Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

Huong dan su dung vsooanj thao Bai giang ELearning

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.38 MB, 107 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG TRI. TRUNG TÂM CNTT-NGOẠI NGƯ ………..………... TÀI LIỆU TẬP HUẤN E-LEARNING. Biên soạn: Lê Minh Chung-Trung tâm CNTT-NN (Tài liệu lưu hành nội bộ). Đông Hà, ngày 30 tháng 05 năm 2011.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Phần I. E-LEARNING Chương 1 TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING E-Learning là một thuật ngữ thu hút được sự quan tâm, chú ý của rất nhiều người hiện nay. Tuy nhiên, mỗi người hiểu theo một cách khác nhau và dùng trong các ngữ cảnh khác nhau. Do đó, chúng ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh khác nhau của e-Learning. Điều này sẽ đặc biệt có ích cho những người mới tham gia tìm hiểu lĩnh vực này. Các chủ đề chính bao gồm: Định nghĩa e-Learning: các định nghĩa e-Learning tiêu biểu; đặc điểm chung của e-Learning; các thuật ngữ e-Learning Tại sao e-Learning: tầm quan trọng e-Learning dựa trên ý kiến của một số nhân vật nổi tiếng Kiến trúc hệ thống e-Learning: giải đáp các thành phần cơ bản của một hệ thống e-Learning hoàn chỉnh Kết hợp e-Learning với cách học truyền thống: trả lời câu hỏi liệu e-Learning có thay thế được hoàn toàn phương pháp học tập truyền thống. Các kiểu trao đổi thông tin trong e-Learning: trình bày các kiểu trao đổi thông tin e-Learning 1) Định nghĩa E-learning Có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau về e-Learning, dưới đây sẽ trích ra một số định nghĩa e-Learning đặc trưng nhất - E-Learning là sử dụng các công nghệ Web và Internet trong học tập (William Horton). - E-Learning là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông ( Compare Infobase Inc). - E-Learning nghĩa là việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lý sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, truyền thông khác nhau và được thực hiện ở mức cục bộ hay toàn cục ( MASIE Center). - Việc học tập được truyền tải hoặc hỗ trợ qua công nghệ điện tử. Việc truyền tải qua nhiều kĩ thuật khác nhau như Internet, TV, video tape, các hệ thống giảng dạy thông minh, và việc đào tạo dựa trên máy tính ( CBT ) ( Sun Microsystems, Inc ). - Việc truyền tải các hoạt động, quá trình, và sự kiện đào tạo và học tập thông qua các phương tiện điện tử như Internet, intranet, extranet, CD-ROM, video tape, DVD, TV, các thiết bị cá nhân... ( e-learningsite). - "Việc sử dụng công nghệ để tạo ra, đưa các dữ liệu có giá trị, thông tin, học tập và kiến thức với mục đích nâng cao hoạt động của tổ chức và phát triển khả năng cá nhân." (Định nghĩa của Lance Dublin, hướng tới e-learning trong doanh nghiệp). Jay Cross, Giám đốc điều hành (CEO) của Internet Time Group tập hợp một số định nghĩa về e-Learning và trình bày một số quan điểm của ông về e-Learning tại: The e-Learning FAQ. Bạn cũng có thể đọc thêm các định nghĩa e-Learning trên Web (với sự hỗ trợ Google): Định nghĩa eLearning Các đặc điểm chung của e-Learning Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung e-Learning đều có những điểm chung sau : Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… e-Learning bổ sung rất tốt cho phương pháp học truyền thống do e-Learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> E-Learning sẽ trở thành xu thế tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Hiện nay, e-Learning đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các nước trên thế giới với rất nhiều tổ chức, công ty hoạt động trong lĩnh vực e-Learning ra đời. Một số định nghĩa khác e-Learning bằng tiếng Anh  Derek Stockley  LineZine  Guide2e-Learning  WebsterDictionary Thuật ngữ e-Learning Có nhiều thuật ngữ khác nhau được sử dụng trong e-Learning. Nếu bạn phải chật vật để hiểu các khái niệm như broadband, f2f, gigabyte, host, intranet, JPEG, URL, VoIP, thì Bảng thuật ngữ sau sẽ giúp bạn. Bảng thuật ngữ được thực hiện bởi Eva Kaplan-Leiserson, tạp chí Learning Circuits. 2) Tại sao e-learning Information technology will bring mass customization to learning too....Workers will be able to keep up to date on techniques in their field. People anywhere will be able to take the best courses taught by the greatest teachers.” --Bill Gates, The Road Ahead. Dịch ra cụ thể là “ Công nghệ thông tin cũng sẽ làm thay đổi rất lớn việc học của chúng ta. Những người công nhân sẽ có khả năng cập nhật các kĩ thuật trong lĩnh vực của mình. Mọi người ở bất cứ nơi đâu sẽ có khả năng tham gia các khóa học tốt nhất dạy bởi các giáo viên giỏi nhất.” Nếu công nghệ thông tin đạt tới đỉnh điểm của nó thì thật là tuyệt vời. Ngay tại Việt Nam, chúng ta cũng có thể tham gia các cua học bên Mĩ với thầy giáo giỏi nhất. Nền kinh tế thế giới đang bước vào giai đoạn kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế này là dịch vụ sẽ là khu vực thu hút được nhiều lao động tham gia nhất và là những lao động có tri thức cao. Do đó việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục, đào tạo sẽ là nhân tố sống còn quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, công ty, gia đình, và cá nhân. E-learning chính là một giải pháp hữu hiệu giải quyết vấn đề này. Việc học tập không chỉ bó gọn trong việc học phổ thông, học đại học mà là học suốt đời. Tức là đối tượng học tập sẽ bao gồm cả người lớn. Hãy quan sát biểu đồ dưới đây :. Hơn nữa với sự phát triển của khoa học tâm sinh lý khi nghiên cứu về bộ não con người sẽ tìm ra được chính xác ưu điểm và nhược điểm của từng người. Từ đó, với sự hỗ trợ của các phần mềm thông minh, có tính tương tác cao sẽ đưa ra cách giảng dạy phù hợp với từng người. Đây là cơ hội tuyệt vời để người bị coi là “cá biệt” theo cách đào tạo truyền thống bắt kịp với các người bình thường khác. Đối với các công ty, sự đào tạo nhân viên các kĩ năng mới sẽ quyết định chất lượng sản phẩm và các dịch vụ mà họ cung cấp. Những công ty có doanh thu tăng đều đồng nghĩa với việc tăng đầu tư vào việc đào tạo. Một vấn đề đặt ra với các công ty là làm sao tạo ra tạo các nội dung huấn luyện nhanh nên họ rất cần các công cụ tạo nội dung dễ dàng, nhanh và không đòi hỏi kiến thức về IT quá nhiều..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Một số ý kiến khác "e-Learning trên mạng Internet sẽ trở nên rất phổ biến. Nó chuẩn bị làm lu mờ email". JOHN T. CHAMBERS - Giám đốc điều hành Cisco "Motorola không chỉ muốn các kĩ sư với bằng 4 năm. Thay vào đó, chúng tôi muốn những nhân viên có bằng cấp 40 năm." Christopher Galvin - Giám đốc điều hành Motorola. 4) Lợi ích của Elearning Đối với các tổ chức đào tạo: Đối với các tổ chức đào tạo Elearning giúp:  Giảm chi phí đào tạo  Giúp đào tạo người học cá biệt  Lám cho đào tạo trên lớp sông động hơn  Tăng uy tín tổ chức đào tạo Đối với người học: Đối với người học, Elearning giúp  Thời gian đào tạo ngắn hơn  Tiết kiệm thời gian hơn  Người học kiểm soát quá trình học  Đào tạo bám sát các yêu cầu và sở thích cá nhân  Học tập phù hợp với các kế hoạch bận rộn, bất thường 5) Phân biệt Elearning và một số khái niệm khác 5.1 Bài giảng điện tử: Toàn bộ nội dung, kiến thức, kế hoạch lên lớp của một bài dạy được Multimedia hóa, được sử dụng cho người giáo viên thực hiện trên lớp và có sự tương tác trực tiếp giữa người dạy và người học 5.2 Bài giảng Elearning: bài giảng E-learning là bài giảng phục vụ cho việc tự học của học sinh mà không cần đến vai trò của giáo viên giảng dạy. Đđây là khó khăn khi triển khai Eleaning ở Việt nam, do nhận thức của đa số giáo viên chưa phân biệt rõ giữa bài giảng điện tử và bài giảng Eleaning, và qua đây ta thấy rằng để soạn bài giải Eleaning ning khó hơn và đầu tư nhiều công sức, thời gian hơn soạn bài giảng điện tử thông thường. 5.3. Online Learning – Học tập trực tuyến chỉ là một phần của Elearning, mô tả việc học tập qua Internet/Intranet, Lan/Wan, loại trừ việc học qua CD-ROM 5.3 Computer-based Learning- Đào tạo dựa trên máy tính: Mô tả việc học tập mà các bài học được phân phối đến tay người học thông qua CD-ROM 5.4 Web-base Traning – Đào tạo dựa trên Web: Việc học tập được tiến hành dựa trên môi trường web. 5.5 Synchoronous Learning – Học đồng bộ: Mô tả việc học tập online, thời gian thực trong đó mọi người đăng nhập vào cùng một thời điểm và trao đổi thông tin trực tiếp với nhau. Ví dụ Video/Audeo Conferencing, chat room, nghe đài phát sóng trực tiếp, xem truyền hình phát sóng trực tiếp. 5.6 Assynchoronous Learning – Học không đồng bộ: là cách học trong đó không cần đảm bảo tính thời gian thực, không hỗ trợ trao đổi trực tiếp với nhau, Đặc trưng của kiểu học này là giảng.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> viên phải chuẩn bị tài liệu khóa học trước khi khóa học diễn ra. Người học được tự do chọn lựa thời gian tham gia khóa học. Ví dụ các khóa học qua Internet, forum, CD-ROM 6) Kiến trúc hệ thống E-learning. Quan sát trên hình vẽ, chúng ta thấy: Học tập sẽ dựa trên mạng Internet là chủ yếu, thông qua World Wide Web (WWW). Hệ thống e-Learning sẽ được tích hợp vào portal của trường học hoặc doanh nghiệp. Như vậy hệ thống e-Learning sẽ phải tương tác tốt với các hệ thống khác trong trường học như hệ thống quản lý sinh viên, hệ thống quản lý giáo viên, lịch giảng dạy…cũng như các hệ thống của doanh nghiệp như là ERP, HR… Một thành phần rất quan trọng của hệ thống chính là hệ thống quản lý học tập (Learning Management System), gồm nhiều module khác nhau, giúp cho quá trình học tập trên mạng đuợc thuận tiện và dễ dàng phát huy hết các điểm mạnh của mạng Internet ví dụ như - Diễn đàn để trao đổi ý kiến giữa các thành viên của một lớp - Module khảo sát lấy ý kiến của mọi người về một vấn đề nào đó - Module kiểm tra và đánh giá - Module chat trực tuyến - Module phát video và audio trực truyến - Module Flash v.v… Một phần nữa rất quan trọng là các công cụ tạo nội dung. Hiện nay, chúng ta có 2 cách tạo nội dung là trực tuyến (online), có kết nối với mạng Internet và offline (ngoại tuyến), không cần kết nối với mạng Internet. Những hệ thống như hệ thống quản trị nội dung học tập (LCMS – Learning Content Management System) cho phép tạo và quản lý nội dung trực tuyến. Các công cụ soạn bài giảng (authoring tools) giáo viên có thể cài đặt ngay trên máy tính cá nhân của mình và soạn bài giảng. Với những nước và khu vực mà cơ sở hạ tầng mạng chưa tốt thì việc dùng các công cụ soạn bài giảng là một sự lựa chọn hợp lý. Một hệ thống tạo nội dung mềm dẻo thường cho phép kết hợp giữa soạn bài giảng online và offline Với các trường và cơ sở có quy mô lớn cần phải quản lý kho bài giảng lớn và muốn chia sẻ cho các trường khác thì phải nghĩ đến giải pháp kho chứa bài giảng. Kho chứa bài giảng này cho phép lưu trữ, quản lý thông tin về các bài giảng (thường dùng các chuẩn về metadata của.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> IEEE,IMS, và SCORM). Hơn nữa, thường có engine tìm kiếm đi kèm, tiện cho việc tìm kiếm các bài giảng (hoặc tổng quát hơn là đối tượng học tập). Đôi khi các LCMS cũng đủ mạnh để thực hiện việc quản lý này hoặc cũng có các sản phẩm chuyên biệt cho nhiệm vụ này (chẳng hạn các sản phẩm của Harvest Road, ). Các chuẩn/đặc tả là một thành phần kết nối tất cả các thành phần của hệ thống e-Learning. LMS, LCMS, công cụ soạn bài giảng, và kho chứa bài giảng sẽ hiểu nhau và tương tác được với nhau thông qua các chuẩn/đặc tả. Chuẩn và đặc tả e-Learning cũng đang phát triển rất nhanh tạo điều kiện cho các công ty và tổ chức tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm e-Learning, và người dùng có rất nhiều sự lựa chọn. Chúng tôi sẽ trình bày các phần tiếp theo dựa trên cách tiếp cận này. Chúng tôi sẽ giải thích kĩ hơn tất cả thành phần của hệ thống cũng như đưa ra các công cụ cần thiết để các bạn có thể áp dụng ngay vào việc đào tạo của mình. 7) Học tập kết hợp Phần này nhằm trả lời câu hỏi liệu e-Learning có thể thay thế được cách học truyền thống? Câu trả lời là e-Learning không thể thay thế hoàn toàn cách học truyền thống. Chúng ta sẽ lấy thí dụ thông qua một công ty. Công ty Quality Learning Inc cung cấp các cua đào tạo về IT và truyền thông. Mười năm trước công ty chỉ áp dụng cách đào tạo truyền thống là dựa trên lớp học, có sự hướng dẫn của giáo viên. Nhưng đến 1997, công ty chuyển sang áp dụng online learning. Họ nhận ra rằng e-Learning thuần tuý không phải là một gải pháp hoàn hảo và số học viên của họ đã giảm đáng kể. Đó chính là nguyên nhân tại sao họ kết hợp cả hai cách học thành một mô hình gọi là Blended Learning Model. Họ cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau và Open Learning Center là phần chính của giải pháp. Trong những trung tâm này, học viên có thể gặp các học viên khác, tham gia các buổi thảo luận, và trao đổi các thắc mắc với giao viên. Nó là sự kết hợp của: - Online và offline learning - Nhiều định dạng bài học khác nhau (điện tử, giấy) - Formal và informal learning - Học đồng bộ và không đồng bộ Có thể tóm tắt như hình dưới đây:. Như vậy, chúng ta phải kết hợp cả hai cách học tập: e-Learning và truyền thống để đem lại hiệu quả cao nhất cho học viên. Giải pháp kết hợp này được gọi là BLENDED SOLUTION..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 8) Các kiểu trao đổi thông tin Chúng tôi phân ra thành các kiểu trao đổi thông tin như sau: Một - Một Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa : Học viên với học viên Học viên với giáo viên Giáo viên với học viên. Một số ví dụ: Chat: chat giữa hai người với nhau E-mail: gửi e-mail tới bạn học hoặc cho giáo viên Chia sẻ màn hình: chia sẻ ứng dụng MS Word, trao đổi dựa trên một văn bản Word Một - Nhiều Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa : Giáo viên với các học viên Học viên với các học viên khác. Một số ví dụ: Chat: giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên thông qua chat Video Conference (Hội thảo dựa trên video): giáo viên giảng giải một vấn đề gì đó cho các học viên dựa trên các phần mềm hỗ trợ video conference Chia sẻ màn hình (Screen Sharing): sử dụng mạng giúp học viên học tập bằng cách xem các slides PowerPoint hoặc các trang web được trình chiếu trực tiếp Diễn đàn: giáo viên đưa câu hỏi lên diễn đàn yêu cầu các học viên trả lời E-seminar: các bài giảng hoặc thuyết trình được đưa qua mạng Internet Nhiều - Một.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa : Các học viên với giáo viên Các học viên với một học viên. Một số ví dụ: Chat: hỏi và thảo luận thời gian thực các câu hỏi Diễn đàn: các học viên trả lời các câu hỏi do giáo viên đưa lên diễn đàn Nhiều - Nhiều Kiểu trao đổi này thường diễn ra giữa : Các học viên với các học viên Các học viên với các học viên và giáo viên. Một số ví dụ: Chat: các học viên cùng thảo luận chung một vấn đề để tìm ra cách giải quyết, có thể có sự hướng dẫn của các giáo viên Hội thảo video hai chiều: đây là lớp học ảo, giáo viên giải thích cho học viên về một vấn đề mới và học viên có thể đặt câu hỏi ngược lại cho giáo viên thông qua hệ thống hội thảo video hai chiều.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Chương 2 : MỘT SỐ CÔNG CỤ HỖ TRƠ Một câu hỏi tự nhiên đặt ra là những phần mềm nào có thể giúp bạn thành công trong lĩnh vực đầy mới mẻ e-Learning? Trong phần này chúng tôi sẽ giới thiệu các loại sản phẩm khác nhau, có thể giúp bạn phát triển nội dung e-Learning, tương tác với học viên, quản lý quá trình học tập của học viên. Các bài giới thiệu sẽ được minh hoạ thông qua ví dụ các sản phẩm thông dụng trên thị trường. Công cụ tạo website Công cụ tạo website trực quan hoặc chỉ là bộ soạn thảo HTML đơn giản sẽ là công cụ hữu ích để tạo các trang web. Tuy nhiên, nó sẽ không phải là cách nhanh nhất vì bạn đòi hỏi phải biết các kiến thức cơ bản về lập trình.. Dreamweaver Công cụ sọan website Công cụ soạn bài điện tử Công cụ tạo bài giảng điện tử đắt tiền hơn nhưng rất phù hợp cho những người phát triển bài giảng không có kiến thức sâu về IT. Ngoài ra, một số công cụ cũng giúp chúng ta xuất ra các bài giảng theo định dạng tuân theo chuẩn SCORM, AICC.. Authorware Công cụ mô phỏng Rất nhiều nội dung của e-Learning là liên quan tới IT. Dùng các hoạt hình và các mô phỏng sẽ giúp nâng cao hiệu quả học ập một cách rõ rệt. Những công cụ này giúp bạn tạo các hoạt hình và các mô phỏng mà không đòi hỏi nhiều kiến thức tin học.. RoboDemo Công cụ tạo bài thi Trong học tập rất cần có các bài kiểm tra để biết sự tiến bộ của học viên và là một phương pháp tốt để đánh giá quá trình học tập. Hiện tại, có những sản phẩm tốt giúp bạn tạo ra các bài kiểm tra nhanh chóng và tiện lợi..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> QuestionMark Công cụ chat Trao đổi thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong học tập. Những công cụ nào giúp bạn đưa chức năng chat vào trong môi trường e-Learning của bạn? Phần này hi vọng giúp bạn trả lời thắc mắc này.. ICQ Công cụ tạo diễn đàn Trao đổi thông tin theo kiểu bất đồng bộ có thể sẽ rất hữu ích cho các học viên. Vậy những công cụ gì giúp bạn tạo các diễn đàn giao diện đẹp, có khả năng quản lý tốt?. PhpBB Công cụ hội thảo trực tuyến Tên gọi cho những sản phẩm loại này thay đổi thường xuyên: hội thảo trên mạng(Web Conferencing),lớp học ảo (virtual classrooms), e-seminar, webminar...Làm cách nào bạn có thể cung cấp các tính năng như chia sẻ màn hình, trình diễn trên web, thực hiện audio/video conference? Chúng tôi sẽ giới thiệu một số công cụ như vậy trong phần này.. Convoq Hệ thống quản lý đào tạo và nội dung học tập Những công cụ nào hiện có có thể giúp bạn quản lý quá trình học tập của học viên, và quản lý nội dung học tập? Người ta còn gọi chúng là LMS (Learning Management System) và LCMS (Learning Content Management System). Hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở Moodle Công cụ tạo bài trình bày có multimedia Chúng tôi giới thiệu tới các bạn một số phần mềm giúp các bạn tạo các bài trình bày PowerPoint có multimedia và đưa bài trình bày đó trên mạng..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Macromedia Breeze 1) Công cụ soạn bài điện tử Là các công cụ giúp cho việc tạo nội dung học tập một cách dễ dàng. Các trang web với tất cả các loại tương tác multimedia (thậm chí cả các bài kiểm tra) được tạo ra dễ dàng như việc tạo một bài trình bày bằng PowerPoint. Với loại ứng dụng này bạn có thể nhập các đối tượng học tập đã tồn tại trước như text, ảnh, âm thanh, các hoạt hình, và video chỉ bằng việc kéo thả. Điều đáng chú ý là nội dung sau khi soạn xong có thể xuất ra các định dạng như HTML, CD-ROM, hoặc các gói tuân theo chuẩn SCORM/AICC. Phân loại Có một sự khác biệt giữa công cụ tạo bài điện tử và công cụ lập trình. Để nắm vững, sử dụng tốt được công cụ soạn bài yêu cầu ít kiến thức chuyên môn hơn trong khi đối với các công cụ lập trình bạn cần có các kiến thức tốt về các ngôn ngữ mình định sử dụng. Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng trong các công cụ soạn bài cũng được chia ra thành các cấp độ khác nhau. Có loại bạn chỉ cần thực hiện các thao tác kéo thả trên màn hình giống như PowerPoint (Lectora là một ví dụ). Có loại bạn đòi hỏi phải có một chút kiến thức về lập trình (lập trình script) hoặc làm việc với các sơ đồ (ví dụ như Authorware). Các tính năng  Tạo cây nội dung  Tạo các tương tác  Nhập các đối tượng đã tồn tại  Liên kết các đối tượng học tập với nhau  Cung cấp các mẫu tạo cua học nhanh chóng, thuận tiện  Sử dụng lại các đối tượng học tập  Tạo các bài kiểm tra  Xuất ra các định dạng khác nhau  Cung cấp khả năng phát triển các tính năng cao cấp thông qua lập trình Khả năng ứng dụng trong e-Learning Công cụ loại này không có hạn chế nào cả. Tất cả các mô hình học tập có thể sử dụng được, tất cả các loại tương tác có thể xây dựng được. Ngoài ra, các đối tượng học tập khác như các hoạt hình (được tạo bằng các công cụ khác) có thể được tích hợp. Thuận lợi và bất lợi Thuận lợi Bất lợi Nhập các đối tượng học tập đã Các sản phẩm nhìn giống nhau có trước nhanh chóng, hỗ trợ nếu bạn không đưa ra các tiêu chí nhiều định dạng. đánh giá riêng..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Không đòi hỏi các kiến thức về lập trình (rất dễ học). Giá thành khá cao.. Không mạnh về các tính năng Dễ sử dụng lại các đối tượng chuyên dụng như chỉnh sửa các học tập. multimedia. Xuất ra nhiều định dạng khác nhau (HTML, gói tương thích với SCORM, EXE...) Có các tính năng lập trình nâng cao Ví dụ Phần mềm chúng ta sẽ khảo sát là Lectora Publisher. Đây là phần mềm rất dễ học. Chỉ trong khoảng 30 phút bạn đã có thể tạo nội dung học tập của riêng bạn. Bạn không cần biết kĩ năng về lập trình. Bạn cũng có thể tạo được các bài kiểm tra. Đầu ra của quá trình tạo nội dung tương thích với SCORM, AICC. Để có thêm thông tin hãy vào website của phần mềm: 2) Công cụ mô phỏng là gì? Mô phỏng là quá trình "bắt chước" một hiện tượng có thực với một tập các công thức toán học. Các chương trình máy tính có thể mô phỏng các điều kiện thời tiết, các phản ứng hoá học, thậm chí các quá trình sinh học. Môi trường IT cũng có thể mô phỏng được. Gần với mô phỏng là hoạt hình (animation). Một hoạt hình là sự mô phỏng một chuyển động bằng cách thể hiện một tập các ảnh, hoặc các frame. Có những công cụ hoàn hảo dùng cho việc tạo các hoạt hình và các mô phỏng của môi trường IT. Với các công cụ như vậy, bạn có thể ghi và điều chỉnh các sự kiện diễn ra trên màn hình máy tính. Với hoạt hình chỉ là ghi lại các sự kiện một cách thụ động, tức là học viên chỉ xem được những hành động gì diễn ra mà không thể tương tác với các hành động đó. Với công cụ mô phỏng bạn có thể tương tác với các hành động. Phân loại Có nhiều phần mềm khác nhau bạn có thể dùng để tạo các hoạt hình. Một công cụ rất nổi tiếng là Flash. Nhưng nó không phải là cách nhanh nhất và dễ dàng nhất để mô phỏng các ứng dụng trong môi trường IT dùng cho mục đích học tập. Trong e-Learning, thường dùng các ứng dụng có thể ghi lại các chuyển động trên màn hình máy tính, bao gồm cả con trở. Hơn nữa, nhiều phần mềm cho phép bạn đưa thêm các multimedia như text, audio, video, các nút bấm. Chúng ta phân biệt hai mức: Ghi sự kiện màn hình thuần tuý Ghi các sự kiện màn hình, và có thể đưa thêm các tương tác nếu cần Các tính năng  Ghi lại các chuyển động trên màn hình  Chỉnh sửa lại các chuyển động nếu cần  Đưa thêm text các thành phần đồ hoại như các mũi tên chỉ dẫn  Đưa thêm tương tác cho học viên  Đưa thêm audio/video  Xuất ra các định dạng khác nhau như Flash, Avi  Tuân theo chuẩn SCORM/AICC Khả năng ứng dụng trong e-Learning.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giải thích và trình diễn việc thực hiện các nhiệm vụ trong các ứng dụng IT và môi trường IT. Đào tạo kĩ năng cho các học viên không cần sử dụng môi trường thực (có thể rẻ hơn, an toàn hơn, nhanh hơn) Thuận lợi và bất lợi. Thuận lợi Giúp học viên hiểu nhanh hơn. Bất lợi Đầu ra có kích thước tương đối lớn. Những ứng dụng này chỉ tập trung vào nội dung Tạo các đối cho các lĩnh vực cho tin học và điện tử, khó áp tượng học tập dụng cho các ngành như kiến trúc hoặc nông nhanh và dễ dàng nghiệp Tạo được hứng thú cao cho người học Học viên có thể tham gia tương tác trực tiếp Ví dụ ViewletBuilder là phần mềm có giao diện đẹp và trực quan. Chỉ trong vòng 10 phút bạn sẽ biết tạo các hoạt hình , đưa thêm text, đưa các tương tác...Đầu ra của nó là Flash. Sau đó, đối tượng học tập có thể dễ dàng tích hợp vào các trang web của bạn. Là một công cụ tốt với giá vừa phải. Để chi tiết hãy thăm website của phần mềm: OnDemand là một ứng dụng khác. Đầu ra của nó không phải là một đối tượng học tập mà được thể hiện trong môi trường riêng của nó , có thể so sánh với trợ giúp của MS Office trong đó có thể bắt đầu bằng click một nút trong ứng dụng. Bạn có thể tạo 3 loại đầu ra: Hoạt hình có chú giải Hoạt hình với tương tác (mô phỏng), Hướng dẫn trong ứng dụng thật Loại đầu ra cuối cùng chỉ có thể phát huy tác dụng trong vài ứng dụng như SAP, MS Office 2000 và Siebel. Bạn sẽ thực hiện một nhiệm vụ gì đó trong ứng dụng thật trong khi bạn sẽ được hướng dẫn bởi các con trỏ và các khối chữ. Để thêm chi tiết hãy xem thêm ở website của phần mềm: Macromedia Captivate Sản phẩm này trước đây có tên là Robodemo. Sau khi được mua lại bởi Macromedia, tên của nó được đổi thành Captivate. Macromedia Captivate cho phép bạn ghi dễ dàng các hoạt động của các ứng dụng và bổ sung cho các hoạt động ấy với các hoạt hình, âm thanh, và tương tác để tạo các mô phỏng phức tạp và các thao tác demo phần mềm. Bạn có thể tạo các mô phỏng trong thời gian ngắn (vài phút), không cần các kĩ năng lập trình. 3) Công cụ tạo bài kiểm tra là gì? Là các ứng dụng giúp bạn tạo và phân phối các bài kiểm tra, các câu hỏi trên intranet và Internet. Thường thì sẽ có các tính năng như đánh giá và báo cáo sẽ được gộp vào cùng. Đa số các ứng dụng hiện nay đều hỗ trợ xuất ra các định dạng tương thích với SCORM, AICC, do đó.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> các bài kiểm tra hoàn toàn có thể đưa vào các LMS/LCMS khác nhau. Bạn có thể sử dụng các bài kiểm tra này trong nhiều trường hợp khác nhau: kiểm tra đầu vào, tự kiểm tra, các kì thi chính thức...Các ứng dụng cho phép người soạn câu hỏi chọn lựa nhiều loại câu hỏi khác nhau: trắc nghiệm, điền vào chỗ trống, kéo thả... Phân loại Có thể phân thành hai loại chính như sau: Chạy trên desktop Chạy trên nền web Hiện nay, có xu hướng là các phần mềm tạo bài thi cung cấp nhiều lựa chọn để người soạn bài thi xuất ra các định dạng phù hợp với từng môi trường. Các tính năng Môi trường kiểm tra bảo mật Tạo các bài kiểm tra dễ dàng dựa trên các mẫu cung cấp sẵn Trộn các câu hỏi theo thứ tự ngẫu nhiên Cung cấp các feedback cho học viên Đưa ra các bài kiểm tra phù hợp với khả năng của từng người (Tuỳ thuộc kết quả của bài kiểm tra trước đó mà học viên tham gia để đưa ra bài kiểm tra tiếp theo cho hợp lý) Sinh các báo cáo về kết quả học tập của học viên. Việc tuân theo các chuẩn mới như IMS QTI cũng có trong nhiều phần mềm Khả năng ứng dụng trong e-Learning Kiểm tra đầu vào (pretest) để đánh giá kiến thức của học viên trước khi tham gia học tập Tự kiểm tra giúp học viên ôn lại các kiến thức đã học Đánh giá kết quả học tập của học viên Đánh giá sự hiệu quả của phương pháp giảng dạy thông qua các bài kiểm tra Thuận lợi và bất lợi. Thuận lợi Dễ dàng tạo các câu hỏi. Bất lợi Phát triển các câu hỏi nhanh nhưng để phát triển các câu hỏi tốt thì khó vì đòi hỏi phải có thêm các kiến thức về sư phạm và chuyên môn.. Dễ dàng quản lý cơ sở dữ liệu Kiểm tra có thể làm cho một số câu hỏi người sợ đặc biệt là những người lớn tuổi. Thông qua kiểm tra sẽ kích Tạo các bài kiểm tra tốn nhiều thích học viên tham gia học tập thời gian tích cực hơn. Cũng nhờ có kiểm tra bạn cũng đưa ra được phương pháp giảng dạy hợp lý cho từng đối tượng học viên Việc kiểm tra chỉ ra những thiếu sót trong nội dung học tập Dễ dàng tích hợp với các hệ.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> thống quản trị học tập, nội dung học tập (LMS/LCMS) Ví dụ Questionmark là một nhân vật rất lâu đời, rất có tiếng trong lĩnh vực e-Learning, đặc biệt là về cung cấp phần mềm hỗ trợ tạo các bài kiểm tra. Môi trường tạo bài thi mà công ty đưa ra có rất nhiều tính năng. Ngoài ra các phần mềm rất dễ dùng, tốn rất ít thời gian để đào tạo. Điều bạn cần là phương pháp giảng dạy và kiến thức chuyên môn. Để tìm hiểu kĩ hơn hãy vào website của công ty: . 4) Công cụ tạo bài trình bày có multimedia là gì? Chắc chắn đa số chúng ta đã nghe tới hoặc đã từng dùng phần mềm PowerPoint. Với phần mềm này bạn có thể tạo các bài trình bày nhanh chóng, dễ dàng. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp khó khăn khi đưa các multimedia khác vào như audio và video (ví dụ tiếng nói và hình ảnh của người trình bày). Hiện tại đã có nhiều phần mềm hỗ trợ bạn thực hiện được mục đích này. Hơn nữa, các phần mềm còn cung cấp tính năng phát trực tiếp các bài trình bày qua mạng. Phân loại  Chúng tôi phân loại các phần mềm dựa trên các tiêu chí sau:  Tuân theo chuẩn e-Learning chẳng hạn như SCORM  Khả năng chỉnh sửa, đồng bộ hoá các multimedia có trong bài trình bày  Khả năng cung cấp các mẫu (template) bài trình bày  Khả năng quản lý các bài trình bày  Quản lý những người tham gia bài trình bày  Tối ưu hoá băng thông khi phát bài trình bày trên mạng  Đưa các câu hỏi kiểm tra vào trong bài trình bày Tính năng  Các phần mềm có các tính năng chung như sau:  Ghi âm thanh và hình ảnh (video) của người trình bày  Xuất ra một số định dạng khác nhau  Khả năng phát bài trình bày trực tiếp trên mạng  Đồng bộ hoá âm thanh, video với các slide trình bày Khả năng ứng dụng trong e-Learning Phần mềm thích hợp cho việc tạo các bài trình bày có multimedia đi kèm (audio, video) sau đó phát trên mạng cho nhiều người xem. Các bài trình bày có thể được phát trực tiếp hoặc lưu lại để có thể xem sau khi có thời gian. Thuận lợi và bất lợi. Thuận lợi. Bất lợi. Dễ sử dụng do các phần mềm thường tích hợp vào PowerPoint. Các bài trình bày không có cấu trúc phức tạp. Tạo ra được các bài trình bày hấp dẫn do có multimedia. Bài trình bày thường chỉ thực hiện được một chiều, không có sự tương tác ở phía người xem. Xuất ra được định dạng có thể phát trên mạng, chia sẻ thông tin với mọi người.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Một ví dụ thực tế Phần này, chúng tôi giới thiệu tới các bạn phần mềm Macromedia Breeze. Đây là phần mềm cung cấp đầy đủ các tính năng từ việc tạo bài trình bày có multimedia, phát bài trình bày qua mạng, cũng như khả năng quản lý các bài trình bày. Website: . Chúng tôi giới thiệu thêm một số phần mềm cùng loại: MS Producer: (phần mềm này miễn phí) Stream Author: Apreso: AcuLearn: Articulate Presenter: 5) Công cụ seminar điện tử là gì? Các công cụ này dùng để hỗ trợ việc học tập đồng bộ trong một lớp học ảo, một cách thể hiện của môi trường mà bạn có thể mô phỏng lớp học mắt giáp mặt (face-to-face) dùng các kĩ thuật tiên tiến. Lớp học ảo cung cấp một môi trường mà bạn có thể truy cập rất nhiều tài nguyên và bạn có nhiều lựa chọn, nhiều phương pháp để trao đổi thông tin. Phân loại Có nhiều sự khác biệt giữa các loại công cụ, một vài công cụ có sự vượt trội so với các công cụ khác cùng loại. Sự khác biệt lớn nhất ở chỗ chúng xử lý audio và video. Một vài công cụ dùng công nghệ web để truyền tải audio và video. Với audio thì không có vấn đề gì nhưng với video vẫn là vấn đề lớn. Trong khi đó có các công cụ lại sử dụng các phương pháp truyền thông tin khác như trình diễn slide, chat và tất cả đều thực hiện thông qua môi trường web. Đôi khi giao tiếp qua audio dùng đường dây điện thoại bình thường, do đó chất lượng sẽ được cải thiện. Các tính năng  Các bài giảng được thực hiện trực tuyến  Chat  Whiteboard  Thực hiện trả lời các câu hỏi trực tuyến và có kết quả ngay lập tức  E-mail  Diễn đàn thảo luận  Có danh sách các URL hữu ích  Duyệt web (có sự hướng dẫn của người khác)  Chia sẻ màn hình  Có sự tham gia của audio, video  Ghi nhớ được các phiên học tập (sau đó học viên có thể xem vào các thời gian khác) Khả năng ứng dụng trong e-Learning  Có thể đưa bài giảng đến cho một nhóm lớn các học viên (100 hoặc hơn nữa)  Tạo ra môi trường học tập hấp dẫn có tính tương tác cao Thuận lợi và bất lợi. Thuận lợi Một môi trường học tập đồng bộ hấp dẫn. Bất lợi Chất lượng video thường tồi hơn nhiều so với chất lượng audio. Cho phép phát huy vai trò Các công cụ dạng này thường rất đắt của từng cá nhân, cũng như so với các công cụ e-Learning khác..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> huy động được kiến thức của cả một tập thể lớn. Giáo viên và học viên rất Thường thì cần có hai người tham gia dễ hoà nhập, làm quen với dẫn dắt buổi học: Một người thực hiện môi trường này trình bày bài giảng, một người trả lời các câu hỏi, thắc mắc của học viên. Ví dụ iLinc đã xuất hiện khá lâu trên thị trường e-Learning. Phần mềm công ty cung cấp dễ sử dụng, có audio dựa trên web, và các đặc điểm bạn cần để tạo một lớp học ảo. Bạn có thể ghi lại các phiên học tập để có thể xem lại sau. Để có thêm thông tin chi tiết hãy vào website của công ty: Gần đây chúng tôi có triển khai thử nghiệm hệ thống hội thảo trên Web của Adobe Connect. Kết quả thử nghiệm rất khả quan. Người dùng chỉ cần dùng trình duyệt có cài Flash là có thể truy cập vào cuộc họp mà không phải cài thêm bất kỳ phần mềm nào. Các bạn có thể thử nghiệm tại địa chỉ : 6) LMS/LCMS là gì? Learning Management System (LMS) là phần mềm quản lý, theo dõi và tạo các báo cáo dựa trên tương tác giữa học viên và nội dung và giữa học viên và giảng viên. Đôi khi người ta cũng gọi là Course Management System (CMS). Một Learning Content Management System (LCMS) là hệ thống dùng để tạo, lưu trữ, tổng hợp, và phân phối nội dung e-Learning dưới dạng các đối tượng học tập. Vậy đặc điểm chính để phân biệt với LMS là LCMS tạo và quản lý các đối tượng học tập. Phân loại Có nhiều loại LMS/LCMS khác nhau. Có rất nhiều vấn đề khác nhau trong các LMS và LCMS do đó khó so sánh đầy đủ, chính xác. Các điểm khác nhau giữa các sản phẩm có thể được liệt kê như sau:  Khả năng mở rộng  Tính tuân theo các chuẩn  Hệ thống đóng hay mở  Tính thân thiện người dùng  Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau  Khả năng cung cấp các mô hình học tập khác nhau  Giá cả Các tính năng chính  Đăng kí: học viên đăng kí học tập thông qua môi trường web. Quản trị viên và giáo viên cũng quản lý học viên thông qua môi trường web  Lập kế hoạch: lập lịch các cua học và tạo chương trình đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu của tổ chức và cá nhân.  Phân phối: phân phối các cua học trực tuyến, các bài thi và các tài nguyên khác  Theo dõi: theo dõi quá trình học tập của học viên và tạo các báo cáo  Trao đổi thông tin: Trao đổi thông tin bằng chat, diễn đàn, e-mail, chia sẻ màn hình và e-seminar  Kiểm tra: cung cấp khả năng kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học viên  Nội dung: tạo và quản lý các đối tượng học tập (thường chỉ có trong LCMS) Khả năng ứng dụng trong e-Learning.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Cung cấp một môi trường toàn diện, đầy đủ để quản lý các quá trình, sự kiện, và nội dung học tập. Thuận lợi và bất lợi. Thuận lợi Cung cấp một môi trường ổn định để sử dụng eLearning. Bất lợi Các hệ thống rất đắt tiền. Dễ dàng quản lý học viên, Rất khó lựa chọn một LMS/LCMS nội dung, các cua học, và các phù hợp tài nguyên khác Không dễ dàng để tạo ra một LMS/LCMS vì sự phức tạp của hệ thống và các quá trình bên trong nó Ví dụ Moodle là một LMS mã nguồn mở, được đánh giá rất cao. Hiện tại có thể coi là đối thủ chính của BlackBoard (BlackBoard vừa mua WebCT). Moodle nổi bật là hướng giáo dục, được thiết kế dựa trên triết lý giáo dục tốt (constructivist). Một điểm nữa là Moodle có cộng đồng rất đông đảo, thường xuyên đóng góp ý kiến và tài chính để nâng cao chất lượng phần mềm. Website: Điều đáng mừng là cộng đồng Moodle Việtnam đã được thành lập hơn một năm, sẵn sàng cung cấp hỗ trợ miễn phí bằng tiếng Việt cho các trường học và cơ sở đào tạo. Địa chỉ: 7) Các công cụ soạn thảo website là gì? Là một phần mềm dùng để tạo các trang web. Với công cụ này bạn có thể phát triển một website nhanh hơn, hiệu quả hơn. Phân loại  Phần mềm soạn thảo HTML - HTML editors (giúp bạn viết mã HTML)  Phần mềm soạn thảo trực quan - WYSIWYG editors (giúp tự sinh mã HTML thông qua việc bạn soạn thảo, kéo thả các thành phần)  Phần mềm soạn thảo trực quan có hỗ trợ thêm các tính năng để tạo nội dung e-Learning Các tính năng  Nhập các đối tượng từ bên ngoài như các file Flash, ảnh, film, audio...  Định nghĩa và tạo bố cục các trang web theo một cách đơn giản  Thay đổi các trang web bằng cách thay đổi mã HTML trực tiếp  Sử dụng mẫu(template) và CSS (Cascading Style Sheets)  Sử dụng các tính năng nâng cao như dùng lớp, các nút flash  Cung cấp các tính năng kết nối tới cơ sở dữ liệu  Có thể các add-in hỗ trợ e-Learning. Ví dụ như là CourseBuilder và LearningSite của Dreamweaver Khả năng ứng dụng trong e-Learning Công cụ không có hạn chế nào cả, tất cả các loại mô hình học tập có thể được sử dụng và tất cả các loại tương tác có thể xây dựng được. Hơn nữa, các đối tượng e-Learning khác cũng có thể được tích hợp. Thuận lợi và bất lợi.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Thuận lợi. Bất lợi. Khả năng nhập các đối tượng học tập ở ngoài vào trong hệ thống. Tạo nội dung học tập đòi hỏi rất nhiều thời gian. Không yêu cầu kiến thức lập trình lúc bắt đầu. Tính tuân theo chuẩn e-Learning còn chưa tốt. Dễ sử dụng lại các đối tượng học tập. Để tạo các tương tác phức tạp bạn cần phải biết các kiến thức về lập trình tương đối sâu. Một vài mẫu đã được tạo ra Kiến thức về HTML vẫn yêu cầu, trước dùng cho việc tạo ra nội thậm chí với nội dung đơn giản dung học tập Không đắt Một ví dụ thực tế Dưới đây, chúng ta sẽ thực hiện khảo sát thông qua phần mềm Dreamweaver. Đây là phần mềm tạo website vào loại tốt nhất thế giới hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tạo ra các trang HTML mà không phải biết nhiều kiến thức về nó. Một trong các đặc điểm thú vị của phần mềm soạn thảo này là là có các phần mềm bổ sung phục vụ cho e-Learning là CourseBuilder và LearningSite. Các phần mềm này đều miễn phí. Với chúng, bạn có thể tạo các bài kiểm tra. Dreamweaver cũng hỗ trợ chuẩn như SCORM/AICC nhưng không tốt bằng các công cụ tạo bài giảng khác. Hơn nữa, khi tạo các nội dung e-Learning phức tạp thì việc dùng phần mềm này sẽ mất nhiều thời gian hơn so với các phần mềm tạo bài giảng. Các bạn xem thêm tại: 8) Các công cụ chat là gì? Chat cung cấp một cách để những người cùng sở thích trao đổi thông tin với nhau theo một cách đồng bộ. Khi bạn chat trên Internet hoặc intranet, bạn "nói chuyện" với người khác sử dụng bàn phím để gõ các thông điệp text. Nếu bạn muốn tham gia chat, bạn tham gia vào một nơi gọi là "chat room". Đây là một môi trường ảo, bạn có thể nói chuyện với nhiều hơn một người tham gia. Các công cụ Chat có thể được tích hợp với các trang web của bạn, trong môi trường học tập của bạn hoặc một môi trường tách biệt. Phân loại  Chat dựa trên web (Web-based chat): bạn vào phòng chat và bắt đầu nói chuyện trực tiếp với những người tham gia phòng chat. Trong lớp học ảo loại này rất phổ biến.  Instant messaging: bạn có thể tạo một danh sách các đồng nghiệp, bạn bè, hoặc những người có cùng sở thích và có thể thấy rõ họ có online hay không trong danh sách. Nếu học online, bạn có thể nói chuyện trực tiếp với họ. Các ứng dụng instant messaging miễn phí là ICQ và MS Instant Messenger.  Chat hình ảnh (Graphical Chat): một vài chương trình chat có phần mềm cho phép tạo phòng chat, trong đó người chat được thể hiện như là hình ảnh của một nhân vật nào đó. Các tính năng  Đàm thoại cá nhân  Đàm thoại theo nhóm  Sử dụng các màu khác nhau cho mỗi một người chat.

