Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Dùng thuốc trông giờ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.57 KB, 6 trang )

Dùng thuốc trông giờ


Nếu dùng thuốc đúng giờ, thuốc sẽ phát huy tác dụng tốt nhất. Dùng thuốc
không đúng lúc có khi còn gây hại.
Muốn nâng cao hiệu lực của một thứ thuốc, từ lâu và cho tới nay có hai biện
pháp chủ yếu được áp dụng: 1. Thay đổi cấu trúc hóa học của thuốc để tạo ra những
dẫn chất mới có tác dụng tốt hơn; 2. Chọn con đường đưa thuốc vào cơ thể và bào chế
dạng thuốc tối ưu để giảm thiểu tác dụng phụ và gia tăng tác dụng điều trị.
“Dược lý thời khắc”: giờ nào thuốc nấy
Gần đây khi phát hiện và xác định vai trò các chu kỳ sinh học có trong cơ thể
người, đã xuất hiện một biện pháp khác tỏ ra có nhiều triển vọng trong việc nâng cao
hiệu lực của thuốc. Đó là biện pháp chọn thời điểm cho thuốc để có tác dụng tốt nhất.
Đây cũng là nội dung nghiên cứu của một lĩnh vực mới trong y dược học: dược lý thời
khắc.
Một thứ thuốc khi đưa vào cơ thể hiệu lực tùy thuộc nhiều yếu tố, nhưng chủ
yếu là do tính dung nạp (nói theo dân dã là tính “hạp” hay “chịu”) của cơ thể đối với
thuốc và sự chuyển hóa thuốc trong cơ thể đưa đến tác dụng.
- Về tính dung nạp thuốc (tức sức chịu đựng của cơ thể đối với thuốc), nếu cơ
thể không dung nạp thuốc tốt thì thuốc sẽ có tác dụng xấu, thậm chí có thể gây độc.
Nhiều nghiên cứu cho thấy tính dung nạp thuốc của cơ thể cũng biến đổi theo chu kỳ
tương ứng với chu kỳ sinh học trong cơ thể.

3 vấn đề khi thuốc vào
người


Ví dụ, biết được chu kỳ sinh học của sự tiết
adrenalin nội sinh đạt mức tối đa vào lúc 9 giờ
sáng trong ngày, do đó tiêm thuốc adrenalin (tức
đưa thêm adrenalin từ bên ngoài vào) vào thời


điểm này hoàn toàn không có lợi, vì cơ thể đã có
sẵn adrenalin. Hay độc tính của thuốc chống ung
thư (tức tác dụng diệt tế bào ung thư đồng thời
cũng là độc tính đối với tế bào thường) 5-
Fluoruracil nếu tiêm vào buổi sáng sẽ mạnh gấp
đôi so với buổi chiều, tức là sự chịu đựng của cơ
thể đối với thuốc chống ung thư này tốt hơn vào
buổi chiều.
- Về sự chuyển hóa thuốc, nhiều thuốc nếu
được cơ thể chuyển hóa nhanh, tác dụng sẽ mạnh
nhưng ngắn. Còn chuyển hóa quá chậm, tác dụng
sẽ yếu và kéo dài. Không kể trường hợp chuyển
hóa chậm có thể tích lũy lại trong cơ thể gây ngộ
độc.

Khi đưa thuốc vào cơ thể, dược lý
thời khắc chú ý đến ba vấn đề:

* Thời động học: tức là thuốc sẽ
hấp thụ, phân bố, chuyển hóa, thải
trừ theo chu kỳ thời gian như thế
nào.

* Thời nhận cảm: tức là sự đáp
ứng của hệ thống đích (là nơi
thuốc sẽ phát huy tác dụng) với
thuốc theo chu kỳ thời gian như
thế nào.

* Thời năng động: tức là tác dụng

của thuốc, kể cả tốt và xấu, theo
chu kỳ thời gian như thế nào.

