Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Kỹ thuật trồng lạc xuân pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.71 KB, 4 trang )

Kỹ thuật trồng lạc xuân



Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, cây trồng cạn có giá trị kinh tế cao.
Trong những năm gần đây nhiều giống lạc mới có tiềm năng năng suất cao chất
lượng tốt cùng với những tiến bộ kỹ thuật về canh tác, đã nâng cao năng suất,
hiệu quả kinh tế giúp cho sản xuất lạc ngày càng phát triển.
- Lựa chọn những giống có thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu thời vụ
trong công thức luân canh, những giống có năng suất cao, chất lượng tốt có khả năng
kháng hoặc ít bị nhiễm sâu bệnh như: L14, L18, L23, MD7
Lượng giống gieo cho 1 ha cần từ 200-220 kg lạc vỏ tùy giống.
- Để đảm bảo mật độ cây, sau khi bóc vỏ tiến hành lựa chọn hạt giống thuần có
kích cỡ đồng đều sạch bệnh để gieo.
Lạc có thể trồng trên nhiều loại đất: đất đồi, đất ruộng, đất bãi ven sông. Thích
hợp nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ thoát nước tốt.
Đất được cày sâu, bừa nhỏ tơi xốp và nhặt sạch cỏ dại trước khi rạch hàng lên
luống. Đất ruộng dễ bị ngập úng cần lên luống rộng 1,3 m (cả rãnh). Đảm bảo mặt
luống rộng 1 m, luống cao 15-20 cm. Rạch 4 hàng dọc theo luống, độ sâu rạch từ 8-
10cm để bón lót và tra hạt. Đất bãi ven sông có thể gieo thành từng băng rộng 3-4 m.
Đất đồi bố trí trồng theo đường đồng mức để hạn chế rửa trôi, xói mòn đất.
Vụ xuân từ 5/2-30/2. Tốt nhất từ 5/2-15/2
Phân bón đạm urê: 50-60 kg/ha (1,8 - 2 kg); lân supe: 400-450 kg/ha (1,4 -1,6
kg); Kali: 100-120 kg/ha (3,5 - 4 kg); vôi bột: 400-450 kg/ha (14 - 16 kg), phân
chuồng hoai mục, 200 - 350 kg/sào
Vôi bột bón lót 1/2 khi làm đất, 1/2 còn lại bón vào thời kỳ vun gốc. Toàn bộ
lượng phân hóa học, phân chuồng trộn đều và bón vào hàng đã rạch sẵn. Sau đó tiến
hành lấp đất vùi phân dày 4-5 cm để hạt khi gieo không tiếp xúc trực tiếp với phân.
- Mật độ trồng 32-35 cây/m2. Hàng cách hàng 25 cm, hốc cách hốc 18-20 cm
(gieo 2 hạt/hốc) hoặc hốc cách hốc 10 cm (gieo 1 hạt/hốc)
Khi gieo đất phải đủ ẩm, không sử dụng phân chuồng chưa hoai mục. Đất phải


được lấp sâu 4-5 cm.
- Vụ xuân, sau khi gieo hạt xong tiến hành che phủ nilon ngay, khi lạc đã nảy
mầm nhú khỏi mặt đất dùng tay hoặc ống chụp chọc lỗ để mầm lộ ra ngoài, sau đó bới
nhẹ đất quanh gốc để 2 lá mầm lộ ra tạo thuận lợi cho cành cấp 1 phát triển nhanh.
- Để phủ kín bề mặt luống trồng lạc rộng 1 m, hiện nay người ta thường sử
dụng loại nilon trắng không pha mầu, mỏng và có bề rộng 1,2 -1,25m (1 kg loại này có
chiều dài 100 – 110m. Trước khi tiến hành che phủ nilon dùng thuốc trừ cỏ Ronsta,
Butavil, Danaxone, phun đều trên mặt luống theo hướng dẫn trên bao bì. Nilon che
phủ phải được căng phẳng, được chèn chặt bằng đất quanh mép luống để cố định
không bị lật khi gặp gió.
Đối với lạc không che phủ nilon cần xới phá váng khi cây có 2-3 lá thật (sau
mọc 10-12 ngày). Xới thoáng gốc để cho 2 lá mầm lộ ra, tạo điều kiện cho cặp cành
cấp 1 phát triển tốt. Xới cỏ lần 2 khi cây có 7-8 lá thật (sau mọc 30-35 ngày), xới sâu
giữa hàng tạo cho đất tơi xốp thoáng khí. Xới cỏ lần 3, kết hợp vun gốc sau khi ra hoa
rộ 7-10 ngày.
- Nếu thời tiết khô hạn phải tưới nước vào 2 thời kỳ quan trọng, trước khi ra
hoa (thời kỳ 6-7 lá) và làm quả. Có thể tưới phun hoặc tưới vào rãnh ngập 2/3 luống để
nước ngấm đều rồi tháo cạn.
- Phun thuốc trừ sâu bằng Sumidicin 0,2% (nếu phát hiện có sâu). Dùng thuốc
Daconin, Anvil, Bayleton 0,1-0,3% hoặc có thể dùng Zinep 0,2%, Boocdo phun để
ngăn ngừa bệnh hại lá, làm rụng lá sớm. Thuốc bệnh có thể phun làm 2 lần, lần 1 sau
gieo 40-50 ngày, lần 2 cách lần 1 khoảng 20-25 ngày. Phun các loại phân trung, vi
lượng tổng hợp (Mo, B, Zn, Cu, Mg) vào thời kỳ 7-8 lá, kích thích ra hoa nhiều, tỷ lệ
đậu quả cao năng suất có thể tăng 7-10%.
Đối với lạc, lạc trồng bằng kỹ thuật che phủ nilon không cần xới xáo, làm cỏ
nhưng cũng phải chú ý vét cỏ rãnh và khi hạn cần tưới nước vào rãnh để lạc sinh
trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao.

×