Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Lí luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay ( số liệu đến năm 2020)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.52 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong dòng chảy tư tường kinh tế của nhân loại kể từ thời kỳ cổ đại cho tới
ngày nay, do đặc thù trình độ phát triển ứng với mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi nền sản
xuất xã hội mà hình thành nhiều tư tưởng, trường phái lý luận về kinh tế khác nhau.
Mặc dù có sự đa dạng về nội hàm lý luận, nội dung tiếp cận và đối tượng
nghiên cứu riêng phản ánh trình độ nhận thức, lập trường tư tưởng và quan điểm lợi
ích của mỗi trường phái, song khoa học kinh tế nói chung và khoa học kinh tế chính
trị nói riêng đều có điểm chung, đó là kết quả của q trình khơng ngừng hoàn
thiện. Các phạm trù, khái niệm khoa học với tư cách là kết quả nghiên cứu và phát
triển khoa học kinh tế chính trị ở giai đoạn sau đều có sự kế thừa một cách sáng tạo
trên cơ sở những tiền đề lý luận đã được khám phá ở giai đoạn trước đó, đồng thời,
dựa trên cơ sở kết quả tổng kết thực tiễn kinh tế của xã hội đang diễn ra. Kinh tế
chính trị Mác - Lênin, một trong những mơn khoa học kinh tế chính trị của nhân
loại, được hình thành và phát triền theo logic lịch sử như vậy.
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được xác lập
hoàn toàn ở nhiều nước Tây Âu, những mâu thuẫn vốn có của chủ nghĩa tư bản
ngày càng gay gắt, phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản chống chế độ áp bức
bóc lột của giai cấp tư sản ngày càng lên cao và chuyển từ tự phát sang tự giác, từ

~1~


đấu tranh kinh tế đến đấu tranh chính trị, địi hỏi phải có lý luận cách mạng làm vũ
khí tư tưởng cho giai cấp vô sản – chủ nghĩa Mác đã ra đời.
Các Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895) là người sáng lập chủ nghĩa
Mác với ba bộ phận cấu thành là triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội
khoa học dựa trên cơ sở kế thừa có tính phê phán và chọn lọc những lý luận khoa
học của triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị cổ điển Anh, chủ nghĩa xã hội không
tưởng Pháp.. Kinh tế chính trị do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập là sự thống nhất


giữa tính khoa học và tính cách mạng, đứng trên lập trường của giai cấp công nhân
để xem xét các hiện tượng và quá trình kinh tế của xã hội tư bản
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, V.I. Lênin (1870-1924) đã tiếp tục bảo vệ
và phát triển chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới. V.I. Lênin đã sáng tạo ra lý luận khoa
học về chủ nghĩa đế quốc. Đồng thời V.I. Lênin còn vạch ra những q trình có tính
quy luật trong cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chính sách kinh tế mới có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự phát triển của nhân loại.
C. Mác, Ph.Ăngghen và V.I. Lênin đã thực hiện cuộc cách mạng vĩ đại trong kinh tế
chính trị học. Kinh tế chính trị Mác – Lênin là lý luận sắc bén của giai cấp cơng
nhân và nhân dân lao động tồn thế giới trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư
bản, xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản.
Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức
kinh tế, đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hóa ra đời
là bước ngoặt căn bản trong lịch sử phát triển của xà hội loài người, đưa lồi người
thốt khỏi tình trạng "mơng muội", xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh
chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.. Để hiểu rõ hơn
về sản xuất hàng hóa và vận dụng của sản xuất hàng hóa ở nước ta hiện nay, em xin
được phân tích chủ đề “Lí luận về sản xuất hàng hóa và vận dụng trong phát
triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay”. Do trình độ hiểu biết cịn hạn
~2~


chế, em kính mong được sự nhận xét, góp ý của thầy để bài làm của em được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.
*Số liệu được lấy đến năm 2020.

NỘI DUNG
I.
1.


Lí luận về sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa
a. Sản xuất hàng hóa và tinh tất yếu
-

Sản xuất hàng hóa là một khái niệm được sử dụng trong kinh tế chính trị
Marx-Lenin dùng để chỉ về kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được
sản xuất ra không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người
trực tiếp sản xuất ra nó mà là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
khác, thông qua việc trao đổi, mua bán trên thị trường. Nói cách khác,
tồn bộ q trình sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng; các câu hỏi
sản xuất cái gì, như thế nào, và cho ai đều thông qua hệ thống thị trường
và do thị trường quyết định.

