Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Chuong 1 Lam quen voi tin hoc va may tinh dien tu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.21 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 01 - Tiết : 01 Ngày soạn: 11/08/2017. CHƯƠNG I: LÀM QUEN VỚI TIN HỌC VÀ MÁY TÍNH ĐIỆN TỬ Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC. 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: HS biết được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người 1.2 Kĩ năng: Hs có thể nêu ra một số ví dụ minh hoạ về hoạt động thông tin của con người 1.3 Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận 2. CHUẨN BỊ: 2.1. Giáo viên: Phòng máy. 2.2. Học sinh: xem trước bài mới. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 3.1 Ổn định lớp. Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. 3.2 Kiểm tra miệng: 3.3 Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG BÀI HỌC. Hoạt động 1: giới thiệu GV: Hãy cho biết làm cách nào các em biết được buổi tập trung đầu tiên vào năm học mới? - HS trả lời: Nghe thông tin từ loa phát thanh, qua bạn bè nói… GV: Làm sao biết được mình học ở lớp nào? Phòng nào? Buổi sáng hay buổi chiều? - HS trả lời: Xem thông báo của trường. GV: Làm thế nào biết được buổi nào học những môn gì? - HS trả lời: Dựa vào thời khoá biểu để biết. GV: Tất cả những điều các em nghe, nhìn thấy, đọc được đều là thông tin, còn việc các em chuẩn bị và thực hiện công việc đó, chính là quá trình xử lí thông tin. Khi các em thực hiện xong công việc đó cho ra kết quả, thì kết quả đó chính lại là thông tin mới. Để hiểu rõ vấn đề này ta tìm hiểu bài mới. Hoạt động 2: Tìm hiểu thông tin là gì? 1. Thông tin là gì? - Hằng ngày em tiếp nhận được nhiều thông tin 1. THÔNG TIN LÀ GÌ? từ nhiều nguốn khác nhau: - HS tham khảo ví dụ trong sách GK và thực tế. GV: Các bài báo, bản tin trên truyền hình hay đài phát thanh cho em biết thêm được điều gì? - HS: Trả lời. GV: Hướng dẫn và cho thêm các ví dụ về thông tin. Từ các ví dụ trên em hãy cho một ví dụ về thông tin? - HS tìm hiểu thông tin thực tế và trả lời. GV: Đọc sách, báo, nghe đài, xem ti vi… để nhận biết được thông tin trên khắp thế giới và biết được nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh tế,.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> thời sự, giáo dục, y tế, khoa học, giá cả thị trường… - GV: Vậy em có thể kết luận thông tin là gì? - HS: Trả lời.. Thông tin là tất cả những gì đem lại sự - GV: Đi đến ngã ba, ngã tư ta nhìn thấy tín hiệu hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, đèn giao thông, em hiểu được những qui định sự kiện…) và về chính con người. gì? - HS: Trả lời. - GV: Tín hiệu đèn màu vàng đi chậm lại và chuẩn bị dừng, đèn màu đỏ dừng lại, đèn màu xanh được phép đi. - GV: Hãy tìm hiểu ví dụ về thông tin mà hằng ngày em thường gặp phải? - HS: Dựa vào thực tế để tìm ví dụ các thông tin. - GV: Chiếu các tình huống về thông tin. - HS: Quan sát. HOẠT ĐỘNG NHÓM: - Gồm 10 em trong đó 4 em cầm biển báo chỉ đường, 6 em còn lại tuỳ ý đi theo sự phán đoán của mình. - Cả lớp quan sát. - GV: Từ hoạt động trên hãy rút ra bài học? - HS: Trả lời. - GV: - Ta có thể hiểu: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện…) và về chính con người. - Các em vừa được tìm hiểu thông tin đem lại sự hiểu biết. Vậy hoạt động thông tin của con người như thế nào? HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu hoạt động thông 2. Hoạt động thông tin của con người tin của con người GV: Theo em người ta có thể truyền đạt thông tin Hoạt động của thông tin với nhau bằng những hình thức nào? TT vào TT ra - Học sinh phát biểu. - Thông tin trước xử lí được gọi là thông tin vào, - Hoạt động thông tin bao gồm việc tiếp