<span class='text_page_counter'>(20)</span>  Sử dụng chat âm thanh và video Một số phần mềm còn hỗ trợ thêm các tính năng như:  Gửi URL  Gửi email  Gửi các thông điệp âm thanh  Gửi file  VOIP Khả năng ứng dụng trong e-Learning  Tăng khả năng trao đổi thông tin giữa các học viên, giúp hiểu về nhau kĩ hơn  Giúp giáo viên và học viên có thể tham gia trao đổi với nhau cùng một vấn đề Thuận lợi và bất lợi. Thuận lợi Khả năng trao đổi thông tin nhanh Giá thành rẻ. Bất lợi Có khả năng cuộc nói chuyện sẽ chuyển sang hướng nói chuyện quá nhiều về các vấn đề cá nhân Do vấn đề tường lửa một số phần mềm chat sẽ không hoạt động.. Khả năng nói chuyện với nhiều Nói chuyện với nhiều người có người thể làm cho cuộc đàm thoại bị phân mảnh, thường chỉ có 4 đến 5 người là tối đa trong một cuộc đàm thoại. Thiết lập mối quan hệ dễ dàng hơn.. Các học viên có thể làm phiền những người khác bằng cách cố gắng trao đổi thông tin vào mọi thời điểm. Cảm thấy là một phần của cộng đồng nếu bạn nhận thấy rằng tất cả những người khác sử dụng môi trường học tập vào cùng một thời điểm Ví dụ ICQ là một trong các phần mềm instant messenger đầu tiên (và cũng miễn phí). Vào thời điểm này vẫn là một trong các phần mềm tốt nhất, khi so sánh với đối thủ của nó là MS IM, nó có nhiều tính năng hơn. Bạn có thể vào phòng chat và gửi message tức thì. Khi triển khai phục vụ cho việc đào tạo, thiết lập là một vấn đề vì bạn cần mở hai cổng ở tường lửa. Một vài công ty sẽ không cho phép điều này. Để có thêm thông tin hãy vào website của phần mềm: . Xem thêm - Yahoo Chat - Google Chat - Microsoft Chat - AOL Chat.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 9) Công cụ tạo diễn đàn là gì? Là các công cụ dùng để tạo các diễn đàn thảo luận. Với diễn đàn, bạn có thể đưa các câu hỏi lên, mọi người có thể vào đọc và trả lời câu hỏi của bạn nếu có thể. Ngoài ra, các người tham gia diễn đàn có thể tạo ra các chủ đề thảo luận mới. Phân loại Chúng ta phân loại theo phạm vi hoạt động:  Internet: Diễn đàn được đưa lên World Wide Web và mọi người ở mọi nơi trên thế giới có thể truy cập vào được  Internet/Intranet/Extranet: Hạn chế trong một cộng đồng nào đó. Ví dụ như chỉ các học viên đăng kí tham gia học tập mới có khả năng truy cập vào diễn đàn của hệ thống quản lý (LMS/LCMS). Các tính năng  Đăng kí tham gia một hay nhiều diễn đàn  Tìm kiếm thông tin trong diễn đàn  Viết và đọc các bài viết trong diễn đàn  Trả lời cho một nhóm người  Trả lời trực tiếp cho tác giả của một bài viết  Có thể gửi các file gửi kèm như Word, Excel, PowerPoint...  Cung cấp các con số thống kê về các bài viết của diễn đàn  Có thể gửi mail thông báo khi có ai đó trả lời bài viết của bạn Khả năng ứng dụng trong e-Learning  Kích thích việc chia sẻ thông tin giữa các học viên  Hoạt động giống như FAQ. Các học viên có thể kiểm tra diễn đàn trước khi đưa các câu hỏi lên  Thích hợp cho việc trao đổi thông tin không mang tính hình thức (informal)  Tạo hứng thú cho học viên thông qua thảo luận các nội dung chuẩn bị học trong giáo trình Thuận lợi và bất lợi. Thuận lợi. Bất lợi. Khó tạo nên được một diễn đàn hấp Một cách trao đổi thông dẫn, đặc biệt nếu bạn có một nhóm nhỏ tin nhanh người tham gia Dễ dàng chia sẻ kiến Thỉnh thoảng, diễn đàn có nhiều chủ thức cho nhau, thu hút được đề không phù hợp với mục đích đặt ra. nhiều người tham gia Khi đó, sẽ cần đến người điều hành. Có thể tạo được các Cần một thời gian để trở thành một nhóm chuyên biệt thảo luận diễn đàn hấp dẫn vì lúc khởi đầu không sâu về một vấn đề gì đó có nội dung hay. Ví dụ phpBB là công cụ tạo các cộng đồng trên môi trường web. Nó là một giải pháp rất hoàn chỉnh với tất cả các đặc điểm mà bạn có thể tưởng tượng và tương thích với nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau. Nếu bạn là một người điều hành, bạn thậm chí có thể thay đổi giao diện dựa trên CSS. Điều đáng chú ý là công cụ này miễn phí, mã nguồn mở. Để có thêm thông tin hãy vào website của phpBB: ..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Hoặc gần đây, chúng ta thấy sự tiến bộ mã nguồn mở CommnunityServer bao gồm diễn đàn + một số công cụ khác như blog, album ảnh. Website của phần mềm là: . Đặc điểm của phần mềm là hướng tới hiệu năng và tương thích với các công nghệ của Microsoft như Share Point Portal Server. Hiện nay diễn đàn giáo dục đang được phát triển dựa trên phần mềm này: . Hệ thống chạy rất ổn định và nhanh. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đọc kĩ bản quyền trước khi dùng..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Chương 3 : TẠO NỘI DUNG E-LEARNING Ai đã từng làm việc trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo đều biết rằng chất lượng của nội dung ảnh hưởng lớn như thế nào đến hiệu quả giảng dạy. Phát triển bất kỳ một nội dung giảng dạy nào đều khó và mất nhiều thời gian. Nội dung càng trở nên phức tạp hơn khi chúng ta nói về nội dung e-Learning. Như thế nào là nội dung tốt, tạo nội dung như thế nào, chúng ta có thể sử dụng lại nội dung cũ hay không, những công cụ nào tốt giúp bạn tạo nội dung có chất lượng? Trong phần này sẽ giúp bạn phần nào trả lời các câu hỏi này. Tạo nội dung: Tạo nội dung cho môi trường e-Learning như thế nào? Hãy đọc các hướng dẫn và các lời khuyên trong phần này. Các công ty cung cấp nội dung: Những nội dung chất lượng cao nào hiện đang có trên thị trường? Có thể mua sẽ tốt hơn là tự phát triển. Chọn lựa nội dung như thế nào: nếu bạn muốn mua nội dung thay vì việc tự phát triển, những vấn đề nào cần xem xét trong đánh giá sản phẩm? 1) ISD là gì? ISD là viết tắt của cụm từ Instructional Systems Development. Khi tài liệu cua học được phát triển, một khung hay một mô hình lý thuyết để hướng dẫn và cấu trúc qui trình là cần thiết. Trong lĩnh vực giáo dục có nhiều mô hình khác nhau nhưng nói chung về cơ bản là thống nhất. Một số mô hình bao gồm chỉ 5 bước. Một trong số đó rất nổi tiếng là mô hình ADDIE: 1. Analysis 2. Design 3. Development 4. Implementation 5. Evaluation Một số mô hình khác còn có số bước lên tới 15. Lát nữa, chúng ta sẽ xem xét mô hình 8 bước. 2) Phong cách viết Đọc văn bản từ web khác so với đọc trên giấy Đọc trên màn hình chậm hơn 25% so với đọc trên giấy Đọc trên màn hình nhanh mệt hơn so với đọc trên giấy Mọi người đọc trên giấy tốt hơn (cố gắng kiểm tra lỗi chính tả trên màn hình so với kiểm tra lỗi chính tả trên giấy thì phương pháp nào cho kết quả tốt hơn?) Mọi người thường đọc web theo kiểu đọc lấy ý chính, chỉ có 20% đọc từng từ Mọi người nhanh chán hơn khi đọc web: một người bình thường dành nhỏ hơn 9 giây để đọc một trang web (nghiên cứu của MIT) Mọi người thích đọc các văn bản ngắn trên web, với các văn bản dài họ in ra giấy Mọi người thường tập trung vào ảnh, họ tập trung vào các ảnh và các banner đầu tiên, sau đó mới đến text (Còn bạn, bạn nhìn văn bản trước hay text trước?) Một số lời khuyên để viết tốt trên môi trường web Viết ngắn gọn Viết đơn giản và thống nhất trong việc dùng các thuật ngữ Sử dụng các bullet nếu có thể Kiểu chữ Verdana thường được các người đọc ưu chuộng Viết theo một giọng điệu bình thường, chuyên nghiệp. Người đọc không là những người bạn thân thiết nhất của bạn. Xem họ như là các khách hàng.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Đừng định dạng văn bản bình thường giống như với các liên kết trong tài liệu. Dùng các liên kết trong nội bộ một tài liệu khi tài liệu đó dài Tránh dùng các mức phân cấp (1, 1.1, 1.1.1,…) như trong các văn bản trên giấy Khi văn bản dài giống như một bài báo nên làm như sau: Sử dụng heading (kích thước to hơn chữ bình thường) Sử dụng phần giới thiệu với chữ đậm Sử dụng các đoạn text ngắn với các tiêu đề đậm (kích thước chữ giống như phần thân) Cần phải để ý gì khi viết phục vụ cho giáo dục và đào tạo? Viết tốt trong môi trường web đã là khó nhưng khi chuyển sang viết phục vụ cho e-Learning thì lại càng phức tạp hơn. Tất nhiên khi bạn viết bạn phải xác định rõ các nhóm cần hướng tới và mục tiêu cần đạt được, như vậy có thể có các kiểu viết khác nhau, tuy nhiên có một số điểm chung mà bạn cần lưu ý tới: Dùng các câu có tính tích cực như dùng các từ bạn, chúng tôi, tôi… như vậy sẽ giúp văn bản của bạn mang tính cá nhân và đọc nhanh hơn. Hãy sử dụng các câu không có nhiều dấu phẩy bởi vì nếu dùng sẽ làm giảm tốc độ đọc Nên dùng các câu hỏi nhỏ ở cuối mỗi bài để giúp học viên ôn lại các kiến thức vừa đọc Dùng các biểu đồ, hình vẽ biểu diễn mỗi quan hệ giữa các nội dung. Học viên sẽ nhớ nhanh hơn khi các nội dung được cấu trúc chặt chẽ. Đưa các ví dụ thực tế vào trong bài viết Đưa ra các bài tập làm thêm cho các học viên ham hiểu biết Hướng dẫn học viên sử dụng nội dung và chỉ cho họ thấy các lợi ích mà nội dung mang lại. 3) Tính sử dụng lại là gì? Việc sử dụng cùng nội dung học tập ở các nơi khác nhau và/hoặc vào các thời điểm khác nhau là tính sử dụng lại của nội dung học tập. Chúng tôi cũng đưa ra định nghĩa của IEEE để các bạn tham khảo “Khả năng một thành phần hoạt động và tích hợp được bên ngoài môi trường nó được thiết kế để phục vụ chính ”. Khả năng sử dụng lại được theo nhiều cách khác nhau, ở nhiều mức khác nhau:  Sử dụng lại một module WBT (Web-Based Training) hàng năm với những nhóm học viên mới  Sử dụng một module WBT vào cùng một thời điểm với các học viên thuộc các thành phần khác nhau (Có thể dùng để phân loại học viên)  Sử dụng một module trong các cua học khác nhau  Sử dụng nội dung của một cua học nhưng dịch ra các ngôn ngữ khác nhau  Sử dụng các đối tượng học tập trong các cua và module khác nhau Tính sử dụng lại là một trong các điều cần lưu ý nhất khi muốn đảm bảo tính hiệu quả của quá trình phát triển nội dung. Nó giảm thời gian đưa nội dung ra thị trường (time-to-market) và làm cho công việc của người phát triển trở nên dễ dàng hơn. Tiếp theo, chúng tôi trình bày một số vấn đề có ảnh hưởng đến tính sử dụng lại của nội dung. Trước hết, quan sát hình vẽ dưới đây để có cách nhìn tổng quan:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Đối tượng học tập (Learning Object) Các đối tượng học tập có ảnh hưởng rất lớn tới tính sử dụng lại chẳng hạn như kích thước đối tượng học tập sẽ ảnh hưởng cách chúng có thể được sử dụng lại. Đầu tiên hãy đưa ra định nghĩa tường minh cho đối tượng học tập. CODEX-IP (một dựa án R & D – Research & Development - được tài trợ bởi uỷ ban châu Âu) định nghĩa như sau: “Một đối tượng có thể sử dụng lại (RLO – Reusable Learning Object) là thành phần nhỏ nhất mang thông tin có ý nghĩa độc lập với các thành phần mang thông tin khác và có liên quan tới một mục tiêu học tập cụ thể. Bên trong RLO có thể có nhiều kiểu trình bày khác nhau được sử dụng”. Có một khoảng cách lớn giứa tính sử dụng lại trong thực tế và lý thuyết. Theo lý thuyết thì tính sử dụng lại sẽ tốt nhất khi RLOs càng nhỏ càng tốt. Thực tế thì nếu kích thước RLO quá lớn nó sẽ giảm tính sử dụng lại còn nếu quá bé nó sẽ làm cho việc quản lý dữ liệu khó khăn. Đối với mọi quá trình thiết kế giảng dạy (instructional design) kích thước của RLO được chứa trong cơ sở dữ liệu. Ngay trong một cua học e-Learning, các RLO có kích thước khác nhau cùng tồn tại song song. Ví dụ khi nhìn một cuốn sách trong cua học, các bạn có thể thấy các RLO sau:  Toàn bộ cuốn sách  Một chương  Một trang  Một đoạn  Một câu  Một từ  Một chữ Vậy theo bạn chọn RLO nào là hợp lý? Phong cách viết (Writing Style) Khi bạn không viết nội dung học tập theo một cách có cấu trúc thí sẽ khó sử dụng lại nội dung và dịch nội dung ra các ngôn ngữ khác nhau. Đặc biệt khi đội phát triển gồm nhiều thành phần, nhiều ngôn ngữ, và nhiều quốc gia làm việc cùng nhau, một tập các quy tắt viết và các bước triển khai cần lập ra để đảm bảo quá trình phát triển thành công. Hãy quan sát ví dụ dưới đây. Hai người phát triển viết tài liệu giảng dạy sử dụng MS Word XP..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Và rất có thể họ không dùng các thuật ngữ một cách nhất quán. Nếu học không làm việc cùng nhau và vạch ra các điểm chung sau:  Các thuật ngữ sử dụng  Các cấu trúc ngữ pháp  Giọng điệu  Bố cục  Và một số vấn đề khác nữa Thì chắc chắn không tạo ra nội dung thống nhất, có chất lượng. Kết quả là nội dung không thể sử dụng lại cũng như dịch sang các ngôn ngữ khác. Các chuẩn (Standards) Không có chuẩn thì không thể sử dụng lại các đối tượng học tập tối ưu, ở quy mô lớn. Chúng tôi lấy Internet là ví dụ về chuẩn giúp ứng dụng hoạt động ở quy mô lớn. Như các bạn biết, Internet đã nối thế giới làm một. Thực ra bên trong, Internet sử dụng các chuẩn được chứng thực bởi IEEE như HTTP, HTML và TCP/IP. Không có chuẩn chúng ta không có khả năng sử dụng và trao đổi các đối tượng học tập. Toàn bộ thị trường e-Learning (người bán công cụ, nội dung, và khách hàng) sẽ tìm được tiếng nói chung dựa trên chuẩn. Metadata - Dữ liệu về dữ liệu Metadata là thông tin (dữ liệu) về dữ liệu. Nó cung cấp thông tin mô tả về đối tượng nội dung. Metadata bao gồm một lượng lớn thông tin như:  Tên  Tác giả  Mô tả  Các từ khoá  Ngày tạo ra  Định dạng  Ngày xuất bản  Ngôn ngữ Metadata là bắt buộc khi nói đến tính sử dụng lại. Đặc biệt là khi chúng ta làm việc với hàng nghìn các đối tượng học tập. Khi dùng các metadata đã được chuẩn hoá việc quản lý các đối tượng học tập trở nên khả thi. Khi quản lý được thì có thể tìm kiếm và sử dụng lại được các đối tượng học tập. Các chuẩn e-Learning giúp chúng ta tạo ra metadata thống nhất, khả chuyển. Tuy nhiên hiện tại có nhiều đặc tả khác nhau metadata đặc biệt là về các nội dung có tính đa văn hoá, các tài nguyên đa phương tiện (multimedia). Nổi tiếng hơn cả có lẽ là của IMS. IMS đã đệ trình lên cho IEEE LTSC xét duyệt, chỉnh sửa. SCORM 2004 bản chỉnh sửa gần đây đã dùng đặc tả này. Trong quá trình phát triển, chúng ta có hai loại metadata:.

<span class='text_page_counter'>(27)</span>  Metadata sinh ra bởi hệ thống. Các dữ liệu cố đinh này bao gồm kích thước file, tên tác giả, ngày tạo, phiên bản, số từ, ngày xuất bản…  Metadata tạo ra bởi người phát triển. Các dữ liệu này bao gồm từ khoá, tiêu đề đối tượng học tập, ngôn ngữ, sự quan hệ với các đối tượng khác… Một vài LCMS hoặc công cụ soạn bài điện tử bắt buộc người phát triển phải đưa metadata vào. Các công cụ đó dùng chính metadata để quản lý nội dung tạo ra. Một khía cạnh nữa tại sao e-Learning cần meta-data là hỗ trợ việc học tập thích ứng. Nếu chúng ta muốn đưa ra nội dung học tập phù hợp với kiến thức, kĩ năng, và các yếu tố khác thì chúng ta cần một mô hình metadata tốt. Sự khác biệt về văn hoá và ngôn ngữ Trong quá trình toàn cầu hoá và sự ra đời của Internet, hàng này mỗi chúng ta thường xuyên tiếp xúc với các nền văn hoá và ngôn ngữ khác nhau trên thế giới. Trong một số ngôn ngữ chúng ta thấy có những câu, từ mà chúng ta không thể dịch sang các ngôn ngữ khác bởi vì các từ như thế không tồn tại. Cách giao tiếp hàng ngày cũng vậy. Trong hình dưới đây các bạn thấy một điệu bộ của người Tây Ban Nha.. Nó có nghĩa là “nhiều” (mucho-Tây Ban Nha, a lot-Anh, beaucoup-Pháp, và viel-Đức). Ví dụ bạn dùng nó để nói rằng “có nhiều đối tượng học tập”. Tuy nhiên, những nhóm người không thông thao văn hoá Tây Ban Nha sẽ không hiểu điệu bộ này. Nếu bạn dùng điệu bộ này trong nội dung học tập cho người Việt Nam thì chắc chắn là học viên không hiểu bài. 5) Khác biệt về văn hóa Ngày càng nhiều hơn các nhà phát triển muốn tạo ra nội dung phục vụ phục vụ cho một số lớn các học viên. Và tất nhiên e-Learning tạo cho bạn cơ hội để làm thực hiện được ước muốn này. Nhưng nên để ý rằng không phải mọi cua học có thể dùng được trong mọi ngữ cảnh. Điều này không chỉ đúng trên thị trường e-Learning toàn cầu mà ngay tại thị trường của bạn. Có nhiều thứ bạn phải để ý tới trong quá trình phát triển nội dung. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số khía cạnh quan trọng khi phát triển nội dung phục vụ cho nhiều đối tượng có văn hoá khác nhau. Các hình ảnh Các hình ảnh rất hữu ích, thu hút học viên nhưng cũng có thể gây ra hiểu nhầm. Các lời khuyên như sau:  Tránh nhấn mạnh về giới, tuổi, tình hình kinh tế, tôn giáo trong các hình ảnh. Nó có thể gây ức chế và bực tức cho học viên  Các bộ phận cơ thể có thể gợi nên tình cảm tiêu cực cho học viên. Một con mắt có thể sử dụng trong một chức năng tìm kiếm nhưng một vài nền văn hoá coi là con mắt tội lỗi. Tương tự như vậy hình ảnh cái tai có thể được hiểu như là những người thích nói chuyện tầm phào  Hãy cảnh giác khi dùng các động vật trong nội dung. Chúng tượng trưng cho các thứ khác nhau. Ví dụ, con cú được xem là khôn khéo trong đa số nền văn hoá nhưng ở Đông Nam Á coi là ngu dốt..

