Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Chuyen de doi moi PPDH va kiem tra danh gia theo dinh huong phat trien nang luc hoc sinh mon Ngu van THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.97 KB, 42 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG GIÁO ÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Người thực hiện: Trần Đức Hải Đơn vị: Phòng GD&ĐT Vĩnh Bảo - Hải Phòng.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TRONG MÔN NGỮ VĂN Năng lực. Đặc điểm. Thể hiện trong môn NV. GQVĐ. Phát hiện VĐ – Đề xuất giải pháp – Thực hiện – Đánh giá. Tiếp nhận một vấn đề VH, viết 1 kiểu loại VB; Liên hệ VH và đời sống, đánh giá 1 hiện tượng XH,…. Tư duy sáng tạo. Phát hiện ý tưởng mới, đề xuát GP mới, áp dụng vào tình huống mới. Xem xét SV, HT từ nhiều góc nhìn, thể hiện CX và suy nghĩ cá nhân, đam mê, khát khao khám phá. Hợp tác. Khả năng phối hợp, tương tác, tự điều chỉnh để hướng tới mục đích chung. Chia sẻ, phối hợp HĐ, chia sẻ ý tưởng, suy nghĩ, cảm xúc về các vấn đề XH và VH. Tự quản bản thân. Kiểm soát cảm xúc, lập KH và thực hiện, ĐG và điều chỉnh. Nhận biết, phát huy giá trị cá nhân, sống có kế hoạch, ước mơ. Giao tiếp TV. Trao đổi thông tin nhằm đạt mục đích trong bối cảnh. Hiểu và sử dụng ngôn ngữ phù hợp, có hiệu quả trong GT, theo 4 KN đọc viết nghe nói.. Thưởng thức VH/cảm thụ thẩm mĩ (tiếp nhận VB/tạo lập VB). Nhận ra cái đẹp, làm chủ cảm xúc của cá nhân, biết HĐ vì cái đẹp, những giá trị sống. Cảm nhận vẻ đẹp ngôn ngữ, nhận ra những GT thẩm mĩ trong VH, biết rung cảm, hướng thiện..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> CHUYÊN ĐỀ 1: HƯỚNG DẪN VẬN DỤNG MÔ HÌNH VIỆT NAM MỚI VÀO VIỆC SOẠN MỘT GIÁO ÁN TRONG CHƯƠNG TRÌNH HIỆN HÀNH. MÔ HÌNH VNEN A . Hoạt động khởi động. A . Hoạt động chung cho cả bài -Tạo hưng thú bằng bài hát trò chơi - Vận dụng kiến thức đã học, đã biết để giải quyết bài tập có liên quan tới bài học ( HĐ trải nghiệm ). B. HĐ hình thành kiến thức. B . Hoạt động hình thành kiến thức ở cả 3 phân văn bản. phần Tiếng Việt , phần Tập làm văn. C . Hoạt động luyện tập. C . Hoạt động luyện tập kiến thức phân văn bản, phần Tiếng Việt , phần Tập làm văn. D . Hoạt động vận dụng. C . Hoạt động vận dụng kiến thức phân văn bản, phần Tiếng Việt , phần Tập làm văn. E . Hoạt động tìm tòi mở rộng. C . Hoạt động tìm tòi, mở rộng kiến thức phần văn bản, phần Tiếng Việt , phần Tập làm văn.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> XÂY DỰNG KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI. Các HĐ Khởi động. Nội dung. - Huy động vốn KN để tiếp nhận KT, KN mới. - Tạo hứng thú. Cách tổ chức. - Câu hỏi, bài tập - Kể chuyên, quan sát tranh - Trò chơi. Hình HS tự chiếm lĩnh KT thành KT mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ.. - Tổ chức HĐ đọc VB (cá nhân, nhóm, lớp). - Tích hợp TV, LV. Luyện Tập. HS v.dụng KT vừa học để GQ nhiệm vụ cụ thể.. - Tập trung hình thành KN - Thực hành theo TH giả định. Vận dụng. HS sử dụng KT, KN đã học để GQ các vấn đề, nhiệm vụ trong thực tế. - HS đề xuất tình huống mới, mang tính thực tiễn. - T.khai ở lớp, ở nhà, cộng đồng. Tìm tòi mở rộng. Tiếp tục mở rộng KT, KN từ các nguồn/kênh thông tin.. - Tìm đọc trên sách, báo, mạng - Tham quan thực tế - Trao đổi với người thân,….

