còn thể song nhị bội mang hai bộ NST của hai loài. C. Thể tứ bội hữu thụ còn thể song nhị bội bất thụ. D. Thể tứ bội có sức sống cao, năng suất cao còn thể song nhị bội có sức sống và năng suất thấp hơn. Câu 108: Tương tác bổ sung là A. là sự tác động qua lại giữa các gen thuộc các cặp alen khác nhau. B. là sự tác động qua lại giữa các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. C. là sự tác động qua lại giữa các gen cùng một NST. D. là sự tác động qua lại giữa các gen. Câu 109: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên NST giới tính X, không nằm trên NST Y, gen W quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen w quy định mắt trắng. Kết quả của phép lai giữa ruồi giấm cái mắt trắng với ruồi đực mắt đỏ tính theo lí thuyết là A 100% ruồi mắt đỏ hoặc 50% ruồi mắt đỏ: 50% ruồi mắt trắng B 75% ruồi cái mắt đỏ : 25% ruồi đực mắt trắng C 25% ruồi đực mắt đỏ : 25% ruồi đực mắt trắng: 25% ruồi cái mắt đỏ : 25% ruồi cái mắt trắng D 100% ruồi cái mắt đỏ : 100% ruồi đực mắt trắng XwXw - XWY Câu 110: Ở một cá thể động vật có sự rối loạn phân li của một cặp NST tương đồng trong giảm phân của các tế bào sinh giao tử (2n), thì nó A. không thể cho giao tử n + 1 mà chỉ cho giao tử n - 1. B. có thể sinh ra đời con 100% mắc đột biến dị bội. C. có thể sinh ra con bình thường và con mang đột biến. D. chỉ tạo ra các giao tử mang đột biến. Câu 111: Xác định phương án đúng: A. Tần số hoán vị gen là tỷ lệ cơ thể mang biến dị tổ hợp B. Tương tác gien là kiểu tác động của 2 gien không alen qui định một kiểu hình C. Trong phép lai phân tích tỷ lệ kiểu hình con lai bằng tỷ lệ giao tử của cơ thể đem lai D. Trong phép lai phân tích tần số hoán vị gien bằng tỷ lệ con lai có kiểu hình khác bố mẹ A= BDTH doPLDL, fHVG, TTGen,... B= Nói TTGen có cả TTGen alen D= fHVG = tỉ lệ con lai có KH chiếm tỉ lệ thấp hơn Câu 112: Cấu trúc nào sau đây không hình thành liên kết hiđrô: A. Gen của động vật B. Phân tử prôtêin có tính năng sinh học C. ARN thông tin D. ARN ri bô xôm C= mARN chỉ 1 mạch (ARN trong R cấu trúc phức tạp có LKH và LK bổ sung như tARN) Câu 113: Điểm giống nhau trong phương pháp gây đa bôị hóa khác loài và dung hợp tế bào trần khác loài là: A. Do con người tiến hành B. Phải dùng tác nhân hóa học tác động vào quá trình phân bào C. Tạo thể song nhị bội D. Con lai có bộ NST 4n Câu 114: Hiện tượng thuộc dạng cách li sau hợp tử là: A. Gà và vịt không giao phối B. Ngỗng và vịt giao phối nhưng tinh trùng ngỗng bị chết trong cơ thể vịt C. Hợp tử của trứng cóc với tinh trùng nhái không phát triển thành con lai D. Hạt phấn của cà chua không nẩy mầm trên đầu nhụy của cải củ Câu 115: Người ta sử dụng nhiều biện pháp để tạo dòng thuần làm cặp bố mẹ cho lai khác dòng, biện pháp nào sau đây không chính xác? A. Tự thụ phấn bắt buộc liên tục qua một số thế hệ B. Cho lai gần C. Cho lai khác loài D. Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh kết hợp lưỡng bội hóa Câu 116: Cơ sở giải thích cho tỉ lệ phân hoá đực : cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do A. tỉ lệ sống sót của hợp tử giới đực và hợp tử giới cái ngang nhau. B. số lượng cặp giới tính XX và cặp giới tính XY trong tế bào bằng nhau. C. một giới tạo một loại giao tử, giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. D. khả năng thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái ngang nhau. Câu 117: Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là A. tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống. B. làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể. C. thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến. D. làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng. Câu 118: Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau: 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa. Kết luận nào sau không đúng? A. Tần số alen A là 0,5; alen a là 0,5. B. Nếu là quần thể giao phối thì ở thế hệ tiếp theo, kiểu gen AA là 0,09. 0,5 . 0,5 = 0,25 C. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền. D. Nếu là quần thể tự phối thì ở thế hệ tiếp theo, kiểu gen aa chiếm 0,4. 0,3 + (0,4-0,2)/2 = 0,4.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Câu 119 Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội là do A. Một hoặc một số cặp NST không phân li trong phân bào. B. Tất cả các cặp NST không phân li trong phân bào. C. Một hoặc một số cặp NST không phân li trong giảm phân. D. Tất cả các cặp NST không phân li trong nguyên phân. Câu 120: Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là A. biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào. B. phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định. C. di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính. D. luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến. Câu 121: Thể lệch bội có điểm giống với thể đa bội là A. thường chỉ tìm thấy ở thực vật. B. đều không có khả năng sinh sản hữu tính. C. hình thành từ cơ chế rối loạn sự phân li nhiễm sắc thể trong phân bào. D. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của n và lớn hơn 2n. Câu 122: Câu có nội dung đúng sau đây là A. các đoạn mang gen trong 2 nhiễm sắc thể giới tính X và Y đều không tương đồng với nhau. B. trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen qui định tính đực hoặc tính cái, còn có các gen qui định các tính trạng thường. C. ở động vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. D. ở các loài thực vật đơn tính, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY còn giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX. Câu 123: Cơ sở giải thích cho tỉ lệ phân hoá đực : cái xấp xỉ nhau ở mỗi loài là do A. tỉ lệ sống sót của hợp tử giới đực và hợp tử giới cái ngang nhau. B. số lượng cặp giới tính XX và cặp giới tính XY trong tế bào bằng nhau. C. một giới tạo một loại giao tử, giới còn lại tạo 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. D. khả năng thụ tinh của giao tử đực và giao tử cái ngang nhau. Câu 124: Điểm có ở ADN ngoài nhân mà không có ở ADN trong nhân là A. được chứa trong nhiễm sắc thể. B. có số lượng lớn trong tế bào. C. hoạt động độc lập với nhiễm sắc thể. D. không bị đột biến. Câu 125: Có thể phát hiện gen trên nhiễm sắc thể thường, gen trên nhiễm sắc thể giới tính và gen trong tế bào chất bằng phép lai nào sau đây? A. Lai thuận nghịch. B. Lai phân tích. C. Tự thụ phấn ở thực vật. D. Giao phối cận huyết ở động vật. Xét lai thuận - nghịch: +Gen/NST thường: LT và LN cho k/quả giống nhau +Gen/NSTGT: LT và LN cho k/quả khác nhau. Trong mỗi phép lai, k/quả khác nhau ở 2 giới ♂♀ +Gen trong TBC: LT và LN cho k/quả khác nhau. Trong mỗi phép lai, con đều giống mẹ Câu 126: Loại biến dị chỉ di truyền qua sinh sản sinh dưỡng và không di truyền qua sinh sản hữu tính là A. thường biến và biến dị tổ hợp. B. đột biến xôma và thường biến. C. đột biến xôma và biến dị tổ hợp. D. thường biến và đột biến gen Câu 127: Giống nhau giữa các qui luật di truyền của Menđen là A. đều được phát hiện dựa trên cơ sở các gen phân li độc lập. B. kiểu tác động giữa các alen thuộc cùng một gen. C. nếu