còn thông tin nhận được sau xử lí đựơc gọi là nhận, xử lí, lưu trữ và truyền thông tin. thông tin ra. - Xử lí thông tin đóng vai trò quan trọng vì Mô hình quá trình xử lí thông tin nó đem lại sự hiểu biết cho con người. - GV: Gọi HS đặt ra tình huống - GV: Đưa ra tình huống về dự báo thời tiết “ngày mai trời có mưa to từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế” GV: Nhận được thông tin này các em phải làm gì - Mô Hình quá trình xử lí thông tin:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> khi đi ra ngoài? - HS: Cả lớp suy nghĩ tìm ra giải đáp . - Đem áo mưa theo.. TT vào. Xử lí. TT ra. * Dành cho lớp chọn GV: Đặt câu hỏi Bài 1.9 Sách bài tập trang 6 HS: suy nghĩ trả lời. 3.4 Củng cố - Hãy cho biết thông tin là gì? - Hãy cho biết hoạt động thông tin bao gồm những việc gì? Công việc nào là quan trọng nhất? - Hoạt động thông tin của con người như thế nào? 3.5 Hướng dẫn về nhà.  Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà xem lại các kiến thức đã được học hôm nay; làm các bài tập Sgk.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước phần bài học còn lại.. ----------˜˜&™™----------. Tuần: 01 - Tiết : 02 Ngày soạn: 11/08/2017. Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC (tt).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1. MỤC TIÊU 1.1 Kiến thức: HS biết được máy tính là công cụ hỗ trợ con người, biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ chính của tin học 1.2 Kĩ năng: Hs có thể nêu ra một số VD minh hoạ về hoạt động thông tin của con người 1.3 Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận 2. CHUẨN BỊ 2.2 GV: Phấn màu, bảng phụ. 2.3 HS: SGK,bút,vở 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 3.1 Ổn định lớp. Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. 3.2 Kiểm tra miệng: HS1. Thông tin là gì ? Em hãy nêu một số ví dụ cụ thể về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó? HS2. Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai (thính giác), bằng mắt (thị giác). Em hãy thử nêu ví dụ về những thông tin mà con người có thể thu nhận được bằng các giác quan khác? 3.3 Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG BÀI HỌC. Giới thiệu: Trong xu thế phát triển của xã hội ngày nay, con người cần tiếp thu thông tin một cách nhanh chóng, có cách nào giúp con người trong việc tiếp nhận thông tin. Máy tính và mạng máy tính đã giúp con người không những chỉ có trao đổi thông tin mà máy tính còn giúp con người trong nhiều lĩnh vực như tính toán, y học, khoa học, … Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động thông tin và 3. Hoạt động thông tin và tin học tin học. GV: Cho HS nghe: một đoạn nhạc, tiếng chim kêu. - HS nghe. - Cho HS xem sách, vở, ngửi mùi hương hoa… - GV: Con người nhận biết thông tin nhờ vào những giác quan nào? - HS trả lời: GV: Cho ví dụ về một dạng thông tin? - HS: Cho ví dụ: Tiếng gà gáy sáng - GV: Làm thế nào mà em nhận biết được thông tin này? - HS: Cách thức mà con người thu nhận thông tin là: nghe được bằng tai (thính giác)… GV: Con người nhận biết thông tin qua 5 giác Hoạt động thông tin của con người quan đó là: Thính giác, thị giác, vị giác, khứu giác, nhờ các giác quan và bộ não. xúc giác và bộ não. - GV: Cho HS thể hiện hành động nhận biết thông tin qua da (tay), ngửi (mũi), nhìn (mắt), nghe (tai). - Cả lớp thực hiện các thao tác cảm nhận thông tin qua 5 giác quan..