<span class='text_page_counter'>(28)</span>  Cẩn thận hơn khi dùng các điệu bộ. Ảnh động dưới đây có nghĩa khác nhau trong các nền văn hoá. Theo người Mĩ có thể là OK, nhưng là con số không, không có giá trị đối với người Pháp, trong khi đó đối với người ở Nam Mĩ thì có thể là một bộ phận nào đó của cơ thể. Tốt nhất là tránh các điệu bộ Màu sắc Màu sắc không chỉ giúp mọi thứ trở nên hấp dẫn hơn mà còn là tín hiệu. Màu sắc thường liên quan tới các cảm xúc, tình cảm. Màu đỏ dùng để cảnh báo mọi người. Trong giao thông, đèn đỏ là tín hiệu cảnh báo mọi người dừng lại. Tuy nhiên không có sự đảm bảo nào là các văn hoá hiểu các màu sắc theo một cách giống nhau. Bằng chứng là một số văn hoá dùng quẩn áo đen khi tham gia trong một đám tang, một số văn hoá khác dùng quần áo trắng. Dành khoảng trống hợp lý cho việc dịch Các từ và thuật ngữ trong một ngôn ngữ có thể sử dụng nhiều khoảng trống (nhiều kí tự) hơn các ngôn ngữ khác. Đặc biệt khi bạn phát triển một giao diện đa ngôn ngữ trong đó có các nút chức năng. Lúc thiết kế bạn phải tính trước các khoảng trống cần thiết cho các từ của các ngôn ngữ khác nhau. Hãy quan sát hình minh hoạ dưới đây:. Chú ý về múi giờ khi dùng các sự kiện đồng bộ Phục vụ cho một lượng lớn người dùng trên thế giới cần phải để ý tới sự khác nhau về múi giờ. Khi thông báo một sự kiện đồng bộ cần phải rõ ràng về mặt thời gian. Thông báo cho các học viên thuộc hai nước là Mỹ và Pháp như sau là chưa đủ “Chúng ta có một sự kiện trên LMS vào lúc 9 giờ thứ tư”. Thông báo được đổi lại như sau sẽ tốt hơn “Seminar trực tuyến trên LMS bắt đầu vào lúc 1.00 pm NewYork (GMT-5), tương ứng với 19.00 ở Paris” 6) Chọn lựa nội dung "Content is king"(Nội dung là vua). Câu này thường được dùng bởi các người phát triển nội dung và những người cung cấp nội dung. Nhưng như thế nào chúng ta có thể đảm bảo rằng nội dung có chất lượng và các đặc điểm chúng ta mong muốn? Một câu hỏi nữa đặt ra là chúng ta nên mua nội dung hay phát triển nội dung? Nếu phát triển nội dung thì tự phát triển lấy hay thuê các công ty có tiếng phát triển hộ? Thường thì quyết định phụ thuộc vào bản chất nội dung, thời gian, và ngân quỹ của công ty bạn. Dưới đây, chúng tôi trình bày một số vấn đề bạn cần lưu tâm khi mua nội dung e-Learning. Đánh giá nội dung e-Learning Như bạn biết, hiện tại thị trường e-Learning có nhiều nội dung e-Learning. Vậy thì bạn so sánh chúng và tìm được nội dung phù hợp với yêu cầu của bạn như thế nào? Chúng tôi đưa ra một số yếu tố bạn cần xem xét để đưa ra quyết định đúng đắn. Sau đây là các bước cần tiến hành khi chọn lựa:  Bắt đầu bằng phân tích yêu cầu về nội dung của bạn  Lập danh sách gồm các công ty cung cấp nội dung có khả năng nhất (tối đa là 5)  Lập một đội đánh giá các sản phẩm (trả lời các câu hỏi có trước và thử nghiệm trực tiếp các sản phẩm)  Đưa ra 2-3 sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất  Gửi yêu cầu đến cho các công ty có sản phẩm bạn quan tâm  Thử các sản phẩm bằng cách cho một nhóm học viên vào học thử nghiệm  Đi đến quyết định.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> Tất nhiên nếu bạn muốn biết chính xác chất lượng nội dung có thật sự phù hợp với yêu cầu của bạn thì nên nhờ một SME (Chuyên gia về vấn đề mà nội dung hướng tới) kiểm tra. Kĩ thuật  Nội dung có thể dùng được trong trình duyệt bạn cần?  Nội dung được phân phối theo WBT và/hoặc CBT?  Nội dung dùng kĩ thuật luồng hoặc download xuống?  Có cần các plug-in đưa vào?  Các yêu cầu kĩ thuật đối với máy tính của học viên?  Các yêu cầu kĩ thuật đối với server chứa nội dung?  Băng thông cần thiết đối với học viên?  Các chuẩn e-Learning gì được sử dụng? … Giao diện  Nội dung có chứa các ảnh?  Nội dung có chứa các hoạt hình?  Nội dung có chứa các mô phỏng?  Nội dung có chứa audio/video?  Nội dung có sự kết hợp giữa các loại media khác nhau?  Nội dung có thể tương tác với ứng dụng thực? (Trong trường hợp nội dung liên quan đến IT)  Cửa sổ có thay đổi được kích thước? Độ phân giải tối ưu của màn hình là bao nhiêu?  Giao diện hỗ trợ các ngôn ngữ nào?  Học viên có thể tuỳ biến giao diện được không? … Các khía cạnh liên quan tới giáo dục  Nội dung có thêm các tài liệu phụ trợ (Q&A, tài liệu hướng dẫn sử dụng, các bài viết kèm theo...)  Cách tiếp cận thiết kế, phát triển nội dung như thế nào?  Mức độ tương tác của nội dung có cao không?  Đối tượng học viên mà nội dung hướng tới?  Các điều kiện tối thiểu để sử dụng nội dung (cần các kiến thức, kĩ năng có trước)?  Thời gian trung bình để hoàn thành một đơn vị học tập và cua học?  Chúng ta có thể sử dụng lại nội dung (ví dụ như tạo cua học bằng cách sử dụng các phần của các cua học khác)?  Sự hỗ trợ của công ty bán nội dung (kĩ thuật hoặc nội dung)? Nếu có, thì có những loại hỗ trợ nào?  Nội dung có tuân theo ECDL (trong trường hợp nội dung liên quan tới IT-Office)? Bằng chứng gì?  Nội dung có tuân theo MOUS (trong trường hợp nội dung liên quan tới IT-MS Office)? Bằng chứng gì? … Khả năng kiểm tra  Bao nhiêu câu hỏi chứa pretest?  Bao nhiêu cầu hỏi chứa posttest?  Các loại câu hỏi nào được sử dụng (kéo và thả, điền vào chỗ trống, chọn câu trả lời đúng...)?  Các câu hỏi có được lấy ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi?  Các câu hỏi có cung cấp feedback cho học viên? Nếu có thì loại feedback và vào thời điểm nào (sau mỗi câu hỏi, sau khi hoàn thành bài kiểm tra..).

<span class='text_page_counter'>(30)</span>  Học viên có thể quay lại xem các câu hỏi đã trả lời?  Bài kiểm tra có mang tính thích ứng (Đưa ra các câu hỏi phù hợp với khả năng, kiến thức của từng học viên)? … Chi phí/Bán hàng  Có dịch vụ bán nội dung ngay tại nước bạn đang sống?  Giá cả nội dung của mỗi cua học?  Mua nhiều cua học liệu có được giảm giá? Nếu có thì giảm bao nhiêu?  Các cua học mua được dùng học một lần hoặc nhiều lần?  Pretest có thể được tiến hành mà không nhất thiết phải mua cua học (bởi vì pretest có thể chỉ ra rằng học viên không cần cua học)? Tương lai  Khi nào nội dung sẽ được xem xét lại?  Sẽ có nội dung mới tương ứng với sự ra đời của một phần mềm mới? (trong trường hợp nội dung liên quan đến IT)  Nhà cung cấp có thể tạo ra các đối tượng học tập theo yêu cầu? Nếu có thì giá cả như thế nào? ….

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Chương 4 : CHUẢN ĐẶC TẢ VỀ E-LEARNING Các chuẩn e-Learning như SCORM,AICC, IMS Content Packaging, IMS Accessibility, IMS Digital Repositories và gần đây là IMS Common Cartridge đang thu hút được sự chú ý rất lớn. Trong phần này, chúng tôi giải thích thực chất chúng là gì, đưa ra một cách nhìn tổng quan về các chuẩn phổ biến nhất. Chúng tôi cũng chỉ cho các bạn thấy tại sao chuẩn lại quan trọng và các bạn phải làm gì để chọn lựa đúng các sản phẩm tuân theo chuẩn e-Learning. Chuẩn là gì? Phần này giúp bạn trả lời câu hỏi chuẩn (standard) chính xác là gì và đâu là sự khác biệt giữa chuẩn và đặc tả (specification). Tại sao chuẩn quan trọng? Phần này chỉ cho bạn thấy tầm quan trọng của chuẩn khi bạn quyết định phát triển một sản phẩm e-Learning hoặc mua một sản phẩm e-Learning. Các chuẩn e-Learning hiện có Vào thời điểm hiện thời, có những chuẩn e-Learning nào và các chuẩn nào đang được dùng rộng rãi trong cộng đồng e-Learning trên thế giới? Tình hình áp dụng chuẩn trong thực tế Thực tế của việc áp dụng chuẩn e-Learning trong thực tế ra sao? Có những sản phẩm nào đã tuân theo chuẩn và làm sao bạn biết được điều đó? 1) Định nghĩa chuẩn ISO định nghĩa như sau: "Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng". Một ví dụ về chuẩn được dùng rộng rãi trên thế giới là LEGO. Với các đối tượng LEGO bạn có thể xây dựng mọi thư bạn muốn. Thậm chí có các đối tượng với kích kỡ khác nhau và màu khác nhau, chúng đều khớp với nhau và chúng có thể được kết hợp lại theo mọi cách vì các đối tượng tuân theo các luật nhất định. Các chân luân chính xác có cùng cỡ và chúng luôn khớp. Trẻ em vẫn thích chơi với nó vì khả năng tạo ra các hình thù mới không bị hạn chế. 2) Các chuẩn hiện có Tổng quan Trước tiên, chúng ta xem các loại chuẩn chính và chúng hỗ trợ tính khả chuyển như thế nào trong một hệ thống học tập. Chúng ta nhìn nhận trên quan điểm của hai phía, phía học viên và phía kia là người sản xuất cua học.. Người sản xuất cua học tạo ra các module đơn lẻ hay các đối tượng học tập sau đó sẽ tích hợp lại thành một cua thống nhất..

<span class='text_page_counter'>(32)</span>  Các chuẩn cho phép ghép các cua tạo bởi các công cụ khác nhau bởi các nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages) được gọi là các chuẩn đóng gói (packaging standards). Các chuẩn này cho phép hệ thống quản lý nhập và sử dụng được các các cua học khác nhau.  Nhóm chuẩn thứ hai cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng bài học đơn lẻ. Hơn nữa, có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá trình học tập của học viên. Những chuẩn như thế được gọi là chuẩn trao đổi thông tin (communication standards), chúng quy định đối tượng học tập và hệ thống quản lý trao đổi thông tin với nhau như thế nào.  Nhóm chuẩn thứ ba quy định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể mô tả các cua học và các module của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm kiếm và phân loại được khi cần thiết. Chúng được gọi là các chuẩn metadata (metadata standards).  Nhóm chuẩn thứ tư nói đến chất lượng của các module và các cua học. Chúng được gọi là chuẩn chất lượng (quality standards), kiểm soát toàn bộ quá trình thiết kế cua học cũng như khả năng hỗ trợ của cua học với những người tàn tật. Các loại chuẩn trên cùng nhau đóng góp tạo ra các giải pháp e-Learning có chi phí thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi người tham gia e-Learning. Ai muốn tìm hiểu kĩ hơn về từng nhóm chuẩn trên có thể đọc tiếp ở phần dưới đây: - Chuẩn đóng gói - Chuẩn trao đổi thông tin - Chuẩn meta-data - Chuẩn chất lượng - Một số chuẩn khác 2.1 Chuẩn đóng gói Tổng quan Như chúng ta đã đề cập ở trên, chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học tập riêng rẽ để tạo ra một bài học, cua học, hay các đơn vị nội dung khác, sau đó vận chuyển và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau (LMS/LCMS). Các chuẩn này đảm bảo hàng trăm hoặc hàng nghìn file được gộp và cài đặt đúng vị trí.. Bên trong chuẩn đóng gói Chuẩn đóng gói e-Learning bao gồm:  Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội dung duy nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các cua học, các file HTML, ảnh, multimedia, style sheet, và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất.  Gồm thông tin mô tả tổ chức của một cua học hoặc module sao cho có thể nhập vào được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một menu mô tả cấu trúc của cua học và học viên sẽ học dựa trên menu đó.  Gồm các kĩ thuật hỗ trợ chuyển các cua học hoặc module từ hệ thống quản lý này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội dung bên trong. Hiện tại có các chuẩn đóng gói nào?.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Tổ chức. Nhận xét. AICC (Aviation Industry CBT Committee). Để đảm bảo các cua học khả chuyển khi tuân theo chuẩn AICC đòi hỏi phải có nhiều file, tuỳ thuộc vào mức độ phức tạp. Cụ thể là bao gồm file mô tả cua học, các đơn vị nội dung khác, các file mô tả, file cấu trúc cua học, các file điều kiện... Chuẩn này có thể thiết kế các cấu trúc phức tạp cho nội dung. Tuy nhiên, các nhà phát triển phàn nàn rằng chuẩn này rất phức tạp khi thực thi và nó không hỗ trợ sử dụng lại các module ở mức thấp.. IMS Global Consortium. Ngược lại, đặc tả IMS Content and Packaging đơn giản hơn và chặt chẽ hơn. Đặc tả này được cộng đồng eLearning chấp nhận và thực thi rất nhiều. Một số phần mềm như Microsoft LRN Toolkit hỗ trợ thực thi đặc tả này.. SCORM(Sharable Content Object Reference Model). SCORM kết hợp nhiều đặc tả khác nhau trong đó có IMS Content and Packaging. Trong SCORM 2004, ADL (hãng đưa ra SCORM) có đưa thêm Simple Sequencing 1.0 của IMS. Hiện tại đa số các sản phẩm e-Learning đều hỗ trợ SCORM. SCORM có lẽ là đặc tả được mọi người để ý nhất.. Chuẩn đóng gói nội dung trong SCORM Do đặc tả về đóng gói nội dung của SCORM và IMS gần như giống nhau và SCORM được biết đến rộng rãi hơn, chúng tôi sẽ giới thiệu qua về chuẩn đóng gói nội dung của SCORM. Bạn nào muốn tìm hiểu kĩ hơn về SCORM 1.2, SCORM 2004 có thể vào website của ADL để download các đặc tả..