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động 1: Khởi động a) Mục đích của bước này là giúp HS: - Tạo ra hứng thú để HS bước vào bài học mới. - Huy động vốn kiến thức và kĩ năng đã học để chuẩn bị tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới. Hoạt động này dựa trên cơ sở lập luận rằng: việc tiếp thu kiến thức mới bao giờ cũng dựa trên những kinh nghiệm trước đó. Cho nên, bước này còn được gọi là "kinh nghiệm"hay " trải nghiệm". b) Nội dung, hình thức khởi động Hoạt động này có thể được thiết kế với những nội dung và hình thức sau: - Hình thức thi đọc, ngâm thơ, kể chuyện, hát: + Một số hoạt động yêu cầu HS đọc diễn cảm, ngâm thơ, kể chuyện hoặc hát về chủ đề liên quan đến bài học. Các hoạt động này trong một số trường hợp được thiết kế thành các cuộc thi nhằm tạo ra không khí sôi nổi, hứng thú trước khi tiến hành học bài mới. - Hình thức trò chơi: + Một số trò chơi trong hoạt động khởi động giúp tạo ra hứng thú trước khi vào bài học mới. Các trò chơi này cũng có nội dung gắn với mỗi bài học..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Hình thức câu hỏi, bài tập: + Trong mỗi bài học, Hoạt động khởi động thường gồm 13 câu hỏi, bài tập. Các bài tập này thường yêu cầu HS quan sát tranh/ ảnh để trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó có liên quan đến bài học. Cũng có một số bài tập không sử dụng tranh/ ảnh mà trực tiếp ôn lại kiến thức đã học ở lớp dưới, nhưng thiết kế dưới dạng kết nối hoặc những câu hỏi đơn giản, nhẹ nhàng. -Hình thức là một tình huống: + GV đưa ra một tình huống nào đó để HS tham gia bằng cách vận dụng kiến thức đã học, đã biết để giải quyết. Nảy sinh băn khoăn chưa biết muốn khám phá để từ đó GV vào bài mới..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> c) Lưu ý ki tổ chức HĐ khởi động: Mục đích của phần khởi động chỉ giúp HS hình dung lại vốn kiến thức, kĩ năng đã có, không nên biến thành nội dung ôn tập nặng nề. Với mục đích gây hứng thú, cần tránh đi quá xa chủ đề hoặc quá kéo dài khiến HS mệt mỏi, sao nhãng việc tiếp thu kiến thức mới. Cả hai mục đích của khởi động không chỉ dừng lại ở phần này mà vẫn tiếp tục trong suốt tiến trình của bài học. Chẳng hạn, sự hứng thú sẽ còn được sinh ra từ chính nội dung bài học; cũng vậy, những kiến thức mới sẽ giúp HS gợi lại những kiến thức cũ. Do đó, cần xác định đúng mục đích, mức độ yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hoạt động khởi động được đánh giá là thành công khi đạt những yêu cầu sau: - Tất cả HS đều được tham gia vào hoạt động. - Tạo được sự hứng thú cho HS. - HS vận dụng được kiến thức để để quyết bài tập, vần đề, tình huống đưa ra. - GV sẽ tạo tình huống học tập cho HS dựa trên việc huy động kiến thức, kinh nghiệm của bản thân có liên quan đến vấn đề xuất hiện trong bài học; làm bộc lộ "cái" HS đã biết, bổ khuyết những gì cá nhân HS còn thiếu, giúp HS nhận ra "cái" chưa biết và muốn biết thông qua hoạt động này. HS suy nghĩ và xuất hiện những quan niệm ban đầu của mình về vấn đề sắp tìm hiểu, học tập. Gv tạo được cớ vào bài..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động 2- Hình thành kiến thức mới a) Mục đích của bước này giúp HS tự chiếm lĩnh kiến thức mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ mà GV thiết kế. b) Nội dung và hình thức của bài tập/ nhiệm vụ: - Các nội dung chính của hoạt động hình thành kiến thức mới có thể được tiến hành theo trình tự sau: * Đọc văn bản và phần chú thích - GV có thể giao nhiệm vụ cho HS đọc trước ở nhà; đến lớp chỉ kiểm tra, đọc lại một đoạn/ bài ngắn và lưu ý một vài chú thích (nếu cần). - Tìm hiểu xuất xứ văn bản (tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác)..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> * Đọc hiểu văn bản Cũng như trong mô hình VNEN, mục này có thể thiết kế các bài tập/ nhiệm vụ cho HS khi tìm hiểu văn bản theo một số hình thức dưới đây: - Sử dụng một số câu hỏi tập hợp thành một bài tập/ nhiệm vụ lớn hơn. - Thiết kế các bài tập trắc nghiệm, kết hợp tự luận. - Thiết kế các hoạt động kích thích khám phá, sáng tạo.... - Nội dung các bài tập/ nhiệm vụ trong mục này nêu lên các yêu cầu tìm hiểu về nội dung, nghệ thuật, đặc điểm thể loại của văn bản. Với văn bản, cần tập trung vào các nhiệm vụ chính như sau: + Tóm tắt nội dung văn bản. + Phát hiện cấu trúc nghĩa của văn bản: từ ý nghĩa của đoạn, câu, khái quát hóa để tìm ra nội dung tư tưởng hoặc chủ ý của tác giả..