Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 22 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÉT, CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng khoa học cấp Huyện năm 2016 Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàn. Ngày tháng năm sinh: 31/08/1982 Chức vụ đơn vị công tác: Giáo viên - Trường mầm non Sao Mai Trình độ chuyên môn: Cử nhân Đề nghị xét công nhận sáng kiến “Giải pháp sáng tạo các trò chơi mới nhằm giúp trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động trong góc học tập tại lớp 4 tuổi trường mầm non Sao Mai – Huyện Cát Hải” 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến. Phục vụ cho giáo viên mầm non trong công tác sáng tạo làm đồ dùng dạy học tại trường mầm non. 2. Nội dung. Từ thực tế việc chuẩn bị các trò chơi có sẵn trong góc học tập cho trẻ chơi tôi đã đề ra giải pháp sáng tạo các trò chơi mới nhằm giúp trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động trong góc học tập tại lớp 4 tuổi trường mầm non Sao Mai – Huyện Cát Hải. 3. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến, giải pháp đăng ký. Sáng tạo các trò chơi mới nhằm giúp trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động trong góc học tập là một việc làm quan trọng và yếu tố quyết định đến việc trẻ tích cực, chủ động tham gia vào góc chơi đạt hiệu quả. Gắn với điều kiện và tình hình thực tế tại góc học tập lớp 4 tuổi trường mầm non Sao Mai, để việc sáng tạo các trò chơi nhằm mục đích cho trẻ được khám phá, trải nghiệm giao lưu, học tập cách chơi của nhau cũng như sáng tạo.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> ra các cách chơi mới dựa trên nội dung đã có. Bản thân tôi đã lựa chọn “Giải pháp sáng tạo các trò chơi mới nhằm giúp trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động trong góc học tập tại lớp 4 tuổi trường mầm non Sao Mai – Huyện Cát Hải” để đăng ký giải pháp năm 2016. 4. Nội dung của sáng kiến, giải pháp. - Sáng tạo các trò chơi mới trong góc học tập. - Phát huy sự sáng tạo đổi mới của bản thân trong công tác học taaoj và đồ dùng đồ chơi. 5. Tính mới của giải pháp, sáng kiến. Giải pháp sáng tạo các trò chơi mới nhằm gây hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động chơi tại góc. Trò chơi được thiết kế vừa mang tính dân gian vừa mang tính hiện đại. Trò chơi được thiết kế kế đơn giản nhưng hấp dẫn đặc biệt là không cồng kềnh có thể gấp gọn sau khi chơi. Tính mới còn được thể hiện ở chỗ tôi đã sáng tạo một số trò chơi mới, chơi được với các chủ đề trong mọi thời điểm khác nhau. Đồ chơi của tôi được thiết kế đơn giản gọn nhẹ, dễ lấy, dễ cất. Tất cả các bảng biểu chơi trước đây đều được tôi khéo léo đưa vào trong cùng một đồ chơi. Khi chơi trẻ có thể lựa chọn nhiều cách chơi khác nhau, có thể chơi một mình, cũng có thể chơi cùng bạn, nhiều trẻ cùng chơi chỉ trong một đồ chơi. 6. Những lợi ích mang lại từ việc áp dụng sáng kiến. * Hiệu quả về kinh tế: Với việc tận dụng các nguyên vật liệu đã qua sử dụng cô và trẻ làm được rất nhiều loại đồ dùng, đồ chơi trong góc học tập, không tốn kém kinh phí để mua như trước kia, mà hiệu quả sử dụng lại rất cao. Làm lợi cho nhà trường hàng chục triệu đồng. * Hiệu quả về xã hội:.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sống, biết thu gom các các nguyên vật liệu đã qua sử dụng hàng ngày để làm đồ dùng, đồ chơi, giảm tải ô nhiễm môi trường. * Giá trị làm lợi khác: Trẻ hứng thú, chủ động, tích cực, sáng tạo khi tham gia hoạt động tại góc học tập của lớp. Trẻ có kỹ năng chơi và làm đồ dùng, đồ chơi rèn sự khéo léo, kiên trì, sáng tạo của trẻ. Qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. 7. Khả năng áp dụng, nhân rộng: Với sáng kiến “Giải pháp sáng tạo các trò chơi mới nhằm giúp trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động trong góc học tập tại lớp 4 tuổi trường mầm non Sao Mai – Huyện Cát Hải” đã được áp dụng tại trường mầm non Sao Mai và có khả năng áp dụng cho các trường mầm non trong huyện. Tôi xin cam đoan những lời khai trong đơn là đúng sự thật.. CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Nghĩa Lộ, ngày 15 tháng 12 năm 2016 Người viết đơn. Trường mầm non Sao Mai. Nguyễn Thị Hoàn. BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: “Giải pháp sáng tạo các trò chơi mới nhằm giúp trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động trong góc học tập tại lớp 4 tuổi trường mầm non Sao Mai – Huyện Cát Hải” 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phục vụ cho giáo viên mầm non trong công tác sáng tạo làm đồ dùng dạy học tại trường mầm non. 