Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

DE TAI KHKT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.81 MB, 29 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>LỜI CẢM ƠN Đề tài được xây dựng bằng tình yêu khoa học, bằng tâm huyết của nhóm mong muốn cung cấp cho xã hội một công cụ hữu hiệu trong hoạt động diệt muỗi theo phương pháp sinh học thân thiện với môi trường. Đề tài sử dụng 04 mẫu thực vật, mỗi mẫu tạo 03 chế phẩm sinh học: bột khô, tinh dầu, dịch ngâm. Với 12 chế phẩm sinh học có khả năng diệt ấu trùng muỗi và xua đuổi muỗi trưởng thành tập trung ở vùng sinh sản của chúng. Hy vọng trong tương lai gần, sản phẩm của đề tài sẽ được ứng dụng phổ biến ở khắp mọi miền Tổ Quốc. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng em nhận được rất nhiều sự giúp sức của các tổ chức cá nhân. Cho phép chúng em xin được gửi những lời cảm ơn trân thành tới BGH Trường THPT Liễn Sơn, các Thầy, Cô giáo trong trường, Cảm ơn sự chỉ dẫn nhiệt tình của người dân địa phương 4 khu vực đề tài ứng dụng. Đặc biệt là Thầy giáo Hà Kim Chung – Giáo viên trường THPT Liễn Sơn đã rất tâm huyết và tận tình hướng dẫn chúng em hoàn thành được đề tài này! Đề tài sẽ rất cần sự đóng góp của quý bạn đọc để có thể hoàn thiện hơn. Xin trân thành cảm ơn!. T/M NHÓM ĐỀ TÀI NHÓM TRƯỞNG PHẠM THỊ MỸ LINH.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC. Mục Nội dung PHẦN CHUNG 1 Lí do chọn đề tài 2 Ý tưởng khoa học và thực tiễn của đề tài 3 Mục tiêu nghiên cứu 4 Phạm vi nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu 6 Nội dung nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG I Muỗi và Phương pháp diệt muỗi 1 Đặc điểm sinh thái của muỗi 2 Muỗi và Sức khẻo của con người 3 Sơ lược các phương pháp diệt muỗi đang được ứng dụng II Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 1 Thu mẫu, tạo chế phẩm 2 Thí nghiệm xác định hoạt tính của chế phẩm 3 Đặc điểm 04 mẫu thực vật sử dụng 4 Tiến hành thực nghiệm 4.1 Xác định vị trí ứng dụng sản phẩm 4.2 Kết quả ứng dụng chế phẩm ở thực địa 4.2.1 Chế phẩm từ mẫu cây Na 4.2.2 Chế phẩm từ mẫu cây Đào 4.2.3 Chế phẩm từ mẫu cây Xoan 4.2.4 Chế phẩm từ cây Xuyến Chi PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC. Trang 3 3 3 3 4 4 4, 5 6 6 6 6 7, 8 9 9 10 11, 12, 13 14 14, 15, 16 17 17, 18 19, 20 21, 22 23, 24 25 26 27, 28.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> PHẦN CHUNG 1. Lí do chọn đề tài Đề tài được xây dựng trên cơ sở những kết quả đạt được trong đề tài của nhóm thực hiện năm học 2014 – 2015 “ Bước đầu khai một số mẫu ngâm thực vật diệt ấu trùng muỗi”. Sau bước đầu khai thác các mẫu dung dịch được ngâm từ các loài thực vật khác nhau có hoạt tính diệt ấu trùng muỗi. Chúng tôi quyết định tiếp tục phát triển nội dung này theo hướng đi sâu và trọng điểm vào một số mẫu thực vật nhất định có hoạt tính cao khi tiến hành diệt ấu trùng muỗi, cụ thể: - Tìm hiểu thành phần hóa học và các đặc điểm liên quan của mỗi mẫu thực vật. - Tạo các chế phẩm khác nhau từ mỗi mẫu để tiện cho quá trình ứng dụng ngoài tự nhiên nơi muỗi tập trung sinh sản. - Ứng dụng chế phẩm ngoài thực tiễn và đánh giá khả năng diệt ấu trùng và xua đuổi muỗi trưởng thành ra khỏi vùng tập trung sinh sản của từng chế phẩm. Từ đó chúng tôi quyết định xây dựng đề tài: “ Nghiên cứu phát triển và ứng dụng một số chế phẩm sinh học diệt ấu trùng muỗi và xua đuổi muỗi khỏi nơi sinh sản” 2. Ý tưởng khoa học và thực tiễn của đề tài Tạo chế phẩm diệt ấu trùng muỗi từ thực vật đảm bảo thân thiện với môi trường, hiệu quả khi sử dụng. Cụ thể: - Tập trung khai thác các mẫu thực vật có hoạt tính mạnh nhất khi ứng dụng tạo chế phẩm để diệt ấu trùng muỗi và xua đuổi muỗi trưởng thành khỏi vùng sinh sản. - Mỗi mẫu thực vật sẽ thực hiện điều chế ra 03 chế phẩm ở các dạng: bột khô, tinh dầu, dung dịch ngâm. - Mỗi mẫu thực vật ứng dụng sẽ tìm hiểu về thành phần hóa học và mỗi chế phẩm sẽ khai thác khả năng ứng dụng ngoài thực tiễn. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Phân tích đánh giá hoạt tính của mỗi mẫu thực vật có khả năng diệt ấu trùng muỗi, từ đó chọn những mẫu có hoạt tính mạnh nhất để tiếp tục khai thác và ứng dụng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Mỗi mẫu được điều chế ra các chế phẩm ở 3 dạng: bột khô, tinh dầu và dịch ngâm. Với 3 dạng chế phẩm như vậy sẽ đảm bảo sự chọn lựa và ứng dụng ngoài thực tiễn một các phù hợp mang lại hiệu quả tối ưu nhất có thể ở từng khu vực muỗi tập trung sinh sản. - Những mẫu được sử dụng sẽ khai thác về thành phần hóa học, tính độc hại nếu có cho sinh vật khác. - Khai thác các khu vực cần sử dụng chế phẩm ngoài tự nhiên để diệt ấu trùng muỗi. Đặc biệt những khu vực muỗi tập trung sinh sản mà khó hoặc không thể áp dụng các phương pháp khác. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về mẫu thực vật: khai thác 15 mẫu thực vật khi tạo chế phẩm sẽ có hoạt tính diệt ấu trùng muỗi, đánh giá hoạt tính chọn được 04 mẫu thực vật có hoạt tính diệt ấu trùng muỗi mạnh nhất: Xoan, Đào, Xuyến chi, Na. - Về chế phẩm tạo ra: 04 mẫu, mỗi mẫu được điều chế ra 03 dạng chế phẩm: bột khô, tinh dầu và dịch ngâm. Tổng có 12 chế phẩm từ 04 mẫu thực vật. - Đối tượng áp dụng: diệt ấu trùng muỗi và xua đuổi muỗi trưởng thành khỏi vị trí tập trung sinh sản. - Về vị trí ứng dụng chế phẩm: các khu vực nước đọng trong tự nhiên muỗi thường tập trung sinh sản và đặc biệt những vị trí mà ở đó khó hoặc không thể sử dụng các phương pháp diệt ấu trùng muỗi khác. 5. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp thực nghiệm và định lượng. - Căn cứ trên kết quả trong phòng thí nghiệm để xác định mẫu nào có hoạt tính mạnh nhất. - Tìm hiều thành phần hóa học đồng thời tiến hành tạo các chế phẩm từ các mẫu ra các dạng: bột khô, tinh dầu, dịch ngâm. - Tiến hành thực nghiệm ngoài thực địa, đánh giá kết quả thu được. 6. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu đặc điểm về muỗi và các dịch bệnh chúng gây ra cho con người và động vật. Tìm hiểu các phương pháp diệt muỗi đang được sử dụng hiện nay. - Trên cơ sở đã xác định được các mẫu thực vật khi tạo chế phẩm có khả năng diệt ấu trùng muỗi từ dự án năm trước. Tiến hành thu và điều chế ra các chế phẩm từ.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> các mẫu thực vật, thí nghiệm diệt ấu trùng muỗi ở phòng thí nghiệm, tìm ra các mẫu có hoạt tính mạnh nhất để tiếp tục nghiên cứu và khai thác. - Tìm hiểu thành phần hóa học và các đặc điểm khác của mỗi mẫu ứng dụng. - Khai thác đặc điểm các khu vực ứng dụng chính của các chế phẩm, thu nhận và đánh giá kết quả sau ứng dụng..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> PHẦN NỘI DUNG I. Muỗi và Phương pháp diệt muỗi 1. Đặc điểm sinh thái của muỗi Muỗi đực hút nhựa cây và hoa quả để sống, muỗi cái hút thêm máu người và động vật. Kích thước thay đổi theo loài, nhưng ít khi lớn hơn vài mm. Đa số có trọng lượng khoảng 2 đến 2,5 mg. Chúng có thể bay với tốc độ 1,5 đến 2,5 km/h. Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng (ấu trùng). Ấu trùng muỗi sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thái thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước. Nhiệt độ thích hợp cho muỗi sinh trưởng và phát triển là khoảng 20 đến 25 độ C. Vì vậy chúng xuất hiện ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Vòng đời của muỗi phụ thuộc loài và nhiệt độ, thay đổi từ vài ngày đến khoảng một tháng. Bọ gậy hay lăng quăng là một dạng ấu trùng của muỗi, hình thành ở giai đoạn thứ 2 trong vòng đời của muỗi. Muỗi có 4 giai đoạn trong vòng đời là trứng muỗi, bọ gậy (ấu trùng), cung quăng (nhộng) và muỗi trưởng