bố mẹ thuần chủng về n cặp gen tương phản thì con lai F1 đều có tỉ lệ kiểu hình là triển khai của biểu thức (3 + 1)n. D. khi F1 là thể dị hợp lai với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li về kiểu gen bằng 1 : 2 : 1. Câu 128: Có thể tạo được cành tứ bội trên cây lưỡng bội bằng cách tác động cônsixin là hoá chất gây đột biến đa bội A. vào lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử. B. lên đỉnh sinh trưởng của một cành cây. C. lên tế bào sinh hạt phấn trong quá trình giảm phân của nó. D. lên bầu nhuỵ trước khi cho giao phấn. Câu 129: Hoạt động nào sau đây là yếu tố đảm bảo cho các phân tử ADN mới được tạo ra qua nhân đôi, có cấu trúc giống hệt với phân tử ADN ”mẹ”? A. Sự tổng hợp liên tục xảy ra trên mạch khuôn của ADN có chiều 3’→ 5’. B. Sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit của mạch khuôn theo đúng nguyên tắc bổ sung. C. Hai mạch mới của phân tử ADN được tổng hợp đồng thời và theo chiều ngược với nhau. D. Sự nối kết các đoạn mạch ngắn được tổng hợp từ mạch khuôn có chiều 5’→ 3’ do một loại enzim nối thực hiện. Câu 130: Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản xuất insulin của người là thành quả của A. gây đột biến nhân tạo. B. dùng kỹ thuật vi tiêm. C. dùng kỹ thuật chuyển gen nhờ vectơ là plasmit. D. lai tế bào sinh dưỡng. Câu 131: Đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về plasmit sử dụng trong kỹ thuật di truyền? A. Là phân tử ARN mạch kép, dạng vòng. B. Là phân tử ADN mạch thẳng.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> C. Là vật chất di truyền chủ yếu trong tế bào nhân sơ và trong tế bào thực vật. D. Có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn. Câu 132: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này hình thành do A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. C. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. Câu 133: Dương xỉ phát triển mạnh nhất vào đại nào, kỉ nào sau đây? A. Kỉ tam điệp, đại trung sinh. B. Kỉ than đá, đại cổ sinh. C. Kỉ silua, đại cổ sinh. D. Kỉ pecmi, đại cổ sinh. Câu 134: Ưu thế lai đạt mức cao nhất ở con lai F1 và giảm dần ở các thế hệ sau là vì A. tần số kiểu gen có lợi ngày một giảm. B. tần số kiểu gen dị hợp tử ngày một giảm. C. tần số alen trội ngày một giảm. D. các gen lặn có hại ngày một tăng ở các thế hệ sau. Câu 135: Câu nào sau đây là đúng khi nói về thể đột biến dị đa bội? A. Có bộ nhiễm sắc thể là bộ đơn bội của hai loài bố mẹ. B. Dạng đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài và lớn hơn 2n. C. Thường xảy ra ở động vật, ít gặp ở thực vật. D. Được tạo ra bằng cách lai xa kết hợp đa bội hoá. Câu 136: Ví dụ nào sau đây là cơ quan tương tự? A. Tay người và cánh dơi. B. Tuyến nước bọt và tuyến nọc độc của rắn. C. Cánh sâu bọ và cánh dơi. D. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà lan. Câu 137: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. cá thể. B. quần thể. C. loài. D. mọi cấp độ. Câu 138: Quy luật phân ly có ý nghĩa thực tiễn là: A. Thấy được phân ly của tính trạng ở các thế hệ lai. B. Xác định được dòng thuần. C. Tìm được phương thức di truyền của tính trạng. D. Xác định được tính trạng trội, lặn để ứng dụng vào chọn giống. Câu 139: Điều nào sau đây là đúng khi nói về thể lệch bội? A. Tế bào sinh dưỡng thiếu một nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể. B. Tế bào sinh dưỡng mang ba nhiễm sắc thể ở tất cả các cặp nhiễm sắc thể. C. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể 4n. D. Tế bào sinh dưỡng mang bộ nhiễm sắc thể 2n. Câu 140: Đặc điểm chỉ có ở thể dị đa bội mà không có ở thể tự đa bội là: A. Tế bào mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau. B. Bộ nhiễm sắc thể tồn tại theo từng cặp tương đồng. C. Không có khả năng sinh sản hữu tính ( bị bất thụ). D. Hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào tăng lên so với dạng lưỡng bội. Câu 141: Sự hình thành loài mới theo Đacuyn: A. Do sự tích luỹ các biến đổi nhỏ trong một thời gian dài, dưới tác động của ngoại cảnh. B. Do các cơ chế cách ly sinh sản, cách ly di truyền. C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, nên sinh vật thay đổi và thích nghi với điều kiện sinh thái mới, lâu dần tạo nên loài mới. D. Loài mới được hình thành từ từ, qua nhiều dạng trung gian, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên, theo con đường phân ly tính trạng. Câu 142: Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người : 1. Bệnh máu khó đông. 2. Bệnh ung thư máu. 3. Bệnh phêninkêtôniệu 4. Hội chứng Đao. 5. Hội chứng claiphentơ. 6. Tật dính ngón tay số 2 và 3. 7. Hội chứng tơcnơ. Bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả nam và nữ là A. 1, 2, 3, 4, 6. B. 1, 2, 3, 4. C. 1, 2, 3, 4, 7. D. 1, 2, 3, 4, 5. Câu 143: Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản được F1 cho F1 lai với nhau, điều kiện để F2 có tỷ lệ kiểu hình 3: 1 là: 1.Số lượng cá thể đem phân tích phải lớn. 2.Tính trạng đem lai phải trội, lặn hoàn toàn. 3.Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng. Phương án đúng là: A. 1, 2. B. 1,2,3. C. 1, 3. D. 2, 3. Câu 144: Các cặp tính trạng di truyền phân ly độc lập với nhau khi: A. Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và di truyền trội, lặn hoàn toàn. B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. C. Tỷ lệ phân ly từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> D. Các cặp tính trạng di truyền trội lặn hoàn toàn và số cá thể đem phân tích phải đủ lớn. Câu 145: Phương pháp thông dụng nhất trong kỹ thuật chuyển gen ở động vật là A. cấy truyền phôi. B. cấy nhân có gen đã cải tiến. C. biến nạp. D. Vi tiêm. Câu 146: Trong thực tiễn hoán vị gen có ý nghĩa là: A. Tạo được nhiều tổ hợp gen độc lập. B. Làm hạn chế xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp. C. Tổ hợp các gen có lợi về cùng nhiễm sắc thể. D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể. Câu 147: Ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật: 1. Cấy truyền phôi. 2. Dung hợp tế bào trần. 3. Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân. 4. nuôi cấy hạt phấn. 5. Chọn dòng tế bào xôma có biến dị. 6. Nuôi cấy tế bào thực vật in vitro tạo mô sẹo. Phương án đúng là: A. 1,2,3,4. B. 2,4,5,6. C. 2,3,5,6. D. 1,2,5,6. Câu 148: Bệnh nào dưới đây được chi phối bởi hiện tượng di truyền thẳng? A. Bệnh máu khó đông. B. Bệnh dính ngón tay số 2 và 3 ở người. C. Bệnh ung thư máu. D. Hội chứng tơcnơ. Câu 149: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của sinh giới là A. ngày càng trở nên đa dạng phong phú hơn. B. Thích nghi ngày càng hợp lý với môi trường. C. Số cá thể và số loài ngày càng tăng. D. Tổ chức và cấu trúc cơ thể ngày càng nâng cao, phức tạp. Câu 150: Cho trâu đen lai với trâu đen thu được 4 nghé con trong đó có cả nghé đen và nghé trắng, biết tính trạng do một cặp gen quy định, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Khẳng định nào sau đây là sai? A. Trong số 4 nghé con thu được có thể có 3 nghé trắng, 1 nghé đen. B. Trong các nghé con thu được có 3 nghé đen và 1 nghé trắng. C. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp. D. Tính trạng màu đen ở trâu là tính trạng trội. Câu 151: Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam: A. Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3. B. Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông. C. Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao. D. Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ. Câu 152: Ý nào sau đây là sai: A. Thường biến chỉ là biến đổi ở kiểu hình không liên quan đến biến đổi trong kiểu gen B. Năng suất, sản lượng trứng, sữa ở động vật có mức phản ứng hẹp C. Thường biến là những biến đổi đồng loạt, theo cùng hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường. D. Thường biến do kiểu gen qui định Câu 153: Dạng đột biến nào sau đây không di truyền qua sinh sản hữu tính? A. đột biến xôma B. đột biến tiền phôi C. đột biến gen lặn D. đột biến giao tử Câu 154: Ý nghĩa cơ bản nhất của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh là: A. Tìm nguyên nhân hình thành trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng B. Xác định được các tính trạng nào của người chủ yếu do kiểu gen, các tính trạng nào chủ yếu do môi trường quyết định C. Nghiên cứu về kiểu gen của trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng D. So sánh các đặc điểm giống và khác nhau ở các trẻ đồng sinh Câu 155: Thành phần hoá học của nuclêôxôm gồm có: A. ADN và prôtêin. B. ARN và ADN. C. Nuclêôtit và nhiễm sắc thể. D. Prôtêin và ARN. Câu 156: Plasmit sử dụng trong kĩ thuật di truyền là: A. có khả năng nhân đôi độc lập với ADN nhiễm sắc thể của tế bào vi khuẩn B. phân tử ARN mạch kép, dạng vòng C. phân tử vật chất di truyền trong tế bào chất của tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật D. phân tử ADN mạch thẳng có ở tế bào chất của tế bào vi khuẩn Câu 157: Chức năng của nhiễm sắc thể giới tính là: A. Xác định giới tính và chứa gen qui định tính trạng thường không liên kết giới tính. B. Chỉ xác định giới tính và không chứa gen qui định tính trạng. C. Xác định giới tính và chứa gen qui định tính trạng thường liên kết giới tính. D. Chứa gen qui định tính trạng thường liên kết giới tính và không xác định giới tính. Câu 158: Thể ba nhiễm kép được hình thành từ sự thụ tinh của A. giao tử 2n với giao tử n. B. giao tử n + 1 với giao tử n + 1. C. giao tử n + 1 với giao tử n - 1. D. giao tử n + 1 + 1 với giao tử n. Câu 159: Ở người: - Bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định. Gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Đặc điểm của kiểu gen AaXBXb là: A. Trong giảm phân tạo 4 kiểu hình với tỉ lệ ngang nhau. B. Trong giảm phân tạo 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau. C. Tạo các loại giao tử có tỉ lệ không ngang nhau nếu xảy ra hoán vị gen. D. Chỉ biểu hiện bệnh mù màu..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Câu 160: Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là: A. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử. B. Sự di truyền của các cặp tính trạng riêng rẽ. C. Sự xuất hiện các kiểu hình mới chưa có ở bố mẹ. D. Sự tổ hợp lại các tính trạng đã có từ trước. Câu 161: Điều kiện nghiệm đúng của định luật phân li độc lập của Men đen là: A. Một gen ảnh hưởng lên nhiều tính trạng khác nhau B. Mỗi gen qui định một tính trạng cùng nằm trên 1 NST và di truyền cùng nhau C. Mỗi gen qui định một tính trạng nằm trên các NST tương đồng khác nhau. D. Do sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cromatit xảy ra ở kì đầu giảm phân I Câu 162: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên: A. Kiểu hình B. Toàn bộ kiểu gen C. Alen D. Kiểu gen Câu 163: Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là: A. Trong giao tử của mỗi loài chỉ luôn chứa một cặp nhiễm sắc thể giới tính. B. Gen trên NST giới tính cũng có hiện tượng liên kết với nhau giống như gen trên NST thường C. NST giới tính chỉ có trong tế bào sinh dục và không có trong tế bào sinh dưỡng. D. Số NST giới tính trong tế bào tương đương với số NST thường. Câu 164: Điểm nào sau đây không thể hiện sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? A. Số lượng nhiễm sắc thể trong cùng một tế bào. B. Hình thái NST trong tế bào sinh dưỡng giữa cá thể đực và cá thể cái trong loài C. Thành phần hoá học của nhiễm sắc thể. D. Về vai trò của NST trong việc xác định giới tính của cơ thể. Câu 165: Đặc điểm quan trọng nhất của plasmid mà người ta chọn nó làm vật thể truyền gen là: A. ADN có số lượng các cặp nucleotit ít, khoảng từ 8000 đến 20000 cặp. B. ADN plasmid tự nhân đôi độc lập với ADN của vi khuẩn. C. Chỉ tồn tại trong tế bào chất của vi khuẩn. D. Chứa gen mang thông tin di truyền quy định một số tính trạng nào đó. Câu 166: Tế bào sinh dưỡng của một thể ngũ bội (5n) chứa bộ nhiễm sắc thể, trong đó A. một cặp NST nào đó có 5 chiếc B. một số cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc C. tất cả các cặp NST mà mỗi cặp đều có 5 chiếc D. bộ NST lưỡng bội được tăng lên 5 lần Câu 167: Những bệnh, tật nào sau đây biểu hiện chủ yếu ở nam giới? A. Bệnh tiểu đường B. Hội chứng Đao, hội chứng Claiphentơ C. Bạch tạng, bệnh phêninketô niệu D. Mù màu, máu khó đông Câu 168: Cơ chế nào sau đây giúp bộ nhiễm sắc thể trong tế bào con tạo ra từ nguyên phân giống với bộ nhiễm sắc thể ở tế bào mẹ? A. Nhân đôi và phân li nhiễm sắc thể. B. Phân li và tái tổ hợp nhiễm sắc thể. C. Nhân đôi và tái tổ hợp nhiễm sắc thể. D. Tái tổ hợp nhiễm sắc thể. Câu 169: Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen AABB thành 15 phôi và nuôi cấy thành 15 cá thể. Cả 15 cá thể này: A. Có kiểu hình hoàn toàn khác nhau B. Có giới tính giống hoặc khác nhau C. Có khả năng giao phối với nhau để sinh con D. Có mức phản ứng giống nhau Bộ NST giống nhau, KG giống nhau, giới tính giống nhau. Câu 170: Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau: Nòi 1: ABGEDCHI; Nòi 2: BGEDCHIA; Nòi 3: ABCDEGHI; Nòi 4: BGHCDEIA Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó. Trình tự đúng sự xuất hiện các nòi trên là: A. 1 → 2 → 4 → 3 B. 3 → 1 → 2 → 4 C. 2 → 4 → 3 → 1 D. 2 → 1 → 3 → 4 Nòi đầu tiên phải là ABCDEGHI, từ đó căn cứ vào mất, thêm, thay thế, đảo để xem xét Câu 171: Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho P thuần chủng, khác nhau hai cặp tính trạng tương phản. Điểm khác biệt giữa định luật phân li độc lập với liên kết gen là: I. Tỉ lệ kiểu hình của F1 II. Tỉ lệ kiểu hình và tỉ lệ kiểu gen của F2 III. Tỉ lệ kiểu hình đối với mỗi cặp tính trạng ở đời F2 IV. Sự xuất hiện các biến dị tổ hợp nhiều hay ít Câu trả lời đúng A. II và IV B. II và III C. I, II, III và IV D. I, III và IV Chú ý: I. đồng tính, III. Phân tính 3 : 1 Câu 172: Cho các thành tựu sau: (1). Cừu Đôly (CN TB) (2). Giống bông kháng sâu bệnh (CN gen) (3). Chuột bạch có gen hoocmôn sinh trưởng của chuột cống (CN gen) (4). Giống dâu tằm tam bội (ĐB NST) (5). Giống cà chua có gen làm chín bị bất hoạt (CN gen).