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Thị Hoàn. Ngày tháng năm sinh: 31/08/1982 Chức vụ: Giáo viên dạy lớp 4 tuổi Đơn vị công tác: Trường mầm non Sao Mai Điện thoại: DĐ 0943.284.832; Cơ quan: 0313.886.599 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Tên đơn vị: Trường mầm non Sao Mai Địa chỉ: Huyện Cát Hải - Hải Phòng Điện thoại: 0313.886.599 I. MÔ TẢ GIẢI PHÁP ĐÃ BIẾT: 1. Thực trạng các giải pháp Trước kia giáo viên thường coi trọng việc cung cấp kiến thức cho trẻ trong giờ hoạt động học chứ chưa coi trọng việc tổ chức hoạt động vui chơi tại các góc đặc biệt là góc học tập, nhằm giúp trẻ có nhiều cơ hội để trải nghiệm, khám phá và phát triển một cách toàn diện. Hơn nữa góc học tập thường khô khan khi tham gia vào hoạt động vui chơi trẻ thường bị gò ép, trẻ rất nhanh chán trong suốt quá trình chơi..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Ở giờ hoạt động tại góc học tập hầu hết thường thực hiện theo phương pháp cũ: Cô chuẩn bị sẵn đồ dùng theo nội dung của trò chơi, các đồ dùng trong giờ chơi chủ yếu là đồ dùng mua sẵn, đơn điệu, nội dung chơi đơn giản như: Bảng chun học toán; Đồng hồ học toán; Các hình khối học toán; Gắn đúng số lượng; Tô màu đúng số lượng; Nối số đúng số lượng; Thêm bớt cho đúng số lượng; … Khi tổ chức cho trẻ chơi cô luôn là người nêu tên trò chơi, làm mẫu, phân tích cách chơi và trẻ chơi lại trò chơi đó. Khi tham gia các trò chơi chưa kích thích trẻ trong quá trình chơi, chưa phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ. Chưa chú tâm vào việc sáng tạo các trò chơi mới tận dụngj từ những nguyên vật liệu có thể tái sử dụng được để làm đồ dùng đồ chơi. 2. Ưu, khuyết điểm của các giải pháp đã áp dụng. * Ưu điểm: Nhìn chung với những giải pháp đã áp dụng trước kia thì trong góc học tập có tương đối đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động. Đồ dùng đồ chơi màu sắc đẹp, bắt mắt kích thích trẻ hoạt động. Cô không mất nhiều thời gian để làm trò chơi đồ chơi trong góc học tập. Cô hoàn toàn chủ động về mặt thời gian. * Khuyết điểm, hạn chế: Về phía giáo viên: Giáo viên còn hạn chế khả năng sáng tạo trong việc làm đồ chơi dạy học, đồ dùng giáo viên luôn chuẩn bị sẵn cho trẻ, trẻ chỉ việc đến lấy và sử dụng chơi chưa chú ý đến sự hứng thú của trẻ, sự sáng tạo, chưa tận dụng nhiều nguyên liệu để làm đồ chơi tại góc. Về phía học sinh: Trẻ hoàn toàn bị động, không hứng thú tham gia các hoạt động với đồ dùng đồ chơi có sẵn do cô chuẩn bị, không kích thích và phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ. Mặt khác với đồ chơi đơn giản trẻ không.
<span class='text_page_counter'>(6)</span> sáng tạo ra cách chơi mới, trẻ thường chán nản, mệt mỏi sau các giờ hoạt động tại góc học tập. Về đồ dùng: Đồ dùng đồ chơi nội dung không sâu, hời hợt, không áp dụng được vào mọi thời điểm trong các chủ đề, chưa bàm sát vào nội dung chủ đề. Về kinh phí: Nhà trường phải đầu tư số tiền lớn cho việc mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi. * Nguyên nhân của những khuyết điểm, hạn chế. - Từ phía giáo viên: Bản thân giáo viên chưa dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu sáng tạo các trò chơi. Chưa dành thời gian cho việc tạo các trò chơi trong góc học tập để làm ra những trò chơi mới và vận dụng chơi được nhiều chủ đề khác nhau. - Từ phía phụ huynh: Nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới tầm quan trọng của việc cho trẻ chơi các trò chơi tự thiết kế. Phụ huynh chú trọng tới việc mua trò chơi về cho con tự chơi mà ngại chơi cùng con ở nhà. - Từ phía học sinh: Chưa thực sự tạo được kích thích cho trẻ, trẻ ít khi được chơi với các trò chơi tự làm tại góc học tập. II. NỘI DUNG GIẢI PHÁP ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Như chúng ta đã biết vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, thông qua chơi trẻ được hình thành và phát triển nhân cách. Khi chơi cũng là dịp tốt nhất để phát triển khả năng quan sát, tưởng tượng, năng lực phán đoán, ghi nhớ có chủ định. Thông qua trò chơi đã đáp ứng được nhu cầu của trẻ, làm thoả mãn tính tò mò, thích hoạt động, muốn khám phá, thử nghiệm. Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. Vì vậy đồ chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích sự hứng thú và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> ở trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện ở lớp, việc cho trẻ hoạt động góc bằng các trò chơi, các đồ dùng đồ chơi cô đã làm tôi nhận thấy được rằng việc cho trẻ chơi trong góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, … nhằm khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung chủ đề. Nhưng qua thực tế tại các trường mầm non chưa thể hiện được sự đổi mới đúng như ngành học đã đề ra. Giáo viên thường coi trọng việc cung cấp kiến thức cho trẻ trong giờ hoạt động chung chứ chưa coi trọng việc tổ chức hoạt động vui chơi, giúp trẻ có nhiều cơ hội để trải nghiệm, khám phá, và phát triển một cách toàn diện. Hơn nữa góc học tập khô khan khi tham gia vào hoạt động trẻ thường bị gò ép, trẻ rất nhanh chán trong suốt quá trình chơi. Để giúp trẻ vừa lĩnh hội tri thức mà không bị gượng ép. Trẻ vừa được học vừa được chơi, giúp cho sự lĩnh hội đó nhanh hơn, bền hơn. Tôi nghĩ mình cần tìm ra những biện pháp mới để đáp ứng được các yêu cầu trên Từ những vấn đề nêu trên, tôi đã suy nghĩ: Làm thế nào để trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia vào hoạt động tại góc học tập. Tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp sáng tạo các trò chơi mới nhằm giúp trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động trong góc học tập tại lớp 4 tuổi trường mầm non Sao Mai – Huyện Cát Hải” II.O. Nội dung giải pháp mà tác giả đề xuất Mọi người đều công nhận rằng đồ chơi là nhu cầu tự nhiên không thể thiếu đối với cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tiền để mua hoặc mua được hết đồ chơi cho trẻ. Để thoả mãn hoạt động vui chơi của trẻ chúng ta có thể tự làm lấy đồ chơi cho trẻ. Ở trường mầm non muốn trẻ phát triển tốt thì cô giáo phải là người thể hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của mình luôn linh động sáng tạo giúp trẻ thông qua chơi mà học, bằng cách thông qua việc xây dựng môi trường giúp trẻ chơi mà học..
<span class='text_page_counter'>(8)</span> Thông qua đồ chơi giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh, … nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển nhận thức ở trẻ một cách toàn diện. 1. Sáng tạo trò chơi mới, lựa chọn nội dung phù hợp với chủ đề. Việc sáng tạo ra các trò chơi mới trong góc học tập đem lại cho trẻ sự hứng thú có thể dễ dàng thu hút trẻ vào góc chơi. Trò chơi mới có tác dụng giúp trẻ tích cực hơn trong khám chủ đề đang học một cách hiệu quả. Bên cạnh đó khi có trò chơi mới thay thế trò chơi cũ trẻ trong góc học tập, trẻ hoạt động độc lập (Có thể chơi theo nhóm), ở đây trẻ bộc lộ khả năng sáng tạo, khả năng tư duy để phát triển nhận thức. Cụ thể trẻ được phân biệt, nhận biết, so sánh, phân loại, phân nhóm tạo nhóm, sắp xếp theo qui tắc... Căn cứ vào những trò chơi nghiên cứu từ chương trình giáo dục, những trò chơi trên mạng internet cũng như tham khảo học tập từ đồng nghiệp. Bên cạnh đó tôi đã sáng tạo các trò chơi mới. Tích cực sáng tạo ra những trò chơi mới kích thích sự tò mò, ham khám phá của trẻ. Trẻ không cảm thấy chán khi tham gia chơi. VD: Chủ đề: “Bạn của chúng mình” Xếp hình bạn trai, bạn gái, đếm số lượng bạn trai, bạn gái đã xếp được. Trò chơi bàn cờ không gian: Để xác định trên, dưới trước sau, phải trái. Trò chơi cua cắp: Phân biệt màu sắc, hình dạng, tìm số lượng tương ứng. Trò chơi chiếc nón kì diệu: Giúp phân biệt thời gian các hoạt động của trẻ trong một ngày. Trò chơi ô cửa bí mật: Thông qua những thông tin cho trước trẻ trả lời và tìm ra ô cửa. Que kem kì diệu (H1); Phi tiêu đọc số và hình (H3); Học đếm cùng đôi bàn tay (H5) VD: Chủ đề: “Gia đình” Trò chơi nhà của tôi: Trẻ tìm tranh các thành viên trong gia đình của minh để gắn lên bảng. Chiếc ống thần kì: Trẻ dùng thẻ có gắn hình ảnh về nhu cầu sở thích của gia đình tương ứng với từng thành viên trong gia đình. Đếm đủ số lượng: Trẻ nhặt đúng những đồ dùng trong gia đình gắn theo số lương cho sẵn..