thành. Muỗi cái trưởng thành đẻ trứng theo từng đợt. Sau khi muỗi đẻ trứng, sau 2 - 3 ngày, trứng thường nở thành bọ gậy. Sau khi nở, bọ gậy không phát triển liên tục mà trải qua 4 giai đoạn khác nhau, gồm: Ở tuổi thứ nhất, bọ gậy có kích thước khoảng 1,5 mm và ở tuổi thứ tư nó có kích thước khoảng 8 – 10 mm. 2. Muỗi và Sức khẻo của con người Một số loài muỗi có khả năng là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, hay giữa động vật và người. Các bệnh do muỗi truyền có thể gây tử vong cao gồm sốt xuất huyết, sốt rét, sốt vàng da... Ở Việt Nam, vào mùa hè và mùa mưa hàng năm, sự phát triển của muỗi thường xuyên gây nên các dịch bệnh làm tử vong nhiều bệnh nhân. Mùa hè năm 2004, có vài chục nghìn người Việt Nam bị nhiễm bệnh sốt xuất huyết, trong đó có vài chục ca tử vong, do muỗi truyền. Trên thế giới, có khoảng hơn nửa tỷ người mắc bệnh sốt rét hàng năm, tập trung ở Châu Phi, với thủ phạm truyền bệnh là muỗi..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 3. Sơ lược các phương pháp diệt muỗi đang được ứng dụng 3.1. Phương pháp sinh học - Sử dụng thiên địch để diệt muỗi. - Nuôi cá hoặc lươn nhỏ trong bể nước để tiêu diệt bọ gậy. - Nuôi chuồn chuồn ngoài đồng ruộng. Các ấu trùng chuồn chuồn trong nước ăn bọ gậy, còn chuồn chuồn trưởng thành bắt muỗi trong không trung. - Nuôi bò sát nhỏ như thạch sùng, thằn lằn để ăn muỗi trong nhà. - Bảo vệ dơi bắt muỗi trong không trung. - Dùng các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae để diệt lăng quăng - Có thể tạo ra chủng muỗi đực bị mất khả năng sinh sản khi chiếu phóng xạ rồi thả chúng vào tự nhiên. Các con muỗi đực vô sinh sẽ cạnh tranh giao phối với muỗi đực thường, giảm tỷ lệ sinh của muỗi. 3.2. Phương pháp vật lý Thu hẹp môi trường sinh trưởng của muỗi: - Nạo vét cống rãnh, vũng nước - Phát quang bụi rậm - Sử dụng bồn chứa nước sinh hoạt kín - Đèn bẫy muỗi được chế tạo với một đèn phát ánh sáng hấp dẫn muỗi và côn trùng tụ tập đến, bao quanh bởi lưới kim loại có hiệu điện thế thấp. Khi muỗi và côn trùng sa vào lưới, dòng điện nhỏ sẽ phóng qua và tiêu diệt chúng. Phương pháp này sử dụng được trong nhà và ngoài trời. - Vợt điện, thiết kế như vợt bắt muỗi cầm tay, chỉ gồm lưới kim loại có điện thế, chạy pin. Vợt này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng của người bắt muỗi, có thể có ích trong nhà, nhưng không có tính hiệu quả cao. - Màn ngủ là phương pháp hiệu quả để phòng chống muỗi đốt khi ngủ. - Lưới cửa, là các lưới kim loại (hay nhựa) có lỗ nhỏ, không cho muỗi hay các loại côn trùng vượt qua và xâm nhập vào nhà ở. 3.3. Phương pháp hóa học - Sử dụng Hương xua muỗi (còn gọi là nhang muỗi), có thể được đốt trong nhà khi mọi người đi vắng. Nó có thể tiêu diệt muỗi trong phạm vi nhà ở và không duy trì được tác dụng lâu dài. Hương xua muỗi có thể gây độc cho người..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Sử dụng thuốc bôi lên da để xua muỗi khỏi da, tiện dụng khi đi du lịch đến vùng đất nhiều muỗi. Chúng thường chứa các hóa chất sau: DEET, tinh dầu bạc hà mèo, nepetalactone, tinh dầu xả hay tinh dầu bạch đàn (còn gọi là dầu khuynh diệp). - Sử dụng hóa chất đặc trị chuyên dùng: áp dụng quy trình kỹ thuật phun thuốc sát trùng kết hợp cả hai phương pháp phun không gian và phun tồn lưu: + Phun không gian: Phun hóa chất dạng sương: được áp dụng trong các không gian bên trong nhà nhằm tiêu diệt ngay các loài ruồi đang có mặt. Phun hóa chất dạng khói mù nóng: phun chủ yếu ở khu vực khuôn viên bên ngoài nhằm tiêu diệt ngay lập tức các loài ruồi đang có mặt. + Phun tồn lưu: Phun trực tiếp hóa chất lên bề mặt vách tường trong tòa nhà, các khu vực cống thoát nước, bãi rác, chu vi bao ngoài tòa nhà, sân vườn nhằm tiêu diệt ngay các loại côn trùng, ấu trùng đồng thời thiết lập một hàng rào hóa chất ngăn chăn sự sinh sản và thâm nhập của côn trùng..