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Cả SCORM và IMS đều dùng đặc tả IMS Content and Packaging. Bộ công cụ Mirosoft LRN Toolkit hỗ trợ đặc tả này. Cốt lõi của đặc tả Content Packaging là một file manifest. File manifest này phải được đặt tên là imsmanifest.xml. Như phần đuôi file đã đưa ra, file này phải tuân theo các luật XML về cấu trúc bên trong và định dạng. Trong file này có bốn phần chính:  Phần Meta-data ghi các thông tin cụ thể về gói.  Phần Organizations là nơi mô tả cấu trúc nội dung chính của gói. Nó gần như một bảng mục lục. Nó tham chiếu tới các các tài nguyên và các manifest con khác được mô tả chi tiết hơn ở phần dưới.  Phần tiếp theo là Resources. Nó bao gồm các mô tả chỉ tới các file khác được đóng cùng trong gói hoặc các file khác ở ngoài (như là các địa chỉ Web chẳng hạn).  Sub-manifests mô tả hoàn toàn các gói được gộp vào bên trong gói chính. Mỗi submanifest cũng có cùng cấu trúc bao gồm Meta-data, Organizations, Resources, và Submanifests. Do đó manifest có thể chứa các sub-manifest và các sub-manifest có thể chứa các sub-manifes khác nữa. Đặc tả này cho phép gộp nhiều cua học và các thành phần cao cấp khác từ các bài học đơn lẻ, các chủ đề, và các đối tượng học tập mức thấp khác. Đặc tả này cũng cung cấp các kĩ thuật gộp manifest và các file thành một gói vật lý. Các định dạng file được khuyến cáo để ghép các file riêng rẽ là PKZIP (ZIP) file, Jar file (JAR), hoặc cabinet (CAB) file. Phương pháp thực thi một chuẩn theo một công nghệ cụ thể được gọi là binding và không phải là phần lõi của chuẩn. Những công cụ nào giúp tuân theo chuẩn đóng gói? Nếu bạn tự mình phát triển công cụ tạo ra các gói tuân theo chuẩn đóng gói thì rất mất thời gian và tốn kém tiền của. Rất may, vào thời điểm hiện tại đã có một số công cụ miễn phí, thậm chí mã nguồn mở giúp chúng ta đóng gói nội dung tuân theo chuẩn. Dưới đây, chúng tôi giới thiệu một số công cụ như vậy. ReloadEditor (Bolton Institute ) RELOAD là một dự án được tài trợ bởi JISC Exchange for Learning Programme. Mục đích của dự án là phát triển các công cụ dựa trên các đặc tả kĩ thuật học tập mới ra đời. Hiện tại dự án được quản lý bởi Bolton Institute. RELOAD Editor là phần mềm mã nguồn mở , viết bằng Java, cho phép bạn tạo và chỉnh sửa các gói tuân theo đặc tả SCORM 1.2, SCORM 2004. eXe (Auckland University of New Zealand ) eXe thiên về là công cụ soạn bài giảng dễ sử dụng, không cần các kiến thức về HTML và XML. eXe là dự án mã nguồn mở, do đó hoàn toàn miễn phí. 2.1 Chuẩn trao đổi thông tin Tổng quan Các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà con người hoặc sự vật có thể trao đổi thông tin với nhau. Một ví dụ dễ thấy về chuẩn trao đổi thông tin là một từ điển định nghĩa các từ thông dụng dùng trong một ngôn ngữ. Trong e-Learning, các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với các module. Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét hệ thống quản lý và các module trao đổi với nhau thông tin gì và như thế nào, các chuẩn trao đổi thông tin nào đang có, chúng hoạt động như thế nào, và chúng ta phải làm gì để đảm bảo tính tương thích với các chuẩn đó..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Chuẩn trao đổi thông tin cung cấp những gì? Bây giờ chúng ta xem hệ thống quản lý và đối tượng học tập trao đổi với nhau những thông tin gì?. Qua hình vẽ chúng ta thấy một vài chủ đề chính dùng trong trao đổi thông tin:  Hệ thống quản lý cần biết khi nào thì đối tượng (học tập) bắt đầu hoạt động  Đối tượng cần biết tên học viên  Đối tượng thông báo ngược lại cho hệ thống quản lý học viên đã hoàn thành đối tượng bao nhiều phần trăm  Hệ thống quản lý cần biết thông tin về điểm học viên để lưu vào cơ sở dữ liệu.  Hệ thống quản lý cần biết khi nào học viên chấm dứt học tập và đóng đối tượng học tập. Chuẩn trao đổi thông tin bao gồm 2 phần: giao thức và mô hình dữ liệu. Giao thức xác định các luật quy định cách mà hệ thống quản lý và các đối tượng học tập trao đổi thông tin với nhau. Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu dùng cho quá trình trao đổi như điểm kiểm tra, tên học viên, mức độ hoàn thành của học viên... Hiện tại có các chuẩn trao đổi thông tin nào? Có hai tổ chức chính đưa ra các chuẩn liên kết được thực thi nhiều trong các hệ thống quản lý học tập. 1. Aviation Industry CBT Committee (AICC) AICC có hai chuẩn liên quan, gọi là AICC Guidelines và Recommendations (AGRs). AGR006 đề cập tới computer-managed instruction (CMI). Nó được áp dụng cho các đào tạo dựa trên Web, mainframe, đĩa. AGR010 chỉ tập trung vào đào tạo dựa trên Web. 2. SCORM Đặc tả ADL SCORM bao gồm Runtime Environment (RTE) quy định sự trao đổi giữa hệ thống quản lý đào tạo và các SCO (Sharable Content Object - Đối tượng nội dung có thể chia sẻ được) tương ứng với một module. Thực ra thì SCORM dùng các đặc tả mới nhất của AICC. Làm như thế nào để đảm bảo tính tương thích với AICC (AGR-010)? Các người bán công cụ đưa ra các sản phẩm có thể giúp bạn xây dựng nội dung tương thích với chuẩn trao đổi thông tin AICC. Tính năng Knowledge Track có sẵn trong CourseBuilder (một phần mềm bổ sung cho Dreamweaver) cho phép các người soạn cua học đưa các bài kiểm tra và các tương tác khác vào cua học và sau đó thông báo điểm ngược lại cho các hệ thống quản lý tuân theo AICC Các đặc điểm tương tự cũng có trong ToolBook, TrainerSoft, Macromedia Flash, và các công cụ khác sao cho nội dung các công cụ xuất ra có thể trao đổi với các hệ thống tuân theo AICC..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> SCORM Runtime Environment SCORM Runtime Environment xác định một giao thức và mô hình dữ liệu dùng cho trao đổi thông tin giữa các đối tượng học tập và các hệ thống quản lý. Trong quá trình thực thi, những người soạn bài tạo các trang HTML, HTM trao đổi với một hệ thống quản lý bằng cách sử dụng các hàm JavaScript nằm trong file APIWrapper.js. Chuẩn trao đổi thông tin cung cấp rất nhiều cách thức mà hệ thống quản lý và module có thể trao đổi thông tin. Sau đây là 5 phương thức quan trọng nhất trong SCORM RTE 2004: Initialize, Terminate, GetValue, SetValue, và Commit. Thử tính tuân theo với các chuẩn trao đổi thông tin Để thử tính tuân theo của hệ thống quản lý hoặc các đối tượng học tập với các chuẩn trao đổi thông tin, hãy download các bộ thử cho mỗi chuẩn và chạy với đối tượng, LMS, hoặc LCMS bạn muốn thử. Bạn lấy AICC/CMI Test Suite từ aicc.org và SCORM Conformance Test Suite từ adlnet.org. Nếu bạn là người mua sản phẩm e-Learning, bạn hãy yêu cầu người bán cho xem các file log khi chạy sản phẩm trên các bộ thử. Hãy nhớ rằng, các thử nghiệm này không đảm bảo rằng nội dung của bạn và hệ thống quản lý sẽ trao đổi thông tin với nhau một cách trơn tru. Hãy thử với nội dung thật. 2.3. Chuẩn meta-data Tổng quan Hãy tưởng tượng xem nếu bạn muốn tìm một cuốn sách trên giá đầy sách mà mỗi cuốn sách không có tiều đề được in trên gáy. Bạn cũng gặp phải vấn đề này trong một thế giới không có metadata. Metadata là dữ liệu về dữ liệu. Với e-Learning, metadata mô tả các cua học và các module. Các chuẩn metadata cung cấp các cách để mô tả các module e-Learning mà các học viên và các người soạn bài có thể tìm thấy module họ cần. Metadata là gì? Metadata không có gì bí ẩn cả, nó chỉ là việc đánh nhãn có mang thông tin mô tả. Mục đích chính thường là giúp cho việc phát hiện, tìm kiếm được dễ dàng hơn. Metadata được dùng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Có lẽ bạn đã từng xem bảng các thành phần dinh dưỡng được ghi trên một gói thức ăn. Hoặc bạn có thể đã đánh giá một cuốn sách dựa trên bìa sách, trang trí bên trong, các ghi chú về bản quyền, mục lục, index, hoặc lời ghi cuối sách. Bạn đã từng bao giờ đọc một tờ quảng cáo film hoặc đọc các thông tin ở cuối một bộ phim. Nếu bạn đã từng thực hiện một trong các việc trên thì bạn đã sử dụng metadata rồi. Chuẩn metadata giúp chúng ta những gì? Metadata giúp nội dung e-Learning hữu ích hơn đối với người bán, người mua, học viên, và người thiết kế. Metadata cung cấp một cách chuẩn mực để mô tả các cua học, các bài, các chủ đề, và media. Những mô tả đó sẽ được dịch ra thành các catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng. Với metadata bạn có thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp. Bạn không bị giới hạn tìm kiếm theo các từ đơn giản. Bạn có thể tìm kiếm các cua học tiếng Nhật về Microsoft Word có độ dài 2 tiếng và tìm kiếm bất cứ cái gì bạn muốn mà không phải duyệt toàn bộ các tài liệu Microsoft Word bằng tiếng Nhật. Metadata cho phép bạn phân loại các cua học, bài học, và các module khác. Metadata có thể giúp người soạn bài tìm nội dung họ cần và sử dụng ngay hơn là phải phát triển từ đầu. Hiện tại có các chuẩn metadata nào? Qua nhiều năm, có 3 đặc tả metadata đã được đưa ra và có các sản phẩm thực thi chúng trong thực tế. Chúng bao gồm:.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> IEEE 1484.12 Learning Object Metadata Standard () IMS Learning Resources Meta-data Specification () SCORM Meta-data standards () Cũng lưu ý thêm là các tổ chức cũng chưa thống nhất về cách viết: meta-data hoặc metadata. IMS và SCORM dùng meta-data, trong khi đó IEEE và đa số các tổ chức khác dùng metadata. Trong ba đặc tả metadata liệt kê ở trên, IEEE metadata có thể coi là đặc tả duy nhất được chứng nhận như là một chuẩn. Các thành phần cơ bản của metadata Các chuẩn metadata xác định nhiều thành phần yêu cầu và tuỳ chọn. Bây giờ, chúng ta xem xét qua một số thành phần chính trong chuẩn IEEE 1484.12. 1. Title 2. Language 3. Description 4. Keyword 5. Structure 6. Aggregation Level 7. Version 8. Format 9. Size 10. Location 11. Requirement 12. Duration 13. Cost Ta sẽ đi sâu phân tích một số thành phần chính. Title ghi tên chính thức của cua học. Language xác định ngôn ngữ được sử dụng bên trong cua học và có thể có thông tin thêm (như là tiếng Anh thì có thêm thông tin là Anh-Anh hoặc là Anh-Mĩ). Description bao gồm mô tả về cua học. Keyword gồm các từ khoá hỗ trợ cho việc tìm kiếm. Structure mô tả cấu trúc bên trong của cua học: tuần tự, phân cấp, và nhiều hơn nữa. Aggregation Level xác định kích thước của đơn vị. 4 tức là cua học, 3 là bài, 2 là chủ đề. Version xác định phiên bản của cua học. Format quy định các định dạng file được dùng trong cua học. Chúng là các định dạng MIME. Size là kích thước tổng của toàn bộ các file có trong cua học. Location ghi địa chỉ Web mà học viên có thể truy cập cua học. Requirement liệt kê các thứ như trình duyệt và hệ điều hành cần thiết để có thể chạy được cua học. Duration quy định cần bao nhiêu thời gian để tham gia cua học. Cost ghi xem cua học có miễn phí hoặc có phí. Để có thêm thông tin bạn nên download đặc tả này xuống. Các công cụ giúp tuân theo chuẩn metadata Để đảm bảo tính khả chuyển, metadata phải được thu thập và định dạng là XML, không phải là một công việc dễ để thực hiện bằng tay. Hiện tại, các tổ chức chuẩn và các người bán đã có các công cụ để tạo các meta-data tuân theo chuẩn. IMS đưa ra Developer Toolkit phát triển bởi Sun Microsystems. Bạn có thể download tại website chính thức của IMS. ADL đưa ra SCORM Metadata Generator, có thể download ở website của ADL. 2.4. Chuẩn chất lượng Tổng quan Các chuẩn chất lượng liên quan tới thiết kế cua học và các module cũng như khả năng truy cập được của các cua học đối với những người tàn tật. Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằng e-.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Learning có những đặc điểm nhất định nào đó hoặc được tạo ra theo một quy trình nào đó nhưng chúng không đảm bảo rằng các cua học bạn tạo ra sẽ được học viên chấp nhận. Tại sao bạn cần các chuẩn chất lượng? Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằng nội dung của bạn có thể dùng được, học viên dễ đọc và dễ dùng nội dung bạn tạo ra. Nếu các chuẩn chất lượng không được đảm bảo thì bạn có thể mất học viên ngay từ những lần học đầu tiên. Các chuẩn chất lượng đảm bảo các đối tượng học tập không chỉ sử dụng lại được mà sử dụng được ngay từ những lần học đầu tiên. Các chuẩn thiết kế e-Learning Chuẩn chất lượng thiết kế chính cho e-Learning là e-Learning Courseware Certification Standards của ASTD E-Learning Certification Institue. Certification Institue chứng nhận rằng các cua học e-Learning tuân theo một số chuẩn nhất định như thiết kế giao diện, tương thích với các hệ điều hành và các công cụ chuẩn, chất lượng sản xuất, và thiết kế giảng dạy. Bạn có thể download các chuẩn của Certification Institue tại Thậm chí nếu bạn không có đủ thời gian và công sức để tham gia quá trình chứng nhận, bạn có thể dùng các chuẩn để tự thử chất lượng các cua học. Các chuẩn về tính truy cập được (Accessibility Standards) Các chuẩn này liên quan tới làm như thế nào để công nghệ thông tin có thể truy cập được với những người tàn tật, chẳng hạn như những người bị hỏng mắt, nghe kém, không có sự kết hợp tốt giữa mắt và tay, không đọc được. Hiện tại, không có các chuẩn dành riêng cho e-Learning, tuy nhiên e-Learning có thể tận dụng các chuẩn dùng cho công nghệ thông tin và nội dung Web. Section 508 Chuẩn tính sử dụng được quan trọng nhất dùng cho công nghệ thông tin là Section 508 của US Rehabilitaion Act, hoặc chính xác hơn nữa là 1998 Revision of Section 508 of Rehabilitation Act 1973. Luật này yêu cầu công nghệ thông tin, bao gồm e-Learning, mua bởi các cơ quan liên bang Mỹ phải truy cập được với những người tàn tật. Section 508 liệt kê các chuẩn kĩ thuật trong một vài lĩnh vực của công nghệ thông tin: * §1194.21 Các ứng dụng phần mềm và các hệ điều hành * §1194.22 Các ứng dụng và thông tin Internet và intranet dựa trên Web * §1194.23 Các sản phẩm truyền thông * §1194.24 Các sản phẩm multimedia và video * §1194.26 Các máy tính xách tay và desktop Các chuẩn trên đều áp dụng được cho e-Learning, nhưng §1194.22 là phù hợp nhất. Để có được chuẩn này mời vào . Tại đây bạn cũng tìm thấy liên kết tới các trang Web giúp bạn hiểu và tuân theo các chuẩn này. Bạn cũng có thể tìm thêm trợ giúp trong IMS Guidelines for Developing Accessible Learning Applications. Section 508 có liên quan tới W3C Web content Accessibility Guidelines, sẽ được trình bày tiếp ở phần dưới. W3C Web Accessibility Initiative World Wide Web Consortium đã đưa ra Web Accessibility Initiative với kết quẩ là Web Content Accessibility Guidelines. Mục đích của nó là "làm cho mọi nội dung Web truy cập được với những người tàn tật". Chuẩn này bao trùm cả đào tạo dựa trên Web và đào tạo dựa trên đĩa. Để có thêm thông tin về chuẩn này, hãy vào . 2.5. Các chuẩn khác Tổng quan.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Các chuẩn đóng gói, trao đổi thông tin, metadata, và chất lượng là các chuẩn chính dùng trong e-Learning, tuy nhiên các chuẩn quan trọng khác đang trong quá trình thử nghiệm và sắp ra đời. Chúng tôi giới thiệu một số chuẩn như vậy. Hãy đón đọc các bài viết về chuẩn chúng tôi sẽ đưa tại website này trong tời gian tới. Một số chuẩn e-Learning khác Đa số các chuẩn e-Learning là của IMS. Chúng tôi giới thiệu một số chuẩn như thế: + Test Questions: Đây là chuẩn về các câu hỏi kiểm tra. Các câu hỏi được phát triển trong một LMS, LCMS hoặc các hệ thống trường học ảo thường không thể di chuyển được sang các hệ thống khác. Đặc tả IMS Question and Test Interoperabililty cố gắng tìm các cách chung để các bài kiểm tra, câu hỏi có thể dùng được trong nhiều hệ thống khác nhau. + Enterprise Information Model: Các hệ thống quản lý cần trao đổi thông tin với các hệ thống khác của doanh nghiệp. IMS Enterprise Information Model tìm một cách để xác định các định dạng cho phép trao đổi các dữ liệu quản lý gi các hệ thống. + Learner Information Packaging: Trong thực tế, những người quản trị dành rất nhiều thời gian đưa thông tin về học viên vào các hệ thống quản lý học tập khác nhau. Đặc tả IMS Learner Information Packaging cố gắng xác định một định dạng chung về thông tin học viên. Các mô tả tuân theo đặc tả có thể trao đổi một cách tự do giữa các hệ thống khác nhau. + Một số đặc tả khác như IMS Digital Repositories, IMS Simple Sequencing (đã được đưa vào SCORM 2004), IMS ePortfolio chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu trong các bài viết về chuẩn. Các chuẩn viễn thông Các chẩn viễn thông áp dụng cho Internet và cũng như vậy với e-Learning. Một vài chuẩn sẽ cần thiết cho bạn nếu bạn dự định kết hợp các công cụ khác nhau phục vụ cho mục đích liên kết, trao đổi thông tin. Tổ chức quan trọng nhất trong việc đưa ra các chuẩn viễn thông là International Telecommunications Union (): + H.323 dùng cho các hệ thống trao đổi thông tin multimedia dựa trên gói tin. Nó tăng cường sự tương thích trong việc truyền hội thảo bằng video thông qua mạng IP. + T.120 dùng cho các giao thức dữ liệu phục vụ cho hội thảo multimedia. Nó bao gồm tài liệu hội thảo và phần chia sẻ ứng dụng của các cuộc gặp trực tuyến (online-meetings). Các chuẩn về trao đổi thông tin có thể quan trọng trong một số dự án cụ thể. Nếu bạn nhìn thấy các chuẩn bắt đầu bằng "T" hoặc "H" thì bạn có thể vào website của ITU để có thông tin cụ thể hơn. Các chuẩn media Các chuẩn media quy định các định dạng chuẩn của media. Đa số các chuẩn có nguồn gốc từ World Wide Web Consortium (W3C). Dưới đây là một số chuẩn media thông dụng trong eLearning: - CSS (Cascading Style Sheet) để kiểm soát giao diện bên ngoài của các trang HTML và XML - DOM (Document Object Model) để lập trình các trình duyệt và các trang của nó - HTML (Hypertext Markup Language) để tạo các trang Web - HTTP (Hypertext Transfer Language) để gửi dữ liệu giữa server và trình duyệt - MathML (Mathematics Markup Language) để hiển thị các phương trình toán học - PNG (Portable Network Graphics) dùng cho đồ hoạ điểm - SMIL (Synchronized Multimedia Integration Language) để tạo các bài trình bày multimedia - XML (eXtensible Markup Language) để tạo các ngôn ngữ đánh dấu tuỳ biến được Còn một số chuẩn media của các tổ chức khác như sau: - GIF (Graphics Interchange Format) dùng cho đồ hoạ điểm của CompuServe.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - JPEG (Joint Photographic Expert Group) dùng cho các ảnh () - MPEG (Moving Picture Experts Group) phục vụ cho video () - vCard dùng cho các thẻ thương mại điện tử () - MIME (Multipurpose Internet Mail Extensions) bởi Internet Engineering Task Force xác định các định dạng file và việc gửi chúng qua các thông điệp e-mail (). 3. Tại sao chuẩn lại quan trọng Cách để giữ vị trí của bạn Nếu bạn chịu trách nhiệm về:  Mua các nội dung e-Learning  Phát triển nội dung e-Learning  Chọn lựa hay mua một LMS/LCMS  Chọn lựa công cụ soạn bài điện tử cho đội phát triển nội dung  Phát triển LMS/LCMS thì chuẩn e-Learning rất quan trọng với bạn. Mặc dù nó chưa ổn định và định hình rõ ràng vào thời điểm này nhưng nó là những gì bạn có thể trông cậy vào. Bạn phải ý thức về các chuẩn và nội dung bạn phát triển hay mua phải tuân theo các chuẩn quan trọng nhất. Ngay cả một LMS/LCMS cũng phải tuân theo. Nếu bạn thực hiện được chuyện đó, bạn có thể thay đổi môi trường quản lý (LMS/LCMS) mà vẫn sử dụng được nội dung đã có. Nếu bạn là một người bán các sản phẩm e-Learning thì bạn cũng phải biết tầm quan trọng của chuẩn vì khách hàng của bạn muốn các sản phẩm tuân Tại sao chuẩn thật sự quan trọng? Phần này đi vào giải thích chi tiết hơn các lí do phải có chuẩn. Chúng tôi đưa ra các lí do sau dựa vào phát biểu của Wayne Hodgins tại TechLearn: 1. Tính truy cập được (Accessibility): nếu chúng ta sử dụng các hệ thống và nội dung tuân theo chuẩn thì rất dễ sử dụng nội dung ở mọi nơi bằng cách sử dụng trình duyệt (browser). Ngay cả các chuẩn không liên quan đến e-Learning như HTTP cũng giúp cho việc truy cập thông tin dễ dàng hơn nhiều 2. Tính khả chuyển (Interoperability): không những chúng ta có khả năng truy cập nội dung từ mọi nơi mà thậm chí không phụ thuộc vào các công cụ chúng ta dùng tại nơi đó. Do đó, chúng ta có thể sử dụng các LMS khác nhau để truy cập vào cùng nội dung. Và ngược lại, với một LMS có thể sử dụng nhiều nội dung tạo bởi các công cụ khác nhau 3. Tính thích ứng (Adaptability): các chuẩn cũng giúp việc đưa ra các nội dung học tập phù hợp với từng cá nhân. Một ví dụ là meta-data. Nếu chúng ta sử dụng meta-data giống nhau để mô tả nội dung thì có thể xác định chính xác những gì một học viên cần. Một LMS/LCMS hiểu meta-data sẽ có khả năng hiểu và sử dụng các thông tin có trong meta-data, từ đó phân phối nội dung phù hợp với yêu cầu của từng học viên 4. Khả năng sử dụng lại (Re-usability): chỉ với việc sử dụng chuẩn chúng ta mới có thể sử dụng lại nội dung chúng ta phát triển hoặc mua 5. Tính bền vững (Durability): bạn vẫn sử dụng được nội dung ngay cả khi công nghệ thay đổi. Hơn nữa, với nội dung tuân theo chuẩn bạn không phải thiết kế lại hoặc làm lại 6. Tính giảm chi phí (Affordability): với các lí do ở trên rõ ràng là nếu người bán nội dung và hệ thống quản lý tuân theo chuẩn, hiệu quả học tập sẽ tăng rõ rệt, thời gian và chi phí sẽ giảm. Do đó ROI (Return On Investment) sẽ tốt hơn nhiều 4. Áp dụng chuẩn trong thực tế Chúng ta đã biết chuẩn quan trọng nhưng thực tế thì như thế nào?.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Chúng ta đã thấy không có chuẩn chúng ta không thể đưa cho khách hàng các nội dung và hệ thống quản lý hiệu quả, có chất lượng tốt. Hãy hợp tác với nhau, các đối tác tham gia là người bán, khách hàng, các nhà giáo dục, và học viên. Tuy nhiên sẽ khó khăn trong quá trình thiết lập ra một chuẩn nếu có quá nhiều người, tổ chức và thậm chí các chính phủ tham gia (như Mỹ và uỷ ban châu Âu). Không ai ngăn cản quá trình chuẩn hoá và mọi người nhìn thấy tính cần thiết của chuẩn nhưng quá trình thiết lập chuẩn mất nhiều thời gian và phức tạp. Các bạn xem lại phần tổng quan để có thêm chi tiết. Ngay cả khi mọi người phối hợp với nhau tốt thì cũng mất khá nhiều thời gian để đưa ra chuẩn. Chúng ta lấy ví dụ thông qua AICC. Ví dụ về tính phức tạp: AICC Nhiều khi các người bán sản phẩm e-Learning nói rằng sản phẩm của họ là tuân theo AICC. Nhưng trong đa số trường hợp là sai. Bạn chỉ có thể khẳng định như vậy nếu bạn sản phẩm của bạn đã được thử trong phòng thử nghiệm Independent Test Lab (ITL) của AICC và lấy được chứng nhận của AICC. Thuật ngữ "tuân theo AICC" có nghĩa là sản phẩm giáo dục và đào tạo tuân theo một hoặc nhiều hơn 9 chỉ dẫn và khuyến cáo của AICC (AICC GuideLines & Recommendations - AGR). Vì có 9 AGR khác nhau nên việc tuân theo AICC cũng có nhiều mức khác nhau. AICC đã đưa ra các thủ tục thử cho các CMI (Computer Managed Instruction) liên quan đến AGR (AGR-006/AGR-010) và hiện tại đang đưa ra các thủ tục thử nghiệm với: CMI systems, CBT courseware. Như vậy còn 7 AGR chưa có thủ tục thử nghiệm:  AGR-002 - COURSEWARE DELIVERY STATIONS  AGR-003 - DIGITAL AUDIO  AGR-004 - OPERATING/WINDOWING SYTEM  AGR-005 - CBT PERIPHERAL DEVICES  AGR-007 - COURSEWARE INTERCHANGE  AGR-008 - DIGITAL VIDEO  AGR-009 - ICON STANDARDS: USER INTERFACE Có hai vấn đề chính bạn cần lưu ý là: 1. Nhiều người bán sản phẩm nói rằng sản phẩm của họ tuân theo AICC trong khi họ chưa hề được AICC chứng nhận 2. Như các bạn đã thấy, tuân theo AICC cũng có nhiều mức khác nhau. Nếu người bán nào nói rằng sản phẩm của họ tuân theo AICC, hãy hỏi họ sản phẩm đó tuân theo bao nhiêu AGR, là những AGR nào. Vậy bạn phải làm gì đối với chuẩn e-Learning? Bạn có thể làm nhiều việc khác nhau liên quan đến chuẩn e-Learning:  Tự học về chuẩn  Vào các website của AICC, SCORM để xem các danh sách các sản phẩm tuân theo các chuẩn đó.  Thử nội dung và LMS/LCMS của bạn với các bộ thử tính tuân theo SCORM, AICC của ADL, AICC tương ứng  Nếu bạn là một người mua sản phẩm e-Learning hãy đặt các câu hỏi về chuẩn cho người bán  Nếu bạn là một người bán hãy am hiểu và trung thực về chuẩn  Tham gia các hoạt động chuẩn hoá trên thế giới  Và nhiều hoạt động khác nữa....

<span class='text_page_counter'>(42)</span> PHẦN II. PHẦN MỀM TẠO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING ADOBE PRESENTER. 1. Mở đầu Bối cảnh hiện tại: Giáo viên đã rất quen và thạo soạn bài trình chiếu (presentation) bằng powerpoint. Nay, muốn chuyển qua công nghệ e-Learning một cách nhanh, tiết kiệm, dễ dàng, hợp chuẩn. Câu trả lời: chỉ cần cài bổ sung phần mềm Adobe Presenter. Adobe Presenter giúp chuyển đổi các bài trình chiếu powerpoint sang dạng tương tác multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Điều khẳng định là Adobe Presenter tạo ra bài giảng điện tử tương thích với chuẩn quốc tế về eLearning là AICC, SCORM 1.2, and SCORM 2004. Nếu dùng thêm với Adobe Connect, là phần mềm họp và học ảo, bạn có thể tạo ra môi trường học tập mọi lúc, mọi nơi (any where, any time), trên mọi thiết bị (any devices) miễn là thiết bị có nối mạng với trình duyệt web và phần mềm Flash player là đủ. Bài viết này như là một cách để giúp giáo viên hiểu nhanh, ứng dụng nhanh các công nghệ hiện đại một cách đơn giản nhất; tránh mất thì giờ mày mò và tránh dùng phải các công nghệ lạc hậu. 2. Powerpoint khác Presenter thế nào ? Powerpoint thuần túy là để trình chiếu, cần phải có người dẫn chương trình và thuyết minh (giáo viên, báo cáo viên). Powerpoint rất mạnh và mềm dẻo trong việc soạn thảo. Vì vậy cần phải tận dụng. Cũng cần nói thêm, trong bộ Open Office cũng có phanà mềm Presentation rất mạnh, nhưng hiện Adobe Presenter chưa chạy trên Open Office. Cục CNTT đã đề xuất với hãng Adobe bổ sung thêm tính năng này. Adobe Presenter đã biến Powerpoint thành công cụ soạn bài giảng e-Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, có thể ghi lại lời giảng, hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khác qua flash, có thể đưa bài giảng lên giảng trực tuyến … Bài giảng điện tử e-Learning được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý học tập. Bên cạnh đó xét về giá, nếu có mua thì cũng còn rẻ hơn nhiều lần so với một số phần mềm tạo bài trình chiếu do một số công ty khác trong nước sản xuất (đắt, cứng nhắc, bó hẹp trong một vài ứng dụng, không hợp chuẩn). 3. Các công cụ soạn bài giảng điện tử khác (Authoring tools).