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> hữ nhỏ. - GV: Con người đã làm gì để khắc phục những hạn chế khi nhìn vật ở xa hay quá nhỏ? - HS: Con người đã chế tạo ra kính thiên văn, kính hiển vi. -GV: Con người muốn tính toán với quá nhiều con số thì cần gì? -HS: máy tính bỏ túi - GV: Với những hạn chế của con người máy tính ra đời là một công cụ giúp con người trong nhiều lĩnh vực. GV: Hãy cho biết máy tính điện tử giúp con Nhiệm vụ chính của tin học: người như thế nào? Một trong các nhiệm vụ chính của tin - Học sinh trả lời. học là nghiên cứu việc thực hiện các - GV: Lưu trữ thông tin, tính toán, xử lí thông tin, hoạt động thông tin một cách tự động học tập, giải trí… nhờ sự trợ giúp của máy tính điện tử. GV: Vậy nhiệm vụ chính của tin học là gì? - HS: Trả lời. * Dành cho lớp chọn GV: Đặt câu hỏi Bài 1.19 Sách bài tập trang 9 HS: suy nghĩ trả lời. Hoạt động 2: câu hỏi, bài tập Bài tập 3 (sgk - trang 5): Những ví dụ nêu trong bài học đều là những thông tin mà em có thể tiếp nhận được bằng tai, mắt, mũi, tay. {Thông qua mùi thơm, hôi (mũi), vị ngọt, đắng, cay (lưỡi), tiếng động, mắt nhìn, tay sờ, nóng, lạnh… Bài tập 5 (sgk - trang 5): La bàn hướng dẫn, bản đồ, nhiết kế để đo nhiệt, gió, nhìn bầu trời về đêm ta sẽ đoán được khí hậu thời tiết ngày hôm sau… 3.4 Củng cố HS cần nắm và hiểu được hoạt động thông tin của tin học 3.5 Hướng dẫn về nhà.  Đối với bài học ở tiết này: -Về nhà học bài, tìm thêm các ví dụ khác để minh hoạ.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Chuẩn bị bài mới, bài 2 : Thông tin và biểu diễn thông tin + Tìm hình ảnh, sách báo có ảnh đẹp, truyện tranh để tiết sau học.. Tuần: 02 - Tiết : 03 Ngày soạn: 11/08/2017 1. MỤC TIÊU:. Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1.1 Kiến thức: - Học sinh biết các dạng thông tin cơ bản. - Học sinh hiểu được cách biểu diễn thông tin. 1.2 Kĩ năng: - Học sinh nêu những ví dụ về các dạng thông tin cơ bản. - Học sinh trình bày Cách biểu diễn thông tin. 1.3Thái độ: - Học sinh tự nhận biết thông tin thường gặp. - Giáo dục tính thực tế. 2. CHUẨN BỊ: 2.1. Giáo viên: Giáo án, SGK. 2.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 3.1 Ổn định lớp: 3.2 Kiểm tra miệng: HS1: Thông tin là gì? (5đ) Nêu ví dụ về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó? (5đ) Trả lời: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh ( sự vật, sự kiện…) và về chính con người. Ví dụ về thông tin và cách thức mà con người thu nhận thông tin đó. Tin thời sự cách thức là: Xem tivi, báo,…. HS2: Ví dụ về cách tiếp nhận thông tin của con người ngoài cơ quan thính giác và thị giác? (5đ) Ví dụ minh họa về hoạt động thông tin của con người? (2đ) Tìm các ví dụ về công cụ thông tin vượt ra ngoài khả năng của con người? (3đ) Trả lời: Cơ quan khứu giác như: Ngửi có thể biết đó là chất gì, dung dịch gì, …… Vị giác nếm thử có vị cay, đắng, …. Xem ti vi , báo đài,… Máy tính, kính hiển vi, robot,……. 3.3 Tiến trình bài học:. Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Họat động 1: Các dạng thông tin cơ bản. - GV: Thông tin rất phong phú và đa dạng. Nhưng ta chỉ quan tâm đến ba dạng thông tin đó là: + Dạng văn bản: chữ viết….. + Dạng hình ảnh: kí hiệu, tranh ảnh …… + Dạng âm thanh: radio, nghe nhạc,…. - GV: Yêu cầu HS nêu ví dụ về ba dạng thông tin cơ bản. - HS: Lấy ví dụ về thông tin thể hiện ở ba dạng - GV: Sửa, góp ý... Hoạt động 2: Biểu diễn thông tin trong máy tính. - GV: Con người có thể tiếp nhận thông tin của. 1. Các dạng thông tin cơ bản. a. Dạng văn bản b. Dạng hình ảnh c. Dạng âm thanh. 2. Biểu diễn thông tin.  Biểu diễn thông tin..