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> Rèn kĩ năng đếm. Kèm theo các bảng: Phân loại đồ dùng theo các phòng, so sánh đồ dung theo chất liệu, công dụng, tìm dủ số lượng, tìm số tô màu. Trò chơi cờ bọ dừa (H2) VD: Chủ đề: “Ngành nghề” Hãy tìm nghề cho tôi: trẻ tìm trang phục, đồ dùng, công việc cho nghề trẻ chọn. Bảng phân loại đồ dùng, dụng cụ của các nghề. Bảng so sánh công việc của các nghề. Bé ghép hình cho đúng: một bức tranh bị chia ra làm nhiều phân nhỏ, trên mỗi tranh nhỏ có gắn hình ảnh của một nghề, trẻ ghép tranh nhỏ sao cho thành một bức tranh hoàn chỉnh. Cây học số và hình (H6) VD: Chủ đề: “Động vật” Bàn cờ không gian: rèn kĩ năng đếm, nhận biết các con vật. Bảng phân loại : thức ăn, môi trường sống, đặc điểm của các con vật. Vẽ, xé dán cho đủ số lượng. Tìm đúng chuồng cho tôi: Ôn luyện kiến thức về môi trường sống của các con vật. Sách vải: Rèn kĩ năng nhận biết, so sánh phân loại, đếm cho trẻ. Úp hình và số giống nhau (H4); VD: Chủ đề: “Phương tiện giao thông” Chiếc hộp kì diệu: Nhận biết các khối, nhân biết các phương tiện giao thông, đếm, xếp theo lôgic. Bảng phân loại các phương tiện giao thông . Sa bàn: Nhận biết các luật lệ giao thông. Xếp logic, tương ứng, tô màu, gắn hình tương ứng cho đủ số lượng. Ghép hình: Các phương tiện giao thông. Sách vải: Nhận biết tên gọi đặc điểm các phương tiên giao thông, các luật lệ giao thông . Chơi xếp chuỗi lôgic. Úp hình và số giống nhau (H4); VD: Chủ đề: “Nước” Vòng quay diệu kỳ. Chơi sắp xếp theo chuỗi logíc. Tìm số tô màu: Lập bảng: Phân loại nước: (Nước mưa, nước máy, nước sông); Ích lợi của nước : Nước dùng để uống, để tắm, để tưới cây; Hành vi đúng, sai: ( Mặt mếu, mặt cười); Quá trình hình thành mưa; Thí nghiệm: Chìm - Nổi. Trò chơi dân gian: “Cờ gánh” “ô ăn quan” “cắp cua bỏ giỏ”; Đám mây học toán (H7).
<span class='text_page_counter'>(10)</span> Kết quả là trẻ rất hứng thú khi tham gia các trò chơi trong góc học tập. Trẻ chủ động hơn khi chơi trong góc. Trẻ nhiệt tình và tích cực hơn khi lựa chọn vào góc chơi. Quá trình lĩnh hội tri thức, cũng như ôn luyện củng cố với trẻ dễ dàng hơn. 2. Thiết kế làm đồ dùng, đồ chơi đa dạng phong phú, thu hút sự chú ý của trẻ. Muốn thực hiện tốt được mục tiêu này ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho góc. Tôi lên kế hoạch một cách cụ thể rõ ràng cho viêc làm đồ dùng đồ chơi. Từ những vật dụng có sẵn ( nhựa cứng, lõi giấy vệ sinh, đề can, vải dạ, khóa, cúc, len, thảm xanh, nến dính, cúc bấm ...) Những nguyên vật liệu đó lựa chọn phải đảm bảo an toàn cho trẻ không sắc nhọn, hợp vệ sinh, dùng để làm đồ dùng đồ chơi mới sáng tạo thu hút sự chú ý của trẻ. Nguyên vật liệu: Bên cạnh những nguyên vật liệu do nhà trường cấp. Tôi còn tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn từ đời sống sinh hoạt hàng ngày, chúng rất dễ tìm, dễ thấy như: lõi giấy vệ sinh, vỏ ốc, que kem hay que đè lười được cô tận dung tẩy sạch và làm đồ chơi cho các cháu....Những nguyên vật liệu đó huy động từ sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Trẻ được tự tìm, tự đóng góp những nguyên vật liệu, trẻ cảm thấy hứng thú và tò mò hơn khi tham gia vào những đồ chơi được làm từ chính các nguyên vật liệu trẻ mang đến. Các trò chơi được làm đôi khi chính là những sản phẩm do trẻ tạo ra từ các góc chơi khác, hay là sản phẩm của góc chơi đó. Việc tận dung những sản phẩm đó giúp trẻ biết quí trọng thành quả của mình và hứng thú với đồ dùng đồ chơi, trò chơi trong góc. Ví dụ: Trò chơi "Phi tiêu đọc số và hình” - Cách làm: Tôi tận dụng những miếng thảm xanh và đỏ cắt thành vòng tròn to nhỏ sao đó dán lên tấm bìa cát tông để làm tâm. Những miếng xốp vụn tôi cắt thành những cái tiêu có gắn gai dính để trẻ có thể phi và dính được trên.
