Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Pháp luật điều chỉnh điều chỉnh hoạt động ngoại hối ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.54 KB, 14 trang )

KHOA LUẬT
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TIỂU LUẬN
PHÁP LUẬT NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI
PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI
Ở VIỆT NAM
HỌ VÀ TÊN:
NGÀY THÁNG NĂM SINH:
LỚP: LUẬT HỌC
MSSV:
LỚP HỌC PHẦN: BSL 1005
GIẢNG VIÊN: TS. NGUYỄN VINH HƯNG

Hà Nội, tháng 11 năm 2021


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................................3
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI......................4
1.

Khái quát về ngoại hối.........................................................................................................4

2.

Khái quát về hoạt động ngoại hối........................................................................................5

CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM. 6


1.

Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vãng lai..................................................................6

2.

Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vốn.........................................................................8

3.

Pháp luật điều chỉnh đối với hành vi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam...............8

4.

Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối..............................................9

CHƯƠNG III: HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP TRONG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT
ĐỘNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM...............................................................................10
1.

Hạn chế..............................................................................................................................10

2.

Giải pháp...........................................................................................................................11

KẾT LUẬN......................................................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................13

2



LỜI MỞ ĐẦU
Ngoại hối, hoạt động ngoại hối cũng như pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại hối
là những vấn đề luôn thu hút sự quan tâm, chú ý của Nhà nước cũng như mọi cá nhân,
pháp nhân trong xã hội. Nó cũng đề cập đến rất nhiều vấn đề bức thiết trong hệ thống
pháp luật ngân hàng nói riêng và hệ thống pháp luật nước nhà nói chung. Vậy nên việc
lựa chọn đề tài “Pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại hối ở Việt Nam” cũng là một
vấn đề mang tính bắt kịp thời đại và hợp lý với học phần môn học.
Tiểu luận với cấu trúc ba chương sẽ hệ thống những lý luận cơ bản, phân tích, so
sánh những quy phạm pháp luật để đưa ra được hệ thống kiến thức, quan điểm về
ngoại hối, hoạt động ngoại hối, và pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại hối. Từ đó
đưa ra những điểm sáng cũng như những điểm bất cập trong hệ thống pháp luật ngân
hàng tại Việt Nam về các quy định điều chỉnh hoạt động ngoại hối. Và cũng từ đây thể
hiện được khả năng ứng dụng kiến thức, phân tích quy phạm trong hoạt động nghiên
cứu pháp lý.

3


CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI
1. Khái quát về ngoại hối
Ngoại hối được hiểu theo nghĩa đơn giản là việc mua bán các đồng tiền được phép
chuyển đổi. Trong nền kinh tế hiện đại, mỗi quốc gia đều có nhu cầu sử dụng ngoại hối
để nhập khẩu hàng hoá hay can thiệp vào thị trường hàng hố, thị trường tiền tệ, điều
hồ cán cân thanh toán quốc tế,... 1 Ngoại hối thường được thừa nhận là các loại tài sản,
quyền tài sản được cộng đồng quốc tế chấp nhận làm phương tiện thanh tốn quốc tế.
Nói như vậy bởi khơng phải tài sản, quyền tài sản nào cũng được coi là ngoại hối.
Muốn là ngoại hối, trước hết chúng phải có thể định giá và chuyển đổi thành tiền nước
ngồi. Khi có giá trị bằng tiền nước ngồi thì chúng mới có thể dùng làm phương tiện