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Adobe Presenter mới chỉ là phần mềm giúp Powerpoint. Chúng tôi giới thiệu trước tiên là vì tính đơn giản, tiện lợi. Ngoài Adobe Presenter ra, còn có nhiều phần mềm soạn bài giảng điện tử khác. Đây là một vài thí dụ: a) Adobe Captivate, phần mềm soạn bài giảng e-Learning độc lập, khá đắt. Họ cũng cho tải về dùng thử 30 ngày. Adobe Authoware là công cụ e-Learning rất nổi tiếng. b) Daulsoft Lecture Maker là công cụ soạn bài giảng Multimdia. Dễ dùng và giá thích hợp. c) Microsoft Producer và LCDS: Miễn phí, tải về từ Internet. d) Camtasia của Techsmith: Công cụ ghi Multimedia và ghi tiến trình hoạt động Powerpoint (quay phim powerpoint). 4. Chuẩn bị máy móc Ngoài máy tính và phần mềm phù hợp, bạn cần mua microphone và webcam để có thể tạo ra âm thanh, hình ảnh sinh động. Nếu mua được chiếc webcam Logitech Quickcam Pro 5000 thì quá tốt vì nó chứa cả microphone bên trong, ảnh đẹp. Tuy vậy giá thành Logitech webcam còn cao, khoảng 70-80 USD. Có thể mua thiết bị Kworld Easycap, giá độ 22 USD, có thể nối máy ảnh số (có hình rất nét) thành webcam qua cổng USB. 5. Các bước để sử dụng Presenter Bước 1: Tạo bài trình chiếu bằng powerpoint, tận dụng các bài powerpoint nên tiết kiệm thời gian. Có thể cần một vài thay đổi, cải thiện: Đưa logo của trường vào, tạo mục lục các slide, đưa ảnh vào, chỉnh trang lại mầu sắc cho không bị lòe loẹt quá … Bước 2: Biên tập. Đưa multimedia vào bài giảng: cụ thể là đưa video và âm thanh vào, thí dụ âm thanh thuyết minh bài giảng; đưa các tệp flash; đưa câu hỏi tương tác (quizze), câu hỏi khảo sát và có thể ghép tệp âm thanh đã ghi sẵn sao cho phù hợp với đúng hoạt hình. Bước 3: Công bố trên mạng. Có nhiều cách - Bạn cũng có thể xem lại bài giảng qua phần Publish của Adobe Presenter. - Bản thân Presenter đã được tích hợp vào hệ thống phần mềm họp và học ảo Adobe Connect, với phần mềm Captivate, các tệp Flash video (FLV). Nghĩa là nếu bạn có một phòng trong Adobe Connect, thí dụ như do Cục CNTT cung cấp, bạn upload nội dung được tạo ra bằng powerpoint + Adobe Presenter, thế là thành bài giảng e-Learning trực tuyến. - Bạn có thể đưa bài giảng điện tử e-Learning soạn bằng Adobe Presenter vào các hệ thống quản lý học tập Learning Management Systems (LMS) vì Adobe Presenter tạo ra nội dung theo chuẩn SCORM và AICC. Ở Việt Nam, hiện nay LMS nổi tiếng là Moodle, phần mềm mã nguồn mở và miễn phí. (Xem tại ). Mỗi nhà trường, mỗi giáo viên có thể có một trang web được tạo ra bằng Moodle riêng (Hiện đã có phiên bản 1.9). 6. Sau khi cài đặt Adobe Presenter Bạn có thể tải Adobe Presenter về để dùng thử từ địa chỉ www.adobe.com Hiện có bản 7.0 dùng thử 30 ngày. Sau khi cài đặt, nháy chuột vào chữ Adobe Presenter trên Menu của Powerpoint. Kết quả hiện ra bảng điều khiển như sau:.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Phiên bản 6.0. Phiên bản 7.0. Tất nhiên mua dùng Adobe Presenter 7.0 là tốt nhất. 7. Một số kinh nghiệm khi tạo slides: a) Trang mở đầu: Có tên bài và tên tác giả, thông báo copyright nếu thấy cần. b) Trang kết thúc: Cám ơn. c) Tài liệu tham khảo: có thể là tài liệu .doc, có thể là đường link tới trang web hay các hình ảnh. Thường nằm ở trang gần kết thúc. d) Đưa logo của trường, hay của riêng bạn vào. e) Tạo các trang phân cách chủ đề nếu bài quá dài. f) Tạo các câu hỏi tương tác (quizze) giúp người học chủ động, hứng thú theo dõi bài giảng. g) Sử dụng đa phương tiện để truyền tải bài giảng: âm thanh, video, hình ảnh... 8. Thiết lập ban đầu cho bài trình chiếu Chọn mục Presentation Setting, cho ra màn hình như sau: Đặt tít (Title), tệp đính kèm ….

<span class='text_page_counter'>(45)</span> 9. Xuất ra kết quả Chọn mục Publish trên menu Adobe Presenter, cho ra màn hình: Chọn My Computer nếu xuất bài giảng ra ngay máy tính của mình để xem:. Mục Output Option cho thấy: Có thể xuất ra đĩa CD để tự động chạy (tuyệt vời), hoặc file nén lại (Zip files). Sau khi bấm nút Publish, máy xử lý và báo,. Nháy chuột vào View Output để xem sản phẩm ra sao (Preview):.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Nháy vào biểu tượng này xem. Nút. để thay đổi cách trình bày các nút và bảng điều khiển. Hãy thử. để xem các tệp đính kèm.. Các nút để điều khiển chạy slides. Bảng mục lục các slide nằm bên tay phải màn hình nói trên. 10. Xuất bài giảng trực tiếp lên mạng qua Adobe Connect. Nháy chọn. Sau đó nháy chọn , nhập địa chỉ Máy sẽ hỏi tiếp tên và mật khẩu đăng nhập. Những ai đăng kí được phép mới ắp bài giảng lên phòng học ảo được. Đây là phòng học ảo và thư viện bài giảng điện tử e-Learning đã được Cục CNTT dựng lên. Xin liên hệ với để tham gia tải lên (upload) bài giảng của mình vào phòng học ảo này. 11. Thiết lập thông số ban đầu của giáo viên, báo cáo viên.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> Thiết lập hồ sơ giáo viên hay báo cáo viên Hãy vào menu của Adobe Presenter, chọn Preference. Trong tab đầu tiên, tab Presenter, hãy nháy chuột vào mục Add, để điền các thông tin cá nhân của báo cáo viên. Thí dụ: Họ và tên, nghề nghiệp, ảnh, logo và sơ yếu lý lịch khoa học nếu muốn (Biography). Kết quả là:. Chọn từ menu của Adobe Presenter: Slide Manager. Chọn Sellect All, rồi Edit để chọn tên người báo cáo cho tất cả slide. Navigation name: Thay đổi tên slide để hiện thị cho gọn, nếu thấy cần. 12. Chèn hình ảnh video giáo viên giảng bài (Xem hình trên) Bạn có thể ghi hình video giáo viên giảng bài vào mỗi slide. Hãy dùng webcam ghi video.. Ghi hình trực tiếp Chèn tệp video đã có sẵn Biên tập 13. Chèn âm thanh Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn các mục Audio với 4 công việc như sau:.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Ghi âm trực tiếp Chèn tệp âm thanh đã có sẵn Đồng bộ âm thanh với hoạt động trên slide Biên tập Nguyên lý liên quan đến âm thanh và hình ảnh: 1. Âm thanh và hình ảnh đều gắn bó tới từng slide một. 2. Có thể ghi âm, ghi hình trực tiếp (Record), nhưng cũng có thể chèn vào từ một file đã có (Import). Phần âm thanh và hình ảnh, các bạn hãy tự thao tác để cảm nhận. Chúng tôi không đi vào chi tiết. Tuy nhiên ưu điểm chính của âm thanh trong Adobe Presenter là đồng bộ âm thanh với các hoạt động của slide và biên tập âm thanh. 14. Tạo câu hỏi trắc nghiệm, tương tác, vấn đáp (quizze) Đây là một ưu điểm rất mạnh của Adobe Presenter. Giáo viên cần khai thác để thể hiện trình độ sư phạm cao khi xây dựng bài giảng điện tử. Chúng tôi đưa ra khái niệm xây dựng hệ thống tương tác thông minh. Các câu hỏi trắc nghiệm khi đi thi tốt nghiệp THPT hay thi đại học có nhiệm vụ đánh giá năng lực thí sinh một cách máy móc: đúng thì được điểm, sai thì thôi. Vì vậy mẫu câu hỏi là “khô cứng”, đơn điệu. Trái lại, các câu hỏi trắc nghiệm trong Adobe Presenter được thiết kế nhằm mục đích giúp người học học được kiến thứ, có hỗ trợ xử lý tình huống, gợi ý. Trong một số trường hợp, CNTT giúp cho mẫu câu hỏi phong phú đa dạng, thí dụ máy phát ra giọng đọc tiếng Anh để người học luyện nghe, rồi điền câu trả lời. Adobe Presenter giúp giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi tương tác thông minh, xử lý theo tình huống, có nhiều loại, nhiều dạng câu hỏi khác nhau. Từ menu của Adobe Presenter, nháy chọn mục Quizze Manager.. Thêm câu hỏi trắc nghiệm với nhiều loại khác nhau.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Thuyết minh:. Câu hỏi lựa chọn. Câu hỏi đúng/sai. Điền vào chỗ khuyết Trả lời ngắn với ý kiến của mình. Ghép đôi Đánh giá mức độ. Không có câu trả lời đúng hay sai Bổ sung thêm loại câu hỏi và xử lý cách làm bài của học viên. Quiz Setting xác lập tên loại câu hỏi, học viên có thể nhảy qua câu hỏi này, phản ứng sau khi học viên trả lời: Lùi lại, hiện thị kết quả… ---------------------------Cho phép làm lại Cho phép xem lại câu hỏi Bao gồm slide hướng dẫn Hiện thị kết quả khi làm xong Hiện thị câu hỏi trong outline (danh mục, mục lục) Trộn câu hỏi Trộn câu trả lời Các bạn có thể khai thác nhiều tính năng khác trong phần làm câu hỏi trắc nghiệm này. 15. Thiết lập bố trí mặt bằng Trong menu của Adobe Presenter 6, chọn mục Theme Editor..