<span class='text_page_counter'>(11)</span> miếng thảm. Từ những đồ chơi đó kích thích sự tò mò thích khám phá của trẻ, trẻ hứng thú hơn khi hoạt động. Ví dụ: Trò chơi "Úp hình và số giống nhau” - Cách làm: Tôi tận dụng thùng mỳ tô làm thùng đựng, lõi giấy vệ sinh đã dùng hết làm những ống nhòm để úp hình, miếng nhựa cứng trắng làm bảng sau đó tôi in hình và số rỗng để cho trẻ tô màu rồi dùng chính sản phẩm của trẻ vừa làm để dán lên miếng nhựa cứng và những lõi giấy vệ sinh. Tôi dán trên bảng nhựa hình và số chỉ có một và dán lên lõi giấy vệ sinh giống với hình trên bảng sau đó hướng dẫn trẻ chơi. Những nguyên vật liệu sau khi đã được thu thập đầy đủ cô và trò chúng tôi bắt tay vào thiết kế các trò chơi. Những nguyên vật liệu được tôi tận dụng tối đa công dụng của chúng. Trò chơi được thiết kế đơn giản nhưng hấp dẫn và khêu gợi sự tò mò của trẻ. Ví dụ: Trò chơi “Que kem kì diệu „ - Cách làm: Tôi tận dụng dùng các que kem ăn hết sau đó rửa sạch, phơi khô, vẽ hoặc dán hình vào que kem rồi đánh số hoặc chấm tròn từ 1-5 sau đó dể tách rời nhau: Bên cạnh đó tôi còn sưu tầm các trò chơi bằng bàn cờ và chơi bằng quân xúc sắc “Bàn cờ bọ dừa”. Với các trò chơi này trẻ sẽ hứng thú tham gia hoạt động đồng thời phỏt triển nhận thức cho trẻ. Ví dụ: Trò chơi “Bàn cờ bọ dừa”. - Cách làm: Tôi tận dụng miếng nhựa hỏng cắt thành hình vuông đường kính 50x50cm sau đó tôi chia ô và cắt dán những ô cờ để quân súc sắc đi theo hình chữ thập có 4 cửa để quân cờ. Quân bọ dừa được làm từ các nút chai tận dụng sau đó tôi vẽ hình con bọ dừa lên miếng vải dạ vắt dán vào các nút chai. Làm 16 quân bọ dừa với 4 màu khác nhau. Xúc xắc được tôi làm bằng miếng gỗ hình vuông đường kính 4x4cm và có dán chấm chòn trên các mặt..
<span class='text_page_counter'>(12)</span> Bên cạnh những đồ chơi được tận dụng từ những vật liệu có sẵn. tôi thiết kế những biểu bảng chơi phù hợp với trẻ. Bảng chơi được thiết kế dưới dạng mở, chơi được nhiều trò chơi và chơi được nhiều chủ đề. Một bảng chơi cần củng cố nhiều kiến thức: Như vừa giúp trẻ được đếm, được ôn lại kiến thức, vừa xếp lô gíc. Với các trò chơi ở dạng này nếu chỉ là lập bảng phân nhóm và gài theo số lượng thì đa số các giáo viên đều có thể làm được, nhưng nếu trò chơi chỉ dừng lại ở đấy thì chưa đạt hiệu quả cao, chưa khuyến khích được trẻ hoạt động. Vì thế tôi phải thường xuyên sáng tạo, thiết kế nhiều nội dung chơi khác nhau nhằm phát huy tính tích cực, tham gia vào trò chơi. Ví dụ: Trò chơi : Sắp xếp theo lôgic . - Chuẩn bị: Thẻ số, bảng chơi, các loại hoa với các đặc điểm hình d¹ng khác nhau.. Nhưng với 1 trò chơi xếp theo lôgic trên bảng thảm này tôi phải sáng tạo nhiều nội dung chơi khác nhau như: sắp xếp theo kích thưíc to - nhỏ, sắp xếp theo nơi sống: cá sống ở biển và ở ao, hồ, Cá có vẩy và không có vẩy, C¸ mµu vµng - c¸ mµu ®en….Như vậy với trò chơi tôi có thể sáng tạo ra được nhiều cách chơi khác nhau, cùng là trò chơi xếp theo lôgic nhưng sau mổi buổi chơi nội dung tôi lại thay đổi, do vậy mà trò chơi vẫn thu hút được sự chú ý của trẻ. Ví dụ: Trò chơi: “Gắn số lượng tương ứng” - Chuẩn bị: Thẻ số cã chÊm trßn tư¬ng øng, bảng chơi, hình ảnh các loại cá, bộ phận rời của cá..