<span class='text_page_counter'>(15)</span> (6). Giống lúa hạt gạo màu vàng có khả năng tổng hợp β - carotene (CN gen) Các thành tựu của công nghệ gen là: A. (1), (3), (5), (6) B. (1), (2), (3), (5), (6) C. (2), (3), (5), (6) D. (1), (2), (3), (5) Câu 173: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất? A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành nên tế bào sống đầu tiên B. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử protein và axit nucleic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hóa học D. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi và xúc tác Câu 174: Ví dụ nào sau đây là cơ quan thoái hóa? A. Gai cây hoa hồng B. Nhụy trong hoa đực của cây ngô C. Ngà voi D. Diều của chim Câu 175: Nội dung nào giải thích bên cạnh những loài sâu có màu xanh lẫn với màu của lá còn có những loài sâu có màu sặc sỡ nổi bật trên nền môi trường? A. Do đột biến phát sinh theo nhiều hướng khác nhau B. Do tác động của chọn lọc tự nhiên theo nhiều hướng khác nhau C. Do tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên tính biến dị của sinh vật D. Do tác động của chọn lọc nhân tạo trong quá trình sản xuất Màu sặc sỡ báo hiệu nguy hiểm (có thể thật hay đánh lừa) cũng là hướng thích nghi bên cạnh màu nguỵ trang Câu 176: Cho các nhân tố: (1). Biến động di truyền (2). Đột biến (3). Giao phối không ngẫu nhiên (4). Giao phối ngẫu nhiên Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: A. (1), (4) B. (2), (4) C. (1), (2) D. (1), (3) Câu 177: Một loài sinh vật có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 200C đến 340C, giới hạn về độ ẩm từ 70% đến 92%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống được ở môi trường nào? A. Môi trường có nhiệt độ từ 190C đến 340C , độ ẩm từ 71% đến 91% B. Môi trường có nhiệt độ từ 240C đến 390C , độ ẩm từ 80% đến 92% C. Môi trường có nhiệt độ từ 260C đến 320C , độ ẩm từ 78% đến 87% D. Môi trường có nhiệt độ từ 170C đến 340C , độ ẩm từ 68% đến 90% Câu 178: Trong một trang trại nuôi rất nhiều gà, chẳng may một vài con bị cúm H5N1 rồi lây lan sang nhiều con khác. Yếu tố sinh thái đúng nhất gây ra hiện tượng trên là: A. Yếu tố vô sinh B. Yếu tố không phụ thuộc mật độ C. Yếu tố phụ thuộc mật độ D. Yếu tố giới hạn Câu 179: Mỗi loại NST trong tế bào của thể song nhị bội đều có A. 4n nhiễm sắc thể B. 2 nhiễm sắc thể C. 2n nhiễm sắc thể D. 4 nhiễm sắc thể Song nhị bội chứ ko phải tứ bội, do đó vẫn 2NST , chứ ko phải 4NST Câu 180: Chức năng của gen điều hòa là: A. Kích thích hoạt động điều khiển tổng hợp protein của gen cấu trúc B. Luôn luôn ức chế quá trình điều khiển tổng hợp protein của các gen cấu trúc C. Kiểm soát hoạt động của gen cấu trúc thông qua các sản phẩm do chính gen điều hòa tạo ra. D. Tạo tín hiệu để báo hiệu kết thúc quá trình điều khiển tổng hợp protein của gen cấu trúc Câu 181: Ý nào sau đây không phải là hậu quả của hiện tượng trôi dạt lục địa? A. Dẫn đến những đợt đại tuyệt chủng hàng loạt của các loài sinh vật B. Dẫn đến thời điểm bùng nổ sự phát triển của các loài sinh vật mới C. Làm biến đổi hình thái cấu tạo của các loài sinh vật D. làm thay đổi rất mạnh điều kiện khí hậu của Trái Đất Câu 182: Công nghệ tế bào thực vật không có khả năng A. nhân nhanh các giống hiếm B. tổ hợp được hai nguồn gen có nguồn gốc rất khác nhau C. tạo dòng mà tất các cặp gen đều ở trạng thái đồng hợp D. tạo ưu thế lai Câu 183: Xét các mối quan hệ sau: (1). Phong lan bám trên cây gỗ (2). Vi khuẩn lam và bèo hoa dâu (3). Cây nắp ấm và ruồi (4). Chim mỏ đỏ và linh dương (5). Lươn biển và cá nhỏ (5). Cây tầm gửi và cây gỗ Mối quan hệ hợp tác là: A. (4), (5) B. (1), (2), (3), (4), (5) C. (1), (2), (4), (5), (6) D. (2), (4), (5), (6) Câu 184: Savan là khu sinh học trên cạn thuộc A. vùng nhiệt đới B. vùng ôn đới C. vùng cận bắc cực D. vùng bắc cực.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Câu 185: Xét 4 quần thể của một loài cây thân thảo sống trong 4 môi trường có diện tích khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước(số lượng) lớn nhất? A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 520m2 và có mật độ 18 cá thể/1m2 B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 340m2 và có mật độ 56 cá thể/1m2 C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 780m2 và có mật độ 24 cá thể/1m2 D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 280m2 và có mật độ 16 cá thể/1m2 Câu 186: Một trong những vai trò của quá trình ngẫu phối đối với quá trình tiến hóa là A. phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể B. tạo alen mới làm phong phú thêm vốn gen của quần thể C. phát tán các đột biến trong quần thể D. tăng cường phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt Câu 187: Ba loài ếch – Rana pipiens, Rana clamitans và Rana sylvatica – cùng giao phối trong một cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp đúng với các cá thể cùng loài vì các loài ếch này có tiếng kêu khác nhau. Đây là ví dụ về loại ngăn cách nào và là kiểu cách li gì? A. Ngăn cách trước hợp tử và được gọi là cách li tập tính B. Ngăn cách trước hợp tử và được gọi là cách li thời gian C. Ngăn cách sau hợp tử và được gọi là cách li tập tính D. Ngăn cách sau hợp tử và được gọi là không hình thành con lai Câu 188: Một phân tử ARN chỉ chứa 3 loại ribonu là ađênin, uraxin và guanin. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra phân tử ARN nói trên? A. AAA, XXA, TAA, TXT B. AAG, GTT, TXX, XAA C. TAG, GAA, ATA, ATG D. ATX, TAG, GXA, GAA ARN có A,U,G  Mgốc gen có T,A,X  MBS gen có A,T,G Câu 189: Chuỗi thức ăn trong đại dương: Tảo → Giáp xác → Cá nổi có kích thước nhỏ → Cá thu, cá ngừ → Cá mập (là vật dữ đầu bảng). Cá voi là loài thú lớn nhất sống dưới nước, tổng sản lượng của cá voi trong đại dương không thua kém cá mập, có khi còn lớn hơn. Vậy thực tế cá voi đã sử dụng loại thức ăn nào? A. Giáp xác và cá nổi có kích thước nhỏ B. Chỉ ăn cá mập C. Chỉ ăn cá thu, cá ngừ D. Tảo và giáp xác Câu 190: Sự phân tầng sẽ làm giảm cạnh tranh giữa các quần thể vì A. nó làm giảm nguồn dinh dưỡng của môi trường sống B. nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã C. nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường D. nó làm phân hóa ổ sinh thái giữa các loài trong quần xã Câu 191: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ: A. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín. B. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên. D. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng cho chúng Câu 192: Loại gen khi bị đột biến không làm thay đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào là A. Gen trên NST thường B. Gen trên NST giới tính C. Gen trên phân tử ADN dạng vòng D. Gen trong tế bào sinh dưỡng Câu 193: Bằng chứng cho thấy bào quan ti thể trong tế bào sinh vật nhân thực có lẽ có nguồn gốc từ sinh vật nhân sơ là A. Khi nuôi cấy, ti thể trực phân hình thành khuẩn lạc B. Có thể nuôi cấy ti thể và tách chiết ADN dễ dàng như đối với vi khuẩn C. Cấu trúc hệ gen của ti thể và hình thức nhân đôi của ti thể giống như vi khuẩn D. Ti thể rất mẫn cảm với thuốc kháng sinh Câu 194: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến, công đoạn không thể thiếu là: A. Cho sinh sản để nhân lên thành giống mới B. Lai giữa các cá thể mang biến dị đột biến với nhau C. Chọn lọc các biến dị phù hợp với mục tiêu đề ra D. Chuyển gen mong muốn sang cá thể đột biến Câu 195: Sự khác nhau về trình tự axit amin trong một đoạn polipeptit β - hemôglôbin ở một số động vật có vú như sau: (1). Lợn: - Val – His – Leu – Ser – Ala – Glu – Glu – Lys – Ser – (2). Ngựa: - Val – His – Leu – Ser – Gly – Glu – Glu – Lys – Ala – (3). Đười ươi: - Val – His – Leu – Thr – Pro – Glu – Glu – Lys – Ser –.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Nếu lấy trình tự các nucleotit của đười ươi làm gốc để sắp xếp mức độ gần gũi về nguồn gốc thì trật tự đó là: A. (3) → (2) → (1) B. (2) → (1) → (3) C. (1) → (2) → (3) D. (3) → (1) → (2) Câu 196: Trong phương pháp tạo giống bằng lai tế bào sinh dưỡng, dòng tế bào của loài A có kiểu gen AAbb, dòng tế bào của loài B có kiểu gen DDkk. Tế bào lai được tạo ra giữa một tế bào của dòng A và một tế bào của dòng b sẽ có kiểu gen A. AADD B. AAbbDDkk C. AbDk D. Adbk Lai TBSD (tức là dung hợp TB trần khác loài) gồm Loại bỏ thành xenlulo tạo các TB trần  Kết hợp 2 TB trần khác loài tạo TB lai  Tạo cây lai từ TB lai Câu 197: Bản đồ di truyền có vai trò gì trong công tác giống? A. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng có giá trị kinh tế B. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng cần loại bỏ C. Xác định được vị trí các gen quy định các tính trạng không có giá trị kinh tế D. Rút ngắn thời gian chọn cặp giao phối, do đó rút ngắn thời gian tạo giống Câu 198: Hình thành loài theo con đường địa lý diễn ra theo sơ đồ : A. Loài mới → Cách li địa lí → Nòi địa lí → cách li sinh sản → loài gốc B. Nòi địa lí → loài gốc → cách li địa lí → kiểu gen mới → loài mới C. Loài gốc → Cách li địa lí → Nòi địa lí → cách li sinh sản → loài mới D. Loài gốc → Cách li sinh sản → Nòi địa lí → cách li địa lí → loài mới Câu 199: Xét một quần thể trong đó các cá thể dị hợp về một locut nhất định có ưu thế chọn lọc hơn so với các dạng đồng hợp tử. Trường hợp này thể hiện kiểu A. Chọn lọc ổn định B. Chọn lọc loại bỏ đồng hợp tử khỏi quần thể C. Chọn lọc phân hóa D. Chọn lọc định hướng Câu 200: Áp lực của chọn lọc tự nhiên so với áp lực của quá trình đột biến như thế nào? A. Áp lực của chọn lọc tự nhiên bằng áp lực của quá trình đột biến B. Áp lực của chọn lọc tự nhiên nhỏ hơn áp lực của quá trình đột biến C. Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn một ít so với áp lực của quá trình đột biến D. Áp lực của chọn lọc tự nhiên lớn hơn nhiều so với áp lực của quá trình đột biến Câu 201: Tập hợp nào sau đây là một quần xã sinh vật? A. Sen trong hồ B. Sáo mỏ vàng trên cây đa C. Cá trê đen trong ao D. Chuột trên thảo nguyên Câu 202: Đột biến mất đoạn NST có vai trò (1). Xác định được vị trí của các gen trên NST để lập bản đồ gen (2). Loại bỏ đi những gen có hại không mong muốn (3). Làm mất đi một số tính trạng xấu không mong muốn (4). Giảm bớt cường độ biểu hiện của các gen xấu không mong muốn Câu trả lời đúng A. (1), (3), (4) B. (1), (2), (3) C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (4) Câu 203: Ở ngô, màu sắc của lá do sự di truyền lục lạp quy định. Khi cho cây ngô lá xanh đốm trắng thụ phấn thụ phấn với cây lá xanh bình thường thì thế hệ con xuất hiện A. Một số cây lá xanh bình thường, một số cây lá đốm và một số cây lá bạch tạng hoàn toàn B. Toàn cây lá xanh đốm trắng C. Toàn cây lá xanh D. Một số cây lá xanh, một số cây lá đốm Câu 204: Khi loài ưu thế bị tuyệt diệt thì loài nào sau đây sẽ trở thành loài ưu thế của quần xã? A. Loài thứ yếu B. Loài ngẫu nhiên C. Loài chủ chốt D. Không hình thành loài ưu thế Câu 205: Trong nhân đôi ADN, nucleotit sau sẽ gắn vào nucleotit trước ở vị trí A. cacbon 5’ của đường C5H10O5. B. cacbon 3’ của đường C5H10O5. C. cacbon 3’ của đường C5H10O4. D. cacbon 5’ của đường C5H10O4. Do đó chiều của mạch tổng hợp là 5’  3’ Câu 206: Trong số các xu hướng sau: (1) Tần số các alen không đổi qua các thế hệ. (5) Quần thể phân hóa thành các dòng thuần. (2) Tần số các alen biến đổi qua các thế hệ. (6) Đa dạng về kiểu gen. (3) Thành phần kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. (7) Các alen lặn có xu hướng được biểu hiện. (4) Thành phần kiểu gen không đổi qua các thế hệ. Những xu hướng xuất hiện trong quần thể tự thụ phấn và giao phối gần là A. (2); (3); (5); (7). B. (1); (3); (5); (7). C. (1); (4); (6); (7). D. (2); (3); (5); (6). Câu 207: Mật độ cá thể có ảnh hưởng đến các mối quan hệ trong quần thể như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> A. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. B. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể tăng cường hỗ trợ lẫn nhau. C. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau. D. Khi mật độ cá thể trong quần thể tăng quá cao, các cá thể ít cạnh tranh nhau; khi mật độ giảm, các cá thể trong quần thể ít hỗ trợ lẫn nhau. Câu 208: Cho các khâu sau: 1. Trộn 2 loại ADN với nhau và cho tiếp xúc với enzim ligaza để tạo ADN tái tổ hợp. 2. Tách thể truyền (plasmit) và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. 3. Đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận. 4. Xử lí plasmit và ADN chứa gen cần chuyển bằng cùng một loại enzim cắt giới hạn. 5. Chọn lọc dòng tế bào có ADN tái tổ hợp. 6. Nhân các dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp thành các khuẩn lạc. Trình tự các bước trong kĩ thuật di truyền là A. 2,4,1,3,5,6. B. 1,2,3,4,5,6. C. 2,4,1,3,6,5. D. 2,4,1,5,3,6. Câu 209: Nguy cơ lớn nhất làm giảm số lượng các loài trong quần xã do con người gây ra là gì? A. Các hoạt động của con người làm thay đổi, phân nhỏ và biến dạng nơi ở của nhiều loài trên cạn lẫn dưới nước. B. Khai thác quá mức các loài có tiềm năng kinh tế. C. Du nhập những loài ngoại lai vào quần xã trong nước. D. Khai thác quá mức làm một số loài tuyệt chủng dẫn đến phá vỡ mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài. Câu 210: Người ta hay sử dụng virut làm thể truyền trong nghiên cứu thay thế gen bệnh ở người bằng các gen lành là vì: A. Dùng virut làm thể truyền ít gây tác dụng xấu hơn là dùng plasmit làm thể truyền B. Bằng cách này gen lành có thể chèn vào được NST của người C. Bằng cách này gen lành có thể được nhân lên thành nhiều bản sao trong tế bào người thay thế gen gây bệnh D. Bằng cách này gen lành có thể tồn tại trong tế bào chất mà không bị enzim phân huỷ Câu 211: Cho vị trí các gen trên 1 NST như sau (tính bằng đơn vị bản đồ). A B C D A 30 20 30 B 30 10 60 C 20 10 50 D 30 60 50 Trật tự phân bố của gen trên bản đồ di truyền là. A. B- C- D- A B. A- B- C- D C. C- B- D- A D. B- C- A- D Câu 212: Cho biết các bước của một quy trình như sau: 1. Trồng những cây này trong những điều kiện môi trường khác nhau. 2. Theo dõi ghi nhận sự biểu hiện của tính trạng ở những cây trồng này. 3. Tạo ra được các cá thể sinh vật có cùng một kiểu gen. 4. Xác định số kiểu hình tương ứng với những điều kiện môi trường cụ thể. Để xác định mức phản ứng của một kiểu gen quy định một tính trạng nào đó ở cây trồng, người ta phải thực hiện quy trình theo trình tự các bước là: A. 3 → 1 → 2 → 4. B. 1 → 3 → 2 → 4. C. 3 → 2 → 1 → 4. D. 1 → 2 → 3 → 4. Câu 213: Trình tự các loài nào trong số trình tự các loài nêu dưới đây được sắp xếp đúng theo trình tự thời gian tiến hoá 1. người đứng thẳng (H.erectus) 2. người khéo léo (H.habilis) 3.người hiện đại (H.sapiens) 4. người Neandectan, A. 1, 2, 3,4 B. 2, 4, 3,1 C. 2, 1,4, 3 D. 2,1, 3, 4 Câu 214: Phát hiện quan trọng của Đacuyn về các sinh vật cùng loài trong tự nhiên là gì? A. Một số cá thể có khả năng di truyền các biến dị do học tập mà có. B. Các đặc điểm thích nghi chỉ hợp lí tương đối. C. Các biến dị xuất hiện trong sinh sản thì di truyền được. D. Các cá thể cùng loài không hoàn toàn giống mà khác nhau về nhiều chi tiết. Câu 215: Khai thác tài nguyên một cách bền vững là A. cấm không được khai thác để bảo vệ B. hủy diệt các loài không có giá trị để bảo vệ những loài có giá trị C. khai thác một cách hợp lí các dạng tài nguyên tái sinh, tái chế, tái sử dụng những dạng tài nguyên không tái sinh D. khai thác tài nguyên một cách tối đa cho phát triển kinh tế xã hội Câu 216: Tại sao hệ sinh thái là một hệ thống sinh học hoàn chỉnh và tương đối ổn định?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> A. vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau. B. vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. C. vì các sinh vật trong quần xã luôn cạnh tranh với nhau và đồng thời tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. D. vì các sinh vật trong quần xã luôn tác động với các thành phần vô sinh của sinh cảnh. Câu 217: Một gen rất ngắn được tổng hợp nhân tạo trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau: Mạch I: (1) TXA ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG GTA XAT (2) Mạch II: (1) AGT TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX XAT GTA (2) Gen này dịch mã trong ống nghiệm cho ra 1 chuỗi pôlipeptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy cho biết mạch nào được dùng làm khuôn để tổng hợp ra mARN và chiều sao mã trên gen A. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (2)(1) B. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (1)(2) C. Mạch II làm khuôn, chiều sao mã từ (1)(2) D. Mạch I làm khuôn, chiều sao mã từ (2)(1) Trên mARN, mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là ... UGA Câu 218: Ở một loài động vật, màu sắc lông do một gen có hai alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Một quần thể loài này có thành phần kiểu gen là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Cho các trường hợp sau: (1) Các cá thể AA có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. (2) Các cá thể Aa có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. (3) Các cá thể aa có sức sống và khả năng sinh sản kém, các cá thể khác có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. (4) Các cá thể aa và AA đều có sức sống và khả năng sinh sản kém như nhau, các cá thể Aa có sức sống và khả năng sinh sản bình thường. Chọn lọc tự nhiên sẽ nhanh chóng làm thay đổi tần số alen của quần thể trong các trường hợp: A. (1), (3) B. (3), (4) C. (2), (4) D. (1), (2). Câu 219: Mối quan hệ giữa quá trình đột biến và quá trình giao phối đối với tiến hoá là A. quá trình ĐB tạo ra nguồn nguyên liệu sơ cấp còn quá trình GP tạo ra nguồn nguyên liệu thứ cấp. B. đa số ĐB là có hại, quá trình GP trung hoà tính có hại của đột biến. C. quá trình ĐB gây áp lực không đáng kể đối với sự thay đổi tần số tương đối của các len, quá trình GP sẽ tăng cường áp lực cho sự thay đổi đó. D. quá trình ĐB làm cho một gen phát sinh thành nhiều alen, quá trình GP làm thay đổi giá trị thích nghi của một đột biến gen nào đó. Câu 220: Cho con đực thân đen mắt trắng t/c lai với con cái thân xám mắt đỏ t/c được F1 toàn thân xám mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau, đời F2 có tỉ lệ: Ở giới cái:100% thân xám mắt đỏ. Ở giới đực: 40% thân xám mắt đỏ: 40% thân đen mắt trắng: 10% thân xám mắt trắng: 10% thân đen mắt đỏ. Biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định. Phép lai này chịu sự chi phối của các quy luật: 1, Di truyên trội lặn hoàn toàn. 2. Gen nằm trên NST X, di truyền chéo. 3. liên kết gen không hoàn toàn. 4. Gen nằm trên NST Y, di truyền thẳng. A. 1,2,3 B. 1,2,4 C. 2,3,4 D. 1,3,4 Câu 221: Loài cá nhỏ kiếm thức ăn dính ở kẽ răng của cá lớn, đồng thời làm sạch chân răng của cá lớn. Trên đây là mối quan hệ sinh thái nào? A. Hội sinh B. Hợp tác C. Cộng sinh D. Kí sinh Câu 222: Điều nào không đúng là nguyên nhân của sự thất thoát năng lượng lớn khi qua các bậc dinh dưỡng? A. Do một phần năng lượng của sinh vật làm thức ăn không sử dụng được (rễ, lá rơi rụng, xương, da, lông...) B. Do một phần năng lượng được động vật sử dụng, nhưng không được đồng hoá mà thải ra môi trường dưới dạng các chất bài tiết. C. Do một phần năng lượng mất đi qua hô hấp và tạo nhiệt ở mỗi bậc dinh dưỡng. D. Do một phần năng lượng mất đi qua sự huỷ diệt sinh vật một cách ngẫu nhiên. Câu 223: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về bệnh ung thư ở người? A. Ung thư đã đến giai đoạn di căn thì các tế bào ung thư sẽ tách khỏi khối u để vào máu, tái lập khối u ở nhiều nơi khác. B. Có nhiều nguyên nhân gây ung thư, nhìn chung các trường hợp ung thư đều liên quan đến gen hoặc NST. C. Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến NST gây nên, không liên quan đến môi trường. D. Ung thư là bệnh được đặc trung bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số tế bào trong cơ thể. Câu 224: Khi nói về quy trình nuôi cấy hạt phấn, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Dòng tế bào đơn bội được xử lí hoá chất (cônsixin) gây lưỡng bội hoá tạo nên dòng tế bào lưỡng bội. B. Các hạt phấn có thể mọc trên môi trường nuôi cấy nhân tạo để tạo thành các dòng tế bào đơn bội C. Sự lưỡng bội hoá các dòng tế bào đơn bội sẽ tạo ra được các dòng lưỡng bội thuần chủng. D. Giống được tạo ra từ phương pháp này có kiểu gen dị hợp, thể hiện ưu thế lai cao nhất. Câu 225: Cho các đặc điểm về sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực như sau: 1. chiều tổng hợp ; 2. các enzim tham gia; 3. thành phần tham gia; 4. số lượng các đơn vị nhân đôi; 5. nguyên tắc nhân đôi; 6. số chạc hình chữ Y trong một đơn vị nhân đôi. Sự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực khác với sự nhân đôi ADN ở E.coli về:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> A. 1, 3, 4, 6. B. 1, 2, 4, 6. C. 3, 5. D. 2, 4. Câu 226: Phép lai 1 giữa cú mèo màu đỏ và cú mèo màu bạc, khi thì sinh ra toàn cú mèo màu đỏ, khi thì sinh ra 1/2 cú mèo màu đỏ: 1/2 cú mèo màu bạc và có khi 1/2đỏ : 1/4 trắng : 1/4 bạc. Phép lai giữa 2 cú mèo màu đỏ cũng sinh ra có khi toàn màu đỏ, có khi 3/4 đỏ : 1/4 bạc hoặc 3/4 đỏ : 1/4 trắng. Xác định kiểu di truyền của các tính trạng này? A. Tính trạng do nhiều gen quy định. B. Tính trạng trội không hoàn toàn. C. Có hiện tượng gen gây chết. D. Tính trạng đơn gen đa alen. Câu 227: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi. B. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh. C. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn. D. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể. Câu 228: Loại đột biến nào sau đây làm tăng các loại alen về một gen nào đó trong vốn gen của quần thể? A. Đột biến điểm. B. Đột biến lệch bội. C. Đột biến dị đa bội. D. Đột biến tự đa bội Câu 229: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng? A. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen quy định các tính trạng thường. B. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng, giống nhau giữa giới đực và giới cái. C. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế bào xôma. D. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Câu 230 : Khi nói về chọn lọc ổn định, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Đây là hình thức chọn lọc bảo tồn những cá thể mang tính trạng trung bình, đào thải những cá thể mang tính trạng chệch xa mức trung bình. B. Quá trình chọn lọc chỉ làm thay đổi thành phần kiểu gen nhưng không làm thay đổi tần số alen trong quần thể. C. Quá trình chọn lọc diễn ra theo một số hướng khác nhau, trong mỗi hướng sẽ hình thành đặc điểm thích nghi với hướng chọn lọc. D. Khi điều kiện sống trong khu phân bố của quần thể bị thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất thì sẽ diễn ra chọn lọc ổn định. Câu 231 : Dấu hiệu không phải của tiến bộ sinh học là A. số lượng cá thể tăng dần , tỉ lệ sống sót ngày càng cao. B. khu phân bố mở rộng và liên tục. C. số lượng cá thể giảm dần, tỉ lệ sống sót ngày càng cao. D. phân hóa nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú. Câu 232: Có hai giống lúa, một giống có gen qui định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen qui định kháng bệnh Y. Bằng cách nào dưới đây, người ta có thể tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau? Biết rằng, gen qui định kháng bệnh X và gen qui định kháng bệnh Y nằm trên hai cặp NST tương đồng khác nhau. A. Dung hợp tế bào trần của hai giống trên, nhờ hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST. B. Sử dụng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng bệnh X vào giống có gen kháng bệnh Y hoặc ngược lại. C. Lai hai giống cây với nhau rồi sau đó xử lí con lai bằng tác nhân đột biến nhằm tạo ra các đột biến chuyển đoạn NST chứa cả hai gen có lợi vào cùng một NST. D. Lai hai giống cây với nhau rồi lợi dụng hiện tượng hoán vị gen ở cây lai mà hai gen trên được đưa về cùng một NST. Câu 233 : Ý nghĩa nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec? A. Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. B. Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của tiến hoá. C. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. D. Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. Câu 234 Có bao nhiêu kết luận không đúng khi nói về gen ngoài nhân? (1) Gen ngoài nhân biểu hiện ra kiểu hình không đều ở hai giới. (2) Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào trong quá trình phân bào. (3) Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch là giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ. (4) Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác. (5) Do con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ, hay nói cách khác, mọi di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Chỉ có (4) là đúng còn 4 tr/hợp kia là sai Câu 235 Cho các biện pháp sau: (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. (3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. (4) Cấy truyền phôi ở động vật..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (3). Câu 236 Cho các bước tạo động vật chuyển gen: (1) Lấy trứng ra khỏi con vật. (2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường. (3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm. (4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi. Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là A. (1) → (3) → (4) → (2). B. (3) → (4) → (2) → (1). C. (2) → (3) → (4) → (1). D. (1) → (4) → (3) → (2). Câu 237 Cho các thành tựu sau: (1) Chủng Penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. (2) Cây lai Pomato. (3) Giống táo má hồng cho năng suất cao gấp đôi. (4) Con F1 (Ỉ × Đại Bạch): 10 tháng tuổi nặng 100 kg, tỷ lệ nạc trên 40%. (5) Cừu Đôli. (6) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản suất hoocmôn somatostatin. (7) Giống bò mà sữa có thể sản xuất prôtêin C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch máu ở người. (8) Tạo các cây trồng thuần chủng về tất cả các gen bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lý cônxisin. Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra không phải bằng công nghệ tế bào? A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. (1),(3),(4),(6),(7) Câu 238 Trong những nhận định sau, có bao nhiêu nhận định không đúng về tiến hoá nhỏ? (1) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể qua các thế hệ. (2) Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian. (3) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. (4) Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp. (5) Tiến hóa nhỏ hình thành các nhóm phân loại trên loài (chi, họ, bộ...). (6) Tiến hóa nhỏ chỉ làm biến đổi tần số alen, không làm biến đổi tần số kiểu gen. A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. (3),(5),(6) Câu 239 Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. (2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. (3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. (4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật. (5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. (6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản. A. (1), (5). B. (2), (4). C. (3), (4). D. (3), (5). (1),(5) Câu 240 Khi nói về bằng chứng tiến hóa, có các nhận định sau: (1) Sự giống nhau về cấu tạo đại thể các cơ quan tương đồng ở các loài khác nhau là do các loài đều được chọn lọc tự nhiên tác động theo cùng một hướng. (2) Dựa vào bằng chứng sinh học phân tử có thể chứng minh quan hệ họ hàng gần gũi giữa các loài. (3) Cơ quan tương đồng thể hiện sự tiến hóa phân li, cơ quan thoái hóa thể hiện sự tiến hóa đồng quy. (4) Khi so sánh cấu tạo hình thái giữa các loài sinh vật ta thấy chúng có những đặc điểm tương tự nhau cho phép ta kết luận về nguồn gốc chung của chúng. (5) Cơ quan tương tự phán ánh tiến hóa đồng quy. Nhận định nào đúng? A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (5). D. (3), (4). Câu 241 Theo quan niệm hiện đại về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen theo một hướng xác định. D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể. Câu 242 Ở người, những bệnh và hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? (1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Bệnh ung thư máu ác tính. (3) Hội chứng Tớcnơ. (4) Hội chứng khóc tiếng mèo kêu. (5) Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. (6) Bệnh bạch tạng. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (5), (6). Câu 243 Trong quần thể người có một số thể đột biến sau: (1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm. (3) Bạch tạng. (4) Claiphentơ. (5) Dính ngón tay 2 và 3. (6) Máu khó đông. (7) Tơcnơ. (8) Đao. (9) Mù màu. Những thể đột biến lệch bội là.