Vì thế tác dụng của thuốc có tùy thuộc yếu tố thời gian. Cho thuốc đúng lúc thì
tác dụng sẽ tốt nhất. Cho thuốc không đúng lúc, không những không khỏi bệnh mà có
khi còn có hại vì làm rối loạn thêm cấu trúc sinh học của cơ thể.
Cho tới nay có nhiều thuốc được nghiên cứu để chọn thời điểm cho thuốc tối ưu
trong ngày. Ví dụ như thuốc loại glucocorticoid được dùng trị hen suyễn thì có khuyến
cáo là nên dùng vào buổi sáng. Trái lại, thuốc Theophyllin thì khuyến cáo nên dùng
vào chiều tối. Đặc biệt, đối với thuốc trị ung thư là loại có độc tính, khai thác hiện
tượng cơ thể nhạy cảm với thuốc không đồng đều trong ngày, các nhà khoa học tìm
cách nâng cao hiệu quả điều trị mà cơ thể người bệnh vẫn chịu đựng được những thuốc
có độc tính cao.
Hợp tác dùng thuốc
Vấn đề người bệnh không chịu phối hợp dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị
ngày càng trở nên nghiêm trọng đến độ vào năm 2003, Tổ chức Y tế thế giới (WHO)
đã tuyên bố tình trạng người bệnh không hợp tác, bỏ ngang việc dùng thuốc trở thành
mối quan ngại toàn cầu cho sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay các nhà y dược gọi tên việc bệnh nhân chấp nhận dùng thuốc theo
đúng liệu trình của phác đồ điều trị là “hợp tác dùng thuốc” thay vì trước đây gọi là
“tuân thủ dùng thuốc”.
Các nhà khoa học nhất trí cho rằng để người bệnh hợp tác dùng thuốc, họ cần
được giúp đỡ ba việc sau:
1. Tiếp cận dễ dàng và thuận lợi với thuốc men: Người bệnh rất dễ bỏ cuộc
không tiếp tục dùng thuốc nếu thuốc có chế độ dùng quá phức tạp (như dùng quá nhiều
lần trong ngày, có thứ phải dùng đến năm lần/ngày) hoặc không tiện dụng (dùng dạng
tiêm chích thay vì uống). Đặc biệt về vấn đề giá thuốc quá cao như ở nước ta còn đòi
hỏi sự tiếp tay của xã hội hỗ trợ những bệnh nhân vì nghèo không có khả năng chi trả
tiền thuốc.
2. Tăng cường sự hiểu biết của người bệnh về tình trạng bệnh và chế độ điều trị

bằng thuốc: Người bệnh cần biết rõ những điều cơ bản về bệnh của họ và về thuốc để
hiểu lý do phải dùng, số lượng và số lần dùng, tác dụng phụ của thuốc
3. Hình thành và củng cố động cơ hợp tác dùng thuốc ở người bệnh: tức phải
tạo được niềm tin ở người bệnh, muốn chữa hết bệnh dứt khoát phải hợp tác với thầy
thuốc dùng đúng và đủ thuốc.
Để thúc đẩy hợp tác dùng thuốc, cần phối hợp các biện pháp can thiệp sau:
- Biện pháp kỹ thuật: Bác sĩ điều trị khi chỉ định thuốc nên lựa chọn thuốc mà
chế độ dùng thuận tiện hơn, như dùng dạng thuốc lỏng (xirô, hỗn dịch ) cho trẻ em,
dạng thuốc phóng thích kéo dài dùng một lần thay vì 3-4 lần trong ngày đối với người
cần dùng thuốc lâu dài.
- Biện pháp truyền thông: Các bác sĩ, dược sĩ là người thích hợp nhất giúp
người bệnh nâng cao hiểu biết về bệnh tật và thuốc men chữa trị có liên quan. Người
bệnh sẽ hợp tác dùng thuốc tốt hơn khi nhà điều trị chịu khó nói năng với lời lẽ chân
tình giúp người bệnh hiểu rõ về bệnh tình để từ đó có sự tin cậy về chế độ dùng thuốc.

×