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> người khác hoặc có thể giao tiếp với nhau bằng một kí hiệu, hình ảnh, âm thanh …… nào đó. Đó chính là các biểu diễn thông tin của con người. - GV: Lấy ví dụ minh họa. - GV: Vai trò quyết định của biểu diễn thông tin thể hiện ở sự chính xác của thông tin và tầm quan trọng của sự việc. - GV: Nêu một số ví dụ về cách biểu diễn thông tin đúng và cách biểu diễn thông tin sai - GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ minh họa. - GV: Sửa sai. *. HSG: Nêu một vài thông tin được biểu diễn trong máy tính. - HS: Nêu tùy thuộc dạng máy tính.. Biểu diễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới dạng cụ thể nào đó.. Hoạt động 3: Biểu diễn thông tin trong máy tính GV : Yêu cầu HS đọc SGK trang 8. + GV: Để máy tính có thể trợ giúp con người trong hoạt động thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng phù hợp. GV: Giới thiệu dạng biểu diễn thông tin trong máy tính là Dãy bit (Dãy nhị phân) chỉ bao gồm hai kí hiệu 0 và 1. 3. Biểu diễn thông tin trong máy tính:. - GV: Việc biểu diễn thông tin bằng hai kí hiệu là 0 hoặc 1 giúp cho các kĩ sư dễ dàng hơn trong việc tính toán.. HS: lắng nghe GV: thế nào là dữ liệu? HS: Dữ liệu là thông tin lưu trữ trong máy tính GV: Theo em, tại sao thông tin trên máy tính được biểu diễn thành một Dãy bit. HS: thông tin trên máy tính được biểu diễn thành một Dãy bit là vị sự đơn giản trong kĩ thuật thực hiện GV: nhận xét câu trả lời GV: giới thiệu quá trình thực hiện của máy tính : thông tin vào được biến đồi thành dãy bit, sau đó biến đổi TT dãy bit thành các dạng quen thuộc (âm thanh, …) HS: lắng nghe GV: Yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trang 9 SGK.  Vai trò của biểu diễn thông tin. Có vai trò quyết định đối với mọi hoạt động thông tin của con người.. - Để máy tính có thể xử lý thông tin, thông tin cần được biểu diễn dưới dạng Dãy bit chỉ gồm hai kí hiệu 0 và 1 - Dữ liệu là thông tin lưu trữ trong máy tính.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 3.4. Củng cố:. GV: Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi và bài tập trang 9 SGK - GV: Ngoài 3 dạng thông tin cơ bản trong bài học em có thể tìm thêm các dạng thông tin nào khác nữa không? - HS: Cá nhân trả lời theo hiểu biết. (Thông tin dạng cảm giác: cảm nhận được sự việc sắp xảy ra, ngửi thấy mùi và biết được sự vật hiện tượng đang diễn ra…) - GV: Ví dụ về cách biểu diễn thông tin. - HS: Chữ viết, kí hiệu, lời nói,…… - GV: Tại sao thông tin trong máy tính lại được biểu diễn bằng dãy bit. - HS: Vì nó đơn giản trong việc thực hiện. 3.5.Hướng dẫn học tập. (3 phút)  Đối với bài học ở tiết này: o Các dạng thông tin và cách biểu diễn thông tin. o Làm: bài các bài tập SGK trang 8.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo: o Tiết 4 học tiếp bài 3 o Đọc thông tin khả năng của máy tính:  Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì?  Máy tính và những điều chưa biết.. Tuần: 02 - Tiết : 04 Ngày soạn: 11/08/2017. Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH?. 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: - Học sinh biết các khả năng của máy tính. - Học sinh hiểu được vai trò của máy tính trong công việc. 1.2 Kĩ năng: - Học sinh nhận biết các dạng máy tính. - Học sinh trình bày cách thực hiện máy tính đơn giản..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 1.3 Thái độ: - Học sinh có thói quen yêu thích và làm việc với máy tính. - Giáo dục tính thực tế. 2. CHUẨN BỊ: 2.1. Giáo viên: Phòng máy. 2.2. Học sinh: xem trước bài mới. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 3.1 Ổn định lớp. Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. 3.2 Kiểm tra miệng: HS1: Hãy nêu ba dạng thông tin cơ bản trong máy tính? Ngoài ba dạng thông tin cơ bản, em hãy tìm xem còn có dạng thông tin nào khác không? (10đ) HS2: : Thông tin lưu trữ trong máy tính gọi là gì? (5đ) Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit? (5đ) 3.