thanh toán quốc tế và mới được xem là ngoại hối.
Ngoại hối xuất phát từ tài sản, quyền tài sản, vậy nên nó có thể được hiểu khác, tuỳ
pháp luật từng quốc gia. Mặt bằng chung và tại Việt Nam, ngoại hối thường được hiểu
là bao gồm: Đồng tiền của quốc gia, lãnh thổ khác, đồng tiền chung châu Âu và các
đồng tiền chung khác dùng trong thành toán quốc tế và khu vực (gọi là ngoại tệ);
Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ gồm séc, thẻ thanh tốn, hối phiếu địi nợ, hối
phiếu nhận nợ, chứng chỉ tiền gửi và các phương tiện thanh toán khác; Các loại giấy tờ
có giá bằng ngoại tệ gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu cơng ty, kỳ phiếu, cổ phiếu
và các loại giấy tờ có giá khác; Vàng thuộc dự trữ ngoại hối Nhà nước, trên tài khoản
ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp
mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; Đồng tiền của Việt Nam trong trường hợp chuyển
vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh tốn quốc tế. 2
Nhìn từ những định nghĩa về ngoại hối bên trên, ta thấy được sự quan trọng của
ngoại hối, ngoại hối trực tiếp phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của nền kinh tế, là
cơng cụ để thanh tốn trao đổi với các đối tác ở khắp nơi trên toàn thế giới. Đối với
doanh nghiệp, ngoại hối là phương tiện để đổi mới công nghệ khi mua máy móc, thiết
bị của nước ngồi,... Đối với nhà đầu tư, ngoại hối giúp nhà đầu tư chuyển đổi ngoại tệ
để thực hiện đầu tư. Đối với Nhà nước, ngoại hối là phương tiện thanh toán quốc tế để
thực hiện các hoạt động kinh tế đối ngoại như xuất, nhập khẩu, tín dụng quốc tế,...

1 Đại học Luật Hà Nội (2018), “Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, tr 377.
2 Đại học Luật Hà Nội (2018), “Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, tr 378.

4


Chính bởi tầm quan trọng đó nên nó cũng đặt ra nhu cầu bức thiết về việc xây dựng
hệ thống luật quốc gia quy định cách quản lý ngoại hối để đảm bảo không ảnh hưởng
đến đồng bản tệ, bảo đảm sự phát triển bình thường, ổn định của nền kinh tế và bảo
đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan đến hoạt động ngoại hối.

2. Khái quát về hoạt động ngoại hối
Hoạt động ngoại hối xét từ góc độ khoa học pháp lý là tổng hợp các hành vi pháp lí
do các chủ thể khác nhau thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
các tài sản được coi là ngoại hối. Các hành vi pháp lý này có thể có tính chất là hành vi
dân sự hay hành vi thương mại tuỳ thuộc vào việc người thực hiện chúng vì nhu cầu
dân sự hay thương mại.3
Mặt khác, hoạt động ngoại hối được pháp luật quan niệm là hoạt động của người cư
trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên
lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên
quan đến ngoại hối.4
Hoặc hoạt động ngoại hối là quá trình hoạt động kinh tế - pháp lý của các chủ thể,
thông qua việc xác lập và thực hiện các giao dịch khác nhau về ngoại hối. Hay đơn
giản là hoạt động mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng ngoại hối. Hoạt động ngoại
hối phổ biến thường được thực hiện thơng qua các hình thức như đầu tư, tín dụng, bảo
lãnh, mua bán.
Từ các định nghĩa có thể nhận thấy chủ thể của hoạt động ngoại hối là người cư trú
và người không cư trú trực tiếp tham gia vào các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử
dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các
giao dịch khác liên quan đến ngoại hối.5
Tiếp đó, đối tượng của hoạt động ngoại hối là các loại ngoại hối được phép lưu
thông trên lãnh thổ Việt Nam và các dịch vụ về ngoại hối. Nội dung các hoạt động
ngoại hối cũng bao gồm các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, các hành vi sử dụng
ngoại hối hay cung ứng dịch vụ về ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam. Những hành vi
pháp lý này luôn gắn với đối tượng là ngoại hối và các dịch vụ ngoại hối. 6

3 Đại học Luật Hà Nội (2018), “Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, tr 379.
4 Đại học Luật Hà Nội (2018), “Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, tr 379 – 380.
5 Đại học Luật Hà Nội (2018), “Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam”, Nxb Cơng an nhân dân, tr 380.
6 Đại học Luật Hà Nội (2018), “Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam”, Nxb Cơng an nhân dân, tr 381.