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> II. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 1. Thu mẫu, tạo chế phẩm 1.1. Tiến hành thu 15 mẫu thực vật có hoạt tính diệt ấu trùng muỗi Na, Hoa cúc, Xuyến chi, Ba mươi, Xoan, Đào, Trầu Không, Cổ yếm, Cối xay, Khổ sâm, Ngũ gia bì, thuốc cá, thuốc lá, củ đậu, cà chua. 1.2. Tiến hành xử lí mẫu thành chế phẩm * Tạo chế phẩm bột khô - Phơi khô mẫu thực vật. - Nghiền mẫu thành bột, đóng gói, bảo quản ở nhiệt độ mát. * Tạo chế phẩm tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn - Mẫu tươi cắt nhỏ, nhiền nát. - Cho mẫu đã nghiền nát vào nồi chứa, rót nước ngập mẫu. - Nồi chương cất tự tạo có thiết kế: (1) Nồi chứa. 3. 2. (2) Vung nồi hứng hơi nước (3) Hệ thống ống dẫn hơi nước. 1. 4. (4) Bình chứa tinh dầu. MÔ HÌNH NỒI CHƯNG CẤT. - Cách thức chưng cất lôi cuấn: hỗn hợp nước và mẫu thực vật được đun trong nồi => sôi và bốc hơi => tinh dầu của mẫu thực vật (ở nhiệt độ cao các chất trong mẫu sẽ thẩm thấu ra ngoài dung dịch) được lôi cuốn theo hơi nước => vung nồi thiết kế tập trung hơi nước vào hệ thống ống dẫn => bình chứa hỗn hợp tinh dầu và nước. * Tạo chế phẩm dung dịch ngâm - Mẫu thực vật được nghiền nát hoặc thái nhỏ cho vào lọ đựng. - Dùng nước sạch rót vào gấp 2 lần thể tích mẫu ngâm có trong lọ đựng sau đó bịt kín lọ đựng mẫu ngâm lại. - Tiến hành thí nghiệm sau 2 ngày ngâm mẫu (đã chứng minh bằng kết quả thí nghiệm ở đề tài năm học 2014 - 2015). 2. Thí nghiệm xác định hoạt tính của chế phẩm 2.1. Trong phòng thí nghiệm diệt ấu trùng muỗi Thí nghiệm tiến hành với từng mẫu thực vật ở 3 loại chế phẩm. Mỗi chế phẩm.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> được thí nghiệm tính năng diệt ấu trùng chứa trong ống nghiệm (10 cá thể ấu trùng trong ống nghiệm). Kết quả: Mẫu Na Cà chua Thuốc cá Củ đậu Thuốc lá Ngũ gia bì Khổ sâm Cối xay Cổ yếm Trầu Không Đào Xoan Ba mươi Xuyến chi Hoa cúc. Bột khô 90% 70% 90% 50% 70% 60% 60% 70% 60% 60% 80% 80% 70% 80% 60%. Hoạt tính của chế phẩm Tinh dầu 100% 80% 100% 70% 80% 80% 70% 80% 70% 70% 100% 100% 90% 90% 70%. Dịch ngâm 90% 60% 90% 60% 60% 70% 50% 60% 50% 60% 90% 90% 80% 80% 60%. Nhận xét: Qua kết quả thí nghiệm thu được 5 mẫu có hoạt tính diệt ấu trùng muỗi cao: Xoan, Đào, Xuyến Chi, Na và Thuốc cá. 2.2. Tiến hành thí nghiệm với một số động vật thủy sinh Kết quả:. Mẫu Xoan Đào Na Xuyến Chi Thuốc cá. Thí nghiệm với động vật thủy sinh Cá Tôm Cua Sống bình thường Sống bình thường Sống bình thường Sống bình thường Sống bình thường Sống bình thường Sống bình thường Sống bình thường Sống bình thường Sống bình thường Sống bình thường Sống bình thường Chết Chết Chết. * Kết luận: Với 05 mẫu thí nghiệm thì 04 mẫu (Xoan, Đào, Na, Xuyến Chi) an toàn với động vật thủy sinh, 01 mẫu (Thuốc cá) gây chết ở động vật thủy sinh. => Tiến hành thực nghiệm ngoài thực tế sẽ sử dụng 04 mẫu có hoạt tính cao khi diệt ấu trùng muỗi và an toàn với sinh vật khác là: Xoan, Đào, Na, Xuyến Chi. 3. Đặc điểm 04 mẫu thực vật sử dụng 3.1. Cây Xuyến Chi [1].

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Xuyến Chi, Đơn Kim, Quy Châm Thảo - Bedens polosa Thuộc họ hoa cúc - Asteraceae. Chi - Bidens. Cây thân thảo là loài cây hoang dại, mọc ở nhiều tại các bờ ao, bụi rậm, ven đường, .... Hình 1. CÂY XUYẾN CHI - Cây cao chừng 0,3 m đến 0,4 m (có thể cao tới 1,5m - 2m ở nơi đất tốt, ẩm, có giá tựa cho cây). Cành rậm, thường mọc theo từng nhóm, phát triển thành quần thể. Vào mùa xuân có hoa (quanh năm, theo từng loại xuyến chi) sau đó các nhụy hoa trở thành hạt, đầu hạt có các móc gai. - Thành phần hóa học trong cây được tính theo phần trăm như sau : Nước 9,8%, Kẽm Zn 0,03%, Mn 2,2%, Đồng 1,03%, Ni 0,02%, photpho 1,6%, Cd 1,6% , Cr 1,2% , sắt 0,02%, Canxi 1,1%, và Mg 2,3%. - Trong Y học cổ truyền xác định: Toàn cây sử dụng làm thuốc có vị đắng, nhạt, hơi the, tính mát, vào 2 kinh: can, thận, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, tiêu độc, sát trùng. Có tác dụng dùng chữa viêm họng, sưng họng phát sốt, viêm ruột, tiêu chảy, lỵ, viêm thận cấp, dị ứng, mày đay, bệnh ngoài da mẫn ngứa nóng đỏ. Một số nơi người dân thường sử dụng trị vết rắn cắn, côn trùng độc cắn bằng cách giã nát rồi đắp trực tiếp vào vết thương. Trẻ con cũng thường dùng loại này cầm máu khi bị thương. 3.2. Cây Đào [1] - Tên khoa học: Prunus persica Stokes (Persica vulgaris Mill.).Họ : Thuộc họ Hoa Hồng (Rosaceae)..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Hình 2. CÂY ĐÀO - Mô tả: Cây nhỏ, cao 3 - 4m, thân nhẵn, thường có chất nhầy đùn ra gọi là nhựa đào. Lá đơn, thuôn dài có cuống ngắn, mọc so le, phiến lá dài 5 – 8 cm, rộng 1 - 1,5 cm, mép lá có răng cưa nhọn, khi vò có mùi Hạnh nhân. Hoa đơn độc, màu hồng nhạt, 5 cánh, nhiều nhụy, quả hạch hình cầu, đầu nhọn có một ngấn lõm vào chạy dọc theo quả, vỏ ngoài có lông rất mịn. Lúc non màu xanh nhạt, khi chín lốm đốm đốm. - Thành phần hóa học: + Trong Đào có những chất chính sau: Amygdalin, Emulsin, Oleic acid, Linoleic acid, Glucosid khổ Hạnh nhân, Men khổ Hạnh nhân, Men đường Lactate, Vitamin B1, tinh dầu và dầu Lipid . + Amydalin, 24-Mrthylene Cycloartanol, Citrostadienol, 7-Dehydroavenasterol, Prunasin, Campesterol, b-Sitosterol-3-O-b-D-Glucopyranoside, Campesterol-3-O-b-DGlucopyranoside, b-Sitosterol-3-O-b-D-(6-O-Palmityl) Glucoyranoside, b-Sitosterol-3O-b-D-(6-O-oleyl). glycopyranoside,. Methyl-a-D-Fructofuranoside,. Methyl-b-D-. Glucopyranoside, Trytophan, Glucose, Sucrose (Morisige H và cộng sự, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1983. + Chlorogenic acid, 3-caffeoxyquinic acid, 3-p-coumaroylquinic acid, 3-feruloylquinic acid . + Oleic acid, Lineleic acid (Farines M và cộng sự, C A 1986, 105: 75926b). 3.3. Cây Na [1] - Cây Na hay còn gọi là Mãng cầu, Mãng cầu ta, Màng cầu dai - Annona squamosa L., thuộc họ Na - Annonaceae..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Hình 3. CÂY NA - Mô tả: Cây cao 2-8m, vỏ có nhiều lỗ bì nhỏ, tròn, trắng. Lá hình mũi mác, tù hay nhọn, hơi mốc mốc ở phần dưới, hoàn toàn nhẵn, thường là mềm, dài 10cm, rộng 4cm, có 6-7 cặp gân phụ. Hoa nhỏ, màu xanh lục, mọc đối với lá, có cuống dài 2-3cm. Hoa thường rũ xuống, có 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa ngoài hẹp và dày, các cánh hoa ở trong rất hẹp hoặc thiếu hẳn, nhiều nhị và nhiều lá noãn. Quả mọng kép, màu xanh mốc, gần như hình cầu, đường kính 7-10cm, có từng múi, mỗi múi ứng với một lá noãn. Thịt quả trắng, hạt đen có vỏ cứng. - Thành phần hoá học: Trong quả có 72% glucose, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C. Trong lá có một alcaloid vô định hình, không có glucosid, lá xanh chứa 0,08% dầu. Hạt chứa 38,5-42% dầu, trong đó các acid béo (acid myristic, palmitic, stearic, arachidic, hexadecanoic và oleic) chiếm tỷ lệ lớn. Trong hạt có một alcaloid vô định hình gọi là anonain. Chất độc trong hạt và rễ là các glycerid và các acid có phân tử lớn. Lá, vỏ và rễ chứa acid hydrocyanic. Vỏ chứa anonain. 3.4. Cây Xoan [1] Mô tả: Cây cao 15-20m, rụng lá mùa đông. Lá kép lông chim lẻ 2-3 lần, lá chét có chóp nhọn, gốc lệch, ở mép có răng cưa. Hoa nở trước hoặc cùng thời gian với lá non, xếp thành chùy ở nách lá. Hoa màu tím nhạt, thơm hắc, 5-6 lá đài, 5-6 cánh hoa hình dải, 10 nhị dính thành ống hình trụ, phân thùy, với 10-12 bao phấn đính ở kẽ thùy. Có đĩa mật. Bầu 5-6 ô. Quả hạch, vỏ ngoài nạc, vỏ trong hóa gỗ, gồm 4-5 ô, mỗi ô chứa 1 hạt đen. Ra hoa tháng 2-3.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Hình 4. CÂY XOAN Thành phần hóa học: Trong vỏ có tanin, muối oxalat, chất margosin; còn có kulactone, kulolactone, kulinone, methyl kulonate, toosendanin. 4. Tiến hành thực nghiệm 4.1. Xác định vị trí ứng dụng sản phẩm Tất cả những vị trí nước đọng, muỗi tập trung sinh sản đều có thể ứng dụng chế phẩm của đề tài. Nhưng mục đích chính của đề tài là ứng dụng sản phẩm ở những vị trí nước đọng gặp khó khăn hoặc không thể ứng dụng các phương pháp diệt ấu trùng muỗi khác. Như: - Không thể nạo vét làm sạch môi trường. - Không thể nuôi các sinh vật thiên địch: cá hoặc lươn nhỏ, các côn trùng thủy sinh thuộc họ corixidae … Ví dụ: Khu nước thải chăn nuôi, khu nước thải nhà hàng ăn, nước thải sinh hoạt, khu đang tiến hành xây dựng dang dở có nước đọng… Cụ thể những vị trí đó được minh họa bằng các hình ảnh mà nhóm đề tài thu thập được trong quá trình thực nghiệm trên 4 địa điểm: Địa điểm 1. Khu vực xã Bắc Bình – LT - VP.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Nước thải sinh hoạt. Nước đọng ở những chậu cây cảnh. Nước thải sinh hoạt. Nước đọng nơi xây dựng. Địa điểm 2. Khu vực xã Thái Hòa – LT - VP. Nước đọng ở hố rác. Nước đọng ở khu dân cư. Nước đọng ở ruộng rau. Nước đọng ở khu cây cảnh. Địa điểm 3. Khu vực tt Hoa Sơn – LT -VP.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Nước đọng ở hố trồng cây. Nước đọng ở ven kênh. Nước đọng ở mương ruộng. Nước đọng ở hố rác. Địa điểm 4. Khu vực tt Lập Thạch – LT - VP. Nước thải, đọng lại ở khu dân cư ven hồ. Nước đọng ở khu xây dựng. Nước thải khu chăn nuôi. 4.2. Kết quả ứng dụng chế phẩm ở thực địa.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 04 mẫu thực vật, mỗi mẫu được tạo 3 dạng chế phẩm: bột khô, tinh dầu, dung dịch ngâm => Có tổng 12 chế phẩm sử dụng tương ứng ở 12 vị trí đã đánh dấu từ 1 đến 12 trên địa bàn 4 khu vực xã và thị trấn nêu trên. 4.2.1. Chế phẩm từ mẫu cây Na Ứng dụng ở địa bàn xã Bắc Bình – LT – VP: Chia 3 vị trí tương ứng với 3 loại chế phẩm từ cây Na.. Chế phẩm. Bột khô. Hỗn hợp Tinh dầu. Dịch ngâm. Ngày sau Tỉ lệ ấu trùng chết ứng dụng 1 ≈ 30% 2 Tăng lên ≈ 70% 70% => ≈ 80%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm 4 Hoạt tính giảm dần 1 ≈ 50% 2 Tăng lên ≈ 80% 80% => ≈ 90%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm 4 Hoạt tính giảm dần 1 ≈ 40% 2 Tăng lên ≈ 70% 70% => ≈ 80%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm 4 Hoạt tính giảm dần. Số muỗi trưởng thành bị xua đuổi ≈ 60% Tăng lên ≈ 70% Tăng lên ≈ 90%. Vị trí ứng dụng 1. ≈ 90% ≈ 60% Tăng lên ≈ 80% Tăng lên ≈ 90%. 2. ≈ 90% ≈ 60% Tăng lên ≈ 70% Tăng lên ≈ 90% ≈ 90%. 3.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> I – Chế phẩm bột khô.. II – Chế phẩm tinh dầu.. III – Chế phẩm dịch ngâm. SƠ ĐỒ 1 HOẠT TÍNH DIỆT ẤU TRÙNG MUỖI CỦA CHẾ PHẨM TỪ CÂY NA Kết luận: - Hoạt tính của chế phẩm là tinh dầu mạnh nhất => dịch ngâm => bột khô. - Ngày thứ nhất sau khi cho chế phẩm vào vị trí muỗi sinh sản, có ấu trùng nhận thấy: Muỗi trưởng thành hầu hết di chuyển khỏi khu vực ứng dụng, ấu trùng bắt đầu chết với tỉ lệ tương đối từ 30% => 50% ở mỗi dạng chế phẩm sử dụng. - Ngày thứ 2, quan sát thấy: muỗi trưởng thành không tập trung ở khu vực ứng dụng, ấu trùng tiếp tục bị tiêu diệt, tỉ lệ ấu trùng chết so với ban đầu vào khoảng 70% => 80%. - Ngày thứ 3, quan sát thấy: không có muỗi trưởng thành tập trung, ấu trùng tiếp tục chết, số ít còn lại hoạt động hạn chế và không nhận thấy có sự lột xác thành muỗi con. - Hoạt tính thể hiện cao nhất ở ngày thứ 2, ngày thứ 3 (≈ 90%) và những ngày tiếp theo nhận thấy hoạt tính của các chế phẩm bắt đầu giảm tác dụng..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> 4.2.2. Chế phẩm từ mẫu cây Đào Ứng dụng ở địa bàn thôn xã Thái hòa – LT – VP: Chia 3 vị trí tương ứng với 3 loại chế phẩm từ cây Đào.. Chế phẩm. Bột khô. Hỗn hợp Tinh dầu. Dịch ngâm. Ngày sau Tỉ lệ ấu trùng chết ứng dụng 1 ≈ 30% 2 Tăng lên ≈ 60% 60% => ≈ 70%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm 4 Hoạt tính giảm dần 1 ≈ 50% 2 Tăng lên ≈ 70% 70% => ≈ 80%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm 4 Hoạt tính giảm dần 1 ≈ 40% 2 Tăng lên ≈ 60% 60% => ≈ 70%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm 4 Hoạt tính giảm dần. I – Chế phẩm bột khô.. II – Chế phẩm tinh dầu.. Số muỗi trưởng thành bị xua đuổi ≈ 50% Tăng lên ≈ 60%. Vị trí ứng dụng. Tăng lên ≈ 80%. 4. ≈ 80% ≈ 60% Tăng lên ≈ 70% Tăng lên ≈ 80%. 5. ≈ 80% ≈ 60% Tăng lên ≈ 70% Tăng lên ≈ 80%. 6. ≈ 80%. III – Chế phẩm dịch ngâm. SƠ ĐỒ 2 HOẠT TÍNH DIỆT ẤU TRÙNG MUỖI CỦA CHẾ PHẨM TỪ CÂY ĐÀO.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Kết luận: Hoạt tính của chế phẩm từ cây Đào có tính tương tự với chế phẩm từ cây Xoan: ấu trùng bắt đầu chết với tỉ lệ tương đối từ 30% => 50% ở mỗi dạng chế phẩm sử dụng, đa số muỗi trưởng thành di chuyển khỏi khu vực ứng dụng ở ngày thứ nhất => Ngày thứ 2, số muỗi trưởng thành tập trung ở khu vực ứng dụng không có nhiều, ấu trùng tiếp tục bị tiêu diệt, tỉ lệ ấu trùng chết so với ban đầu vào khoảng 60% => 70% => Ngày thứ 3, hầu hết muỗi trưởng thành di chuyển khỏi vị trí ứng dụng, ấu trùng tiếp tục chết, số ít còn lại hoạt động giảm. Hoạt tính thể hiện cao nhất ở ngày thứ 2, ngày thứ 3 (≈ 80%) và những ngày tiếp theo nhận thấy hoạt tính của các chế phẩm bắt đầu giảm tác dụng..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 4.2.3. Chế phẩm từ mẫu cây Xoan Ứng dụng ở địa bàn thôn tt Hoa Sơn – LT – VP: Chia 3 vị trí tương ứng với 3 loại chế phẩm từ cây Xoan.. Chế phẩm. Bột khô. Hỗn hợp Tinh dầu. Dịch ngâm. Ngày sau Tỉ lệ ấu trùng chết ứng dụng 1 ≈ 20% 2 Tăng lên ≈ 60% 60% => ≈ 70%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm nhẹ 4 Hoạt tính giảm dần 1 ≈ 40% 2 Tăng lên ≈ 70% 70% => ≈ 80%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm nhẹ 4 Hoạt tính giảm dần 1 ≈ 30% 2 Tăng lên ≈ 60% 60% => ≈ 70%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm nhẹ 4 Hoạt tính giảm dần. I – Chế phẩm bột khô.. II – Chế phẩm tinh dầu.. Số muỗi trưởng thành bị xua đuổi ≈ 50% Tăng lên ≈ 60%. Vị trí ứng dụng. Tăng lên ≈ 80%. 7. ≈ 80% ≈ 60% Tăng lên ≈ 70% Tăng lên ≈ 80%. 8. ≈ 80% ≈ 60% Tăng lên ≈ 70% Tăng lên ≈ 80% ≈ 80%. III – Chế phẩm dịch ngâm. 9.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> SƠ ĐỒ 3 HOẠT TÍNH DIỆT ẤU TRÙNG MUỖI CỦA CHẾ PHẨM TỪ CÂY XOAN Kết luận: - Hoạt tính của chế phẩm là tinh dầu mạnh nhất => dịch ngâm => bột khô. - Ngày thứ nhất sau khi cho chế phẩm vào vị trí muỗi sinh sản, có ấu trùng nhận thấy: ấu trùng bắt đầu chết với tỉ lệ tương đối từ 30% => 50% ở mỗi dạng chế phẩm sử dụng, đa số muỗi trưởng thành di chuyển khỏi khu vực ứng dụng. - Ngày thứ 2, quan sát thấy: số muỗi trưởng thành tập trung ở khu vực ứng dụng không có nhiều, ấu trùng tiếp tục bị tiêu diệt, tỉ lệ ấu trùng chết so với ban đầu vào khoảng 60% => 70%. - Ngày thứ 3, quan sát thấy: hầu hết muỗi trưởng thành di chuyển khỏi vị trí ứng dụng, ấu trùng tiếp tục chết, số ít còn lại hoạt động giảm. - Hoạt tính thể hiện cao nhất ở ngày thứ 2, ngày thứ 3 (≈ 80%) và những ngày tiếp theo nhận thấy hoạt tính của các chế phẩm bắt đầu giảm tác dụng..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 4.2.4. Chế phẩm từ mẫu cây Xuyến Chi Ứng dụng ở địa bàn thôn tt Lập Thạch – LT – VP: Chia 3 vị trí tương ứng với 3 loại chế phẩm từ cây Xuyến Chi.. Chế phẩm. Bột khô. Hỗn hợp Tinh dầu. Dịch ngâm. Ngày sau Tỉ lệ ấu trùng chết ứng dụng 1 ≈ 20% 2 Tăng lên ≈ 50% 50% => ≈ 60%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm 4 Hoạt tính giảm dần 1 ≈ 40% 2 Tăng lên ≈ 70% Tăng trên 70% sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm 4 Hoạt tính giảm dần 1 ≈ 30% 2 Tăng lên ≈ 60% 60% => ≈ 70%, sau đó 3 hoạt tính bắt đầu giảm 4 Hoạt tính giảm dần. I – Chế phẩm bột khô.. Số muỗi trưởng thành bị xua đuổi ≈ 40% Tăng lên ≈ 50% Tăng lên ≈ 70%. 10. ≈ 70% ≈ 60% Tăng lên ≈ 70% Tăng lên ≈ 80%. 11. ≈ 80% ≈ 50% Tăng lên ≈ 60% Tăng lên ≈ 70%. 12. ≈ 70%. II – Chế phẩm tinh dầu. SƠ ĐỒ 4. Vị trí ứng dụng. III – Chế phẩm dịch ngâm.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> HOẠT TÍNH DIỆT ẤU TRÙNG MUỖI CỦA CHẾ PHẨM TỪ CÂY XUYẾN CHI. Kết luận: - Hoạt tính của chế phẩm là tinh dầu mạnh nhất => dịch ngâm => bột khô. - Ngày thứ nhất, ấu trùng bắt đầu chết với tỉ lệ tương đối từ 20% => 40% ở mỗi dạng chế phẩm sử dụng, muỗi trưởng thành bắt đầu di chuyển khỏi khu vực ứng dụng => Ngày thứ 2, số muỗi trưởng thành tập trung ở khu vực ứng dụng không có nhiều, ấu trùng tiếp tục bị tiêu diệt, tỉ lệ ấu trùng chết so với ban đầu vào khoảng 50% => 70% => Ngày thứ 3, hầu hết muỗi trưởng thành di chuyển khỏi vị trí ứng dụng, ấu trùng tiếp tục chết, số ít còn lại hoạt động giảm. Hoạt tính thể hiện cao nhất ở ngày thứ 2, ngày thứ 3 (> 70%) và những ngày tiếp theo nhận thấy hoạt tính của các chế phẩm bắt đầu giảm tác dụng..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Đề tài có 12 chế phẩm được điều chế từ 04 mẫu thực vật đều đảm bảo yêu cầu: 1. Diệt ấu trùng muỗi, ngăn cản sự lột xác của ấu trùng muỗi và làm chúng giảm sức sống. Từ đó phá vỡ chu trình sống của muỗi. 2. Xua đuổi muỗi trưởng thành ra khỏi khu vực sinh sản của chúng, muỗi không có vị trí thuận lợi cho hoạt động sinh sản để duy trì nòi giống. Mỗi mẫu thực vật được điều chế thành 03 dạng chế phẩm. Trong đó chế phẩm có hoạt tính mạnh nhất là dạng tinh dầu => dịch ngâm => bột khô. Trong 04 mẫu thực vật ứng dụng thì hoạt tính mạnh nhất là mẫu lấy từ cây Na => Đào ≈ Xoan => Xuyến Chi. Như vậy đề tài đã cơ bản hoàn thiện những mục tiêu đề ra. Đề tài mang lại hướng đi mới, bổ sung vào hệ thống phương pháp diệt muỗi hiện tại. Phương pháp diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng vừa hiệu quả cao vừa thân thiện với môi trường. Đặc biệt những chế phẩm của đề tài có khả năng ứng dụng trong những khu vực nước đọng trong tự nhiên khó hoặc không sử dụng được các biện pháp diệt ấu trùng muỗi khác. Chúng tôi mong muốn, sản phẩm của chúng tôi được mọi người biết đến như là một công cự hữu hiệu trong hoạt động diệt muỗi, ngăn ngừa sự bùng phát của muỗi và các dịch bệnh do chúng gây nên. Đặc biệt nếu đề tài được xây dựng trên quy mô tập trung, chúng ta sẽ có sản phẩm phổ biến rộng khắp trên thị trường mang lại cho người dân một sản phẩm diệt ấu trùng muỗi, ngăn cản muỗi tập trung sinh sản hữu hiệu, thân thiện với môi trường mà giá thành thấp..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Dược học cổ truyền 2. Trang bách khoa toàn thư mở 3. Tạp chí Ký sinh trùng và côn trùng của nhà xuất bản BioMed Central, Anh. 4. Tách chiết, tinh sạch một số hoạt chất từ hạt cây Neem (Azadirachta indica A. Juss) trồng tại Việt Nam và khả năng ứng dụng. Tác giả Vũ Văn Độ. Viện Sinh học Nhiệt đới, 2007. 5. Góp phần tìm hiểu thành phần hóa học của lá cây Neem - Azadirachta Indica A. Juss, thuộc họ Xoan (Meliaceae). Nguyễn Thị Ánh Tuyết. Đại học Khoa học Tự nhiên TP.HCM , 2002. 6. Báo Sức khỏe và đời sống, bài Các loại cá diệt ấu trùng muỗi. 7. Morisige H và cộng sự, Sinh Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1983..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA. Tiến hành thu mẫu thực vật. Hoạt động làm chế phẩm. Tiến hành thí nghiệm và kết quả thu được.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Thực nghiệm ở khu dân cư và báo cáo đề tài cấp trường. Tiến hành thực nghiệm. (1) (2) Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm.

<span class='text_page_counter'>(29)</span>

<span class='text_page_counter'>(30)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×