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> + Phát hiện đặc điểm nghệ thuật của văn bản, gắn nghệ thuật với thể loại (truyện ngắn hay bút kí, tùy bút), đồng thời gắn với đặc điểm của kiểu văn bản (nhấn mạnh sự gắn bó với các vấn đề thực tiễn của văn bản nhật dụng). + Cuối hoạt động này, nên có mục Ghi nhớ để HS chốt lại kiến thức trong bài học. * Khác với cách dạy đang thịnh hành hiện nay là sử dụng phương pháp vấn đáp hay thuyết trình, quy trình này đòi hỏi GV phải thiết kế các hoạt động cho HS dưới các hình thức hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Những điều lưu ý: Ở phần hình thành kiến thức thay cho HĐ thuyết trình, hệ thống câu hỏi đàm thoại vấn đáp của PPDH cũ, GV cần tạo ra hệ thống các bài tập dưới dạng phiếu để hướng dẫn HS hoạt động các nhân, nhóm, hoạt động chung cả lớp. - Trong một tiết dạy văn bản chỉ một đến 2 lời bình của GV là đủ - Mối quan hệ tương tác trong tiết học là đa chiều chứ không đơn thuần giữa GV với HS….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hoạt động 3: Thực hành luyện tập a) Mục đích của hoạt động này giúp HS củng cố và rèn luyện các kĩ năng đã có, hình thành những kĩ năng mới thông qua hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ. Đây là một nội dung trọng tâm khác của bài học. b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ -Hoạt động thực hành gồm các bài tập/ nhiệm vụ yêu cầu HS củng cố các tri thức vừa học và rèn luyện các kĩ năng liên quan. -Các bài tập/ nhiệm vụ trong Hoạt động thực hành tập trung hướng đến việc hình thành các kĩ năng cho HS, khác với các bài tập Hoạt động hình thành kiến thức mới hướng tới việc khám phá tri thức. Các kĩ năng trong phần thực hành bao gồm: - Nhận diện thể loại văn bản (Ghi nhớ đặc trưng thể loại, vận dụng các đặc trưng đó để nhận diện thể loại trong chính văn bản đang học);.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Nhận diện kiểu văn bản, bao gồm: + Ghi nhớ đặc điểm của kiểu văn bản được học; + Vận dụng các đặc điểm đó để nhận diện văn bản trong chính văn bản đang học; - Phân tích cấu trúc nội dung văn bản, bao gồm: + Xác định ý nghĩa của các câu từ, đoạn văn,.; + Khái quát hóa để tìm ra ý nghĩa chủ đạo; + So sánh, suy luận để tìm ra tư tưởng của tác giả. - Phân tích đặc điểm nghệ thuật của văn bản, bao gồm: + Phát hiện tác dụng của các chi tiết nghệ thuật; + Phát hiện các chi tiết, yếu tố nghệ thuật có giá trị nổi bật; + So sánh để tìm ra đặc điểm riêng của văn bản, phong cách nhà văn.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> • c) Lưu ý - Các nhiệm vụ trong Hoạt động thực hành cũng được thiết kế cho HS, không soạn dưới dạng câu hỏi vấn đáp hay tạo điều kiện cho GV thuyết trình. - GV tránh lạm dụng gợi ý, hướng dẫn để làm thay HS. - GV quan tâm đến từng nhóm, từng cá nhân HS, không "khoán trắng" các bài tập cho HS. Cuối mỗi bài tập đều rút kinh nghiệm chung (theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp)..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Hoạt động 4: Vận dụng ( ứng dụng,) a) Mục đích của hoạt động mở rộng ứng dụng là giúp HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ mới trong các văn bản khác, trong thực tế cuộc sống. Thực tế ở đây được hiểu là thực tế trong nhà trường, trong gia đình và trong cuộc sống của HS. b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ - Các hình thức ứng dụng chính sau đối với văn bản đang học: Một là: Vận dụng đọc hiểu các tác phẩm cùng kiểu loại. Cụ thể: GV có thể thiết kế các bài tập/ nhiệm vụ trong đó yêu cầu HS đọc hiểu (với tất cả các kĩ năng vừa phân tích ở trên) một hay một số văn bản khác cùng kiểu loại (cùng kiểu văn bản nhật dụng; cùng thể loại kí hay truyện, thơ….)..