Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

kt hoc ki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.2 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>BÀI 7: NHỮNG THÀNH TỰU VĂN HÓA THỜI CẬN ĐẠI. Câu 1. Tình hình văn hóa từ đầu thời Cận đại chịu tác động chủ yếu của A. sự giao lưu của các nền văn hóa. B. sự xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn lớn. C. nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ. D. những biến động của lịch sử, chủ nghĩa tư bản xác lập. Câu 2. Một trong những vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời Cận đại được thể hiện ở việc A. khẳng định những giá trị truyền thống. B. làm cầu nối để mở rộng giao lưu văn hóa. C. tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến. D. định hướng cho sự phát triển của các quốc gia. Câu 3. Một trong những vai trò quan trọng của văn học, nghệ thuật, tư tưởng vào buổi đầu thời Cận đại được thể hiện ở việc A. giữ gìn bản sắc của các dân tộc. B. tạo nên những con người lao động mới. C. định hướng quan điểm, tư tưởng cho nhân dân. D. hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản. Câu 4. Quốc gia nào đạt được những thành tựu văn học đặc sắc nhất thời Cận đại? A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Hà Lan. Câu 5. Hoàn thiện đoạn tư liệu nói về các nhà văn, nhà thơ tiêu biểu của nước Pháp buổi đầu thời cận đại: “Cooc nêy(1606-1684) là đại biểu xuất sắc cho nền(a) cổ điển Pháp, La Phông ten (1621-1695) là nhà ngụ ngôn và(b) cổ điển Pháp. Môlie (1622) là tác gia nổi tiếng của nền (c) cổ điển Pháp…” A. a.chính kịch, b. bi kịch, c. hài kịch. B. a. bi kịch, b. nhà văn, c. hài kịch. C. a. bi kịch, b. nhà văn, c. chính kịch. D. a. bi kịch, b. nhà thơ, c. hài kịch. Câu 6. Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc thiên tài người A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Áo. Câu 7. Người có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng của thế giới là A. Trai-cốp-xki 1840-1893). B. Bét tô ven (1770-1827). C. Mo-da(1756-1791). D. Bach(1685-1750). Câu 8. Rem-bran(1606-1669) là họa sĩ đồ họa nổi tiếng thế giới về A. tranh phong cảnh chất liệu sơn dầu. B. tranh cổ động tuyên truyền, chất liệu màu nước. C. tranh biếm họa, tranh chân dung chất liệu khắc kim loại. D. tranh chân dung, tranh phong cảnh chất liệu sơn dầu, khắc kim loại. Câu 9. họa sĩ đồ họa nổi tiếng thế giới Rem-bran(1606-1669) là người nước nào? A. Anh. B. Pháp. C. Hà lan. D. Áo. Câu 10. Nhận xét nào dưới đây không phản ánh đúng về trào lưu triết học Ánh sáng? A. Đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng Khai sáng vĩ đại. B. Đã giải phóng châu Âu thoát khỏi thời kì “đêm trường trung cổ”. C. Đã có đóng góp quan trọng vào sự phát triển tư tưởng của châu Âu..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> D. Đã có đóng góp vào tháng lợi của Cách mạng tư sản Pháp thế kỉ XVIII. Câu 11. Yếu tố được xem như “ Những người đi trước dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là A. các nhà khai sáng ở thế kỉ XVII – XVIII. Các nhà triết học cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII. C. các nhà văn, nhà thơ cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII. D. các nhà soạn kịch cổ điển ở thế kỉ XVII – XVIII. Câu 12. Thành tựu văn học, nghệ thuật từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX chịu tác động của yếu tố nào? A. Sự giao lưu của các nền văn hóa. B. Sự xuất hiện nhiều nhà thơ, nhà văn lớn. C. Nền kinh tế TBCN phát triển mạnh mẽ. D. CNTB chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Câu 13. Hoạt động trên lĩnh vực nghệ thuật, các nhà văn, nhà thơ đều thực hiện nhiệm vụ A. bảo vệ những người nghèo khổ. B. đấu tranh chống mọi áp bức bóc lột. C. đi vào đời sống của nhân dân lao động. D. phản ánh khá đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội. Câu 14. Hãy sắp xếp các tác giả: 1. Lep-tôn-xtôi; 2. Vích-to-Huy-gô; 3. Mác tuên cho phù hợp với các tác phẩm của họ: a. Những người khốn khổ; b. Những cuộc phiêu lưu của Tôm-Xoay-ơ; c. Chiến tranh và hòa bình. A. 1c, 2a, 3b. B. 1a, 2c, 3b. C. 1b, 2a, 3c. D. 1c, 2b, 