-

Sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế phân biệt với sản xuất tự cung
tự cấp ở thời kì đầu của lịch sử lồi người. Ở thời kì đó, sản phẩm của sự
lao động được tạo ra chỉ để phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của chính người
sản xuất ra chúng. Đây là kiểu tổ chức sản xuất tự nhiên khép kín trong
phạm vi từng đơn vị nhỏ, không cho phép mở rộng quan hệ với các đơn vị
~3~


khác. Vì vậy nó có tích chất bảo thủ, trì trệ, bị giới hạn ở nhu cầu hạn hẹp.
Sản xuất tự cung tự cấp thích ứng với thời kỳ lực lượng sản xuất còn chưa
phát triển, khi mà lao động thủ cơng chiếm địa vị thống trị. Nó có trong
thời kỳ công xã nguyên thủy và tồn tại chủ yếu trong thời kỳ chiếm hữu nô
lệ. Trong thời kỳ phong kiến, sản xuất tự cung tự cấp tồn tại dưới hình thái
điền trang, thái ấp của địa chủ và kinh tế nông dân gia trưởng.

-

Khi lực lượng sản xuất phát triển cao, phân cơng lao động được mở rộng
thì dần dần xuất hiện trao đổi hàng hóa. Khi trao đổi hàng hóa trở thành
mục đích thường xun của sản xuất thì sản xuất hàng hóa ra đời theo
đúng quy luật tất yếu của nó

b.
-

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa là một phạm trù lịch sử, chỉ xuất hiện và tồn tại trong
xã hội khi có những điều kiện nhất định. Theo quan điểm của Chủ nghĩa
Marx thì sự ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa phụ thuộc vào hai điều
kiện cơ bản sau:
• Phân cơng lao động xã hội: là sự chun mơn hóa sản xuất, phân chia
lao động xã hội ra thành các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau
của nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, bản thân con người lại có nhiều
nhu cầu khác nhau, bởi vậy địi hỏi họ phải đi trao đổi sản phẩm của
mình để thỏa mãn các nhu cầu đó. Phân cơng lao động xã hội là cơ sở,
là tiền đề của sản xuất hàng hóa. Theo C.Mác: “Sự phân cơng lao động
xã hội là điều kiện tồn tại của nền sản xuất hàng hóa, mặc dầu ngược
lại, sản xuất hàng hóa khơng phải là điều kiện tồn tại của sự phân công
lao động xã hội”. Phân công lao động xã hội càng phát triển, thì sản


xuất và trao đổi hàng hóa càng mở rộng hơn, đa dạng hơn.
Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất: là
những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định
~4~



với nhau. Do đó sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể
kinh tế, người này muốn tiêu dùng sản phẩm lao động của người khác
cần phải thơng qua trao đổi, mua bán hàng hố. Trong lịch sử, sự tách
biệt này do chế độ tư hữu về tư hữu tư tiệu sản xuất quy định.
Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì tư liệu sản xuất thuộc sở
hữu của mỗi cá nhân và kết quả là sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu
-

của họ.
Hai điều kiện trên là điều kiện cần và đủ cho sự ra đời và tồn tại của sản
xuất hàng hóa, nếu thiếu một trong hai điều kiện đó sẽ khơng có sản xuất
hàng hóa. Chính vì vậy, khi xem xét thực trạng nền sản xuất hàng hóa, cần

c.
-

phải coi đây là nền tảng cơ sở để tìm hiểu.
Lịch sử ra đời phát triển của sản xuất hàng hóa
Ra đời từ khi chế độ chiếm hữu nô lệ xuất hiện và phát triển mạnh nhất trong
chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ( giai đoạn thấp của hình thái kinh tế xã
hội cộng sản chủ nghĩa ) đến giai đoạn cao của hình thái kinh tế xã hội cộng
sản chủ nghĩa ( tức là đến xã hội chủ nghĩa cộng sản ) thì sản xuất hàng hóa