<span class='text_page_counter'>(50)</span> Trong Menu của Adobe Presenter 7, chọn mục Presenting Preference. Nháy chọn Theme Editor để có hình dưới đây: Hãy quan sát các lựa chọn. Tốt nhất là chọn hết như hình dưới đây (ngầm định).. 16. Tìm hiểu kỹ thêm qua mục Help.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 17. Tham gia diễn đàn cộng đồng e-Learning Có hai loại diễn đàn cộng đồng Câu Lạc Bộ e-Learning: Nhóm email: Hãy đăng kí tham gia thảo luận trong diễn đàn nhóm email về e-Learning bằng cách gửi email đến địa chỉ Ưu điểm của đăng kí vào nhóm email: Các thành viên Câu lạc Bộ e-Learning có thể trao đổi, nhận thông tin qua email một cách nhanh chóng. Đây thực chất là nhóm email trên nền Google. Các bạn có thể đưa bài lên nhóm email này như là diễn đàn của Câu Lạc Bộ. Diễn đàn giáo dục , mục e-Learning. 18. Dự thảo: Trình tự làm một bài giảng điện tử 1. Phần thiết bị: Cần có webcam, microphone. 2. Phần mềm: Lựa chọn phần mềm phù hợp. Thí dụ: Adobe Presenter, Moodle là một lựa chọn phù hợp hiện nay. 3. Soạn bài trình chiếu dạng powerpoint. Cố gắng tận dụng những gì powerpoint đã có. 4. Soạn thông tin về mình (là báo cáo viên, giáo viên…). 5. Xây dựng giáo án, kịch bản cho giờ học, bài học: Cần làm gì, chuẩn bị gì, trình tự ra sao … 6. Xuất ra kết quả bài giảng điện tử trên máy tính, tự chạy, trên mạng, trên tệp pdf. 7. Lưu ý sự khác nhau về khái niệm: Giáo án là kế hoạch lên lớp giảng một bài nào đó. (Xin xem ). Các bài trình chiếu banừg powerpoint không phải là giáo án. 19. Thảo luận về tiêu chuẩn đánh giá một bài giảng điện tử 1. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: a. Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. b. Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học tập..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> c. Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. 2. Kĩ năng trình bày: a. Mầu sắc không lòe loẹt, b. Không có âm thanh ồn ào, nhạc nổi lên lia lịa. c. Chữ đủ to, rõ, không bé quá. d. Không ghi nhiều chữ chi chít. e. Mỗi slide nên có tít chủ đề. f. Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn. 3. Kĩ năng thuyết trình: a. Tránh không thao thao bất tuyệt từ đầu đến cuối, b. Hãy đặt câu hỏi trao đổi, khuyến khích người học phát biểu. c. Trước khi đi thuyết trình, giảng bài, cần tìm hiểu đối tượng nghe giảng là ai ? tâm lý và mong muốn có họ ? Cố gắng hãy nói cái họ cần hơn là nói cái mình có. Đáp ứng tiêu chí tự học: d. Có nội dung phù hợp. e. Có tính sư phạm. 4. Kĩ năng Multimedia: a. Có âm thanh b. Có video ghi giáo viên giảng bài. c. Có hình ảnh, video clips minh họa về chủ đề bài giảng. d. Công nghệ: Chuẩn SCORM, AICC, công cụ dễ dùng, có thể online hay offline… (Giải quyết vấn đề mọi lúc, mọi nơi). 5. Soạn các câu hỏi: Các câu hỏi ở đây không phải là để thi cử, lấy điểm. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những nội dung không nên giảng luôn, mà chuyển sang thảo luận, trả lời câu hỏi gợi ý. 6. Có nguồn tư liệu phong phú liên quan đến bài học. Tài liệu, website tham khảo để người học tự chủ đọc thêm. Tuy nhiên cũng nên tránh việc trích dẫn tràn lan. Từ khóa: để gợi ý người học đặt từ khóa để tìm trên mạng. Tốt nhất có cả tiếng Anh và tiếng Việt. Thí dụ: làm thế nào để biết cách tách âm thanh ra khỏi đĩa CD, DVD ? Mấu chốt nằm ở chỗ từ khóa: Ripper..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> PHẦN III. PHẦN MỀM TẠO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E-LEARNING LECTURE MAKER. Email liên hệ hỗ trợ: I. GIỚI THIỆU 1. Tổng quan LectureMAKER là phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử đa phương tiện, sản phẩm của công ty Daulsoft Hàn Quốc (www.daulsoft.com). Với LectureMAKER, bất kỳ ai cũng có thể tạo được bài giảng đa phương tiện nhanh chóng và dễ dàng. Không chỉ có vậy, bạn còn có thể tận dụng lại các bài giảng đã từng làm trên những định dạng khác như PowerPoint, PDF, Flash, HTML, Audio, Video… để đưa vào làm nội dung bài giảng mới của mình. Bài giảng được tạo ra từ LectureMAKER tương thích với chuẩn SCORM để làm bài giảng e-learning cho các hệ thống học tập trực tuyến. 2. Các chức năng chính a. Master Slide - Tạo thể hiện thống nhất Nếu bạn đã từng biết đến Master Slide trong PowerPoint thì khái niệm Master Slide cũng như vậy. Xây dựng Master Slide trước khi đưa nội dung vào sẽ giúp bạn sắp xếp, tổ chức bài giảng nhất quán, hợp lý hơn. Master Slide có thể chứa tất cả các đối tượng bạn mong muốn có trên từng trang bài giảng, bao gồm các nút điều khiển, các chi tiết thiết kế trang. b. Nhiều bộ soạn thảo khác nhau LectureMaker có sẵn các bộ công cụ soạn thảo trực quan cần thiết để tạo bài giảng điện tử như: soạn thảo công thức toán học, vẽ biểu đồ, vẽ đồ thị, tạo bảng, text box, và các ký tự đặc biệt..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> c. Đa dạng nội dung đa phương tiện Bạn có thể chèn nhiều loại nội dung đa phương tiện vào bài giảng của mình như: hình ảnh, video, âm thanh, flash.. d. Điều khiển Video Video có thể được sử dụng như một phần của bài giảng như là những minh họa. Với khả năng đồng bộ video với nội dung bài giảng, video không chỉ còn là minh họa trên từng trang riêng lẻ mà thực chất đã là một phần của bài giảng điện tử trong đó vừa có nội dung bài giảng, vừa có hình ảnh, tiếng nói của giáo viên đi kèm với nội dung.. 3. Các tính năng đặc biệt a. Thiết kế và phác thảo mẫu trình bày Phần mềm cung cấp sẵn nhiều mẫu trình bày. Nhiều dạng bài giảng e-learning sống động với sự kết hợp các mẫu trình bày được cung cấp như của PowerPoint, hay kết hợp giữa video với text, hay âm thanh với text,… có thể được tạo ra một cách dễ dàng. b. Nút tương tác Các nút liên kết nội dung và các nút định vị trang được sử dụng trong soạn thảo bài giảng nhằm định hướng nội dung bài học cũng như làm tăng khả năng tương tác học tập. c. Bài giảng sinh động Với việc sử dụng webcam, microphone, chức năng bảng điện tử, khả năng tự ghi lại giúp bài giảng có thể được soạn thảo một cách hiệu quả và sáng tạo bằng cách ghi hình, ghi âm và đồng bộ bài giảng. Kết quả thu được là một bài giảng sinh động với đầy đủ các hoạt động trên lớp mà qua đó người học hoàn toàn tự học được. II. BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ VỚI LECTURE MAKER Nội dung tiếp theo đây của tài liệu là các bài thực hành cơ sở và nâng cao giúp người đọc có thể tiếp cận nhanh, khai thác được các tính năng đặc biệt và làm chủ được phần mềm Lecture Maker, áp dụng trong soạn thảo bài giảng điện tử. 1. Bài thực hành số 1: Làm quen với Lecture Maker a. Mô tả: Trong bài thực hành này, bạn sẽ: - Làm quen với môi trường làm việc của Lecture MAKER. - Tạo một bài giảng mới. - Đặt hình nền cho bài giảng. - Lưu bài giảng mới tạo..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Mở lại bài giảng đã tạo. b. Ý nghĩa: Làm quen với môi trường làm việc và các thao tác cơ bản của phần mềm soạn thảo bài giảng điện tử Lecture Maker. c. Thực hiện: Bước 1: Làm quen với môi trường làm việc của Lecture Maker Khởi động chương trình LectureMAKER, màn hình chính của chương trình có dạng như sau:. hình: Màn hình chính Trên màn hình này: 1 – Lecture Maker button: nút truy cập nhanh các chức năng New, Open, Save, Print. 2 – Ribbon Menu: Menu các chức năng của phần mềm với các menu: Home: Các chức năng về định dạng văn bản. Insert: Cho phép chèn các đối tượng như multimedia, biểu đồ, đồ thị, công thức toán học,… Control: Đặt các hiệu ứng cho đối tượng và trang trình diễn. Design: Cho phép chèn hình nền, đặt mẫu trình bày (layout) cho bài giảng. View: Trình diễn bải giảng, mở các cửa sổ khác. Format: Tùy đối tượng đang chọn trên trang mà xuất hiện các chức năng định dạng khác nhau. 3 – Slide Window: Hiển thị nội dung của từng trang trình diễn dưới dạng ảnh nhỏ. Có thể thêm, xóa một Slide hoặc di chuyển đến 1 Slide bằng cách kích vào hình của Slide đó. Có 2 cửa sổ có thể chuyển bật qua lại bằng cách kích vào tên của chúng là: Slide: Hiển thị danh sách các Slide hiện có trong bài giảng đang mở. Slide Master: Cho phép thiết kế layout thống nhất cho bài giảng. 4 – Working area: Vùng làm việc của Slide hiện tại. 5 – Object list: Danh sách các đối tượng đang có trên Slide hiện tại. Chú ý: Trong LectureMAKER, khái niệm Slide tương ứng với khái niệm Slide trong MS PowerPoint. Ta có thể gọi là Trang nội dung.. Bước 2: Tạo một bài giảng mới.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> Để tạo mới một bài giảng, kích chọn nút Lecture Maker button hình dưới:. , cửa sổ chọn mở ra như. hình 1: Chọn New Bạn kích chọn New, một bài giảng mới sẽ được tạo ra. Bước 3: Đặt hình nền cho bài giảng mới Như bạn thấy, sau khi kích chọn nút New, một bài giảng trắng sẽ được tạo ra như hình bên dưới:. hình: Trang trắng Bạn tiến hành đưa hình nền vào cho trang nội dung được đẹp mắt, sinh động. Để làm việc này, bạn có 2 cách: Cách 1: Chọn một hình nền có sẵn trong menu Design:.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> hình: Menu design Từ menu Design, bạn kích chọn vào một ảnh mình thích trong phần Design, khi đó trang nội dung sẽ có hình nền như bên dưới:. hình: Chọn một hình nền Cách 2: Chọn một hình nền từ bên ngoài. Bạn có thể lấy một hình mình thích có sẵn trên máy tính vào làm hình nền cho trang nội dung. Để làm việc này, bạn nháy chuột phải vào trang nội dung muốn đặt ảnh nền, chọn Slide Property, cửa sổ thuộc tính của Slide như bên dưới:. Hình: Thuộc tính trang.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Trên cửa sổ trang thuộc tính này, bạn tích chọn ô Background Image, chọn nút Open bên cạnh ô đó và tìm đến nơi đặt ảnh mong muốn làm ảnh nền. Bước 4: Lưu bài giảng mới tạo Để lưu bài giảng đã tạo, bạn kích chọn nút Save ở trên cùng của cửa sổ Lecture Maker. Cửa sổ Save As sẽ yêu cầu bạn đặt tên và nơi cất bài giảng. Lưu ý, khi bạn kích chọn nút Save, phần mềm sẽ lưu bài giảng của bạn dưới dạng Ten_file.lme. Ở dạng *.lme này, nội dung file sẽ được lưu nguyên gốc như khi bạn làm và bạn có thể mở lại file này để tiếp tục soạn thảo trên nó. Chú ý: Trong khi soạn thảo nội dung bài giảng, bạn nên luôn ghi bài giảng của mình lại bằng cách sử dụng nhanh tổ hợp phím Ctrl + S. Làm như vậy, bạn sẽ tránh được việc mất nội dung đã soạn khi đóng vào mà không lưu bài giảng.. Bước 5: Mở lại bài giảng đã tạo Các bài giảng sau khi được lưu lại dưới dạng Ten_file.lme thì đều có thể mở lại và soạn thảo tiếp được. Để mở lại một bài giảng đã tạo, có 2 cách: Cách 1: Mở từ phần mềm: Trên phần mềm Lecture Maker đang mở, bạn kích chọn nút Lecture Maker button chọn Open và tìm đến nơi cất file đã tạo để mở ra như hình dưới:. ,. hình: Open Cách 2: Mở trực tiếp từ file đã tạo: Bạn có thể kích đúp lên tên file, file đã tạo sẽ được mở ra trên chương trình Lecture Maker. Chú ý: Để mở file ở dạng Ten_file.lme ra để soạn thảo tiếp thì yêu cầu trên máy tính đã cài đặt phần mềm Lecture Maker.. 2. Bài thực hành số 2: Bài giảng với Lecture Maker.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> a. Mô tả: Trong bài thực hành này, bạn sẽ xây dựng một bài giảng điện tử đầy đủ nội dung với các chức năng nâng cao của phần mềm Lecture Maker. Trong bài giảng có: - Sử dụng một mẫu trình bày nội dung (template) thống nhất cho toàn bộ các trang nội dung.. - Một phần nội dung bài giảng được lấy lại từ nội dung bài giảng đã được biên soạn trước đó trên Power Point mà không cần soạn thảo lại. - Sử dụng các công cụ soạn thảo Text Box, công thức toán học, hình học để đưa nội dung vào bài giảng. - Đưa video minh họa vào bài giảng và đồng bộ video với nội dung bài giảng. - Có phần kiểm tra bài cũ và kiểm tra củng cố kiến thức của bài học. b. Ý nghĩa: Bài giảng được tạo ra trên một bố cục trình bày đồng nhất cho tất cả các trang nội dung của bài giảng. Nếu nội dung bài giảng đã từng được soạn thảo trước đó trên các phần mềm khác thì hoàn toàn có thể lấy lại làm nội dung cho bài giảng mới mà không cần phải soạn thảo lại. Bài giảng sẽ được chia thành các phần tương ứng như trong một tiết học với phần kiểm tra bài cũ, phần bài học mới và phần củng cố kiến thức mới học. Bài giảng điện tử nhấn mạnh đến khả năng tự học của người học, do đó video minh họa thầy giáo đang giảng bài sẽ được đồng bộ với nội dung của bài giảng. Khi đó thầy giáo giảng tới đâu (video) thì nội dung bài giảng sẽ được hiện thị tới đó (các trang nội dung). c. Thực hiện: Bước 1: Thiết kế bố cục trình bày đồng nhất cho bài giảng Một bài giảng điện tử tốt nên có một bố cục trình bày thống nhất trên tất cả các trang trình diễn, tránh thay đổi bố cục trình bày liên tục khiến người học mất tập trung ra khỏi nội dung bài giảng. Tạo tính thống nhất cho bài giảng được thực hiện thông qua chức năng Slide Master. Chức năng này cho phép bạn xác định và áp dụng những đối tượng chung nhất như là phông chữ, định dạng, các thiết kế menu, hình ảnh,… sẽ xuất hiện trên tất cả các trang trình diễn của bài giảng. Khởi động chương trình LectureMAKER. Từ màn hình chính của chương trình, chọn menu View, chọn View Silde Master như trên hình:. hình:View Side Master.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Khi kích chọn nút View Master Slide, khung hình Slide Scene bên trái sẽ chuyển thành khung hình MasterSlide:. hình: SideMaster Silde Master gồm có 2 Slide: Title Master: tương ứng với Slide đầu tiên của bài giảng, là Slide giới thiệu thông tin về bài giảng. Body Master: tương ứng với các Slide nội dung trong bài giảng. Với Silde Master đang mở, trên thanh menu chính, chọn menu Design và chọn tiếp ô template như trên hình:. hình: Chọn Template Tại đây ta sẽ chọn mẫu template áp dụng cho bài giảng của chúng ta. Bài giảng của chúng ta dự kiến có phần nội dung được lấy lại từ một file Power Point đã có nên chúng ta sẽ chọn 1 mẫu template có sẵn thành phần đó. Hãy đặt các thành phần bạn muốn xuất hiện trên tất cả các Slide lên Body Master Slide này, kể cả các nút menu..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> Đầu tiên là chọn 1 mẫu template cho Title Master bằng cách kích chọn Slide Title Master trên khung hình Slide Master, sau đó trong ô Template của menu Design, tiến hành chọn một mẫu template mong muốn. Với Slide Body Master, chọn Slide này trong khung hình Slide Master rồi chọn một mẫu template mong muốn trong ô Template của menu Design. Kết quả ta được như dưới hình:. hình: Thiết lập Slide Đóng cửa sổ Slide Master để quay về màn hình soạn thảo bằng cách kích lên khung hình Slide Master hoặc vào menu View, chọn nút Close Slide Master. Với các bước thao tác trên, chúng ta đã hoàn thành việc tạo tính thống nhất cho bài giảng. Chú ý: Bạn tạo tính thống nhất cho bài giảng trên khung hình Master Slide. Để soạn thảo nội dung bài giảng, bạn phải đóng khung hình Master Slide này lại để trở về khung hình soạn thảo Slide Screen.. Bước 2: Đưa nội dung đã có trên powerpoint vào bài giảng Sau khi đóng khung hình MasterSlide, ta quay trở về khung hình Slide Screen. Lúc này trên màn hình có sẵn Slide đầu tiên là Slide mà bạn sẽ đưa các nội dung giới thiệu về bài giảng như là: Tên bài giảng, Nội dung gì, Họ tên thầy giáo, Tên trường … Đưa nội dung giới thiệu vào Slide đầu tiên:.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> hình: Slide giới thiệu Ta tiếp tục thêm một trang mới bằng cách kích chọn nút Insert Slide ở thanh công cụ bên dưới khung hình Slide, hoặc nháy chuột phải vào khung hình Slide, chọn New Slide như hình dưới:. hình: Thêm trang mới Slide mới được thêm vào với đầy đủ các thành phần mà ta đã định sẵn trên khung hình Slide Master, bao gồm: 1 khung hình chính thể hiện nội dung bài giảng, một menu định hướng bài giảng như dưới hình:.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> hình: Trang mới Tới đây, ta sẽ tận dụng lại bài giảng mà ta đã từng soạn thảo trên PowerPoint để làm thành một bài giảng mới. Trên khung hình dự kiến thể hiện nội dung, kích chọn nút PowerPoint cửa sổ Open mở ra, tìm tới file bài giảng powerpoint và kích chọn Open:. hình: Mở file powerpoint. ,.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Cửa sổ Import PowerPoint File xuất hiện, bạn lựa chọn các slide sẽ đưa vào hoặc chọn tất cả các slide. Nếu bạn muốn giữ nguyên các hiệu ứng của file Powerpoint thì tại mục Type trong ô Insert, bạn chọn As PowerPoint Document, còn nếu chỉ muốn lấy nội dung thì bạn chọn As Image:. hình: Đưa slide từ PowerPoint vào bài giảng Sau khi bạn kích nút Import, LectureMAKER sẽ tự động tạo ra số Slide tương ứng với số Slide đã được chọn, đồng thời đặt nội dung các slide vào đúng vị trí ô thể hiện nội dung trên bài giảng như hình dưới:.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> hình: Các slide được đưa vào Tới đây ta đã có thể xem trước bài giảng của mình bằng cách vào menu View, chọn Run All Slide:. hình: Xem trước thể hiện của bài giảng Bước 3: Đưa nội dung vào bài giảng bằng các công cụ soạn thảo Tiếp tục đưa nội dung trực tiếp vào bài giảng, ta thêm mới một Slide và đặt nội dung mới lên đó. Nội dung được đưa vào bài giảng bằng cách nhập vào trong các textbox. Để thêm một hộp textbox, ta chọn menu Insert, chọn Textbox như dưới hình:. hình: Thêm một textbox Trên slide đang mở, kéo thả chuột tại vị trí muốn đặt textbox rồi nhập văn bản vào đó. Để định dạng cho văn bản, chọn menu Home, dùng các ô tương ứng để định dạng cho văn bản..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> hình: Định dạng Kết quả ta có trang nội dung :. hình: Đưa nội dung bài học vào Trong trang này, ta sẽ vẽ hình minh họa và đưa công thức toán học vào nội dung bài giảng. Bước 4: Đưa công thức toán học vào bài giảng Để đưa công thức toán học vào, từ menu Insert, kích chọn Equation, trang soạn thảo công thức toán học:. hình: Soạn công thức toán học Chọn danh mục các biểu thức rồi chọn biểu thức trong ô Symbol, khi đó trong vùng soạn thảo sẽ xuất hiện biểu thức và ta nhập giá trị dưới dấu toán tử vào..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> Soạn thảo xong công thức, kích chọn vào hình chiếc ghim để công thức được chèn vào trong bài học. Dùng chuột kéo thả công thức đến vị trí thích hợp. Xem thử bài học, ta có kết quả như dưới hình:. hình: Xem trước Bước 5: Đưa hình vẽ vào bài giảng Để thêm hình minh họa cho bài học, từ menu Insert, chọn Diagram, trang vẽ biểu đồ:. hình: Chèn hình Nếu hình vẽ bên ngoài vùng soạn thảo thì sẽ bị cắt bỏ phần ở bên ngoài. Có thể sử dụng các công cụ để vẽ hình hoặc dùng các hình vẽ có sẵn bằng cách chọn menu Template, chọn nút Insert để lấy danh sách các hình mẫu:.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> hình: Hình mẫu Ta có thể lưu một hình đã vẽ thành một hình mẫu để có thể dùng lại sau này. Cách làm: sau khi vẽ xong hình, vào menu Template, chọn các đối tượng trong vùng soạn thảo, kích chọn nút Append Template. Chú ý:. - Có thể mở rộng hoặc thu nhỏ vùng soạn thảo bằng các nút tương ứng trong ô Canvas - Nếu là một hình học không gian, có thể thể hiện cách nhìn theo trục X hoặc trục Y đối với hình đó bằng cách chọn hình rồi chọn các nút tương ứng. và. .. - Một hình mẫu trong template là một nhóm các đối tượng. Để thể hiện nét khuất, nét liền, hãy Ungroup các đối tượng này rồi chọn nét vẽ tương ứng cho đối tượng.. Chèn hình đã vẽ vào bài giảng bằng nút apply Kết quả sau khi chèn hình, ta được trang:. .. ..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> hình: Xem trước Bước 6: Đưa video minh họa vào bài giảng Giả sử ta đã có 1 file video thu hình thầy giáo đang giảng bài học này (thầy giáo có thể thu trước file video này bằng webcam hay một máy quay chuyên nghiệp hơn) và bây giờ ta cần phải đưa file video này vào làm minh họa cho bài giảng để khi người học học thì vừa được học nội dung, vừa thấy được thầy và nghe được tiếng thầy giảng. Thực hiện việc này, trên khung hình Slide, chọn Slide thứ 2, tại ô dự kiến thể hiện video, ta kích đúp vào khung hình đó, cửa sổ Open mở ra cho ta chọn file video cần đưa vào:.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> hình: Chèn file video vào Chú ý: Nếu bạn muốn chèn video vào các vị trí khác, từ menu Insert, kích chọn nút Video và chọn file cần đưa vào, sau đó di chuyển đối tượng Video đó tới vị trí mong muốn trên trang nội dung.. Bạn có thể xem thể hiện bài giảng của mình với Video bằng cách vào menu View và chọn Run All Slide. Lúc này khi bạn xem bài giảng của mình thì thấy rằng tệp video chỉ chạy trên slide mà ta đã đặt tệp video đó vào. Vậy để đúng mục đích bài giảng của chúng ta là có video chạy và nội dung các trang hiện thị tương ứng với video thì ta sẽ thực hiện đồng bộ video với các trang này. Bước 7: Thực hiện đồng bộ nội dung bài giảng với video Thực hiện đồng bộ, trên slide đã đặt video, nháy chuột phải vào khung hình Video và chọn Object Property:.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> hình: Thuộc tính video Cửa sổ Object property mở ra, kích chọn Sync with Slide và kích chọn nút Sync Setup như hình dưới:. hình: Thuộc tính video Trang Video Sync:.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> hình: Đồng bộ Video Trên trang đồng bộ Video này, sau khi kích nút play video để video chạy, căn cứ theo nội dung video đang chạy tương ứng với slide nào thì bạn chỉ cần kích nút Sync ở bên dưới. Khi đó, trên cột Sync Time sẽ thể hiện thời gian bắt đầu xuất hiện Slide nội dung khi video chạy tới. Để gỡ bỏ thời gian đồng bộ khỏi nội dung bài giảng, cũng trên cửa sổ đồng bộ Video này, kích chọn nút Remove All. Để xem thể hiện bài giảng của mình với Video, hãy vào menu View và chọn Run All Slide. Bước 8: Đưa câu hỏi kiểm tra vào bài giảng Để tăng khả năng tương tác giữa bài giảng và người học, ta có thể đưa thêm các câu hỏi kiểm tra vào bài giảng. Lecture Maker cung cấp 2 dạng câu hỏi tương tác: câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi trả lời ngắn:. hình: Câu hỏi Trên bài giảng này, chúng ta sẽ đưa vào một câu hỏi dạng đa lựa chọn làm câu hỏi cho phần kiểm tra bài cũ và một câu hỏi dạng trả lời ngắn làm câu hỏi cho phần củng cố kiến thức. Để có phần kiểm tra bài cũ, ta thêm một slide mới vào trước slide thứ trong bài giảng của chúng ta (slide thứ nhất là slide tiêu đề và giới thiệu về bài học). Từ menu Insert, trong ô Quiz, chọn Multiple Choice Quiz, trên slide xuất hiện các hộp text box để ta nhập câu hỏi và các phương án trả lời như dưới hình:.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> hình: Câu hỏi trong các hộp textbox Sau khi nhập hết câu hỏi và các phương án trả lời, bạn xác định phương án trả lời đúng bằng cách tích chọn vào số thứ tự bên cạnh phương án trả lời. Để mở cửa sổ thuộc tính của đối tượng Multiple Choice Quiz, chọn và nháy chuột phải lên đối tượng này bên cửa sổ Object list, rồi chọn Object Properties như dưới hình:. hình: Quiz Trên cửa sổ Property của Quiz: - No. of Choice: số lượng các phương án trả lời. - Horizontal: Sắp xếp các phương án trả lời thành mấy cột. - Vertical: Sắp xếp các phương án trả lời thành mấy hàng. - Answer Count: One - Một đáp án đúng; Multiple - Nhiều đáp án đúng. - Choice Shuffle: Đảo thứ tự các phương án trả lời để phương án trả lời không xuất hiện cùng vị trí ở các lần xem khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> - Show answer: Có hiện thị câu trả lời đúng sau khi người học kích nút submit không. - Choice Symbol: Các dạng nút lựa chọn: nút radio, nút check,... - Correct Answer/Incorrect Answer: Xử lý các tình huống câu trả lời đúng thì làm gì, sai thì làm gì. Xem thử kết quả:. hình: Xem trước Chú ý: - Để hiện thị được thông báo tiếng Việt sau khi người học submit, hãy chọn Show Message Box và gõ nội dung thông báo trong ô Correct/Incorrect ở hộp thoại Multiple Choice Quiz Property.. Tiếp tục đưa câu hỏi dạng trả câu trả lời ngắn vào phần củng cố kiến thức, ta thêm vào cuối bài giảng một slide mới. Tiếp theo, từ menu Insert, chọn Short Answer Quiz, treen trang slide xuất hiện một hộp textbox cho bạn nhập câu hỏi và một ô text cho bạn nhập đáp án trả lời như dưới hình:. hình: Câu hỏi dạng trả lời ngắn Để xác định các thuộc tính cho câu hỏi này, chọn và nháy chuột phải lên đối tượng này bên cửa sổ Object list, rồi chọn Object Properties như dưới hình:.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> III. KẾT XUẤT BÀI GIẢNG. hình: Thuộc tính câu hỏi dạng trả lời ngắn Trên cửa sổ thuộc tính của Short Answer Quiz: o Correct Answer Decision: Các lựa chọn cho câu trả lời o Ignore spaces: so sánh đáp án có bỏ qua các khoảng trống. o Ignore case: so sánh đáp án không phân biệt chữ hoa, chữ thường. o Ignore Punctuation: so sánh đáp án mà không quan tâm đến các dấu câu. Kết quả ta được:. Hình: Quiz Để xem thể hiện bài giảng của mình, hãy vào menu View và chọn Run All Slide. Bài giảng làm ra từ Lecture Maker có thể được dùng trong dạy và học ở nhiều hình thức như để giảng bài trên lớp, để học tập trực tuyến, hay cũng có thể dùng cho tự học ở nhà. Phần mềm Lecture Maker cho phép kết xuất bài giảng ra nhiều định dạng khác nhau, phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. 1. Kết xuất bài giảng ra định dạng web Bài giảng có thể lưu dưới dạng định dạng web. Nếu có trang web riêng, ta có thể đưa bài giảng đã kết xuất lên trang web của mình..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Để kết xuất bài giảng, từ nút truy cập nhanh. , chọn Save As Web:. Kết xuất định dạng web Cửa sổ Save as Web Page:. Save as Web Page Trên cửa sổ này, ta chọn kiểu kết xuất bài giảng là HTML ở ô Save as Type, chọn kiểu định dạng để xem là LectureMaker hay Flash tại ô Viewer Format và kích chọn nút Save. Đối với bài giảng kết xuất thành công theo dạng Viewer Format là Flash thì tại thư mục lưu sẽ có 2 file: 1 file .html và 1 file .swf. Để mở bài giảng này, kích mở từ file .html. Nếu kết xuất bài giảng theo dạng Viewer Format là LectureMAKER thì yêu cầu trên máy tính phải có cài đặt LectureMAKER Viewer thì mới có thể xem được bài giảng. Kết quả của kết xuất này là 1 file .html và 1 thư mục chứa nội dung bài giảng. Xem bài giảng bằng cách kích mở file .html. 2. Kết xuất ra định dạng SCO Theo tiêu chuẩn SCORM, SCO (Sharable Content Object) là 1 đơn vị lưu trữ các thông tin (đối tượng) học tập. Một SCO có thể là bất cứ thứ gì, từ một đoạn văn cho tới hình ảnh, hoạt họa, video, hay có thể là một cấu trúc phức tạp kết hợp giữa văn bản và minh họa. SCO có thể chứa 1 SCO khác hoặc có thể là cả 1 khóa học. Lecture Maker cho phép kết xuất bài giảng ra dạng SCO để phục vụ cho các hệ thống học tập trực tuyến (LMS) ở mức độ cao. Tuy nhiên, ta cũng có thể dùng kết quả đã kết xuất này như dùng với dạng kết xuất ra web. Để thực hiện kết xuất, từ nút truy cập nhanh, chọn Save As SCO, cửa sổ Save As:.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Save as SCO Ở cửa sổ này, ta lựa chọn tiêu chuẩn SCORM trong ô Save as type và chọn kiểu xem ở ô Viewer Format. Kết quả thu được 3 file như hình dưới đây:. Kết quả Để xem bài giảng, chạy file .html. 3. Kết xuất ra gói SCORM Bài giảng có thể kết xuất thành gói SCORM đầy đủ, dùng cho các hệ thống học trực tuyến (LMS: Learning Management System) online hoặc offline. Lecture Maker hỗ trợ xuất bài giảng ra các gói SCORM: o SCORM 1.2 o SCORM 2004 2nd Edition o SCORM 2004 3rd Edition Để thực hiện kết xuất, từ nút truy cập nhanh, chọn Save As SCORM Package, cửa sổ Save As:.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Soạn Scorm package Trên trang này có các cột : o Slide Number : Số thứ tự của các trang nội dung trong bài giảng. o Slide Name : Tên mặc định của trang nội dung o SCO Name: Mỗi một trang nội dung tương ứng với một đối tượng SCO. Chúng ta phải đặt tên trên cột SCO Name này cho từng trang nội dung để đảm bảo rằng các trang nội dung sẽ truy xuất được trên các hệ thống học tập trực tuyến. Nói cách khác, mỗi một trang SCO này sẽ là một mục liên kết trên menu định hướng bài giảng trên LMS. Để đặt tên, chọn dòng SCO Name tương ứng với Slide đang chọn và bấm nút Edit SCO, sau đó bạn đặt tên cho từng trang nội dung. Soạn thảo xong, kích chọn OK để hoàn tất việc đặt tên cho các trang nội dung. Khi đó, cửa sổ Save as SCORM Package xuất hiện:.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> Save as SCORM Package Ở cửa sổ này, ta đặt tên và lựa chọn định dạng đóng gói cho gói bài giảng. Kết quả ta sẽ được 1 file nén như hình dưới đây, dùng cho các hệ thống học tập trực tuyến:. 4. Kết xuất ra file chạy .exe Bài giảng có thể kết xuất ra file chạy .exe để dùng cho học tập hoặc giảng dạy theo hình thức offline. Ở định dạng này, bài giảng có thể mang đến bất cứ máy nào có Hệ điều hành Windows thì đều có thể chạy được mà không yêu cầu máy phải cài đặt phần mềm Lecture Maker. Để thực hiện kết xuất, từ nút truy cập nhanh, chọn Save As Exe, cửa sổ Save As:.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Save as EXE Sau khi kích chọn nút Save, ta thu được một file .exe như dưới hình :. Với file .exe này, ta có thể mang đi đâu cũng được, và để chạy bài giảng, ta chỉ cần chạy file .exe này thôi..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> PHẦN IV. HƯỚNG DẪN CÀI ĐẶT MOODLE (Phiên bản Moodle 2.0) Đây là các bước cài đặt Moodle theo cách đơn giản nhất trên môi trường Windows, sử dụng gói cài đặt tích hợp (dành cho người dùng không chuyên). I. TỔNG QUAN Dưới đây là hướng dẫn cài đặt Moodle trên một máy PC sử dụng hệ điều hành Window XP (cách cài đặt tương tự với Windows 2000, Windows Server 2003, Windows Server 2008, VISTA). Các bước bao gồm: 1. Tải về gói Moodle bạn muốn sử dụng từ trang 2. Giải nén Moodle vào thư mục bạn muốn cài đặt 3. Khởi chạy máy chủ web Moodle 4. Thực hiện các bước cấu hình cho Moodle 5. Tạo người dùng quản trị và Trang cài đặt và hoàn tất. Yêu cầu về phần cứng: - Bộ nhớ RAM: Khuyên dùng ít nhất 1GB RAM - Ổ đĩa trống tối thiểu 160 MB, khuyến cáo 1GB trở lên. II. CHUẨN BỊ Tải bộ cài đầy đủ Moodle Bạn có thể tải bản mới nhất (tính đến tháng 03 năm 2010) của Moodle theo link dưới đây, hoặc dùng gói MoodleWindowsInstaller-latest.zip đi kèm tài liệu hướng dẫn này). Bạn chỉ cần tải gói này là đủ vì trong đó có tất cả những phần mềm cần thiết để Moodle chạy được trên môi trườngWindows. *Chú ý: Theo mặc định thiết lập cài đặt của bộ cài này dùng cổng 80 cho máy chủ web, cổng 3306 cho hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Nếu máy tính của bạn đã sử dụng các cổng này cho các ứng dụng khác thì bạn sẽ không thể cài thành công với bộ cài đặt này. Vì vậy, trong trường hợp bị lỗi khi cài, bạn nên kiểm tra lại tình huống này (sử dụng gói xampp-portcheck.exe trong thư mục server sau khi giải nén bộ cài). Kinh nghiệm: Không dùng Skype trong khi cài đặt và sử dụng Moodle. Để kiểm tra máy tính đã chiếm cổng nào, hãy vào thư mục C:\Moodle\server rồi chạy phần mềm xampp-portcheck.exe để quan sát xem cổng nào bị chiếm. Xem hình thí dụ:.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> III. CÁC BƯỚC CÀI ĐẶT 3.1. Giải nén gói Moodle vào thư mục cài Từ gói Moodle bạn tải về ở trên, bạn hãy giải nén vào một thư mục mà bạn sẽ cài. Cụ thể hãy cài lên ổ C: Hãy giải nén vào thư mục C:\Moodle và giữ nguyên tên thư mục như trong hình dưới đây.. 3.2. Khởi chạy cài đặt Moodle Bạn bấm vào Start Moodle.exe để khởi chạy cài đặt. Màn hình như sau hiện ra thông báo đang khởi động các phần mềm cần thiết. Khi màn hình ẩn đi có nghĩa đã khởi chạy xong..