<span class='text_page_counter'>(13)</span> - Mục đích: Ôn luyện số lượng và đặc điểm của từng loại cá, rèn khả năng phát triển tư duy của trẻ. Số lượng cá. 2. Đầu. Vây. Đuôi. Mắt. 2422 1 3 Sau khi đã tiến hành tổ chức trò chơi như đã trình bày ở trên, tôi thay đổi lại cách chơi bằng cách cô sẽ gắn số lượng bộ phận cá lên trước và nhiệm vụ của trẻ phải tìm số cá tương ứng với các bộ phận gắn lên, sau đó gắn số tương ứng . Dù là bảng chơi hay đồ chơi hình khối tôi đều tận dụng tối đa tất cả các mặt. Hay còn gọi cách khác là đồ chơi đa năng và thiết kế mở có thể áp dụng trong nhiều trò chơi và chơi trong nhiều chủ đề. Do vậy trong quá trình trẻ trực tiếp thao tác chơi sẽ thấy thích thú và muốn khám phá các cách chơi khác nhau. Sau khi thiết kế các trò chơi trong góc thì phần quan trọng hơn cả đó là trẻ sử dụng đồ chơi đó như thế nào. Trên mỗi bảng chơi đều có gợi ý cách chơi. Yêu cầu phần hướng dẫn chơi cần cụ thể để trẻ dễ thấy và bắt trước theo được. Như thế trẻ sẽ hứng thú hơn khi tham gia vào chơi. Đồ chơi thiết kế đẹp, hấp dẫn nhưng phải nghĩ đến tính năng sử dụng. Khi trẻ tham gia chơi đồ chơi phải bền đẹp, chơi được lâu. Trẻ dễ chơi, dễ sử dụng. 3. Hướng dẫn trẻ trong quá trình chơi Góc chơi đẹp đa dạng, phong phú, nếu cô chuẩn bị trò chơi mới, sáng tạo. Tuy nhiên cần có hướng dẫn mới lạ thì sẽ thu hút sự chú ý, hứng thú củ trẻ. Cô giáo phải là người trung gian dẫn dắt trẻ đến với góc chơi để cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng về khái niệm biểu tượng ban đầu và khám phá mọi hiện tượng tự nhiên, xã hội và môi trường xung quanh bé, không những vậy mà cô còn tổ chức dưới nhiều hình thức để kích thích trẻ chơi một cách tích cực, hứng thú nhất.....
<span class='text_page_counter'>(14)</span> Vì vậy lời hướng dẫn, cách bao quát của cô, động viên khuyến khích trẻ, phải nhấn mạnh để cho trẻ thấy việc trẻ tham gia hoạt động này là vô cùng quan trọng, là một việc làm có ích, là giúp đựơc cô thực hiện một nhiệm vụ khó khăn mà chỉ có trẻ mới làm được.. Như vậy trẻ sẽ có ý thức hơn khi tham gia trò chơi, và cố gắng hoàn thành sản phẩm đạt ở mức tốt nhất. Ví dụ: Chủ đề "Bàn tay xinh" : - Trò chơi:"Phân biệt tay phải, tay trái"- Cô trang trí bàn tay của mình cho thật khác lạ, ngộ nghĩnh ( dán mắt, miệng, mỗi ngón tay một cái ...). Hướng sự chú ý của trẻ vào cô, đa bàn tay xuất hiện và đố trẻ: Đố các bạn biết tôi là ai? ( bàn tay). Thế tôi là tay phải hay tay trái? ( tay phải). Các bạn có biêt nhà tôi ở đâu không? ( không). Ai muốn về nhà tôi chơi nào? Đến đây cô giới thiệu chỗ của tay phải ở đâu, chỗ của tay trái ở đâu, yêu cầu trẻ giúp các bàn tay tìm về đúng chỗ. Hoặc tôi tổ chức cho trẻ chơi đếm số ngón tay trên một bàn tay. - Trò chơi: “Đám mây học toán”. Để giới thiệu trò chơi này tôi tổ chức trò chơi tập tầm vông. Tôi cầm trên tay các hình và đọc "Tập tầm vông tay không tay có, tập tầm vó, tay này có, có hình gì?" Trẻ nêu tên hình, tôi giới thiệu "Những hình này có mặt trong một trò chơi, ai tinh mắt hãy đi tìm nào"! Ví dụ: Trò chơi "Phi tiêu đọc số và hình” - Cách chơi: Tôi tổ chức cho trẻ thi đua hai bạn với nhau gắn lên bảng ohi tiêu nhứng số và hình hay hình ảnh liên quan đến các chủ đề khác nhau lên phi tiêu. Từng trẻ phi, phi chúng vòng nào thì đọc số,hình cũng như hình ảnh của vòng đó nếu phi không trúng thì mất lượt bạn khác được chơi. Ví dụ: Trò chơi "Úp hình và số giống nhau” - Cách chơi: Trẻ phải lấy lõi giấy vệ và đọc hình trên lõi giấy sau đó trẻ dùng lõi giấy nhòm xuống bảng xem hình hoặc số nào dưới bảng trùng với hình trên lõi giấy trẻ úp lõi giấy vào. Khi tổ chức cho trẻ chơi các cháu rất hứng thú và kích thích trẻ hoạt khám phá và phát triển tư duy. Ví dụ: Trò chơi “Que kem kì diệu „.