5


Từ hoạt động ngoại hối của các tổ chức, cá nhân cũng hình thành nên một thị
trường, gọi là thị trường ngoại hối. Thị trường này là một trong ba thị trường tài chính
chính (thị trường tiền tệ, thị trường vốn/chứng khoán, thị trường ngoại hối/hối đoái).
Và gồm hai bộ phận là thị trường ngoại hối tập trung (thị trường thực hiện các giao
dịch ngoại hối giữa các thành viên là tổ chức tín dụng và ngân hàng trung ương); thị
trường ngoại hối phi tập trung (thị trường diễn ra các giao dịch ngoại hối khơng gắn
với vai trị tổ chức và điều hành của ngân hàng trung ương, không có quy chế thành
viên). Bởi hoạt động ngoại hối diễn ra trên toàn thế giới và đây là sân chơi trao đổi các
loại tài sản, quyền tài sản dùng làm phương tiện thanh tố quốc tế nên nó cũng ln
mang tính quốc tế và là thị trường chịu phản ứng có tính dây chuyền trên phạm vi tồn
cầu trong sự biến đổi của giá cả của các đồng tiền khác nhau và giữa các loại ngoại tệ
với các loại ngoại hối khác. Thị trường này cịn là cơng cụ để thơng q đó ngân hàng
trung ương thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia phục vụ chính sách kinh tế đối ngoại
như tăng, giảm ngoại tệ để tác động tới khả năng xuất nhập khẩu của nền kinh tế.
CHƯƠNG II: PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI TẠI
VIỆT NAM
1. Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vãng lai
Giao dịch vãng lai được hiểu là giao dịch giữa người cư trú với người khơng cư trú
vì mục đích chuyển vốn. Giao dịch vãng lai chủ yếu bao gồm việc thanh toán và
chuyển tiền giữa người cư trú và người khơng cư trú nhưng khơng vì mục đích chuyển
vốn để đầu tư.7 Điều này cũng được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Văn bản
hợp nhất số 07/2013/VBHN-VPQH ngày 11/7/2013 về Pháp lệnh ngoại hối.
Từ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP, giao dịch vãng lai đã được quy định bao gồm
thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ;
chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam; chuyển tiền một chiều từ Việt
Nam ra nước ngoài; mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi
xuất nhập cảnh. Tuy là đến Nghị định số 70/2014/NĐ-CP, nội dung này không được

quy định cụ thể các loại giao dịch vãng lai nữa nhưng vẫn có những quy định về từng
loại giao dịch vãng lai như quy định về tự do hoá đối với giao dịch vãng lai (Điều 4);
thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và các
7 Đại học Luật Hà Nội (2018), “Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam”, Nxb Công an nhân dân, tr 388.
6


nguồn thu vãng lai khác (Điều 5); Chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam
(Điều 6); Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài (Điều 7),...
Cụ thể hơn, đối với giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan đến xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, người cư trú có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu hàng
hoá, dịch vụ hoặc từ các nguồn thu vãng lai khác ở nước ngoài phải chuyển vào tài
khoản ngoại tệ mở tại tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam phù hợp với thời hạn
thanh toán của hợp đồng hoặc các chứng từ thanh toán, trừ một số trường hợp được
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ
nguồn thu ngoại tệ ở nước ngoài. Mọi giao dịch thanh toán và chuyển tiền liên quan
đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hố, dịch vụ phải thực hiện bằng hình thức chuyển
khoản thơng qua tổ chức tín dụng được phép (theo Điều 5 Nghị định số 70/2014/NĐCP).
Hay như đối với giao dịch chuyển tiền một chiều từ nước ngoài vào Việt Nam,
người cư trú là tổ chức có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển tiền một chiều phải
chuyển vào tài khoản ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép hoặc bán cho tổ chức tín
dụng được phép. Người cư trú là cá nhân có ngoại tệ thu được từ các khoản chuyển
tiền một chiều được gửi vào tài khoản ngoại tệ hoặc rút tiền mặt để sử dụng (Điều 6
Nghị định số 70/2014/NĐ-CP).
Đối với giao dịch chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài, người cư trú là
tổ chức được thực hiện chuyển tiền một chiều ra nước ngồi để phục vụ mục đích tài
trợ, viện trợ hoặc các mục đích khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước
ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích quy định tại
Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP.