-

tự tiêu vong
Sản xuất hàng hóa phát triển qua 2 giai đoạn:
• Giai đoạn 1: kinh tế hàng hóa giản đơn là sản xuất hàng hóa chủ

yếu dựa trên tư nhân nhỏ về tư liệu sản xuất, kết hợp với sức lao
động cá nhân của người lao động. Người lao động nắm tư liệu
sản xuất do đó họ tự quyết định tổ chức sản xuất vì vậy khơng có
quan hệ bóc lột. Sản xuất với quy mô nhỏ, phân tán, công cụ lao
động lạc hậu, năng suất thấp do đó nền sản xuất phát triển chậm



( nhưng nhanh hơn sản xuất tự cấp tự túc )
Đặc trưng: thực hiện trong xã hội nô lệ và phong kiến
Giai đoạn 2: sản xuất hàng hóa phát triển. Sản xuất hàng hóa tập
trung quy mơ lớn bằng máy móc năng xuất cao. Được đặc trưng
trong chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội. Sản xuất hàng hóa
~5~


khách quan của thị trường, vì vậy nó cịn đc gọi là kinh tế thị


d.
-

trường
Kinh tế thị trường là hình thức ( trình độ ) phát triển cao của sản

xuất hàng hóa
Đặc trưng của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hóa có những đặc trưng cơ bản sau đây:
• Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán. Theo chủ nghĩa
Marx-Lenin thì trong lịch sử lồi người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế

khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp (tự túc, tự cấp) và sản xuất hàng
hóa. Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm
được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân
người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã
nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng dưới chế
độ phong kiến... Trong khi đó, sản xuất hàng hóa là kiểu tổ chức kinh
tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là
để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thơng qua việc trao đổi,


mua bán.
Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa
mang tính xã hội. Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính
chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho xã hội, đáp ứng nhu cầu của
người khác trong xã hội. Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế,
thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất
tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là cơng việc riêng, mang
tính độc lập của mỗi người. Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc
khơng phù hợp với tính chất xã hội. Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của
sản xuất hàng hóa. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì mâu thuẫn giữa lao

~6~


động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng


e.


trong nền kinh tế hàng hóa.
Mục đích của sản xuất hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không

phải giá trị sử dụng.
Ưu thế của sản xuất hàng hóa

So với nền kinh tế tự cung tự cấp, nền sản xuất hàng hóa có rất nhiều ưu thế
vượt trội hơn hẳn:
-

Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. Sản xuất hàng hóa ra đời trên cơ
sở của phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất vì thế, nó
khai thác được những lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người,
từng cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó, sự phát triển của sản xuất hàng hóa lại
tác động trở lại, thúc đẩy sự phát triển của phân công lao động xã hội, làm

-

cho chun mơn hóa lao động ngày càng tăng.
Đẩy mạnh q trình xã hội hóa sản xuất. Sản xuất hàng hóa phá vỡ tính tự
cung tự cấp, bảo thủ, lạc hậu của nền sản xuất tự cấp tự túc. Khai thác
được lợi thế về tự nhiên, xã hội, kỹ thuật của từng người, từng cơ sở, từng

-

vùng, từng địa phương, kích thích sự phát triển về kinh tế của cả quốc gia.
Đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội. Xã hội ngày càng phát triển, nhu
cầu của con người ngày càng gia tăng cả về lượng và chất, sản xuất hàng
hóa giúp cho họ có nhiều sự lựa chọn hơn để đáp ứng nhu cầu của mình.
Góp phần cải thiện đời sống xã hội đồng thời làm tăng khả năng lao động

của xã hội.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, sản xuất hàng hóa cũng có những mặt trái
của nó như phân hóa giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm
ẩn những khả năng khủng hoảng, phá hoại môi trường, hệ sinh thái, xã hội,
v.v..
II.

Thực trạng về nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
~7~


1.