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> A. (1), (4), (7), (8). B. (1), (3), (7), (9). C. (4), (7), (8). D. (4), (5), (6), (8). (1) ĐBCTNST (2) ĐBG (3) ĐBG (4) LB NSTGT là XXY (5) ĐBG trên NSTGT Y (6) ĐBG trên NSTGT X (7) LB NSTGT là XO (8) LB NST thường là 3NST số 21 (9) ĐBG trên NSTGT X Câu 244: Cho các loại tế bào sau: (1) Tế bào đơn bội ở người. (2) Tế bào xôma ở châu chấu đực .(3) Tế bào giao tử bình thường ở ruồi giấm. (4) Thể ba nhiễm ở ruồi giấm. (5) Tế bào của người bị mắc hội chứng Tớc-nơ. (6) Tế bào tứ bội ở củ cải. Có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể là một số lẻ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 1) n = 23 2) Cặp NST GT là XO 3) 2n = 8 => n = 4 4) 2n+1 = 8+1= 9 5) Cặp NST GT là XO 6) 4n luôn là số chẵn dù n bằng bao nhiêu Câu 245 Ở người, những bệnh và hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? (1) Bệnh phêninkêtô niệu. (2) Bệnh ung thư máu ác tính. (3) Hội chứng Tớcnơ. (4) Hội chứng khóc tiếng mèo kêu. (5) Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm. (6) Bệnh bạch tạng. A. (1), (2). B. (2), (3). C. (2), (4). D. (5), (6). Câu 246: Trong quần thể người có một số thể đột biến sau: (1) Ung thư máu. (2) Hồng cầu hình liềm. (3) Bạch tạng. (4) Claiphentơ. (5) Dính ngón tay 2 và 3. (6) Máu khó đông. (7) Tơcnơ. (8) Đao. (9) Mù màu. Những thể đột biến lệch bội là A. (1), (4), (7), (8). B. (1), (3), (7), (9). C. (4), (7), (8). D. (4), (5), (6), (8). (1) ĐBCTNST (2) ĐBG (3) ĐBG (4) LB NSTGT là XXY (5) ĐBG trên NSTGT Y (6) ĐBG trên NSTGT X (7) LB NSTGT là XO (8) LB NST thường là 3NST số 21 (9) ĐBG trên NSTGT X Câu 247: Cho các loại tế bào sau: (1) Tế bào đơn bội ở người. (2) Tế bào xôma ở châu chấu đực .(3) Tế bào giao tử bình thường ở ruồi giấm. (4) Thể ba nhiễm ở ruồi giấm. (5) Tế bào của người bị mắc hội chứng Tớc-nơ. (6) Tế bào tứ bội ở củ cải. Có bao nhiêu tế bào có bộ nhiễm sắc thể là một số lẻ? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 1) n = 23 2) Cặp NST GT là XO 3) 2n = 8 => n = 4 4) 2n+1 = 8+1= 9 5) Cặp NST GT là XO 6) 4n luôn là số chẵn dù n bằng bao nhiêu Câu 248 Xét trường hợp một gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn so với alen lặn. Trường hợp nào sau đây biểu hiện ngay thành kiểu hình? (1) Loài đơn bội, đột biến gen trội thành gen lặn. (2) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY. (3) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST giới tính Y không có alen tương ứng trên X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XY. (4) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên NST giới tính X và cá thể có cơ chế xác định giới tính là XO. (5) Loài lưỡng bội, đột biến gen trội thành gen lặn, gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. (6) Loài lưỡng bội, đột biến gen lặn thành gen trội, gen nằm trên NST thường hoặc NST giới tính. A. (2), (3), (4), (5), (6). B. (1), (3), (4), (6). C. (1), (2), (3), (4), (5), (6). D. (1), (2), (3), (4), (6). Câu 249 Có bao nhiêu kết luận không đúng khi nói về gen ngoài nhân? (1) Gen ngoài nhân biểu hiện ra kiểu hình không đều ở hai giới. (2) Các gen ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào trong quá trình phân bào. (3) Kết quả phép lai thuận và phép lai nghịch là giống nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nghĩa là di truyền theo dòng mẹ. (4) Tính trạng do gen ngoài nhân quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác. (5) Do con lai mang tính trạng của mẹ nên di truyền tế bào chất được xem là di truyền theo dòng mẹ, hay nói cách khác, mọi di truyền theo dòng mẹ đều là di truyền tế bào chất. A. 2. B. 4. C. 5. D. 3. Chỉ có (4) là đúng còn 4 tr/hợp kia là sai Câu 250 Cho các biện pháp sau: (1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. (2) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> (3) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. (4) Cấy truyền phôi ở động vật. Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (3). Câu 251 Cho các bước tạo động vật chuyển gen: (1) Lấy trứng ra khỏi con vật. (2) Cấy phôi đã được chuyển gen vào tử cung con vật khác để nó mang thai và sinh đẻ bình thường. (3) Cho trứng thụ tinh trong ống nghiệm. (4) Tiêm gen cần chuyển vào hợp tử và hợp tử phát triển thành phôi. Trình tự đúng trong quy trình tạo động vật chuyển gen là A. (1) → (3) → (4) → (2). B. (3) → (4) → (2) → (1). C. (2) → (3) → (4) → (1). D. (1) → (4) → (3) → (2). Câu 252 Cho các thành tựu sau: (1) Chủng Penicillium có hoạt tính pênixilin tăng gấp 200 lần dạng ban đầu. (2) Cây lai Pomato. (3) Giống táo má hồng cho năng suất cao gấp đôi. (4) Con F1 (Ỉ × Đại Bạch): 10 tháng tuổi nặng 100 kg, tỷ lệ nạc trên 40%. (5) Cừu Đôli. (6) Tạo chủng vi khuẩn E.coli sản suất hoocmôn somatostatin. (7) Giống bò mà sữa có thể sản xuất prôtêin C chữa bệnh máu vón cục gây tắc mạch máu ở người. (8) Tạo các cây trồng thuần chủng về tất cả các gen bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn rồi xử lý cônxisin. Có bao nhiêu thành tựu được tạo ra không phải bằng công nghệ tế bào? A. 6. B. 3. C. 4. D. 5. (1),(3),(4),(6),(7) Câu 253 Các cặp tính trạng di truyền phân ly độc lập với nhau khi: A. Mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng và di truyền trội, lặn hoàn toàn. B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. C. Tỷ lệ phân ly từng cặp tính trạng đều 3 trội : 1 lặn. D. Các cặp tính trạng di truyền trội lặn hoàn toàn và số cá thể đem phân tích phải đủ lớn. Câu 254: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng? A. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin. B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN. C. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN. D.Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN. Câu 255: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm A. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn. B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn. C. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn. D. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn. 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1-10 C D C D C B C C A C 11-20 B D B B C D C B B D 21-30 C A D A A D B A B B 31-40 C B D B C A D A A A 41-50 A B D A C C A A C C 51-60 B D B C B B A C D C 61-70 A B D A A D A B B B 71-80 D B C C C D D A B B 81-90 C C C A D B A A A A 91-100 B B B A C A D C C D 101-110 D B B B C B B B D C 111-120 C C C D C C A B C D 121-130 C B C C A C B B B C 131-140 D C B B D C A D A A 141-150 D B A B D C B B B B 151-160 D B A B A A C B B D 161-170 C A B C B C D A D B 171-180 A C A B B D C C B C 181-190 C D A A B C A C A C.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> 191-200 201-210 211-220 221-230 231-240 241-250 251-260. D D D B C D A. C B A D C C D. C A C C B C C. C A D D B B B. D C C B A C A. B B B D A C. D B D D D B. C A A A B D. A A A A A B. D A A A C A.

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

×