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> - Hai là: Vận dụng giải quyết các tình huống trong cuộc sống. "Cuộc sống" được hiểu một cách phù hợp với lứa tuổi HS, nghĩa là có thể bao gồm: + Các tình huống cuộc sống nhưng gắn liền với nhà trường và gia đình, như tình bạn, tình thầy trò, tình ruột thịt, + Các vấn đề cuộc sống xã hội liên quan đến HS, như: ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, các vấn đề đạo đức, nhân văn, c) Lưu ý - Phần ứng dụng được thiết kế cho hoạt động trên lớp hoặc ở nhà. - Mối quan hệ giữa Hoạt động thực hành và Hoạt động ứng dụng có sự linh hoạt, không cứng nhắc. - Trong xu thế việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS thi HĐ vận dụng rất quan trọng luôn có tỷ lệ điểm cho phần này khá cao trong phần đọc hiểu. Vì vậy GV cần hết sưc quan tâm. ( Vận dụng thấp, cao ).

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Hoạt động 5: Mở rộng ( Mở rộng tìm tòi) a) Mục đích của hoạt động này giúp HS tiếp tục mở rộng kiến thức, kĩ năng sau bài học cụ thể. Hoạt động này dựa trên lập luận cho rằng, quá trình nhận thức của HS là không ngừng, người học không bao giờ bằng lòng với những kiến thức đã biết. Do vậy cần có sự định hướng để đáp ứng nhu cầu tiếp tục học tập, rèn luyện sau mỗi bài học cụ thể. b) Nội dung và hình thức bài tập/ nhiệm vụ -Trao đổi với người thân về nội dung bài học, như: kể cho người thân nghe về câu chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa của câu chuyện,... - Đây là yêu cầu bắt buộc, tạo ra cơ chế để gắn kết hoạt động giáo dục của nhà trường với hoạt động giáo dục của gia đình và xã hội, tạo cơ hội để gia đình quan tâm và tham gia giáo dục con em mình..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan, bao gồm: + Các văn bản cùng chủ đề; + Văn bản cùng kiểu văn bản dã học. - Tìm đọc trên in-tơ-nét một số nội dung gắn liền với chủ đề và thể loại hoặc kiểu văn bản đã học. Đây cũng là yêu cầu quan trọng giúp gắn kết HS với xã hội rộng lớn qua mạng internet và cũng là cách để giúp các em phát triển kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> • c) Lưu ý Không phải bài học nào cũng đảm bảo đủ các nội dung như vừa trình bày, nhưng cần tính toán để các yêu cầu trên được đáp ứng trong tổng thể các bài học về văn bản Trong 5 bước hoạt động trên, cần thiết kế các hoạt động của HS phù hợp với yêu cầu. VD Hoạt động thực hành luyện tập và vận dụng có thể kết hợp làm một được tiến hành trên lớp.Nội dung của mỗi bài tập/ nhiệm vụ, bao gồm: Hoạt động cá nhân; Hoạt động cặp đôi; Hoạt động nhóm; Hoạt động chung cả lớp và Hoạt động với cộng đồng..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> CẤU TRÚC GIÁO ÁN 5 BƯỚC GỒM 2 CỘT HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG. Hoạt động của GV và học sinh. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KiẾN THỨC. Hoạt động GV và của học sinh. HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG Hoạt động của học sinh a- Trò chơi: - Tên trò chơi: - Cách chơi: b- Trải nghiệm: - Nội dung: - Cách thực hiện:. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực. Bước 1- Khởi động a- Trò chơi: -Tạo không khí vui vẻ trước khi học bài mới. b- Trải nghiệm: - HS nhớ lại những kiến thức liên quan đế bài học. -Lời vào bài: Các em thân mến!... - GV viết tên bài học lên bảng. - Viết tên các bước 1 lên bảng..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động của GV và học sinh Bước 2- Hình thành kiến thức mới Nhiệm vụ 1 (giả sử Hoạt động cá nhân). - Tên nhiệm vụ: - Nội dung công việc:  - Yêu cầu: - Thời lượng: - Cách thức thực hiện: Nhiệm vụ 2 (giả sử Hoạt động nhóm): - Tên nhiệm vụ: - Nội dung công việc:  - Yêu cầu: - Thời lượng: - Cách thức thực hiện: Nhiệm vụ 3 (giả sử Hoạt động chung cả lớp): GHI NHỚ: SGK. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực Bước 2- Hình thành kiến thức mới NV1: (Đáp án hoặc yêu cầu cần đạt). NV2: (Đáp án hoặc yêu cầu cần đạt). NV3: (Đáp án hoặc yêu cầu cần đạt) GHI NHỚ: SGK.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP. Hoạt động của GV và học sinh HĐ 3: Thực hành Nhiệm vụ 1:.. Nhiệm vụ 2:. Nhiệm vụ 3:.. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực. HĐ 3: Thực hành NV1: (Đáp án hoặc yêu cầu cần đạt) NV2: (Đáp án hoặc yêu cần đạt) NV3: (Đáp án hoặc yêu cần đạt).