Thực trạng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam trong những năm gần đây
- Từ nền sản xuất hàng hóa giản đơn thời phong kiến tới nền kinh tế hàng
hóa sau này, nền sản xuất hàng hóa của nước ta đã khơng ngừng biến đổi
-

và phát triển.
Trong thời kì bao cấp trước đổi mới, nền kinh tế hàng hóa đồng thời là nền
kinh tế kế hoạch. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp kìm
hãm sự phá triển của nền sản xuất hàng hóa. Biến hình thức tiền lương
thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực sản xuất, thủ tiêu cạnh tranh và lưu
thông thị trường. Sự nhận thức sai lầm của nước ta thời kì này đã khiến
nền kinh tế suy sụp, sức sản xuất hàng hóa xuống dốc khơng phanh. Từ
năm 1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm cịn giảm:
Năm 1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm
1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với
tốc độ tăng trưởng dân số, làm cho thu nhập quốc dân bình quân đầu


-

người bị sụt giảm 14%.
Từ năm 1986, sau khi Đảng và Nhà nước đã kịp thời chuyển đổi nền kinh
tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế
sản xuất hàng hóa nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ. Việt Nam từ
một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu
nhập trung bình thấp. Nếu như trong giai đoạn đầu đổi mới 1986 - 1990,
mức tăng trưởng GDP bình quân hằng năm chỉ đạt 4,4%, thì giai đoạn
1991 - 1995, tăng trưởng GDP bình quân đã đạt 8,2%/năm. Các giai đoạn
sau đó đều có mức tăng trưởng khá cao, riêng giai đoạn 2016 - 2019 đạt
mức bình quân 6,8. Liên tiếp trong 4 năm, từ năm 2016 - 2019, Việt Nam
đứng trong top 10 nước tăng trưởng cao nhất thế giới, là một trong 16 nền
kinh tế mới nổi thành công nhất. Đặc biệt, trong năm 2020, trong khi phần
lớn các nước có mức tăng trưởng âm hoặc đi vào trạng thái suy thoái do
tác động của đại dịch COVID-19, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng
~8~


2,91%, góp phần làm cho GDP trong 5 năm (2016 - 2020) tăng trung bình
5,9%/năm, thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất khu vực và
thế giới. Quy mô nền kinh tế được nâng lên, nếu như năm 1989 mới đạt
6,3 tỷ USD thì đến năm 2020 đã đạt khoảng 343 tỷ USD. Đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần, năm 2020, thu nhập
bình quân đầu người đạt trên 3.500 USD. Các cân đối lớn của nền kinh tế
về tích luỹ - tiêu dùng, tiết kiệm - đầu tư, năng lượng, lương thực, lao
động - việc làm… tiếp tục được bảo đảm, góp phần củng cố vững chắc
nền tảng kinh tế vĩ mơ. Tính theo chuẩn nghèo chung, tỷ lệ nghèo giảm
mạnh từ hơn 70% năm 1990 xuống còn dưới 6% năm 2018; hơn 45 triệu

người thoát nghèo trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2018. Chỉ số đổi
mới sáng tạo toàn cầu của Việt Nam năm 2020 được xếp thứ 42/131 nước,
đứng đầu nhóm 29 quốc gia có cùng mức thu nhập. Xếp hạng về phát triển
bền vững của Việt Nam đã tăng từ thứ 88 năm 2016 lên thứ 49 năm 2020,
cao hơn nhiều so với các nước có cùng trình độ phát triển kinh tế.
Biểu đồ 1: Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2011-2020 (%)

Bảng 1: Tỷ trọng cơ cấu GDP giai đoạn 2011-2020 (%)
Năm

Cơ cấu GDP giai đoạn 2011- 2020 (%)
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
~9~


2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017
2018
2019
2020
2.

19,57

19,22
17,96
17,70
17,00
16,32
15,34
14,57
13,96
14,85

32,24
33,55
33,20
33,22
33,25
32,72
33,34
34,28
34,49
33,72

36,74
37,27
38,74
39,04
39,73
40,92
41,32
41,17
41,64

41,63

Đánh giá thực trạng
a. Kết quả đạt được
- Cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam từ sau khi đổi mới tới nay đã có nhiều
thay đổi đáng mừng. Có sự chuyển đổi tích cực từ khu vực I (nơng lâm
nghiệp và thủy sản) sang khu vực II (công nghiệp và xây dựng) và khu
-

vưc III (dịch vụ).
Cơ cấu thành phần kinh tế của nước ta cũng đã có sự tiến bộ. Từ nền kinh
tế mang nặng tính cơng hữu, lấy kinh tế quốc doanh là hình thức cao nhất,
đến nay, nước ta đã có nền kinh tế nhiều thành phần với sự tham gia ngày
càng mạnh mẽ của kinh tế ngồi Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước

-

ngoài.
Kinh tế đã đạt tốc độ tăng trưởng cao và được xếp vào nhóm tăng trưởng
cao trên thế giới. Quy mô nền kinh tế tăng nhanh, tổng sản phẩm quốc nội

-

đến năm 2020 đã đạt khoảng 271,2 tỷ USD
Việt Nam đã dần hình thành đầy đủ, đồng bộ các yếu tố thị trường và các
loại thị trường, vận hành cơ bản thông suốt, gắn kết với thị trường khu vực
và quốc tế. Thị trường hàng hóa, dịch vụ đã có bước phát triển và hồn
thiện về quy mơ, cơ cấu hàng hóa - thị trường trong và ngồi nước, kết cấu
hạ tầng thương mại, dịch vụ, cơ chế quản lý, mức độ cạnh tranh. Quy mô
thị trường trong nước liên tục tăng

~ 10 ~


-

Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với
hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức,
theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường tồn cầu. Cho đến nay đã có
gần 50 quốc gia công nhận nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường,

-

trong đó có các đối tác thương mại lớn của Việt Nam.
Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cơ bản gắn kết
hài hòa với phát triển văn hóa, xây dựng con người, tiến bộ và công bằng
xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường. An sinh xã hội cơ bản được đảm
bảo, hệ thống an sinh xã hội và phúc lợi xã hội phát triển khá đồng bộ, đặc
biệt là trong vấn đề giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển hệ thống
bảo hiểm xã hội, chính sách ưu đãi người có cơng với nước, trợ giúp xã
hội, chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, tạo điều kiện để người dân được

b.
-

tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ về văn hóa, y tế và giáo dục
Hạn chế
Tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng nền kinh tế hàng hóa
Việt Nam vẫn chưa thể hiện được một cách triệt để những ưu thế của
mình. Bên cạnh đó là sự tồn đọng những hạn chế của nền sản xuất hàng
hóa nước ta cần được sớm giải quyết.

• Về tăng trưởng kinh tế: còn chậm, chưa bền vững, vẫn ở dưới mức tiềm


năng, khả năng cạnh tranh quốc tế chưa cao
Về thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển: Lực lượng sản xuất của Việt
Nam dù đã có sự phát triển lớn so với trước khi đổi mới, song hiện nay
trình độ lao động của Việt Nam còn kém. “Theo đánh giá mới nhất của
Ngân hàng Thế giới, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam chỉ đạt mức
3,79 điểm (theo thang điểm 10), xếp thứ 11 trong số 12 nước Châu Á



tham gia xếp hạng” ( năm 2019 ).
Về phân bổ các nguồn lực cho phát triển: còn dàn trải, lãng phí, chưa
cơng bằng, chưa đem lại hiệu quả cao; vấn đề phân hóa giàu nghèo, bất
bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; đời sống vật
~ 11 ~


chất và tinh thần của một bộ phân dân cư, nhất là nông dân ở nông
thôn, vùng sâu, vùng xa chậm được cải thiện, ít được hưởng lợi từ
thành quả tăng trưởng chung của nền kinh tế. Yếu tố vật chất được đề
cao, yếu tố tinh thần, đạo đức có lúc, có nơi bị xem nhẹ. Do vậy, đã
xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa vị kỷ, cá nhân, coi trọng đồng


tiền, xem thường truyền thống đạo lý, tác động xấu tới đời sống xã hội.
Về đẩy mạnh quá trình xã hội hóa sản xuất: Năng suất lao động xã hội
ở Việt Nam còn thấp. Việc xuất khẩu hàng Việt Nam vẫn cịn gặp nhiều
khó khăn do giá thành cao, bị kiện bán phá giá hay bị kiểm soát ở thị

trường một số nước như Hoa Kì.



Về đáp ứng nhu cầu đa dạng cho xã hội: Nước ta đã đáp ứng khá tốt cả
về mẫu mã và chất lượng. Tuy nhiên sự xuất hiện của hàng giả, hàng
nhái, hàng kém chất lượng trên thị trường ngày càng nhiều. Giá các
mặt hàng thiết yếu như điện, nước liên tục tăng.

~ 12 ~


Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta

III.

hiện nay
-

Tập trung đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao: Tỷ lệ lao động thất
nghiệp ở Việt Nam rất cao nhưng lại khơng đủ số lao động có trình độ lao
động nên đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Nước ta nên mở rộng
đào tạo lực lượng lao động có trình độ cao chun mơn sâu, thu hẹp hệ
thống đào tạo đạo học cao đẳng kém chất lượng.

