Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.74 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN KIỂM TRA 45 PHÚT MÔN ĐỊA LÍ – KHỐI 11 – HK2 I.. TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Quần đảo Nhật Bản thuộc đại dương nào? A.Thái Bình Dương C. Đại Tây Dương. B. Ấn Độ Dương D.Bắc Băng Dương. Câu 2. Quần đảo Nhật Bản trải dài theo hình vòng cung, có độ dài khoảng: A.3.200km. B. 3.800km. C.6.400km. D. 8.300km. Câu 3. Quần đảo Nhật Bản nằm ở phía nào của Châu Á: A.Tây Á. B.Đông Á. C.Bắc Á. D.Trung Á. Câu 4. Tổng diện tích quần đảo Nhật Bản là: A.378 nghìn km2. B.357 nghìn km2. C.368 nghìn km2. D.377 nghìn km2. Câu 5. Đảo nào chiếm diện tích lớn nhất (61%) tổng diện tích quần đảo Nhật Bản: A.Hôn-su. B.Kiu-xiu. C.Hôc-cai-đô. D.Xi-cô-cư. Câu 6. Thủ đô Tokyo nằm trên đảo nào? A.Hôn-su. B.Kiu-xiu. C.Hôc-cai-đô. D.Xi-cô-cư. Câu 7. Đỉnh núi cao nhất ở Nhật Bản là: A.Phanxibang C.Koxiko. B.Phú Sỹ D.Chomolungma. Câu 8. Loại định hình nào chiếm hơn 80% diện tích của quần đảo Nhật Bản? A.Đồi núi. B.Đồng bằng.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> C.Hoang mạc. D.Thảo nguyên. Câu 9. Đồng bằng của Nhật Bản có đặc điểm gì? A.Diện tích rộng, được phù sa bồi đắp. B.Tương đối cao,xen nhiều đồi thấp. C.Nhỏ hẹp, phân bố ven biển, rất tốt. D.Thấp, nhiều đầm lấy, phân bố ven biển. Câu 10. Đồng bằng lớn nhất Nhật Bản là: A.Echigo. B.Nobi. C.Kanto. D.Kochi. Câu 11. Các dòng biển nóng và lạnh đã mang lại cho Nhật Bản những thuận lợi gì? A.Khí hậu ấm áp quanh năm C.Tạo nên nhiều ngư trường lớn. B.Đồng bằng ven biển nhiều mưa D.Tránh được bão. Câu 12. Phía nam của Nhật Bản thuộc đới khí hậu nào? A.Hàn đới. B.Cận nhiệt đới. C.Nhiệt đới. D.Xích đạo. Câu 13.Những lợi ích do những vùng có núi lửa mang lại là: A.Suối khoáng nóng dùng làm nơi nghỉ ngơi và chữa bệnh B.Xây dựng nhà máy điện sử dụng năng lượng địa nhiệt C.Trồng cây nhiệt đới D.Tất cả các ý trên Câu 14. Sông ngòi ở Nhật Bản có đặc điểm gì? A.Nhỏ, ngắn,dốc. B.Dài, đóng băng vào mùa xuân. C.Dài, đóng băng vào mùa đông. D.Uốn khúc, có nhiều hồ móng ngựa. Câu 15.Nhật Bản là quốc gia có độ che phủ rừng lớn thứ mấy Châu Á? A.Thứ nhất. B.Thứ 2. C.Thứ 4. D.Thứ 5.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 16.Dân số của Nhật Bản năm 2005 là: A.82,5 triệu người. B.127,7 triệu người. C.143 triệu người. D.206,3 triệu người. Câu 17. Hiện nay, dân số Nhật Bản đang phát triển theo xu hướng nào? A.Trẻ hóa. B.Già hóa. C.Nữ nhiều hơn nam. D.Tuổi lao động ngày càng tăng. Câu 18. Vào năm nào thì kinh tế Nhật Bản đã khôi phục ngang bằng mức trước chiến tranh Thế giới II? A.1946. B.1952. C.1960. D.1973. Câu 19.Nguyên nhân nào đã dẫn đến sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế Nhật Bản? A.Duy trì cơ câu kinh tế hai tầng B.Tập trung phát triển các ngành công nghiệp then chốt C.Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp D.Tất cả các ý trên Câu 20.Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ mấy trên Thế giới? A.Thứ nhất. B.Thứ 2. C.Thứ 4. D.Thứ 5. Câu 21.Ngành công nghiệp nào chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu của Nhật? A.Công nghiệp chế tạo. B.Công nghiệp thực phẩm. C. Công nghiệp hóa chất. D.Công nghiệp năng lượng. Câu 22. Ngành công nghiệp nào là ngành mũi nhọn của Nhật Bản? A.Sản xuất điện tử. B.Cơ khí. C.Dệt may. D.Chế biến thực phẩm.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu 23. Thương mại của Nhật đứng thứ mấy trên Thế giới? A.Thứ nhất. B.Thứ 2. C.Thứ 3. D.Thứ 4. Câu 24. Đất nông nghiệp chiếm bao nhiêu % diện tích đất tự nhiên của Nhật? A.1,4%. B.14%. C.25%. D.37%. Câu 25. Nông nghiệp của Nhật Bản đang phát triển theo hướng nào? A. B. C. D.. Luân canh, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại Thâm canh, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại Tập trung vốn, tiến lên hợp tác hóa nông nghiệp. Câu 26. Loại cây lương thực chủ yếu ở Nhật là? A.Lúa gạo. B.Lúa mì. C. Ngô. D.Lương khô. Câu 27.Tại sao đánh bắt thủy sản là ngành kinh tế quan trọng của Nhật? A. B. C. D.. Vì Nhật Bản ít bị bào tố, mưa giông Vì cá là nguồn thực phẩm chủ yếu và quan trọng của người Nhật Vì Nhật nằm kế các ngư trường lớn Câu B và C đúng. Câu 28. Diện tích của Trung Quốc khoảng: A.3,3 triệu km2 D.17,1 triệu km2. B.7,7 triệu km2. C.9,5 triệu km2. Câu 29. Diện tích Trung Quốc đứng thứ mấy trên Thế Giới? A.Thứ nhất. B.Thứ 2. C.Thứ 3. D.Thứ 4. Câu 30. Quốc gia nào sau đây không giáp biên giới với Trung Quốc: A.Việt Nam D.Campuchia. B.Nga. C.Mông Cổ.
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Câu 31.Đường bờ biển của Trung Quốc dài bao nhiêu? A.8000km. B.9000km. C.7800km. D.8700km. Câu 32. Kinh tuyến nào chia lãnh thổ của Trung Quốc thành 2 miền Đông – Tây? A.1050Đ. B.1000Đ. C.1100Đ. D.1060Đ. Câu 33. Đồng bằng Hoa Trung do sông nào bồi đắp? A.Trường Giang. B.Hoàng Hà. C.Châu Giang. D.Tử Giang. Câu 34. Sông Hoàng Hà và Trường Gia bắt nguồn từ đâu? A.Sơn nguyên Tây Tạng. B. Bồn địa Tứ Xuyên. C.Dãy Nam Sơn. D.Dãy Himalaya. Câu 35. Miền Tây của Trung Quốc có kiểu khí hậu nào? A.Ôn đới gió mùa. B.Nhiệt đới gió mùa C.Cận nhiệt lục địa D.Ôn đới lục địa. Câu 36. Vào mùa hạ, đồng bằng nào ở Trung Quốc dễ bị ngập lụt nhất? A.Hoa Bắc. B.Hoa Nam. C. Hoa Trung. D.Đông Bắc. Câu 37.Dân số đông đã tạo nên sức ép nghiêm trọng nào cho Trung Quốc? A.Đảm bảo an ninh lương thực C.Đảm bảo phúc lợi xã hội. B.Đảm bảo nghề và việc làm D.Tất cả các ý trên. Câu 38. Người dân tộc nào chiếm đa số trong dân số Trung Quốc? A.Người Ainu. B.Người Hán. C.Người Nhật. D.Người Tạng. Câu 39. Tứ đại phát minh của Trung Quốc thời cổ đại là: A.Thuyền vượt biển,đồ gốm,luyện sắt,giấy. B.Thuốc súng,giấy,đồ gốm,kĩ thuật in. C.Thuốc súng,giấy,la bàn,kĩ thuật in. D.Giấy,la bàn,đồ gốm,chữ viết. Câu 40. Trung Quốc bắt đầu hiện đại hóa kinh tế vào thời gian nào? A.1978. B.1990. C.1946. D.1949.