<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Cách chơi: Trẻ chọn các que kem gép lại với nhau thành hình ảnh sao cho các que kem trong một hình phải có màu giống nhau và đọc nội dung hình trên những que kem. Ví dụ: Trò chơi “Bàn cờ bọ dừa”. - Cách chơi: Bốn trẻ ngồi chơi cùng nhau mỗi trẻ quản lý quân cờ của mình. Lần lượt từng trẻ tung xúc xắc nếu ai được mặt cười thì sẽ xuất quân và lầm tiếp theo thì đi các ô theo chấm tròn quân xúc xắc. Ai đi nhanh không bị quân đối phương gặp đá sẽ về chuồng trước. Ai có nhiều bọ dừa về chuồng người đó về vị trí số 1, tiếp theo là số 2, 3, 4. Ví dụ: Trò chơi : Sắp xếp theo lôgic . - Cách chơi: Trẻ xếp theo lôgic.( Có thể trẻ xếp theo mẫu đã có sẵn hoặc trẻ tự đưa ra cách xếp mà trẻ thích) Ví dụ: Trò chơi: “Gắn số lượng tương ứng” - Cách chơi: Trẻ sẽ gắn số lượng cá theo số đã gắn trước và gắn số lượng bộ phận tương ứng với số cá. Việc cô sáng tạo ra các trò chơi mới để chơi trong góc học tập có thể dễ dàng thu hút trẻ vào góc chơi Khi tổ chức một trò chơi nào đó tôi luôn là người hướng dẫn trẻ chơi dưới nhiều hình thức đa dạng phong phú, thay đổi hình thức chơi ở mọi thời điểm theo chủ đề để kích thích khả năng tìm tòi khám phá của trẻ đạt hiệu quả cao hơn. Có những trò chơi tôi đã gợi ý cách chơi cho trẻ, khi trẻ thực hiện tôi bao quát trẻ tôi còn nhận thấy trẻ có sáng tác ra cách chơi khác ngoài cách gợi ý của cô. Việc hướng dẫn các trò chơi này được tiến hành khi cô có trò chơi mới, những lần chơi sau trẻ chủ động tìm đến với trò chơi, trong quá trình chơi cô thừờng xuyên bao quát để kịp thời trợ giúp trẻ nếu cần (triển khai trò chơi, mở rộng nội dung chơi, thu dọn và cất đồ chơi đúng nơi qui định...) II.1. Tính cấp thiết, tính mới, tính sáng tạo:.
<span class='text_page_counter'>(16)</span> 1. Tính cấp thiết. Sáng tạo các trò chơi mới nhằm giúp trẻ hứng thú, chủ động, tích cực tham gia hoạt động trong góc học tập là một việc làm quan trọng và yếu tố quyết định đến việc trẻ tích cực, chủ động tham gia vào góc chơi đạt hiệu quả. Gắn với điều kiện và tình hình thực tế tại góc học tập lớp 4 tuổi trường mầm non Sao Mai, để việc sáng tạo các trò chơi nhằm mục đích cho trẻ được khám phá, trải nghiệm giao lưu, học tập cách chơi của nhau cũng như sáng tạo ra các cách chơi mới dựa trên nội dung đã có. Phát huy tối đa những gì bản thân đã có để hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ. 2. Tính mới. Giáo viên sáng tạo, thiết kế các trò chơi mới nhằm gây hứng thú cho trẻ khi tham gia vào hoạt động chơi tại góc. Đây là những trò chơi mới giúp trẻ vừa có thể học, vừa có thể chơi như: Phi tiêu đọc số và hình ; Bàn tay học toán...trẻ cảm thấy hứng thú khi chơi. Các trò chơi được thiết kế vừa mang tính dân gian vừa mang tính hiện đại. Tính dân gian và hiện đại trong các trò chơi mà tôi lựa chọn, giúp cho trò chơi không bị nhàm, không bị khô. Khi trẻ tham gia chơi theo hướng dẫn của cô trẻ còn có thể tự sáng tác ra cách chơi riêng của mình nhờ vào nội dung của trò chơi. Trò chơi được thiết kế kế đơn giản nhưng hấp dẫn đặc biệt là không cồng kềnh có thể gấp gọn sau khi chơi. 3. Tính sáng tạo. Tính sáng tạo được thể hiện ở chỗ: Đồ chơi của tôi được thiết kế đơn giản gọn nhẹ, dễ lấy, dễ cất. Tất cả các bảng biểu chơi trước đây đều được tôi khéo léo đưa vào trong cùng một đồ chơi. Khi chơi trẻ có thể lựa chọn nhiều cách chơi khác nhau, có thể chơi một mình, cũng có thể chơi cùng bạn, nhiều trẻ cùng chơi chỉ trong một đồ chơi..