-

Đẩy mạnh phân công lại lao động xã hội: Muốn khai thác tối đa mọi
nguồn lực cần phát triển nhiều ngành nghề, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật
chất kỹ thuật hiện có và tạo việc làm cho người lao động. Phân công lại

lao động giữa các ngành theo hướng chuyên môn hóa sản xuất, hợp tác
hóa lao động. Cùng với mở rộng phân công lao động trong nước là tiếp
tục mở rộng phân công và hợp tác lao động quốc tế

-

Đẩy mạnh cách mạng khoa học công nghệ: phát triển nền kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong kinh tế thị trường, các doanh
nghiệp chỉ có thể đứng vững trong cạnh tranh nếu thường xuyên tổ chức
lại sản xuất, đổi mới thiết bị, công nghệ nhằm tăng năng suất lao động, hạ
thấp chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Muốn vậy cần đẩy
mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu mới của khoa học
cách mạng – công nghệ vào sản xuất và lưu thơng, đảm bảo hàng hóa đủ
sức cạnh tranh.

-

Phát triển nền sản xuất hàng hóa cho xuất khẩu: Nước ta có vị trí địa lý
thuận lợi cho việc giao thương. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ. Điều này
cho thấy lực lượng lao động của nước ta hồn tồn có đủ điều kiện để sản
xuất hàng hóa xuất khẩu. Hiện nay, nhiều mặt hàng xuất khẩu như gạo, cá
tra, cá basa... đang đóng góp một phần khơng nhỏ cho GDP nước ta.
~ 13 ~


-

Hồn thiện cơng tác quy hoạch, kế hoạch và đầu tư phát triển.: Công tác
quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển là những cơng tác đóng vai trị
quan trọng điều tiết nền kinh tế. Hồn thiện những cơng tác này sẽ giúp

nền kinh tế có một chỗ dựa vững chắc, đẩy nhanh phát triển nền kinh tế
hàng hóa.

-

Kiểm sốt lạm phát và giá cả: Việc giá cả leo thang và lạm phát kéo dài
ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế và cuộc sống hàng ngày của người lao
động. Nhà nước cần kiểm sốt tình hình này. Đồng thời, áp giá sản cho
các sản phẩm nông sản mua tại vườn, tại ruộng để bảo vệ quyền lợi cho
nông dân, tránh tình trạng rớt giá xuống q thấp khiến nhà nơng khốn
đốn trong thời gian qua.

Có thể nhận thấy rằng việc xây dựng và phát triển nền sản xuất hàng hóa ở nước ta
là một q trình vừa có tính cấp bách lại vừa mang tính chiến lược lâu dài. Trong
thời kỳ chuyển biến của nền kinh tế nước ta, bên cạnh những thành tựu to lớn,
chúng ta còn phải đối mặt với nhiều thách thức, cản trở. Khó khăn đặt ra ở đây là
nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường trong bối cảnh nền kinh tế còn tồn tại nhiều
yếu kém, năng suất lao động thấp. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng,
ta có thể khẳng định kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ được phát triển theo hướng
XHCN. Nền kinh tế phát triển ngày càng cao trên cơ sở nền khoa học công nghệ và
lực lượng sản xuất hiện đại, sự phân công lao động hợp lý, xây dựng phát triển cơ
sở hạ tầng với kế hoạch phát triển lâu dài.

---------HẾT---------

~ 14 ~


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.


Giáo trình Kinh tế chính trị, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
/>%20h%E1%BB%8Dc%20ph%E1%BA%A7n%20Kinh%20t%E1%BA
%BF%20ch%C3%ADnh%20tr%E1%BB%8B%20MNL(K)%20Tr

2.

3.

%20%C4%91%E1%BA%A7u-%20Tr100.pdf
Nền sản xuất hàng hóa - Wikipedia
/>%C3%A0ng_h%C3%B3a
Sự hình thành và phát triển nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN Việt
Nam
/>
4.

truong-dinh-huong-xhcn-o-viet-nam--267974.html
. Sản xuất hàng hóa và các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa
/>
5.

xuat-hang-hoa/4cc04ef3
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 2020
/>
~ 15 ~




×