Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tuan 14Tiet 27Sinh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.19 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 13 Tiết 27. Ngày soạn: 18/11/2017 Ngày dạy: 22/11/2017. BÀI 24: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này HS phải 1. Kiến thức: Qua bài học này HS phải: - Nêu được khái niệm thể đa bội. - Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và nêu được một số ứng dụng của thể đa bội. 2. Kỹ năng: - Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình. - Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. - Rèn kỹ năng thu thập mẫu vật, tranh ảnh liên quan đến thể đa bội. 3.Thái độ: - Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn học II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC: 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Tranh phóng to hình 24.1 đến 24.5 SGK. - Phiếu học tập: tìm hiểu sự tương quan giữa mức bội thể và kích thước các cơ quan. Đối tượng quan sát Đặc điểm Mức bội thể Kích thước cơ quan 1. Tế bào cây rêu 2. Cây cà độc dược 3.............. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Đọc bài trước ở nhà. - Tranh ảnh một số dạng đột biến. III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số: 9A1: 9A2: 9A3: 9A4: 2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào la đột biến số lượng NST thể? Thể dị bội là gì? Nguyên nguyên nhân phát sinh thể dị bội? 3. Hoạt động dạy - học: *Mở bài: Tiết trước các em đã được tìm hiểu dạng đột biến NST đầu tiên là thể dị bội. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu dạng đột biến thứ 2 là thể đa bội. Hoạt động 1: Tìm hiểu hiện tượng đa bội thể HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin trong - HS vận dụng kiến thức đã học và nêu SGK trả lời câu hỏi: được: + Thế nào là thể lưỡng bội? + Thể lưỡng bội: có bộ NST chứa các cặp tương đồng. - GV: Các cơ thể có bộ NST 3n, 4n, 5n... có + Các cơ thể đó có bộ NST là bội số của n. chỉ số n khác thể lưỡng bội như thế nào? -> Vậy thể đa bội là gì? - Một số HS phát biểu, lớp bổ xung. - GV chốt lại kiến thức. ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... ........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - GV thông báo: Sự tăng số lượng NST; AND -> ảnh hưởng tới cường độ đồng hóa và kích thước tế bào. - GV yêu cầu HS quan sát H 24.1; 24.2; 24.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi:. + Sự tương quan giữa số lượng và kích thước của cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản của cây nói trên như thế nào? + Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu nào? + Nguyên nhân nào làm cho thể đa bội có các đặc điểm trên ?. - HS chú ý lắng nghe. - HS nghiên cứu thông tin SGK và trả lời, rút ra kết luận. - HS trao đổi nhóm, thống nhất câu trả lời, đại diện 1 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. + Tăng số lượng NST dẫn tới tăng kích thước tế bào, cơ quan. + Có thể, nhận biết qua dấu hiệu tăng kích thước các cơ quan của cây. + Lượng ADN tăng gấp bội làm tăng trao đổi chất, tăng sự tổng hợp prôtêin nên tăng kích thước tế bào. + Cho năng suất cao, sức chống chịu tốt.... + Có thể khai thác những đặc điểm nào ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng? - GV lấy một số ví dụ hiện tượng đa bội thể: - HS chú ý lắng nghe. dưa hấu 3n, chuối, nho...., dâu tằm, rau muống, dương liễu.... - Liên hệ đa bội ở động vật. - HS rút ra kết luận. - Lưu ý: Dự tăng kích thước của tế bào hoặc - HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức. cơ quan chỉ trong giới hạn mức bội thể nhất định. Khi số lượng NST tăng quá giới hạn thì kích thước của cơ thể lại nhỏ dần đi. *Tiểu kết: - Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n ( lớn hơn 2n ). - Dấu hiệu nhận biết : Tăng kích thước các cơ quan. - Ứng dụng : + Tăng kích thước thân cành để tăng sản lượng gỗ. + Tăng kích thước thân, lá, củ để tăng sản lượng rau, hoa màu. + Tạo giống có năng suất cao. IV. CỦNG CỐ - DẶN DÒ: 1. Củng cố : - Đọc phần ghi nhớ. - Bài tập trắc nghiệm Câu 1: Đột biến đa bội là dạng đột biến nào? a. NST bị thay đổi về cấu trúc b. Bộ NST bị thừa hoặc thiếu 1 vài NST. c. Bộ NST tăng theo bội số của n và lớn hơn 2n d. Bộ NST tăng, giảm theo bội số của n. Câu 2: Dấu hiệu nhận biết thể đa bội: a. năng suất giảm. b. tăng kích thước các cơ quan. c. có sự thay đổi hình dạng, màu sắc các cơ quan. d. năng suất tăng. 2. Dặn dò: - Học bài và làm câu 3 vào vở bài tập. - Sưu tầm tranh, ảnh sự biến đổi kiểu hình theo môi trường sống..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Mỗi nhóm chuẩn bị 2 cây rau mác có lá mọc trên cạn và ở dưới nước. - Đọc trước bài 25: Thường biến..

<span class='text_page_counter'>(4)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×