<span class='text_page_counter'>(83)</span> 3.3. Thực hiện các bước cài đặt qua trình duyệt Bạn mở trình duyệt Web của bạn (Internet Exploer hoặc FireFox chạy Chrome…) và gõ địa chỉ http://localhost để thực hiện các bước cài đặt. a) Chọn ngôn ngữ giao diện Trong màn hình đầu tiên hiện ra là form cho phép bạn chọn ngôn ngữ hiển thị, bạn chọn ngôn ngữ là Tiếng Việt (Vietnamese) rồi bấm Next.. b) Xác nhận các thư mục cài Form này sẽ hiển thị các thư mục hệ thống, bạn có thể để như mặc định rồi bấm Next..

<span class='text_page_counter'>(84)</span> c) Thiết lập về cơ sở dữ liệu Form này cho phép bạn đặt tên cơ sở dữ liệu và mật khẩu truy nhập cơ sở dữ liệu, tiền tố cho các tên bảng dữ liệu. Bạn cần nhập mật khẩu vào ô Database password, các mục khác có thể để như mặc định rồi bấm Next..

<span class='text_page_counter'>(85)</span> d) Xác nhận bản quyền Bạn bấm Continue để tiếp tục cài đặt. e). Kiểm tra thông số máy chủ.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Form này hiển thị các thông số máy chủ web mà bạn đang cài, bạn bấm Continue để tiếp tục cài đặt.. f) Tiếp tục và chờ… Quá trình cài đặt được thực hiện trong vài phút, bạn sẽ thấy các thông báo hiện ra như hình dưới. Khi kết thúc quá trình này, bạn bấm nút Continue để tiếp tục..

<span class='text_page_counter'>(87)</span> g) Thiết lập tài khoản người dùng quản trị Trong form này bạn cần nhập các thông tin cần thiết cho tài khoản người dùng quản trị. Các mục chữ đỏ có dấu sao (*) là bắt buộc phải nhập. Nhập xong bạn bấm nút Update profile để ghi lại. Bạn cần chú ý: mật khẩu phải có ít nhất 8 ký tự, bao gồm ít nhất một chữ số, ít nhất một ký tự chữ HOA và một ký tự không thuộc bảng chữ cái, chữ số. Ví dụ, mật khẩu abcDe$12 là hợp lệ..

<span class='text_page_counter'>(88)</span>

<span class='text_page_counter'>(89)</span> h) Thiết lập trang chủ Bạn cần nhập các tiêu đề, mô tả cho website rồi bấm nút Lưu lại..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> i) Hoàn tất.. Tới đây quá trình cài đặt đã hoàn tất và bạn đã có trang học tập trực tuyến trên nền Moodle như trong hình dưới đây.. IV. CÀI ĐẶT DỊCH VỤ TỰ ĐỘNG CHẠY MOODLE Chạy và ngừng bằng tay: Để tạm ngừng Moodle bạn bấm vào Stop Moodle.exe trong thư mục cài,khi nào muốn chạy bạn lại bấm Start Moodle.exe. Đây là cách chạy và ngừng bằng tay. Chạy tự động dưới dạng service: Nếu muốn Moodle chạy tự động cùngWindows bạn chạy các file sau: Thư_mục_cài\server\apache\apache_installservice.bat Thư_mục_cài\server\mysql\mysql_installservice.bat Để hủy các service này, bạn chạy các file: Thư_mục_cài\server\apache\apache_uninstallservice.bat Thư_mục_cài\server\mysql\mysql_uninstallservice.bat (*) Để biết thêm thông tin về cách cài đặt và khai thác hệ thống Moodle, bạn có thể truy cập vào website để tìm hiểu..

<span class='text_page_counter'>(91)</span> Thí dụ: cho thấy rất nhiều giao diện và thiết kế bố cục màn hình (theme) khác nhau..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> Ở Việt nam, bạn có thể lên Google tìm kiếm với từ khoá Moodle sẽ ra rất nhiều thí dụ dùng Moodle của các trường học và cá nhân. Lời khuyên: Bạn hãy cài lên máy tính của mình để thực tập trước khi tính đến chuyện cài lên server..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> PHẦN V. GIỚI THIỆU PHẦN MỀM HỌP TRỰC TUYẾN, HỌC ẢO, ELEARNING TRỰC TUYẾN ADOBE CONNECT Adobe Connect là hệ thống cho phép thực hiện a) Họp qua web (web conference), b) Lớp học ảo (Virtual Classroom), c) Chia sẻ bài giảng điện tử eLearning để học trực tuyến, tạo cua học và chương trình học. Hệ thống Adobe Connect do Cục CNTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo cài đặt và quản lý, có địa chỉ website là . Hiện có nhiều phòng họp ảo khác nhau, tương ứng phần đuôi của địa chỉ khác nhau. Tại một thời điểm, tổng số người có thể nối vào hiện nay là 80 concurent user licenses. Để tham gia một phòng họp hay lớp học, người sử dụng cần biết địa chỉ phòng họp. Thí dụ: là phòng họp đã được giao cho Sở GD&ĐT Yên Bái toàn quyền quản lý. 1. Các tính năng chính Phát hình video: người giảng bài Phát tiếng (voice, sound) Trình chiếu powerpoint Trình chiếu chia sẻ màn hình các ứng dụng khác, Trình chiếu chia sẻ màn hình windows, Cửa sổ trao đổi qua gõ phím (Chatting room) Thăm dò dư luận, bỏ phiếu (Polling, Vote) Bảng trắng để vẽ, viết … Truyền tệp (file transfer) Cộng tác, làm việc chung Diễn đàn trao đổi Kiểm tra kiến thức bằng thi trắc nghiệm … 2. Ứng dụng của web conference Họp giao ban • giữa Bộ với các Sở, • giữa Sở với các Phòng • và giữa Phòng với các trường quận/huyện. Tập huấn phần mềm (có thể chia sẻ màn hình phần mềm cần tập huấn). Giảng bài từ xa, kể cả trong quan hệ quốc tế. Chia sẻ bài giảng eLearning Bảo vệ luận án. Giao lưu giữa các trường trong và ngoài nước. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm. 3. Điều kiện sử dụng: a) Có đường kết nối Internet ADSL. b) Có webcam nếu bạn muốn hiển thị hình ảnh video của mình lên cho mọi người nhìn thấy. c) Có microphone (có thể tích hợp sẵn ở trong webcam như Logitech Quickcam). d) Loa máy tính. e) Được thông báo địa chỉ web để họp (Cục CNTT cấp)..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> 4. a) b) c). Các quyền sử dụng: Host: làm ông chủ, có đầy đủ quyền điều hành. Presenter: Người trình bày, báo cáo viên. User: Người sử dụng, đại biểu, người học.. Người làm host có thể - Cho phép các thành viên đều là presenter như sau: Không cho ai vào nữa (block Incoming Attendees) Không cho khách là gust vào (block Guest Attendees), trong khi các thành viên khác đã đăng ký vẫn được vào. Cục CNTT cấp quyền sử dụng những ai làm host. Chức năng Create Breakouts: Chia lớp học thành các nhóm nhỏ. 5. Đăng nhập với người sử dụng Enter as a Guest (Đăng nhập như là khách): Hãy gõ tên cá nhân hoặc tên cơ quan một cách ngắn gọn. Người sử dụng không cần tên và mật khẩu.. Enter with your login and password: Khi quý vị đã được Cục CNTT cấp quyền làm chủ phòng họp (host) thì đăng nhập bằng cách chọn dòng thứ hai:.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Adobe Connect cho phép quản lý đăng nhập: Hoặc là vào thẳng Hoặc phải được ông chủ phòng họp (host) chấp thuận. Người làm chủ phòng họp có thể đặt chế độ vào thẳng hoặc phải xin phép mình. 6. Màn hình đầu tiên Nháy chuột vào đây để kích hoạt webcam.. 3 cách bố trí màn hình có sẵn: Sharing, Discussion và Collaboration.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> Nút chuyển sang chế độ “chuẩn bị bố trí mặt màn hình”. Nút khóa không cho ai thay đổi bố trí mặt màn hình. 7. Chọn lựa và điều chỉnh âm thanh Việc điều chỉnh âm thanh là quan trọng nhất vì cuộc họp thành công hay thất bại, phụ thuộc đầu tiên vào yếu tố âm thanh. a) Vỉ âm thanh trên máy tính Kinh nghiệm về thiết bị âm thanh: - Không nên dùng vỉ âm thanh có sẵn trên máy để bàn vì chất lượng kém, dễ gây tiếng vọng và nhiễu, ồn. - Nên dùng vỉ âm thanh của máy tính xách tay có chất lượng tốt hơn. - Tốt nhất nên mua vỉ âm thanh ngoài, có chất lượng rất tốt: Tham khảo tại địa chỉ: (Mua hai loại: vỉ PCI và cắm USB). b) Điều khiển âm thanh trên màn hình Adobe Connect chứa các nút điều khiển âm thanh. Nháy và giữ chuột ở nút này để bật mic phát biểu (Hold and Talk). Khi nhả chuột ra thì mic không bắt tín hiệu nữa. Khi phát biểu, mức độ to nhỏ của tín hiệu có thể hiện ở vạch mầu xanh phía dưới. Trong khi nháy chuột vào nút hình khoá bên cạnh là để bật mic liên tục, tay không cần giữ chuột khi phát biểu. Nháy chuột vào nút. cho ra hình sau:. Voice off: Tắt hết mic và loa của tất cả mọi người..

<span class='text_page_counter'>(97)</span> Voice on – Multiple Speakers: Mọi người đều có thể nói. Khi này rất dễ bị rú rít và rất ồn nếu ai cũng nói. Voice on – One Speaker: Chỉ một người nói. Nháy chuột phải vào màn hình, sau đó nháy chuột trái vào chữ hiện ra là Setting để nhìn thấy:. Hãy nháy chuột vào nút hình microphone để có hình ảnh sau:. Hãy chọn nguồn tín hiệu âm thanh, ở đây là Logitech Microphone Pro 4000. Điều chỉnh Record volume về tối thiểu.. Chọn High volume hay Low volume ? Việc này phụ thuộc vào độ nhạy mic và chất lượng âm thanh. Nếu bị rú rít thì nên chọn Low volume. 8. Khắc phục hiện tượng rú rít và tiếng vọng Thông thường ta rất hay gặp phải hiện tượng loa rú rít và có tiếng vọng. Kinh nghiệm khắc phục: - Nháy chuột chọn chế độ Reduce Echo (giảm tiếng vọng, xem hình trên). Điều quan trọng nhất là đẩy nút Record Volume về chế độ thích hợp, thí dụ ở đây: vặn về gần như bé nhất vì microphone có độ nhạy cao. Nói thử xem vạch xanh nhấp nháy, không nên để mức tín hiệu lên cao đến mức có mầu đỏ. Điều chỉnh độ nhạy mic về tối thiểu, đủ dùng. Nếu chủ động được thì chọn chế độ 1 người nói. Khi không phát biểu thì tắt mic đi. Không dùng chế độ hand-free như đã nói ở trên. Không bật loa quá to. Dùng thiết bị chuyên dụng có khử tiếng vọng. Chọn Low Volume như đã trình bày ở trên. Nguyên tắc 1: Mỗi phòng họp chỉ cho khoảng 3-5 người được quyền bật mic phát biểu (Presenter). Còn lại: tắt hết mic khi họ chỉ là đại biểu (Participant). Nguyên tắc 2: Chỉ bật mic khi phát biểu để tránh tiếng rú rít và tiếng ồn, tiếng vọng. Việc các đại biểu tự tắt mic là một việc hơi khó do họ chưa có thói quen sử dụng. Microphone: Có thể dùng mic của webcam (rất nhạy), hoặc nối mic ngoài qua vỉ mạch âm thanh. Khi giáo viên giảng bài qua mạng, nên dùng mic qua vỉ mạch âm thanh vì mic này có độ nhạy thấp, bớt rú rít. Mic ngoài còn có ưu điểm là có nút tắt bật ngay ở tay nên dễ điều khiển. Nối mic ngoài vào máy tính qua bộ chuyển đổi âm thanh USB như đã trình bày ở trên. 9. Đàm thoại Nếu điều kiện cho phép, bạn hãy chuyển sang dùng đường âm thanh thanh đàm thoại (họp qua điện thoại)..

<span class='text_page_counter'>(98)</span> Quay số 04. 62 78 78 50 và quay tiếp số hiệu phòng họp. Hoặc nếu bạn có thuê bao điện thoại của Viettel thì quay số cước nội vùng là 1900 1563 và quay tiếp số hiệu phòng họp. Khi này tiếng rất tốt. Thiết bị để đàm thoại: Dùng điện thoại Panasonic 2373. Điện thoại này có ưu điểm: Rẻ tiền, khoảng 480.000đ tại Hà Nội Có loa ngoài, đủ để 20 người ngồi họp nghe được. Có mic nhạy. Có nút MUTE tắt mic với đèn báo đỏ. Lưu ý 1: Nhớ lắp pin để tiếng mic và loa tốt, to. Lưu ý 2: Cục CNTT đã chế tạo bộ chuyển đổi, kết nối điện thoại với loa ngoài và mic ngoài. Đã cấp mẫu cho các Sở để dùng. 10. Chọn video Lần đầu tiên bạn cắm webcam vào hoặc có nhiều nguồn tín hiệu video, hãy nháy chuột vào hình webcam để chọn thiết bị camera thích hợp. Nháy chuột vào nút để kích hoạt webcam. Có thể hiện lên bao nhiều hình video ? Về nguyên lý, có thể hiện lên rất nhiều, hằng chục hình video. Mỗi hình video chiếm dung lượng khoảng 150 Kbps do Adobe Connect dùng công nghệ nén thành video flash. 4 hình thì cần 600 Kbps. Nếu nhiều hình quá thì nhìn khó kĩ chi tiết và quan trọng là yêu cầu băng thông đường truyền cao lên. Tuy nhiên kinh nghiệm cho thấy, nên để 2-4 hình hiện lên là vừa. 11. Chọn lựa webcam Webcam phù hợp nhất (chất lượng tốt, giá) hiện nay là Logitech Quickcam S5500, giá khoảng 50 USD cả thuế. Trên thị trường còn có thể thấy Logitech Quickcam E3500, giá khoảng 42 USD nhưng chất lượng hình khi nối mạng của E3500 không tốt. Các cơ sở có thể tham khảo các loại webcam khác..

<span class='text_page_counter'>(99)</span> Hãy lên để tìm giá tốt và nơi mua, hoặc loại khác tốt và phù hợp hơn. Thiết bị kết nối USB: Để kết nối các loại camera khác vào máy tính, nên mua thiết bị chuyển đổi EasyCap của Kworld, giá 22 USD cả thuế. Có thể dùng AVerDVD EZMaker USB2.0 (Giá đắt hơn, 42 USD ?). Mua thêm cái chân 3 chạc (tripod) để lắp webcam hay camera vào. Xem Cũng chỉ cần loại 150.000đ-300.000 đ là đủ dùng cho webcam và camera bé. Camera Pan/Titl/Zoom Ở những phòng họp và lớp học rộng, nếu có điều kiện kinh phí thì mua camera có tính năng điều khiển tự động, quay ngang, quay dọc như Sony EVI D70. Giá mua chính hãng khoảng 1100-1200 USD. Chiếc này chỉ nên dùng ở cấp Sở. Hỏi: Một máy tính có thể nối 2 webcam hay 2 camera ? Trả lời: Được, miễn là máy tính nhận ra là hai thiết bị USB khác nhau. Thí dụ có thể dùng 1 cái webcam Logitech + 1 cổng camera nối qua USB EasyCap. 12. Màn hình Share là nơi bạn có thể chọn Tệp powerpoint để trình chiếu, giảng bài: Nháy vào nút Documents Rồi chọn tệp powerpoint từ mục From my computer...

<span class='text_page_counter'>(100)</span> Chia sẻ màn hình bạn đang làm việc nên rất dễ tổ chức tập huấn các phần mềm. Chia sẻ màn hình trang web đang sử dụng. Chia sẻ bảng trẳng để vẽ (whiteboard). Chọn chế độ video Cần chọn chế độ hình video là High Quality.. Hoặc bấm nhanh vào hình của Camera and Voice để có thể lựa chọn High-Quality Image. Khi này, hình ảnh có thể chậm, giật nhưng đẹp. Lý do: Khi ngồi họp, ít cử động, di động nên chọn ảnh đẹp là phù hợp nhất. Lưu ý cẩn thận khi chọn camera off vì lúc đó không ai bật được camera..

<span class='text_page_counter'>(101)</span> Kinh nghiệm: Lúc thử nghiệm, có thể cho hết camera bật lên. Nhưng lúc họp thật, nên bật vài camera (3-4) vì càng bật nhiều, băng thông đường truyền càng đòi hỏi phải cao. Muốn xem dung lượng đường truyền đang tiêu tốn bao nhiêu, hãy nháy chuột vào nút xanh lá cây góc trên bên phải:. Latency: Thời gian trễ. 13. Điều chỉnh kích thước window và bố trí mặt bằng làm việc Việc bố trí các cửa sổ bạn đang nhìn thấy là ngầm định ban đầu. Tuy nhiên bạn có thể dùng chuột để di chuyển vị trí, để co kéo kích thước các cửa sổ. Sau đây là một số thí dụ: Trình bày báo cáo với powerpoint:.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> Một buổi thi giáo viên dạy giỏi qua hệ thống web do Sở GD&ĐT An Giang tổ chức: (chụp ảnh màn hình bài giảng trong phòng họp của Quảng Trị). Buổi họp giao ban giữa Bộ GD&ĐT với 63 Sở qua web và qua đàm thoại:. 14.. Điều khiển powerpoint.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> Panel bên phải Tắt mở panel bên phải để điều khiển bằng tay từng trang trình chiếu. để cho chạy tự động các trang trình chiếu. cho phép điều khiển: Phần trình chiếu powerpoint sẽ chiếm hết màn hình (Full Screen), hoặc Stop trình chiếu, stop chia sẻ màn hình. 15.. Báo hiệu ý kiến của bạn Nháy chuột vào biểu tượng để chọn các hoạt động báo hiệu ý kiến như: Giơ tay xin phát biểu. Biểu quyết đồng ý. Không đồng ý. …. - Hoan hô.

<span class='text_page_counter'>(104)</span> 16.. Thiết kế mặt bằng: Thêm bớt các cửa sổ nghiệp vụ. Nháy chuột vào mục Pod trên hàng Menu, hiện ra danh mục các cửa sổ sẽ hiện ra trên màn hình. Hiện ra hoặc tắt di: Cửa sổ Share để nạp powerpoint, chia sẻ màn hình Cửa sổ danh sách người tham gia Cửa sổ Camera and Voice Cửa sổ Chat Cửa sổ Note Cửa sổ thăm dò dư luận, biểu quyết Cửa sổ up file lên để chia sẻ Cửa sổ chia sẻ web link.. Cho phép di chuyển và điều chỉnh kích thước các cửa sổ hay khoá lại. 17.. Ghi hình để phát lại. Ghi hình để phát lại 18. Dùng với Adobe Presenter Một đặc tính quan trọng: Bạn có thể tải các bài giảng e-Learning được soạn từ Adobe Presenter, Adobe Captivate lên Adobe Connect, biến Adobe Connect thành lớp học ảo. Hãy sử dụng Adobe Presenter để ắp thử bài giảng điện tử lên đây. 19. Tổng thể tính năng của Adobe Connect Adobe Connect không chỉ để họp ảo, mà còn có nhiều tính năng khác:.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> 21. So sánh 3 loại công nghệ hội họp. Video conference Qui mô người họp Chất lượng hình Băng thông yêu cầu ít nhất Loại đường truyền. Lớn, có thể hằng trăm Số điểm nối không cần nhiều. Rất tốt. Web conference. Audio conference. Phòng họp khoảng 20 Theo yêu cầu. Có thể người và các cá nhân. nối hằng trăm điểm lẻ. Vừa đủ. Không có hình. Chỉ có tiếng.. 2 Mbps (SD) 100-140 Kbps Cố định trên đường 6 Mbps (HD) cho một điểm cầu điện thoại là 64 Kbps cho mỗi điểm cầu. hiện lên trên màn hình. ISDN và IP. Kênh thoại truyền Kênh trắng Internet ADSL là đủ. thống. Và có thể dùng là tốt nhất. Internet cho VoIP. VoIP nên chất lượng Rất tốt tiếng không ổn định, bị Chất lượng Chất lượng cao vọng tiếng. Rất tốt tiếng khi dùng tần số Kết luận: Cần kết hợp lấy mẫu 14 KHz. với hệ thống audio conference. Tính dễ Khó dùng. Rất dễ dùng. Rất dễ dùng và đơn dùng Phải có đội ngũ giản. chuyên nghiệp vận Chỉ cần điện thoại là hành. họp được. Kinh phí Đầu tư lớn. Vừa phải, mua phần Rất ít cho server. đầu tư mềm là chính..

<span class='text_page_counter'>(106)</span> Thiết bị đầu. Thiết bị camera và. Webcam, loa là đủ.. tư máy chiếu chuyên dụng. MCU đắt tiền. Cần thêm: có thể dùng máy chiếu, màn hình plasma hay LCD.. Địa điểm Tính phù hợp hoàn cảnh. Phòng cố định Họp qui mô lớn. Cấp trung ương họp Hoành tráng.. Điện thoại là đủ (để bàn, di động, chuyên dụng). Điện thoại có speaker, có nút tắt mic MUTE, có điểu chỉnh volume.. / Panasonic 2373 giá khoảng 480.000đ Ngồi đâu cũng được. Ngồi đâu cũng được, miễn là nối Internet Họp qui mô vừa và Họp mọi nơi, mọi nhỏ. lúc, Rất phù hợp cho công nhất là cuộc họp tác nhanh, đào tạo, tập huấn từ khẩn cấp, xa không cầu kỳ lễ nghi. qua mạng. Rất phù hợp họp khi có bão Các tỉnh, xã, gia đình, lụt như Hà Nội vừa lớp học đều họp qua. được. Mọi người đều dùng..

<span class='text_page_counter'>(107)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Web site [2] Web site [3] Trang web cộng đồng moodle vn.

<span class='text_page_counter'>(108)</span>

×