Đối với giao dịch mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt và vàng khi
xuất nhập cảnh, người cư trú và người không cư trú là cá nhân khi xuất nhập cảnh
được phép mang theo người số lượng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam bằng tiền mặt theo
mức quy định của Ngân hàng Nhà nước. Pháp luật cũng có quy định người cư trú,
người khơng cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất giữ, mang theo
người, cho, tặng, thừa kế, bán cho tổ chức tín dụng được phép, thanh toán cho các đối
tượng được phép thu ngoại tệ tiền mặt. Riêng người cư trú là công dân Việt Nam được

7


sử dụng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng được phép, được rút tiền gốc, lãi bằng đồng tiền
đã gửi.
2. Pháp luật điều chỉnh đối với giao dịch vốn
Giao dịch vốn được hiểu là giao dịch chuyển tiếp vốn giữa người cư trú và người
khơng cư trú với mục đích đầu tư. Và gồm các hình thức như đầu tư trực tiếp, đầu tư
gián tiếp vào các giấy tờ có giá, vay và trả nợ nước ngoài, cho vay và thu hồi nợ nước
ngồi, các hình thức đầu tư khác (Khoản 4 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối 2005).
Trong đó, giao dịch đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam bằng vốn ngoại tệ
là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn ngoại tệ bằng tiền mặt hoặc các
tài sản khác giá trị được bằng ngoại tệ nhằm thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt
Nam và trực tiếp quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật đầu tư.
Giao dịch đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài bằng ngoại tệ là giao dịch mà nhà đầu
tư là người cư trú có quyền đầu tư vốn ra nước ngồi dưới các hình thức như: Thành
lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; Thực hiện họp
đồng BCC ở nước ngoài; Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh
tế ở nước ngồi để tham gia quản lí và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước
ngoài.
Giao dịch vay, cho vay nước ngoài bằng ngoại tệ là sự thoả thuận giữa Chính phủ,
người cư trú là cá nhân, tổ chức Việt Nam với Chính phủ, người khơng cư trú là tổ

chức cá nhân nước ngồi thơng qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng quốc
tế.
Giao dịch đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam là việc người khơng cư trú
mua bán chứng khốn, các giấy tờ có giá và góp vốn, mua cổ phần dưới mọi hình thức
theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh
nghiệp nhận vốn đầu tư.
3. Pháp luật điều chỉnh đối với hành vi sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
Người cư trú và người không cư trú có quyền sử dụng ngoại hối của mình trên lãnh
thổ Việt Nam theo nguyên tắc được quy định tại Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2013.
Trong đó, người cư trú và người không cư trú được mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ tại
các tổ chức tín dụng được phép để thực hiện các giao dịch hợp pháp của mình trên
lãnh thổ Việt Nam.
8


Người cư trú là tổ chức, cá nhân có quyền mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ của
mình ở nước ngồi để thoả mãn các nhu cầu chính đánh, hợp pháp của mình theo quy
định của pháp luật. Riêng đối với người cư trú là tổ chức kinh tế có chi nhánh, văn
phịng đại diện ở nước ngồi hoặc có nhu cầu mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, phải
tuân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam về điều kiện, hồ sơ, thủ tục
cấp và thu hồi giấy phép mở và sử dụng tài khoản ngoại tệ ở nước ngồi.
Người cư trú, người khơng cư trú là cá nhân có ngoại tệ tiền mặt được quyền cất
giữ, mang theo người, cho tặng, thừa kế, bán cho các tổ chức tín dụng được phép
chuyển, mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài phục vụ cho các nhu cầu và mục đích
hợp pháp của mình.
Người khơng cư trú là tổ chức, cá nhân được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt
Nam để thựuc hiện các giao dịch thu, chi theo quy định của pháp luật. Người cư trú là
cá nhân nước ngoài được mở và sử dụng tài khoản đồng Việt Nam để thực hiện các
giao dịch thu, chi và giao dịch đầu tư gián tiếp theo quy định.
Cuối cùng, người cư trú và người không cư trú là cá nhân được sử dụng thẻ thanh