3a. Câu 15. Hãy sắp xếp các tác giả: 1. Lep-tôn-xtôi; 2. Vích-to-Huy-gô; 3. Mác tuên cho phù hợp với quê hương của họ: a. Mĩ, b. Nga, c. Pháp. A. 1b, 2c, 3a. B. 1a, 2c, 3b. C. 1b, 2a, 3c. D. 1c, 2b, 3a. Câu 16. Thơ Dâng là tác phẩm văn học của nước nào? A. Trung Quốc. B. Nhật Bản. C. Hàn Quốc. D. Ấn Độ. Câu 17. Năm 1913 đánh dấu thành tựu to lớn nào dưới đây trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật? A. Tác phẩm văn học thơ Dâng đoạt giải Nobel. B. Tác phẩm văn học Những người khốn khổ đoạt giải Nobel. C. Tác phẩm văn học Chiến tranh và hòa bình đoạt giải Nobel. D. Tác phẩm văn học Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ đoạt giải Nobel. Câu 18. Thơ Dâng -tác phẩm văn học đoạt giải Nobel vì A. thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc. B. thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. C. thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại. D. thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Câu 19. Nhật kí người điên, AQ chính truyện… là tác phẩm của nhà văn nổi tiếng nào người Trung Quốc? A. Tào Đình. B. Cố Mạn. C. Mạc Ngôn. D. Lỗ Tấn. Câu 20. Tác phẩm Đừng động vào tôi của nhà thơ Hô-xê Ri-đan đã phản ánh A. cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Xingapo..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> B. cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Ma-lai-xi-a. C. cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Phi-líp-pin. D. cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân In-đô-nê-xi-a. Câu 21. Hô-xê Mác-ti là nhà văn nổi tiếng của A. Mĩ. B. Cu-ba. C. Mê-hi-cô. D. Vê-nê-xu-ê-la. Câu 22. Công trình nghệ thuật kiến trúc đặc sắc thế giới được hoàn thành vào năm 1708 là A. Điện Kremli (Nga). B. Thành Rô-ma ( I-ta-li-a). C. Cung điện Véc-xai (Pháp). D. Cung điện Buốc king ham (Anh). Câu 23. Nơi hội tụ nhiều nhà văn hóa lớn của thế giới cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là A. Pa-ri (Pháp). B. Luân-đôn (Anh). C. Xanh-pê-téc-pua (Nga) D. Ma –đơ-rít (Tây Ban Nha). Câu 24. Người được xem là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà viết kịch nổi tiếng thời Cận đại là A. Mác-tuên (Mĩ). B. Víc-to-Huy-gô (Pháp). C. Lép-tôn-xtôi (Nga). D. Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ấn Độ). Câu 25. Giá trị nhân văn đặc sắc được thể hiện trong tác phẩm Những người khốn khổ là gì? A. Đồng cảm với cuộc sống của nhân dân lao động. B. Đề cao giá trị con người, mang lại hạnh phúc cho ho0j. C. Bảo vệ quyền lợi cho những người lao động nghèo khổ. D. Yêu thương con người, mong tìm giải pháp đem hạnh phúc đến cho họ. Câu 26. Tác phẩm nào dưới đây không do Lép-tôn-xtôi sáng tác? A. Phục sinh. B. An-na Ka-rê-ni-a. C. Sông Đông êm đềm. D. Chiến tranh và hòa bình. Câu 27. Các tác phẩm của Lép-tôn-xtôi chủ yếu theo trường phái nào? A. Văn học lãng mạn. B. Văn học trào phúng. C. Văn học cách mạng. D. Văn học hiện thực phê phán. Câu 28. Nội dung nào dưới đây không được Lép-tôn-xtôi đề cập trong các tác phẩm của mình? A. Chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng. B. Chống lại sự cấu kết giữa tư sản và Nga hoàng. C. Ca ngợi phẩm chất người dân Nga trong bảo vệ đất nước. D. Ca ngợi phẩm chất người dân Nga trong xây dựng Tổ quốc. Câu 29. “Tấm gương phản chiếu cách mạng Nga” là đánh giá của Lê-nin về các tác phẩm của tác giả nào? A. C B. Sê-khốp. C. Đôn-tôi-xki. D. Lép-tôn-xtôi. Câu 30. Tác giả nào được xem là nhà văn trào phúng của Mĩ ở thế kỉ XIX? A. Lép-tôn-xtôi B. Mác-tuên. C. Sê-khốp. D. Giắc-lơn-đơn. Câu 31. Vở ba-lê Hồ thiên nga, Người đẹp ngủ trong rừng là của tác giả A. Mô-da. B. Sô-panh. C. Bét-tô-ven. D. Trai-cốp-xki. Câu 32. Văn học phương Đông và phương Tây thời Cận đại cùng phản ánh nội dung nào? A. Cảnh đẹp thiên nhiên và bộ mặt của xã hội đương thời..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B. Đời sống của công nhân và cuộc đấu tranh chống CNTB. C. Đời sống của nhân dân và ý chí quật khởi đấu tranh cho độc lập, tự do. D. Cảnh thiên nhiên, quyết tâm chống thực dân phong kiến giành độc lập..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×