Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

bai tap vat li 11 chuong 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.24 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>1. Nhiễm điện cho một thanh nhựa rồi đưa nó lại gần hai vật M và N. Ta thấy thanh nhựa hút cả hai vật M và N. Tình huống nào dưới đây chắc chắn không xảy ra ? A. M và N nhiễm điện cùng dấu. B. M và N nhiễm điện trái dấu. C. M nhiễm điện còn N không nhiễm điện. D. cả M và N không nhiễm điện. 2. Một hệ cô lập gồm ba điện tích điểm, có khối lượng không đáng kể, nằm cân bằng với nhau. Tình huống nào dưới đây có thể xảy ra ? A. Ba điện tích cùng dấu nằm ở ba đỉnh của một tam giác đều. B. Ba điện tích cùng dấu nằm trên một đường thẳng. C. Ba điện tích không cùng dấu nằm tại ba đỉnh của một tam giác đều. D. Ba điện tích không cùng dấu nằm trên một đường thẳng. 3. Nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích điểm lên 3 lần thì lực tương tác tĩnh điện điện giữa chúng sẽ : A. tăng 3 lần. B. giảm 3 lần. C. tăng 9 lần. D. giảm 9 lần. 4. Môi trường nào dưới đây không chứa các điện tích tự do ? A. nước biển. B. nước sông. C. nước mưa. D. nước cất. 5. Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không nhiễm điện do hưởng ứng ? Đặt một quả cầu mang điện ở gần đầu của một A. thanh kim loại không mang điện. B. thanh kim loại mang điện dương. C. thanh kim loại mang điện âm. D. thanh nhựa mang điện âm. 6. Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do : A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc. B. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng. C. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát. D. cả ba hiện tương trên. 7. Đưa một quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần một quả cầu kim loại B nhiễm điện dương. Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra ? A. cả hai quả cầu đều bị nhiễm điện do hưởng ứng. B. cả hai quả cầu đều không bị nhiễm điện do hưởng ứng. C. chỉ có quả cầu A bị nhiễm điện do hưởng ứng. D. chỉ có quả cầu B bị nhiễm điện do hưởng ứng. 8. Muối ăn kết tinh ( NaCl ) là điện môi. Chọn câu đúng : A. trong muối ăn kết tinh có ion dương tự do. B. trong muối ăn kết tinh có ion âm tự do. C. trong muối ăn kết tinh có electron tự do. D. trong muối ăn kết tinh có ion, electron tự do. 9. Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường ? A. ở bên ngoài gần một quả cầu nhựa nhiễm điện. B. ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện. C. ở bên ngoài gần một quả cầu kim loại nhiễm điện. D. ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện. 10. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường : A. tỉ lệ thuận với chiều dài đường đi MN. B. tỉ lệ thuận với độ lớn của q. C. tỉ lệ thuận với thời gian di chuyển. D. cả ba đều đúng. 11. Công của lực điện tác dụng lên một điện tích điểm q khi di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường thì không phụ thuộc vào ? A. vị trí của các điểm M và N. B. hình dạng của đường đi. C. độ lớn của q. D. độ lớn của q và cường độ điện trường tại các điểm trên đường đi..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 12. Một electron ( -e = - 1,6.10-19 C ) bay từ bản điện dương sang bản điện âm trong điện trường đều của một tụ điện phẳng, theo một đường thẳng MN dài 2cm, có phương làm với đường sức điện một góc 600. Biết cường độ điện trường trong tụ điện là 1000V/m. Công của lực điện trường trong dịch chuyển này là : A. + 2,77.10-18 J. B. – 2,77.10-18 J. C. - 1,6.10-18J. D. + 1,6.10-18J. 13. Khi một điện tích q di chuyển trong một điện trường từ một điểm A đến một điểm B thì lực điện sinh công 2,5J. Nếu thế năng của q tại A là 2,5J thì thế năng của nó tại B là bao nhiêu ? A. – 2,5J. B. – 5J. C. 5J. D. 0 -8 14. Một điện tích q = + 4.10 C di chuyển trong môt điện trường đều có CĐĐT là 100V/m theo một đường gấp khúc ABC. Đoạn AB dài 20cm và vectơ độ dời làm với các đường sức điện một góc 300. Đoạn BC dài 40cm và vectơ độ dời làm với các đường sức điện một góc 1200. Công của lực điện là : A. – 0,108.10-6J. B. + 0,108.10-6J. C. – 0,180.10-6J. D. + 0,180.10-6J. 15. Biểu thức nào dưới đây biểu diễn một đại lượng có đơn vị là vôn ? A. qEd. B. qE. C. Ed. D. AIt. 16. Thế năng của electron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là – 32.10-19J. Điện tích của electron là – e = là – 1,6.10-19C. Điện thế tại M bằng : A. +32V. B. -32V. C. +20V. D. – 20V. -19 17. Một electron (– e = là – 1,6.10 C ) bay từ điểm M đến điểm N trong một điện trường, giữa hai điểm có hiệu điện thế UMN = 100V. Công mà lực điện sinh ra bằng : A. – 1,6.10-17 J. B. – 1,6.10-19 J. C. - 1,6.10-18J. D. + 1,6.10-19J. 18. Thả một ion dương cho chuyển động không vận tốc đầu từ một điểm bất kì trong một điện trường do hai điện tích điểm dương gây ra. Ion đó sẽ chuyển động : A. dọc theo một đường sức điện. B. dọc theo một đường nối hai điện tích điểm. C. từ điểm có điện thế cao đến điểm có điện thế thấp. D. từ điểm có điện thế thấp đến điểm có điện thế cao. 19. Hiệu điện thế giữa hai điểm M,N là UMN = 40V. Chọn câu đúng : A. điện thế ở M là 40V. B. điện thế ở M có giá trị dương, ở N có giá trị âm. C. điện thế ở N bằng 0. D. điện thế ở M cao hơn điện thế ở N là 40V. 20. Chọn câu SAI : A. Điện dung của tụ điện phụ thuộc điện tích của nó. B. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào hiệu điện thế giữa hai bản của nó. C. Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào cả hiệu điện thế và điện tích giữa hai bản của nó. D. Điện dung của tụ điện không phụ thuộc vào hiệu điện thế và điện tích giữa hai bản của nó. 20. Chọn câu đúng : A. Điện dung của tụ điện tỉ lệ điện tích của nó. B. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản của nó. C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó. D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế và điện tích giữa hai bản của nó. 21. Hai tụ điện chứa cùng một lượng điện tích thì : A. chúng phải có cùng điện dung. B. hiệu điện thế giữa hai bản của mỗi tụ điện phải bằng nhau. C. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn hơn. D. tụ điện nào có điện dung lớn hơn, sẽ có hiệu điện thế giữa hai bản lớn nhỏ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 22. Đơn vị của điện dung là : A. Culoong. B. Vôn. C. Fara. D. Vôn trên mét.  23. Một tụ điện có điện dung 20 F, được tích điện dưới hiệu điện thế 40V. Điện tích của tụ là : A. 8.10-4C. B. 8.10-3C. C. 8.10-2C. D. 8.10-1C. 24. Một tụ điện phẳng không khí có điện dung 1000pF và khoảng cách giữa hai bản là 1mm. Tích điện cho tụ dưới hiệu điện thế 60V. Điện tích của tụ điện và cường độ điện trường trong tụ điện là : A. -6.10-8C; 6.10-4V/m. B. 6.10-8C; 6.10-4V/m. C. 8.10-8C; 6.10-4V/m. D. 6.10-8C. 8.10-4V/m. 25. Công thức của định luật Culoong trong điện môi đồng tính : F k .. q1.q2  .r. F k ..  q1.q2 r. F k .. q1.q2  .r 2. F k .. q1.q2  .r. A. B. C. D. 26. Q là một điện tích điểm âm đặt tại điểm O. M và N là hai điểm nằm trong điện trường của Q với OM = 10cm và ON = 20cm. Chỉ ra đẳng thức đúng ? A. VM < VN < 0 B. VN < VM < 0 C. VM > VN > 0 D. VN > VM > 0 27.Biểu thức nào dưới đây là biểu thức của định nghĩa điện dung của tụ điện ? F A. q. U B. d. AM  C. q. Q D. U. 28. Di chuyển một điện tích q từ điểm M đến điểm N trong một điện trường. Công AMN của lực điện sẽ càng lớn nếu : A. đường đi MN càng dài. B. đường đi MN càng ngắn. C. Hiệu điện thế UMN càng lớn. D. hiệu điện thế UMN càng nhỏ. 29. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức : A. I = q2/t. B. I = q.t. C. I = q2.t D. I = q/t. 30. Điều kiện để có dòng điện là : A. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín. B. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn. C. chỉ cần có hiệu điện thế. D. chỉ cần có nguồn điện. 31. Hiệu điện thế 1V được đặt vào hai đầu điện trở 10  trong khoảng thời gian 20s. Lượng điện tích dịch chuyển qua điện trở này khi đó là : A. 200C. B. 20C. C. 2C. D. 0,2C. 32. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng : A. tạo ra điện tích dương trong 1s. B. tạo ra các điện tích trong 1s. C. thực hiện công của nguồn trong 1s. D. thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện. 33. Có thể tạo ra một pin điện hóa bằng cách ngâm trong dung dịch muối ăn : A. hai mảnh đồng. B. hai mảnh nhôm. C. hai mảnh tôn. D. một mảnh nhôm và một mảnh kẽm. 34. Cường độ dòng điện không đổi chạy qua một dây tóc bóng đèn là 0,273A. Tính điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 1 phút : A. 16,38C. B . 17,38C. C. 18,38C. D. 16,38F..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 35. Suật điện động của một acqui là 6V, công của lực lạ khi dịch chuyển điện lượng 0,8C bên trong nguồn điện từ cực âm tới cực dương của nó là : A. 4,5J. B. 0,25J. C. 4,8J. D. 5,6J. 36. Lực lạ thực hiện một công là 840mJ khi dịch chuyển một lượng điện tích 7.10-2C giữa hai cực bên trong một nguồn điện. Suất điện động của nguồn điện là : A. 9V. B. 10V. C. 11V. D. 12V. 37. Đối với mạch kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì cường độ dòng điện trong mạch : A. tỉ lệ thuận với điện trở mạch ngoài. B. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng. C. tỉ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài. D. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng. 38. Hiện tượng đoảm mạch của dòng điện xảy ra khi : A. sử dụng các dây dẫn ngắn để nối mạch điện. B. nối hai cực của nguồn điện bằng dây dẫn có điện trở nhỏ. C. không mắc cầu chì cho mạch điện kín. D. dùng pin hoặc acqui để mắc một mạch điện kín. ĐỀ BÀI DÙNG CHO CÁC CÂU 39,40,41 :Cho nguồn điện có suất điện động 12V và điện trở trong không đáng kể, mắc nối tiếp với ba điện trở mạch ngoài lần lượt có điện trở bằng 3  , 4  và 5  . 39. Cường độ dòng điện chạy trong mạch : A. 4A. B. 3A. C. 2A. D. 1A. 40. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 : A. 4V. B. 3V. C. 2V. D. 1V. 41. Công của nguồn điện sản ra trong 10 phút và công suất tỏa nhiệt ở điện trở R3 : A. 7200J; 50W. B. 720J; 5W. C. 7200J; 5W. D. 72000J; 0,5W. 42. Khi mắc điện trở R1 = 4  vào hai cực của một nguồn điện thì dòng điện trong mạch là 0,5A. Khi mắc điện trở R2 = 10  thì dòng điện trong mạch là 0,25A. Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là : A. 2V; 2  . B. 2V; 3  . C. 3V; 2  . D. 3V; 3  . 43. Khi mắc điện trở R1 vào hai cực của một nguồn điện có điện trở r = 4  thì dòng điện trong mạch là 1,2A. Khi mắc thêm điện trở R2 = 2  nối tiếp với điện trở R1 thì dòng điện trong mạch là 1A. Giá trị của điện trở R1 là : A. 6  . B. 5  . C. 4  . D. 3  . 44. Một điện trở R = 4  được mắc vào nguồn điện có suất điện động là 1,5V để tạo thành mạch điện kín thì công suất tỏa nhiệt ở điện trở này là 0,36W. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R và điện trở trong của nguồn là : A. 12V; 2  . B. 1,2V; 1  . C. 12V; 1  . D. 1,2V; 2  . 45. Một dây hợp kim có điện trở R = 5  mắc vào hai cực của một pin điện hóa có suất điện động 1,5V và điện trở trong 1  . Điện trở của dây nối là rất nhỏ. Lượng hóa năng được chuyển thành điện năng trong 5 phút là : A. 111,5J. B. 112J. C. 112,5J. D. 113J.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×