tốn quốc tế để giao dịch với khách hàng thơng qua các tổ chức tín dụng được phép và
các đơn vị chấp nhận thẻ. Các đơn vị chấp nhận thẻ chỉ được nhận thanh toán bằng
đồng Việt Nam từ ngân hàng thanh toán thẻ.
4. Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối
Pháp luật điều chỉnh hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối là hoạt động nhằm thoả
mãn nhu cầu sử dụng ngoại hối đa dạng của cá nhân, tổ chức. Tại Việt Nam, hoạt động
cung ứng dịch vụ ngoại hối có thể được thực hiện bởi các tổ chức chuyên nghiệp là
ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng.
Theo đó, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức tín dụng là ngân
hàng được phép cung ứng các dịch vụ ngoại hối như cung cấp các giao dịch hối đoái;
huy động vốn, cho vay và bảo lãnh bằng ngoại tệ; phát hành và làm đại lý phát hành
thẻ thanh toán quốc tế; chiết khấu, tái chiết khấu các giấy tờ có giá; cung cấp các dịch
vụ chuyển tiền, thanh toán trong nước và quốc tế.
Hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức phi ngân hàng được quy định
cung ứng một số dịch vụ ngoại hối quan trọng, phù hợp với tính chất, đặc điểm và quy
mơ hoạt động của mỗi loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

9


Ngoài ra, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối của các tổ chức kinh tế khơng phải
tổ chức tín dụng được quy định thường là các dịch vụ ít quan trọng, khơng q phức
tạp về quy trình nghiệp vụ và chủ yếu được thực hiện với tư cách là bên đại lý được uỷ
quyền của tổ chức tín dụng.
CHƯƠNG III: HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP TRONG PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH
HOẠT ĐỘNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM
1. Hạn chế
Pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại hối tại Việt Nam đã có những điều chỉnh, tiến
bộ nhiều theo tiến trình phát triển của xã hội. Tuy nhiên pháp luật điều chỉnh hoạt động
ngoại hối tại Việt Nam khơng phải chỉ tồn những điểm tốt hay phù hợp với tất cả các

mặt, nó vẫn tồn tại những điểm hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến q trình hoạt
động của chính nó cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên
quan.
Có thể kể đến ngay như với những quy định về giao dịch vãng lai cũng đã có những
hạn chế nhất định. Ngay tại Nghị định số 70/2014/NĐ-CP đã quy định tự do hoá đối
với giao dịch vãng lai tại Điều 4. Theo đó, trên lãnh thổ Việt Nam, tất cả các giao dịch
thanh toán và chuyển tiền đối với giao dịch vãng lai của người cư trú và người không
cư trú được tự do thực hiện phù hợp với các quy định tại Nghị định này và các quy
định pháp luật khác có liên quan theo các nguyên tắc được nêu trong Nghị định này.
Tuy nhiên, việc tự do đó lại phụ thuộc vào phạm vi khả năng ngoại tệ hiện có, tổ chức
tín dụng được phép có trách nhiệm đáp ứng các nhu cầu ngoại tệ của người cư trú,
người không cư trú để thanh toán cho các giao dịch vãng lai căn cứ theo nhu cầu thực
tế và hợp lý của từng giao dịch được quy định tại ngay Điều 17 cùng Nghị định. Có
thể thấy việc tự do ở đây diễn ra nhưng vẫn đặt kèm điều kiện hạn chế về khả năng
ngoại tệ của tổ chức tín dụng, tính thực tế và hợp lý của giao dịch. Điều này nghe có
vẻ hợp lý nhưng trong thực tế, đây lại chính là điều làm hạn chế quyền của các bên,
gây khó khăn trong việc thực hiện giao dịch. Bởi tính thực tế và hợp lý được xác định
bởi giao dịch viên của tổ chức tín dụng, và hoạt động nhằm đem lợi cho tổ chức tín
dụng nên chính khả năng ngoại tệ, và những điều nêu trên có thể là cục đá để tổ chức
tín dụng vin vào và từ chối thực hiện giao dịch (đặc biệt là khi đổi đồng Việt Nam để

10


lấy đồng ngoại tệ). Điều này đã được quy định ngay từ Nghị định số 160/2006/NĐ-CP
nhưng đến Nghị định số 70/2014/NĐ-CP, nó vẫn được giữ nguyên.
Hay như vấn đề về hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, theo quy định tại
Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam là việc nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư tại Việt Nam” và “Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam là việc nhà đầu tư

nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thơng qua việc mua, bán chứng khốn, các giấy tờ có
giá khác, góp vốn, mua cổ phần và thơng qua các quỹ đầu tư chứng khốn, các định
chế tài chính trung gian khác theo quy định của pháp luật mà không trực tiếp tham gia
quản lý hoạt động đầu tư”. Vậy trong trường hợp nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, mua
cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới
51% vốn điều lệ công ty nhưng vẫn trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư sẽ
thuộc hình thức đầu tư gián tiếp theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, hay đầu tư
trực tiếp theo quy định của Pháp lệnh ngoại hối. Việc không thống nhất trong các tiêu
chí xác định hình thức đầu tư dẫn đến khó khăn của nhà đầu tư nước ngồi, tổ chức tín
dụng trong việc xác định đối tượng mở và sử dụng tài khoản vốn đầu tư trong khi đây
là tài khoản thực hiện mọi hoạt động liên quan đến góp vốn, thu, chi, chuyển lợi
nhuận/vốn đầu tư ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và mỗi nhà đầu tư chỉ được mở duy nhất
01 tài khoản vốn.8
Trên đây là một số ví dụ cụ thể để thấy được trong hệ thống pháp luật điều chỉnh
hoạt động ngoại hối của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, bất cấp và cần được quan
tâm, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo được sự ổn định nền kinh tế, cũng như quyền, nghĩa
vụ của các bên tham gia vào hoạt động ngoại hối.
2. Giải pháp
Từ những hạn chế, bất cập nêu ra, có thể thấy chúng ta cần sửa đổi, bổ sung và phát
triển hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại hối hơn rất nhiều. Bởi những vấn
đề nêu trên cũng là bởi chính sự chồng chéo trong pháp luật ngoại hối và pháp luật liên
quan gây ra.
Việc chúng ta quản lý chặt thị trường ngoại hối để tránh mất giá đồng bản tệ bằng
cách thắt chặt các quy định điều chỉnh hoạt động ngoại hối cũng gây ra những hệ luỵ
8 Công ty Luật VIETTHINK (2019), Quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam [online], từ < >.

11



ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hoạt động ngoại hối. Do
đó, với xu hướng tồn cầu hố, thị trường mở, cũng như nhu cầu di chuyển ra ngoài
lãnh thổ quốc gia ngày càng tăng của người dân, đòi hỏi phải xem xét và quy định lại
để tháo gỡ khó khăn cho chính những người tham gia hoạt động ngoại hối và Nhà
nước, đảm bảo phù hợp với lộ trình hội nhập, tự do hóa giao dịch vốn nhưng đồng thời
phải phù hợp với điều kiện, thực trạng của nền kinh tế và thị trường tài chính Việt
Nam về khả năng vốn và năng lực quản trị, kiểm soát rủi ro của các định chế tài
chính…

12


KẾT LUẬN
Tiểu luận với ba chương đã hệ thống được một số lý luận căn bản liên quan đến
ngoại hối, hoạt động ngoại hối, và pháp luật điều chỉnh hoạt động ngoại hối. Cụ thể,
tiểu luận đề cập đến khái niệm và đặc điểm của ngoại hối, hoạt động ngoại hối. Từ đó
đưa ra được phân tích, bình luận, điểm hạn chế và giải pháp cho pháp luật điều chỉnh
hoạt động ngoại hối tại Việt Nam.
Với những gì được học, tự đúc rút, tôi đã phần nào ứng dụng, tổng hợp, làm rõ vấn
đề cũng như làm rõ được nội dung nghiên cứu. Từ đây, tôi cũng tự củng cố, làm giàu
kiến thức cho bản thân nhiều hơn nữa về vấn đề xoay quanh pháp luật điều chỉnh hoạt
động ngoại hối nói riêng và mơn Luật Ngân hàng nói chung.

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Luật Hà Nội (2018), “Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam”, Nxb Cơng
an nhân dân
2. Công ty Luật VIETTHINK (2019), “Quy định về quản lý ngoại hối đối với hoạt

động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam” [online], từ < >
3. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2005), “Pháp lệnh Ngoại hối 2005”, Hà Nội
4. Chính phủ (2006), “Nghị định số 160/2006/NĐ-CP”, Hà Nội
5. Văn phòng Quốc hội (2013), “Văn bản hợp nhất số 07/2013/VBHN-VPQH ngày
11/7/2013 về Pháp lệnh ngoại hối”, Hà Nội
6. Chính phủ (2014), “Nghị định 70/2014/NĐ-CP về Pháp lệnh Ngoại hối”, Hà Nội

14



×