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Hoạt động1: Một số khả năng của máy tính. 1. Một số khả năng của máy - GV: Yêu cầu học sinh đưa ra những khả năng tính. của máy tính? - Khả năng tính toán - HS: Khả năng tính toán nhanh: nhanh. - GV: Lấy ví dụ cho khả năng này? - HS: Tính toán công trừ nhân chia trên máy tính nhanh hơn con người rất nhiều. - GV: Giới thiệu ngày nay có thể thực hiện được hàng tỉ phép tính trong một giây. - GV: Độ chính xác của máy tính như thế nào? - HS: Khả năng tính toán với độ chính xác cao. - GV: Lấy ví dụ cho khả năng này? - HS: Tính số Pi với 40 nghìn tỉ chữ số sau dấu chấm…; tính toán các phép tính rất chính xác … - GV: Ngoài khả năng tính toán máy tính còn có chức năng nào? - HS: Khả năng lưu trữ lớn. - GV: Giới thiệu máy tính có khả năng lưu trữ rất - Khả năng tính toán với độ chính lớn: có thể lưu trữ được hàng trăm nghì cuốn sách; xác cao. hàng trang nghìn bài hát ; phim ảnh …. - GV: Giới thiệu thêm khản năng làm việc không mệt mỏi. Máy tính có thể làm việc liên tục trong suốt một thời gian dài. - GV: Thêm ví dụ minh họa. *. Đối với lớp chọn: GV: Nêu một máy tính thường gặp. - HS: Nêu các dạng máy tính tùy thuộc vào công việc.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Khả năng lưu trữ lớn. - Khả năng làm việc không mệt mỏi. 3.4. Củng cố - GV: Máy tính có những khả năng nào? - HS: Máy tính có thể làm những công việc vượt ra ngoài các giác quan của con người, học sinh trình bày như phần 1 đã nêu trên 3.5. Hướng dẫn học tập.  Đối với bài học ở tiết này: - Học một số khả năng của máy tính. - Trả lời câu hỏi sgk trang 10.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Tiết 5 học tiếp bài số 3. - Tìm hiểu dùng máy tính vào những công việc gì? - Những điều máy tính chưa thể làm được.. Tuần: 03 - Tiết : 05 Ngày soạn: 11/08/2017. Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC GÌ NHỜ MÁY TÍNH? (tt). 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: Học sinh biết có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì. Biết những điều máy tính chưa thể làm được. 1.2Kĩ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng tự học qua việc tìm hiểu về máy tính điện tử trong thực tế , kĩ năng phát biểu suy nghĩ của mình trước tập thể 1.3 Thái độ: HS nghiêm túc, linh hoạt khi thảo luận 2. CHUẨN BỊ: 2.1. Giáo viên: Giáo án, SGK..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2.2. Học sinh: xem trước bài mới. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 3.1 Ổn định lớp. Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. 3.2 Kiểm tra miệng: HS1: Em hãy nêu các khả năng của máy tính? (8đ) Kiểm tra vở ghi của học sinh (2đ) 3.3 Tiến trình bài học: Hoạt động của giáo viên. Hoạt động của học sinh. Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV : Ở tiết trước ta đã biết một số khả năng của máy tính. Vậy nhờ các khả năng đó thì ta có thể dùng máy tính vào những việc gì và còn những việc nào mà máy tính chưa thực hiện được. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay Hoạt động 2: Có thể dùng máy tính điện tử vào 2. Có thể dùng máy tính điện những việc gì? tử vào những việc gì? GV: Em hãy nêu một số việc mà máy tính có thể -Thực hiện các tính toán thực hiện được? -Tự động hóa các công việc văn HS : Học tiếng anh , xem phim , học toán , nghe phòng nhạc , đọc báo ...v...v -Hỗ trợ công tác quản lí GV : Gọi thêm HS bổ sung -Công cụ học tập và giải trí GV : Hoàn chỉnh lại cho chính xác và cho HS phát -Điều khiển tự động và rôbot biểu lại -Liên lạc tra cứu và mua bán trực Gv : cho Hs ghi vào vở. tuyến. GV : Theo em máy tính chưa thể làm được những 3. Máy tính và điều chưa thể việc gì ? Hs:Chưa phân biệt được mùi vị , cảm giác , chưa - Máy tính không có năng lực tư có thể suy nghĩ… duy như con người. GV: Vậy máy tính có thể hoàn toàn thay thế cho con người không? HS: Không vì không có khả năng tư duy GV: Cho học sinh đọc ghi nhớ trong SGK 3.4. