Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tai lieu thi dai hoc mon Van 687 trang LH 0904966236

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.61 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TÁC GIA</b>



<b>TÁC GIA NAM CAO</b>


<b>Câu 1: Tóm tắt sự nghiệp sáng tác của Nam Cao.</b>


- Nam Cao (1917-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra trong 1
gia đình nơng dân tại làng Đại Hồng, tổng Cao Đà, Huyện Nam
Sang, Phủ Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam. Ông bắt đầu sáng tác từ 1936 và
thực sự nổi tiếng với tác phẩm Chí Phèo (1941)


Trong 15 năm cầm bút, ông đã để lại cho văn học trên dưới 50
truyện ngắn. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao có thể chia
làm hai giai đoạn:


<i><b>*Giai đoạn 1</b></i>: <i><b>Trước Cách mạng tháng 8/1945</b></i>


Những sáng tác của Nam Cao trước cách mạng bao gồm 2 đề tài
chủ yếu: người nơng dân nghèo và người trí thức nghèo. Dù viết về đề
tài nào điều mà Nam Cao quan tâm trước tiên là tình trạng con người
bị hủy hoại về nhân phẩm do cuộc sống đói nghèo đẩy tới.


- ở mảng đề tài người nông dân, vốn là nhà văn sinh ra và lớn lên
nơi chốn bùn lầy nước đọng nên Nam Cao hiểu khá sâu sắc cuộc sống
của những con người nhỏ bé này. Ông đã viết được hàng loạt tác
phẩm rất có giá trị như: Lão Hạc, Chí Phèo, Lang Rận, Dì Hảo, Một
đám cưới…


+ Viết về đề tài người nông dân, Nam Cao thường chú ý đến những
số phận bi thảm. Ơng khơng đặt nhân vật của mình trong những mối
quan hệ xã hội rộng lớn mà chỉ đi vào những vấn đề thuộc quan hệ gia
đình nhỏ hẹp diễn ra âm thầm trong những túp lều tăm tối. Từ những


đơn vị gia đình trong q trình bần cùng hóa và ly tán ấy, ơng đã phản
ánh được chế độ thực dân trong những ngày cuối cùng của nó đã bóc
lột, vơ vét của người lao động đến cùng kiệt như thế nào.


+ Tuy nhiên điều nhà văn muốn nói khơng phải chỉ có thế. Những
tác phẩm trên Nam Cao có phát hiện sâu sắc, đó là tình trạng người
nơng dân bị hủy diệt mất nhân tính khi bị đẩy vào cuộc sống khốn
cùng khơng lối thoát (Tư cách mõ, một bữa no...). Chiều sâu nhân đạo
trong ngòi bút Nam Cao còn ở chỗ, nhà văn phát hiện dưới những tâm
hồn tưởng như u mê, tăm tối vì đói nghèo ấy vẫn lấp lánh ánh sáng
nhân phẩm ( Chí Phèo).


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

ta sung sướng… đặc biệt tiểu thuyết “Sống mòn”. Với những tác
phẩm này Nam Cao không chỉ diễn tả một cách sinh động tình trạng
sống dở, chết dở của những người mà cịn khám phá ra những tấn bi
kịch tinh thần có tầm cỡ thời đại. Đó là bi kịch của người trí thức có ý
thức sâu sắc về giá trị của sự sống, muốn làm một sự nghiệp tinh thần
cao cả, nhưng kết cục bị cuộc sống tàn nhẫn đẩy vào “Đời thừa”.


- > Nam Cao có đóng góp quan trọng trong việc làm hiện đại hố
câu văn xi Việt Nam và đưa nghệ thuật phân tích tâm lý đạt đến
trình độ bậc thầy.


<i><b>*Giai đoạn 2: Sau CMT8/1945</b></i>


- Nam Cao là một trong số ít các nhà văn đến với cách mạng ngay
từ đầu, năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng. Ơng tham gia hội văn
hố cứu quốc, làm thư ký tồ soạn tạp chí “Tiền Phong”, “Văn Nghệ
Việt Bắc”. Ông hăng hái tham gia cách mạng, kháng chiến. Thời kỳ
này Nam Cao cũng việt được nhiều tác phẩm có giá trị như: Truyện


biên giới, Nhật ký ở rừng, đặc biệt là truyện ngắn “Đôi mắt” được
xem là tuyên ngôn nghệ thuật của các nhà văn cùng thời.


- Những tác phẩm của Nam Cao có ý nghĩa đặt nền móng cho văn
học hiện đại. Năm 1951 trên đường về q cơng tác ơng bị kẻ thù
phục kích giết chết giữa đường lúc tài năng đang chín muồi. Cuộc đời
sáng tác của Nam Cao chỉ trên dưới 10 nhưng đã để lại một sự nghiệp
văn chương bất hủ. Ôngđược nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn
hố nghệ thuật đợt I năm 1996.


<b>Câu 2: Trình bày những nét chính trong phong cách nghệ thuật của</b>
<b>Nam Cao.</b>


Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, Nam Cao là nhà văn có phong
cách nghệ thuật độc đáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Với quan niệm về con người như thế, Nam Cao có khuynh hướng
tìm vào nội tâm, đi sâu và thế giới tinh thần của con người. Ơng là nhà
văn có biệt tài diễn tả, phân tích tâm lý nhân vật. Tâm lý nhân vật trở
thành trung tâm chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngịi bút Nam Cao.
Ơng tỏ ra đặc biệt sắc sảo trong việc phân tích và diễn tả những trạng
thái, những quá trình tâm lý phức tạp, những hiện tượng lưỡng tính dở
say dở tỉnh, dở khóc dở cười, mấp mé ranh giới đi giữa thiện và ác,
giữa hiền và dữ, giữa con người với con vật... Ngịi bút của ơng có thể
thâm nhập vào những q trình tâm lý phức tạp, những ngõ ngách sâu
kín nhất của tâm hồn con người, từ đó, dựng lên được những nhân vật
tư tưởng vừa có sức khái qt lớn vừa có cá tính độc đáo.


Do am hiểu tâm lý nhân vật nên Nam Cao đã tạo được những đoạn
đối thoại, độc thoại nội tâm rất chân thật, sinh động. Mặt khác, cũng do


yêu cầu miêu tả tâm lý mạch tự sự trong tác phẩm của ông thường đảo
lộn thời gian và không gian, tạo nên kiểu kết cấu tâm lý vừa phóng túng,
linh hoạt vừa nhất quán, chặt chẽ.


Một nét nổi bật khác trong phong cách nghệ thuật độc đáo của Nam
Cao có tính triết lý sâu sắc - những triết lý khơng khô khan mà xuất
phát từ cuộc sống thực và từ tâm tư đầy đau đớn dằn vặt của nhà văn.
Nam Cao cũng thường viết về cái nhỏ nhặt, xoàng xĩnh mà nhà văn
gọi là "những chuyện không muốn viết". Từ những sự việc quen thuộc,
thậm chí tầm thường trong đời sống hàng ngày, tác phẩm của Nam
Cao đã đặt ra những vấn đề tư tưởng xã hội có ý nghĩa to lớn, thể hiện
triết lý sâu sắc về con người, về cuôc sống vật nghệ thuật.


Nam Cao là nhà văn có giọng điệu riêng: buồn thương chua chát,
dửng dưng, lạnh lùng mà đầy thương cảm, đằm thắm yêu thương...
truyện Nam Cao ln thay đổi giọng điệu, trong đó có hai giọng cơ
bản nhất giọng tự sự lạnh lùng với những đại từ nhân xưng có sắc thái
dửng dưng hay khinh bạc: y, thị, hắn... và giọng trữ tình sơi nổi tha
thiết, thường mở đầu bằng những thán từ như "chao ôi", "hỡi ôi"... Hai
giọng văn đối lập nhau cứ chuyển hố qua lại, tạo nên những trang
viết thú vị, lơi cuối. Ngồi ra cịn có giọng điệu các nhân vật được trần
thuật bằng lời kể trực tiếp hay nửa trực tiếp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 3: Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao, chứng minh rằng</b>
<b>Nam Cao đã thực hiện triệt để những quan điểm ấy trong sáng tác</b>
<b>của mình: </b>


Nam Cao (1915-1951) không chỉ là 1 nhà văn hiện thực kiệt xuất
có tư tưởng nhân đạo phong phú và sâu sắc mà cịn là nhà văn có quan
điểm nghệ thuật tiến bộ và nhất quán. Quan điểm này tuy không được


phát biểu trực tiếp dưới dạng chính luận nhưng đã thể hiện rải rác
trong các sáng tác của ông. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao
ln ln suy nghĩ về “sống” và “viết”. Ban đầu ông chịu ảnh hưởng
sâu nặng của thứ nghệ thuật lãng mạn thoát ly thi vị hóa hiện thực,
ơng đã sáng những bài thơ, truyện tình tâm lý. Nhưng vốn là 1 nghệ sỹ
chân chính, giàu tình u thương quần chúng lao động cực khổ, Nam
Cao đã nhận ra thứ văn chương thơm tho đó xa lạ với đời sống lầm
than của đơng đảo quần chúng nghèo khổ xung quanh. Và ông đã
đoạn tuyệt với nó, để tìm đến với con đường nghệ thuật hiện thực
chân chính, “Nghệ thuật vị nhân sinh”.


Trong truyện ngắn “trăng sáng” (1943) được coi là tuyên ngôn
nghệ thuật đanh thép, cảm động của Nam Cao, ông đã viết “chao ôi
nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa
dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp
lầm than”. Theo Nam Cao, người cầm bút chân chính khơng được
“trốn tránh” sự thực mà “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất
cả những vang động của cuộc đời”. Nam Cao chủ trương văn học là
phải chứa đựng nội dung nhân đạo.


Tác phẩm văn học có giá trị khơng chỉ phản ánh sự thực đời sống
mà cịn phải có giá trị nhân đạo sâu sắc: “Nó phải chứa đựng 1 cái gì
lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lịng
thương, tình bác ái, sự cơng bình…nó làm cho người gần người hơn”
(Đời thừa). Nam Cao lao động nghệ thuật là 1 hoạt động nghiêm túc,
cơng phu. Địi hỏi người cầm bút phải có lương tâm, Nam Cao lên án
gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn “Sự cẩu thả bất cứ nghề gì cũng là 1
sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê
tiện”. ( Chủ trương văn chương phải miêu tả được hiện thự, phải diễn
tả được tiếng lòng đau khổ của quần chúng, Nam Cao cũng không tán


thành loại sáng tác “tả chân” hời hợt “chỉ tả được cái bề ngoài của xã
hội”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

đến những ngừơi thợ khéo tay, làm theo 1 vài kiểu mẫu đưa cho, văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tịi, khơi
những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.


Sau cách mạng, trong kháng chiến, Nam Cao say sưa trong mọi
công tác không nề hà lớn nhỏ với ý nghĩa dứt khốt, đặt lợi ích cách
mạng dân tộc lên trên hết, kháng chiến bùng nổ, nhà văn muốn “vứt cả
bút đi để cầm lấy súng” như 1 người công dân yêu nước thật sự. Nam
Cao tự nhủ “sống đã rồi hãy viết” và hăng hái lao mình vào phục vụ
kháng chiến.


Trước sau nhà văn trung thành với 1 ý nghĩ “góp sức vào việc
khơng nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tơi 1 nghệ thuật cao
hơn”. Đó là 1 thái độ đúng đắn, đẹp đẽ nhất của người nghệ sỹ chân
chính lúc đó. Những quan điểm nghệ thuật có thể hiện trong các sáng
tác của Nam Cao là lên án văn chương lãng mạn thoát ly, thi vị hoá
hiện thực, chống lại quan điểm nghệ thuật vì nghệ thuật, tác phẩm của
Nam Cao đã phản ánh chân thực bộ mặt của đời sống xã hội. Bộ mặt
tàn bạo thối nát của bọn thống trị.


Đời sống cực khổ lầm than của người nông dân bị đẩy vào con
đường tha hóa, tuyệt vọng (chí phèo, lão hạc). Những tấn bi kịch của
ngừơi trí thức tiểu tư sản nghèo (Điền, Hộ). Những tác phẩm của Nam
Cao chan chứa tinh thần nhân đạo. Các tác phẩm của Nam Cao lên án
đanh thép những thủ đoạn bóc lột, những hành vi tội ác của giai cấp
thống trị những thành kiến tồi tệ của xã hội. Nam Cao bênh vực,
khẳng định nhân phẩm của người lao động ngay cả khi họ có hình hài


xấu xí (thị Nở) hoặc bị huỷ hoại cả nhân tính lẫn nhân hình (chí phèo).
Ơng ca ngợi những tình cảm cao thượng đẹp đẽ đầy tinh thần vị tha
của con người (Hộ). Nam Cao ln ln tìm tịi khám phá sáng tạo
những sản phẩm tình thần độc đáo cả về nội dung lẫn cách biểu hiện.
Ơng đã tìm được những vấn đề mới mẻ ngay những đề tài vốn quen
thuộc. ở đề tài nông dân, mặc dù đến sau Ngô Tất Tố, Nguyễn Công
Hoan, nhưng Nam Cao vẫn đặt ra được 1 vấn đề hồn tồn mới, đó là
vấn đề lưu manh hố 1 bộ phận nông dân trước cách mạng. ở đề tài trí
thức tiểu tư sản, Nam Cao đặc biệt chú ý đến những tấn bi kịch tinh
thần của họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6></div>

<!--links-->

×