Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.85 KB, 3 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN: TOÁN LỚP 5 BÀI : LUYỆN TẬP CHUNG (trang 128) Trường tiểu học Trần Cao Vân Người soạn: Võ Thị Như Thảo Lớp : 5/7 Ngày dạy: 3/3/2017 I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 2. Kĩ năng: Vận dụng tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương để giải toán. 3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác khi giải toán có lời văn. II. CHUẨN BỊ: GV : Giáo án, bài giảng điện tử. HS : SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU: Hoạt động của giáo viên 1. Khởi động: - Để bắt đầu tiết học, cô mời cả lớp cùng hát bài. 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS nêu cách tính diện tích xung quanh, diên tích toàn phần,thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương. 3. Bài mới - Trong tiết học toán ngày hôm nay, chúng ta cùng nhau làm các bài toán luyện tập về tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương. - GV ghi tên đề bài: Luyện tập chung Hướng dẫn HS làm bài luyện tập : Bài tập 1a, b (HS khá giỏi làm câu c) - Gọi 1 HS đọc đề bài toán. - Hỏi: + Bài toán cho biết gì ? + Bài toán yêu cầu tìm gì? +Diện tích kính dùng làm bể cá là diện tích của. Hoạt động của học sinh - HS hát. - HS nêu. - HS nghe.. - HS nhắc tên đề bài.. - HS đọc đề bài 1. - HS trả lời + Bể cá có chiều dài 1m, chiều rộng 50 cm, chiều cao 60 cm. + Tìm diện tích kính dùng làm bể cá (bể không có nắp) và thể tích của bể cá..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> những mặt nào? + Hãy nêu công thức tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật. Lưu ý: HS đổi đơn vị đo về dm. + Khi đã tính được thể tích bể cá, làm thế nào để tính được thể tích nước?. + Diện tích kính dùng làm bể cá là diện tích xung quanh và diện tích một mặt đáy, vì bể cá không có nắp. - HS nêu Giải 1m = 10dm; 50cm = 5 dm; 60cm = 6dm. a) Diện tích xung quanh của bể kính là: (10 + 5) × 2 × 6 = 180 (dm2) Diện tích đáy của bể kính là: 10 × 5 = 50(dm2) Diện tích kính dùng làm bể cá là: 180 + 50= 230(dm2) b) Thể tích trong lòng bể kính là: 10 × 5 × 6 = 300(dm3) Đáp số: a) 230dm2; b) 300dm3 ; - Mực nước trong bể có chiều cao bằng ¾ chiểu cao của bể nên thể tích nước cũng bằng ¾ thể tích của bể.. Lưu ý : nhắc HS 1 dm3 = 1 lít nước - Gọi 1 HS lên bảng làm bài câu a, b, cho HS làm bài vào vở . - GV nhận xét, sửa bài làm. Bài tập 2: - Gọi 1 HS đọc đề bài toán. - Gợi ý, hỏi: + Bài toán cho biết gì? + Muốn tính diện tích, thể tích hình lập phương ta làm thế nào ?. c) Thể tích nước trong bể cá là: 300 x ¾ = 225 (lít) Đáp số c) 225 lít - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở.. - HS đọc đề bài 2. - HS trả lời.. Giải a) Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 1,5 × 1,5 × 4 = 9 (m2).
<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Cho HS làm nhóm đôi, gọi 1 vài nhóm lên bảng trình bày kết quả - GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Bài tập 3: (bài tập về nhà) - Yêu cầu HS đọc đề bài 3 - GV hướng dẫn + Gọi cạnh của hình lập phương N là a thì cạnh của hình lập phương M sẽ là như thế nào với a? + Công thức tính diện tích toàn phần của hai hình lập phương? + Vậy diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình lập phương N? + Công thức tính thể tích của hình lập phương N và thể tích của hình lập phương M? + Vậy thể tích của hình lập phương M gấp mấy lần thể tích của hình lập phương N? - Yêu cầu HS làm về nhà làm bài 3. 3. Củng cố- Dặn dò : - GV tổ chức trò chơi Rung chuông vàng - Muốn tính diện tích, thể tích của hình hộp chữ nhật và hình lập phương ta làm thế nào ? - Nhận xét tiết học - Chuẩn bị bài sau. b) Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 1,5 × 1,5 × 6 = 13,5 (m2) c) Thể tích của hình lập phương là: 1,5 × 1,5 × 1,5 = 3,375(m3) Đáp số: a) 9m2 ; b) 13,5m2; c) 3,375m3 - HS làm nhóm đôi.. - HS đọc đề bài 3. + Cạnh của hình lập phương M gấp 3 lần nên sẽ là: a x 3. + Diện tích toàn phấn của hình lập phương N là: a x a x 6 + Diện tích toàn phần của hình lập phương M là: (a x a x 6) x 9 + Diện tích toàn phần của hình lập phương M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình lập phương N. + Thể tích của hình lập phương N là: axaxa + Thể tích của hình lập phương M là: (a x a x a) x 27 + Thể tích của hình lập phương M gấp 27 lần thể tích của hình lập phương N. - HS về nhà làm -HS tham gia chơi - HS nêu.
<span class='text_page_counter'>(4)</span>