<span class='text_page_counter'>(17)</span> Tôi đã sáng tạo một số trò chơi mới, chơi được với các chủ đề trong mọi thời điểm khác nhau. Không những thế bản thân giáo viên luôn luôn thay đổi hình thức tổ chức một cách phù hợp nhất, nội dung chơi trò chơi đa dạng phong phú. II.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng - Áp dụng sáng kiến trong trường mầm non Sao Mai và các trường mầm non trong huyện. II.3. Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp Hiệu quả của việc sáng tạo ra các trò chơi mới để gây hứng thú, tích cực, chủ động trong goác học tập là rất khả quan. Thực tế cho thấy nếu dạy bất kì một hoạt động nào giáo viên không dùng đồ dùng đồ chơi để phụ trợ cho hoạt động của mình thì kết quả chưa cao. Nhưng ngược lại dạy một hoạt động mà trẻ nhớ lâu và kết quả như mong muốn thì việc tận dụng đồ dùng đồ chơi để dạy học là một điều vô cùng cần thiết. Sau khi thực hiện các biện pháp kể trên tôi đã thu được những kết quả sau: * Đối với bản thân: Việc cô sáng tạo ra các trò chơi mới để chơi trong góc học tập có thể dễ dàng thu hút trẻ vào góc chơi. Đồ chơi không mua sẵn mà dùng chính sản phẩm của cô và trẻ đã làm ra được các trò chơi hấp dẫn và thu hút trẻ vào góc chơi. Tôi không cần mất nhiều thời gian hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi mà chỉ cần gợi mở để trẻ có ý tưởng từ đó phát huy chơi theo khả năng và quan sát để phát hiện ra những trẻ có thể tự mình nghĩ ra các trò chơi khác trên nội dung cô đã chuẩn bị. Tôi không mất nhiều kinh phí để mua đồ chơi cho trẻ trong góc học tập mà cô chỉ cần tận dụng chính sản phẩm của trẻ học trong các chủ đề. * Đối với trẻ:.
<span class='text_page_counter'>(18)</span> Trẻ hứng thú, tích cực, chủ động tham gia vào hoạt động cùng cô làm ra các trò chơi từ các nguyên vật liệu. Trẻ mạnh dạn, tự tin, nhanh nhẹn hơn, khi tham gia các hoạt động cùng cô làm trò chơi và được chơi với sản phẩm có công sức của mình làm ra. Phát huy được năng lực cá nhân của trẻ. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động cùng cô làm trò chơi và thích thú chơi với trò chơi không bị gò ép. Không chỉ vận dụng cho trẻ trong góc học tập mà trò chơi trẻ cùng cô làm có thể được vận dụng vào các hoạt động khác nhau như: Hoạt động học; Hoạt động ngoài trời; Hoạt động vui chơi... 1. Hiệu quả về kinh tế: Với việc sưu tầm các các nguyên vật liệu tái sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày và tận dụng sản phẩm của trẻ trong các chủ đề, cô và trẻ làm được rất nhiều trò chơi trong góc hoc tập, không tốn kém kinh phí để mua như trước kia, mà hiệu quả sử dụng lại rất cao. Làm lợi cho nhà trường hàng chục triệu đồng. So với đồ dùng được trang bị mua sẵn ngoài thị trường, đồ dùng đồ chơi do trẻ tự làm có hiệu quả kinh tế hơn rất nhiều. Trước tiên về giá trị sử dụng, chỉ với những nguyên vật liệu tái sử dụng và sản phẩm của trẻ có thể làm thành các trò chơi khác nhau, trong quá trình làm giúp phát triển vận động tinh và gây hứng thú cho trẻ mà bộ đồ dùng mua sẵn không thể đáp ứng được tổng thể tất cả các yếu tố trên. Về giá trị kinh tế thì trò chơi cô và trẻ tự làm có chi phí thấp hơn rất nhiều so với đồ dùng mua sẵn ngoài thị trường. Dưới đây là bảng so sánh về giá trị kinh tế giữa đồ dùng trẻ tự làm và các đồ chơi mua sẵn: 2. Hiệu quả về xã hội: Trẻ có ý thức bảo vệ môi trường sống, biết thu gom các loại giấy loại trong sinh hoạt để tận dụng làm ra các trò chơi, giảm tải ô nhiễm môi trường. 3. Giá trị làm lợi khác:.
<span class='text_page_counter'>(19)</span> Trẻ hứng thú, chủ động, tích cực, sáng tạo khi tham gia hoạt động tại góc học tập của lớp. Trẻ có kỹ năng làm các trò chơi cùng cô rèn sự khéo léo, kiên trì, sáng tạo của trẻ. Qua đó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Trên đây là bài học kinh nghiệm tôi rút ra trong quá trình bản thân tôi về cách sáng tạo các trò chơi mới trong góc học tập nhằm kích thích trẻ 4 tuổi hứng thú tham gia hoạt động phát triển tư duy tại trường mầm non Sao Mai – Huyện Cát Hải. Tôi đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ từ sáng kiến của mình. Tôi rất mong được sự bổ sung, góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các bạn bè đồng nghiệp để đề tài nghiên cứu của tôi đạt kết quả tốt hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn!. CƠ QUAN ĐƠN VỊ. Nghĩa Lộ, ngày 15 tháng 12 năm 2016 Tác giả sáng kiến. ÁP DỤNG SÁNG KIẾN. Trường mầm non Sao Mai Nguyễn Thị Hoàn. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA, CÁC MINH CHỨNG. Góc học tập lớp 4 tuổi – Trường MN Sao Mai.
<span class='text_page_counter'>(20)</span> Que kem kì diệu (H1). Trò chơi cờ bọ dừa (H2).
<span class='text_page_counter'>(21)</span> Phi tiêu đọc số và hình (H3). Úp hình và số giống nhau (H4). Học đếm cùng đôi bàn tay (H5).
<span class='text_page_counter'>(22)</span> Cây học số và hình (H6). Đám mây học toán (H7). Quyển sách kì diệu.
<span class='text_page_counter'>(23)</span>