Sự Tích Giáng Sinh
Tác giả: Khuyết Danh
Giáng Sinh là ngày lễ hằng năm vào ngày 25 tháng Chạp để kỷ niệm ngày Ðấng
Cứu Thế (Jesu Christ) ra đời. Nguồn gốc của ngày lễ không rõ, nhưng các nhà nghiên
cứu tin rằng một phần bắt nguồn từ những nghi lễ cử hành bởi những người Tiền Cơ
Ðốc giáo thuộc dân Ðức và Ấu châu để kỷ niêm ngày Ðông Chí (khoảng 22 tháng
Chạp ở Bắc bán cầu).
Những lễ hội Giáng Sinh đã thông thường cử hành từ thế kỷ thứ 4 bởi những
người Cơ Ðốc, được hội nhập những tập tục của người ngoại giáo như dùng nhánh cây
Holly, cây Mistletoe để trang trí, khúc củi Yule đốt trong đêm và những chén rượu
chúc mừng sức khỏe.
Tên cây Giáng Sinh (Christmas tree), một cây xanh tươi bốn mùa được cắt tỉa
đẹp đẽ và trang hoàng với những ngọn đèn và đồ trang trí, rút từ những vở kịch tôn
giáo của người Ðức (thời Trung cổ) gọi thông thường là cây thiên đàng, biểu tượng
cho vuờn Ðịa Ðàng (Eden).
Việc dùng cây Giáng Sinh đã bắt đầu vào tiền thế kỷ 17 ở Pháp tỉnh
Strasbourge, và từ đó lan rộng sang Ðức và sau đó vào Bắc Ấu châu. Vào năm 1841,
chồng của nữ hoàng Victoria đã đưa cây Giáng Sinh vào phong tục Anh quốc; rồi cây
Giáng Sinh được đi theo người di dân vào Hoa Kỳ.
Trong thời gian này, người di dân Hà Lan (Dutch) cũng đã mang vào Tân Thế
Giới một tập tục kỷ niệm ngày thánh Nicholas vào ngày 6 tháng Chạp. Ðặc biệt nhất là
ngày Eve (ngày hôm trước ngày Thánh Nicholas), trẻ con được những quà tặng từ
những người đóng vai thánh Nicholas.
Dân định cư người Anh đã tiếp thu tập tục này vào ngày kỷ niệm Christmas
Eve (ngày hôm trước ngày Chistmas). Santa Claus, tên của một người huyền thoại với
mũ đỏ và luôn vui vẻ phát quà cho trẻ con ngoan vào Christmas, đã rút từ tiếng Hà Lan
“Sinterklaas”, cải danh từ Sint Nikolaas.
Đôi Ngỗng
Tác giả: Khuyết Danh
Ngày xưa, có một người hết sức giàu có, muốn sống một cuộc đời ăn uống thỏa
thích, nên ngày hai bữa mâm cơm bao giờ cũng đầy thừa những thức ăn ngon lạ. Một
hôm nhà giàu có khách, một người bạn cũng rất sành ăn uống. Luôn mấy hôm, trong
nhà toàn nghe những tiếng dao thớt, nấu nướng.
Đãi khách ăn không còn thiếu một thức ngon nào, một hôm chủ nhà đi qua sân
sau, trỏ cho bạn thấy một đôi ngỗng đẹp, bảo sẽ giết thịt để làm tiệc tiễn hành hôm nào
khách về.
Thuở ấy loài ngỗng đang còn rất hiếm và thịt ngỗng là một thức ăn sang trọng,
chỉ có nhà quyền quý mới nếm được mùi. Hai con ngỗng nghe hiểu tiếng người, lấy
làm đau xót vô hạn, vì lời hẹn của chủ nhà là bản án tử hình đối với chúng. Đêm đến,
đôi ngỗng kêu than, khóc lóc với nhau để vĩnh biệt trước, rồi khi gà bắt đầu gáy, con
ngỗng trống hôn hít vợ xong tới đứng sẵn bên cửa chuồng, đợi người bếp đến bắt đem
thịt. Con ngỗng mái đoán biết ý chồng, muốn ngăn cho chồng khỏi chịu chết trước
thay mình, mới tranh lấy chỗ, rồi hai vợ chồng ngỗng, con nào cũng muốn hi sinh,
giành lấy cái chết về mình để cứu bạn trăm năm. Cứ thế mà đôi lứa tranh giành nhau
cho tới khi ngày sáng. Luôn mấy đêm liền cảnh đòi chết liên tiếp diễn ra ở trong
chuồng ngỗng. Rốt cuộc để tránh khỏi sự tranh giành nhau nữa, cả hai cùng thỏa thuận
ngủ ngang hàng, song song cạnh nhau. Hai con lại cùng thề nguyền rằng sau khi một
trong đôi lứa chết đi thì con còn sống sẽ ăn chay suốt đời để nhớ kẻ đã mất.
Những tiếng thở than, tranh giành của đôi ngỗng vẳng đến tai của người khách.
Mấy lần khách lại gần chuồng để nghe câu chuyện của hai vợ chồng ngỗng vì khách
hiểu được tiếng nói của các loài chim. Những lời thề nguyền, trối trăn tha thiết của đôi
ngỗng làm động lòng khách sành ăn.
Qua hôm sau, khách ngỏ lời từ giã chủ nhân và bảo rằng mình không thích ăn
thịt ngỗng, bởi đã mấy lần nếm qua rồi mà thấy thịt loài này không ngon. Lời bịa đặt
ấy đã cứu mạng cho đôi vợ chồng ngỗng. Song từ đó, chúng vẫn giữ lời thề trước, chỉ
ăn toàn rau cỏ, ngũ cốc thôi, chứ khôn động tới thịt các sinh vật khác. Cũng từ ngày ấy
loài ngỗng theo thói quen ngủ sát cạnh nhau.