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP Lưu ý: Các nhiệm vụ trong phần này củng cố kiến thức và rèn luyện các kĩ năng: - Nhận diện thể loại văn bản (Ghi nhớ yêu cầu cần đạt) trưng thể loại, vận dụng các đặc trưng đó để nhận diện thể loại trong chính văn bản đang học); - Nhận diện kiểu văn bản (Ghi nhớ đặc điểm của kiểu văn bản; Vận dụng các đặc điểm đó để nhận diện văn bản trong chính văn bản đang học). - Phân tích cấu trúc nội dung văn bản (Xác định ý nghĩa của các câu từ, đoạn văn,.; Khái quát hóa để tìm ra ý nghĩa chủ đạo; So sánh, suy luận để tìm ra tư tưởng của tác giả). - Phân tích đặc điểm nghệ thuật của văn bản (Phát hiện tác dụng của các chi tiết nghệ thuật; Phát hiện các chi tiết, yếu tố nghệ thuật có giá trị nổi bật; So sánh để tìm ra đặc điểm riêng của văn bản, phong cách nhà văn)..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG Hoạt động của GV và học sinh. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực. Bước 4- Ứng dụng. Bước 4- Ứng dụng. Nhiệm vụ 1: ... Nhiệm vụ 2: Nhiệm vụ 3:. Yêu cầu: HS biết vận dụng dụng nào. HS làm vào vở bài tập.. - Trong SGK có ít hoặc không có bài tập ứng. Dựa vào mục tiêu và nội dung bài kiến thức đã học để giải học, GV thiết kế một số nhiệm vụ, bài tập quyết một vấn đề trong học tập và trong thực tế, nêu quan niệm của mình về vấn đề đó. - Các nhiệm vụ trong phần ứng dụng tương đương với những yêu cầu dưới đây: + Ứng dụng đọc hiểu các tác phẩm cùng kiểu loại (HS đọc hiểu một số văn bản khác cùng kiểu văn bản; cùng thể loại kí hay truyện, thơ). - Ứng dụng giải quyết các tình huống trong cuộc sống (Các tình huống cuộc sống nhưng gắn liền với nhà trường và gia đình; các vấn đề cuộc sống xã hội liên quan,)..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> HOẠT ĐỘNG 5: TÌM TÒI MỞ RỘNG Hoạt động của GV và học sinh. Yêu cầu KT, KN, NL. HĐ 5: Mở rộng Nhiệm vụ 1: HS về nhà tìm đọc một số tư liệu trên thư viện, trên internet. Nhiệm vụ 2: Hỏi người thân về nội dung các yêu cầu sau: - Trao đổi với người thân về nội dung bài học (kể cho người thân nghe về câu chuyện vừa học, hỏi về ý nghĩa của câu chuyện,...). - Đọc thêm các đoạn trích, văn bản có liên quan (Văn bản cùng chủ đề, văn bản cùng kiểu văn bản nhật dụng). - Tìm đọc trên in-tơ-nét một số nội dung gắn liền với chủ đề và thể loại hoặc kiểu văn bản nhật dụng. HĐ 5: Mở rộng - Trên lớp, HS ghi yêu cầu. - Về nhà, HS thực hiện nhiệm vụ, ghi tóm tắt nội dung chính vào vở bài tập..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> THAM KHẢO THIẾT KẾ MỘT GIÁO ÁN CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I. Yêu cầu cần đạt: 1. Kiến thức: - Thông hiểu tình cảm thiêng liêng của cha mẹ đối với con cái; ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người. 2. Kĩ năng: Biết tóm tắt được nội dung văn bản Cổng trường mở ra. - Kĩ năng đọc- hiểu văn biểu cảm, vận dụng viết văn biểu cảm 3. Thái độ: Biết ơn, kính trọng cha mẹ. Sống trách nhiệm và c ý thức vươn lên trong học tập 4. Năng lực cần hình thành: -Năng lực chung: Năng lực hợp tác, năng lực vận dụng thể nghiệm bản thân, năng lực tìm kiếm thông tin…. - Năng lực chuyên biệt: hiểu và cảm một số chi tiết nghệ thuật trong văn bản.