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Câu 41. Trung Quốc chuyển đổi cơ chế quản lí kinh tế như thế nào? A.Chuyển từ nên kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế hàng hóa B.Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường C.Chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế chỉ huy D.Chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế bao cấp. Câu 42. Các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc tập trung ở? A.Các đồng bằng và vùng duyên hải phía Đông phía Tây C.Các bồn địa và cao nguyên ở trung tâm. B.Các bồn địa và cao nguyên. D.Các đồng bằng vùng Tây Bắc. Câu 43. Trung tâm công nghiệp duy nhất ở miền Tây Trung Quốc là: A.Côn Minh. B.Lhasa. C.Urumsi. D.Cáp Nhĩ Tân. Câu 44. Con tàu đầu tiên của Trung Quốc đã chở con người bay vào vũ trụ và trở về Trái Đất an toàn tên gì? A.Thần Châu 1 D.Thần Châu 5. B.Thần Châu2. C.Thần Châu 4. Câu 45. Ý nào sau đây không phải là chính sách cải cách nông nghiệp của Trung Quốc? A.Giao quyền sử dụng đất cho nông dân. B.Miễn thuế nông nghiệp. C.Xây dựng đường giao thông, thủy lợi. D.Hiện đại hóa hợp tác xã nông nghiệp. Câu 46. Loại cây nông nghiệp nào chiếm diện tích và sản lượng lớn nhất ở Trung Quốc? A.Cây bông. B.Cây lương thực. C.Cây chè. D.Cây mía. Câu 47. Sản phẩm công nghiệp nào của Trung Quốc không phải đứng đầu Thê giới (năm 2004): A.Sản xuất ô tô. B.Than. C.Thép. D.Xi măng. Câu 48. Yếu tố nào giúp Trung Quốc sản xuất được nhiều loại nông sản với sản lượng và năng suất cao? A.Lãnh thổ rộng lớn. B.Điều kiện tự nhiên đa dạng.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> C.Tổ chức sản xuất thay đổi. D. Tất cả các ý trên. Câu 49. Vì sao bình quân lương thực theo đầu người của Trung Quốc thấp? A.Vì sản lượng lương thực thấp C.Vì xuất khẩu quá nhiều. B.Vì dân số quá đông D.Vì chất lượng lương thực thấp. Câu 50. Năm 2004, GDP của Trung Quốc đã tăng bao nhiêu lần so với năm 1985? A.2 lần. B.6,9 lần. C.10 lần. D.5,7 lần. Câu 51. Năm 2004, loại nông sản nào của Trung Quốc có sản lượng đứng thứ 3 Thế giới? A.Mía. B.Cà phê. C.Cao su. D.Hồ tiêu. Câu 52. Trong chính sách công nghiệp mới, Trung Quốc tập trung phát triển những ngành công nghiệp nào? A.Chế tạo máy, điện tử, hóa chất,sản xuất máy bay,xây dựng B.Chế tạo máy, điện tử,hóa dầu,sản xuất ô tô,xây dựng C.Chế biến thực phẩm, điện lạnh,hóa dầu,sản xuất ô tô,xây dựng D.Luyện kim, điện tử, mỹ phẩm, đóng tàu,dệt may Câu 53. Diện tích đất dành cho nông nghiệp của Trung Quốc là: A.100 triệu ha. B.150 triệu ha. C.200 triệu ha. D.700 triệu ha. Câu 54.Sản lượng điện của Trung Quốc đứng thứ hai trên Thế giới sau quốc gia nào? A.Ấn Độ. B.Hoa Kì. C.Liên Bang Nga. D.Pháp. Câu 55.Việt Nam và Trung Quốc quan hệ với nhau theo phương châm: A.”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng đến tương lai” B.“ Láng giềng thân thiện, hợp tác toàn diện, ổn định trật tự, hướng đến tương lai” C.”Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định kinh tế, hướng đến tương lai” D.”Láng giềng hữu nghị, hợp tác trường tồn, ổn định trật tự, hướng đến tương lai” Câu 56. Những tính cách nổi bật của người Nhật là: A.Lòng tự hào dân tộc cao độ. B.Tinh thần kỉ luật và tinh thần trách nhiệm cao.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> C.Cần cù, hiếu học, làm việc tích cực. D.Tất cả các ý trên. II. TỰ LUẬN Câu 1: Hãy trình bày đặc điểm dân cư của Nhật Bản và đánh giá những thuận lợi và khó khăn của dân cư mang lại? (3.0 điểm) Đáp án: - Số dân: 127,1 triệu người năm 2015, là nước đông dân thứ 10 thế giới. - Tỉ lệ gia tăng dân số: thấp dần, 0,1% năm 2005. Dân số năm 2015 giảm 0,7%, so với năm 2010. - Cơ cấu dân số: già, tỉ lệ người già ngày càng lớn, tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (83 tuổi). - Thành phần dân tộc: 99,3 dân số là người Nhật. - Phân bố dân cư: không đồng đều, 90% dân số tập trung ở các thành phố và đồng bằng ven biển. - Tỉ lệ dân thành thị: cao chiếm 79% năm 2004. - Người lao động có trình độ văn hoá cao, cần cù, tự giác và có tinh thần trách nhiệm cao. Thuận lợi: - Dân số có kinh nghiệm, trình độ cao. - Dân số có quỹ tiền tệ tích lũy cho kinh tế lớn. Khó khăn - Thiếu nhân lực trong tương lai. - Dân số già hóa nhanh lương hưu, trợ cấp và chi phí chăm sóc sức khỏe tăng lên. - Phân bố dân cư không đều sự chênh lệch lớn về kinh tế, văn hóa giữa nông thôn và thành thị.Ở thành thị, nguy cơ thiếu chỗ ở và việc làm tăng. Câu 2: Hãy trình bày đặc điểm dân cư của Trung Quốc và đánh giá những thuận lợi và khó khăn của dân cư mang lại? (3.0điểm) Đáp án: *Đặc điểm dân cư: - Có dân số đông nhất thế giới (chiếm 1/5 dân ssố thế giới)..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm (năm 2005 còn 0,6%) nhưng số người tăng hàng năm vẫn nhiều. - Có thành phần dân tộc đa dạng (trên 50 dân tộc khác nhau, chủ yếu là người Hán). - Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh (năm 2005 chiếm 37%) - Dân cư phân bố không đồng đều: + Dân cư tập trung đông ở miền Đông, miền Tây thưa thớt. + 63% dân số sống ở nông thôn, dân thành thị chiếm 37%. =>Miền Đông: Thiếu việc làm, thiếu nhà ở, môi trường bị ô nhiễm. Miền Tây thiếu lao động trầm trọng. * Thuận lợi: Nguồn lao động dồi dào, giá công nhân rẽ, thị trường tiêu thụ rộng lớn. * Khó khăn: Gánh nặng cho kinh tế, thất nghiệp, chất lượng cuộc sống chưa cao, ô nhiễm môi trường..
<span class='text_page_counter'>(10)</span>