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> THAM KHẢO THIẾT KẾ MỘT GIÁO ÁN CỔNG TRƯỜNG MỞ RA I. Yêu cầu cần đạt: II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Phương tiện: Giấy A0; bút dạ: - Powerpoint; Phiếu học tập: ….. - Phương pháp: +Thuyết trình: Hạn chế sử dụng; chỉ dùng trong trường hợp giải thích và cung cấp thông tin. + Vấn đáp: Hạn chế sử dụng. Chỉ dùng trong trường hợp gợi ý. - Phương pháp tổ chức hoạt động: + Hoạt động học tập: Hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân, hoạt động chung cả lớp. - Hoạt động bổ trợ: Tổ chức trò chơi, tổ chức cuộc thi. 2. Học sinh: - Đọc kĩ bài Cổng trường mở ra trước khi lên lớp. - Suy ngẫm về tình cảm của cha mẹ đối với con cái thông qua chiêm nghiệm bản thân. - Suy nghĩ về vai trò của nhà trường đối với bản thân em..

<span class='text_page_counter'>(30)</span> IV. Tổ chức dạy và học Bước 1: Ôn định tổ chức bằng việc kiểm tra sĩ số, nội vụ lớp Bước 2: Kiểm tra bài cũ - Dự kiến phương án kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS, nhóm HS.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Bước 3: Tiến trình tổ chức dạy học: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 – 8 phút). Hoạt động của GV và học sinh a- Trò chơi: (5 phút) - Tên trò chơi: “mưa rơi". - Cách chơi: + Lớp trưởng chủ trì. + Lớp trưởng nêu quy định trò chơi: Cả lớp đứng dậy, cùng làm tay theo lời nói, không làm theo tay của người hướng dẫn. Các lệnh: mưa vừa/mưa to/ mưa dữ dội/ cây rung rinh trước gió. + Chọn ra những bạn làm sai, hát hoặc biểu diễn bài múa hài: Chú voi con ở Bản Đôn b- Trải nghiệm: (3 phút) - Nội dung: Nhớ lại những bài viết về tình mẹ. - Cách thực hiện: Trao đổi nhóm đôi về những bài viết về tình mẹ mà em biết.. Yêu cầu KT, KN, NL. a- Trò chơi: Tạo không khí vui vẻ trước khi học bài mới.. b/ Trải nghiệm - HS nhớ lại những kiến thức liên quan đế bài học - Cảm nhận về những bài hát đó.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> IV. Tiến trình thực hiện: HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ( 5 - 7 phút). Lời vào bài: Các con thân mến! Ngay từ lúc lọt lòng, tình cảm cha mẹ dành cho các con luôn là tình cảm sâu nặng và thiêng liêng, khiến các con không thẻ nào quên. Khi bước chân đến trường, nhà trường cũng là nơi gắn bó với các em với bao kỉ niệm thân thiết. Để thấm thía tình cảm mẹ cha dành cho con cái, cũng như để thấu hiểu vai trò lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người chúng ta, hôm nay, cô cùng các con sẽ tìm hiểu bài: CỔNG TRƯỜNG MỞ RAĐây là một bài viết với hình thức văn bản nhật dụng: những ghi chép hàng ngày của con người về những câu chuyện bình thường diễn ra trong cuộc sống. -GV: Viết lên bảng: Ngữ văn:. Cổng trường mở ra ( Lý Lan). Bước 1: Khởi động Bước 2: Hình thành kiến thức mới..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC. Hoạt động của GV và học sinh Nhiệm vị 1: Đọc văn bản - GV hướng dẫn HS đọc một đoạn -HS đọc và HS khác nhận xét… -Hình thức HĐ chung cả lớp Nhiệm vụ 2: -Tìm hiểu về thể loại, phương thức, tóm tắt văn bản -Hình thức: Hoạt động cặp đôi….. Yêu cầu KT, KN, NL. Nhiệm vụ 1: đọc to, rõ ràng, biểu cảm. Biết nhận diện thể loại, phương thức, biết tóm tắt.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5 phút ). Hoạt động của GV và học sinh 1- Đêm trước ngày khai trường Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm. -Thời lượng khoảng 5 phút -Nội dung: Sau khi đọc, hãy tóm tắt trong nội dung của văn bản Cổng trường mở ra. - Yêu cầu: Tóm tắt bằng cách trả lời câu hỏi: Tác giả viết về cái gì? -Cách thức thực hiện: Trao đổi với các bạn trong nhóm, sau đó, nhóm cử một bạn trả lời trước lớp.. Yêu cầu KT, KN, NL 1- Đêm trước ngày khai trường Nhiệm vụ 1:. Trong đêm trước ngày khai trường của con vì lo lắng chuẩn bị cho con nhiều vì những kỉ niệm của tuổi thơ đã sống dậy mẹ đã nhớ về ngày khai trường của mình hồi còn nhỏ và có đề cập tới ngày lễ khai trường đầy ý nghĩa ở đất nước Nhật Bản. Và sâu sắc hơn là một thế giới mới đã mở ra sau cánh cổng trường đối với đứa con thân yêu của mình.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5 phút ). Hoạt động của GV và học sinh Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm. Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân. - Thời lượng khoảng 7 phút. Viết vào vở bài tập các ý chính để suy trả lời các câu hỏi dưới đây: 1- Đêm trước ngày khai trường, tâm trạng bà mẹ và đứa trẻ có gì khác nhau? Chi tiết nào trong bài thể hiện điều đó?. Yêu cầu kiến thức, kĩ năng, NL. 1- Đêm trước ngày khai trường Nhiệm vụ 1: Nhiệm vụ 2: -Mẹ thao thức không ngủ, nghĩ suốt đêm: "Nhưng hôm nay tâm mẹ không tập trung được vào việc nào cả"; "mẹ lên giường và trằn trọc…” - Đứa con: vô tư, ngủ thanh thản nhẹ nhàng: "Còn bây giờ giấc ngủ …..Gương mặt thanh thoátđôi môi hé mở  chúm lại như đang mút kẹo". Trong lòng con không có mối bận tâm nào ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ” - Mẹ không ngủ được là vì: Đây là buổi lễ khai trường vô cùng quan trọng - con bước vào lớp 2- Theo em, tại sao người mẹ lại không Một. Một phần mẹ đã thao thức vì lo lắng cho ngủ được? Chi tiết nào để lại dấu ấn thật con, song điều cơ bản nhất là những miền kí ức sâu đậm trong tâm hồn người về ngày khai trường của tuổi thơ cứ nôn nao hiện về trong mẹ..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5 phút ). Hoạt động của học sinh. Yêu cầu cần đạt. Nhiệm vụ 1: Hoạt động nhóm. Nhiệm vụ 2: Hoạt động cá nhân. 1- Đêm trước ngày khai trường ? Chi tiết nào để lại dấu ấn thật sâu đậm trong tâm hồn người mẹ?. Nhiệm vụ 1: Nhiệm vụ 2: 1- Đêm trước ngày khai trường Cứ nhắm mắt lại là dường như vang bên tai " tiếng đọc bài trầm bổng: " Hàng năm cứ vào cuối thu mẹ tôi lại âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp"  3- Tình cảm của người mẹ đối với con mình vô cùng sâu sắc và thiêng liêng.. ? Theo em, tình cảm của người mẹ đối với con của mình như thế nào?. Chú ý: Các câu hỏi trên GV đưa ra dạng phiếu hoặc chiếu lên màn hình. Không sử dụng hình thức đàm thoại..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5 phút ). Hoạt động của học sinh. Yêu cầu cần đạt. Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm. (7 phut) - Trong bài đọc, có phải người mẹ mình, đang nói trực tiếp với đứa co không? Theo em, người mẹ đang đang nói tâm sự với ai? Cách viết này có tác trực tiếp với con. dụng gì?. mẹ hồi tưởng lại những miền ký ức đẹp đẽ của tuổi thơ.. 2- Câu văn nào trong bài văn nói lên tình cảm tinh tế của người mẹ về tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ?. Câu văn "Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra” đã nói lên tầm quan trọng của nhà trường đối với thế hệ trẻ.. 3- Em hiểu "thế giới kì diệu" khi bước qua cánh cổng trường là gì ?. - Cách viết độc đáo này, tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng và khắc hoạ đậm nét. 3- Người mẹ nói: "Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là:. Chú ý: Các câu hỏi trên GV đưa ra dạng phiếu hoặc chiếu lên màn hình. Không sử dụng hình thức đàm thoại..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC ( 5 phút ). Hoạt động của học sinh Nhiệm vụ 3: Thảo luận nhóm. (7 phut) 3- Em hiểu "thế giới kì diệu" khi bước qua cánh cổng trường là gì ?. 4. Tự rút ra nội dung Ghi nhớ. Yêu cầu cần đạt 3- Người mẹ nói: "Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra". Đã bảy năm bước qua cánh cổng trường, bây giờ em hiểu thế giới kì diệu đó là: - Đến trường là đến với thế giới của tri thức nhân loại, được học hỏi và tích luỹ thêm nhiều kiến thức bổ ích. -Đến trường được hoà nhập với thầy cô, bạn bè cùng trang lứa và bồi đắp cho em những tình cảm đẹp về lòng yêu thương con người trong cuộc sống, được chắp cánh những ước mơ đẹp v.v GHI NHỚ: SGK..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> HOẠT ĐỘNG 3: THỰC HÀNH LUYỆN TẬP( 10-15 phút ). Hoạt động của học sinh Nhiệm vụ 1: Thảo luận cặp đôi.(5 phút) -Một bạn cho rằng có rất nhiều ngày khai trường , nhưng ngày khai trường để được vào lớp Một là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Em có tán thành ý kiến đó không? Tại sao? Nhiệm vụ 2: Làm việc cá nhân. Viết vào vở bài tập. Thời lượng 10 phút. Nội dung: Hãy nhớ lại và viết thành HS, các em có thể viết một đoạn một đoạn văn về một kỉ niệm đáng văn bằng cách nhớ lại những kỉ nhớ nhất trong ngày khai trường đầu niệm đáng nhớ nhất trong ngày tiên? khai trường đầu tiên của mình.. Yêu cầu cần đạt Ngày khai trường vào lớp Một với không khí trang nghiêmlong trọng, đông vui tấp nập cả xã hội quan tâm. Được tiếp xúc làm quen với trường mới, thầy cô bạn bè mới. Bởi vậy, đó là ngày có dấu ấn sâu đậm nhất trong tâm hồn mỗi con người. Nhiệm vụ 2: - Tuỳ vào năng lực cảm thụ của HS.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> HOẠT ĐỘNG 4 : HOAT ĐỘNG VẬN DỤNG ( Làm ở nhà ). Hoạt động của học sinh Nhiệm vụ 1: Tập viết một đoạn nhật kí, trong đó ghi lại tình cảm của của em đối với mẹ hoặc bố, hoặc hoặc người thân khác trong gia đình em. Nhiệm vụ 2: Viết đoạn văn ngắn nhật dụng. với chủ đề: "Nếu không có nhà trường, các em sẽ ra sao?". Yêu cầu cần đạt Nhiệm vụ 1: Yêu cầu HS thể hiện tình cảm đối với bố, mẹ hoặc người thân khác dưới hình thức văn bản. Nhiệm vụ 2: Yêu cầu: HS sử dụng văn bản nhật dụng để nói lên suy nghĩ cảm xúc của mình về vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của chính mình..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> HOẠT ĐỘNG 5 : PHÁT TRIỂN MỞ RỘNG ( làm ở nhà). Hoạt động của học sinh. Yêu cầu cần đạt. Nhiệm vụ 1: Trao đổi với người thân về nội dung bài học (kể cho người thân nghe về câu chuyện vừa học). Nhiệm vụ 1: Đưa nội dung bài học ra thảo luận với bố, mẹ hoặc người thân khác về bài đọc.. Nhiệm vụ 2: Sưu tầm một văn bản cùng chủ đề tình cảm mẹ con (bố con) cùng kiểu văn bản nhật dụng.. Nhiệm vụ 2: HS biết sưu tầm văn bản đúng chủ đề và cùng kiểu nhật dụng.. Nhiệm vụ 3: Tìm trên in-tơ-nét xuất xứ toàn bài báo này. Nhiệm vụ 3: HS biết tự tìm đọc trên xuất xứ và toàn văn bài báo này..

<span class='text_page_counter'>(42)</span> Bước 4: Hướng dẫn HS học bài ở nhà -Thực chất bước này cần nhắc nhiệm vụ hoạt động 4 ( giao bài tập vận dụng) và 5 ( giao bài tập phát triển mở rộng) ở trên. - Nhắc nhở HS có ý thức hoàn thành bài tập và soạn bài mới.. XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!.

<span class='text_page_counter'>(43)</span>

×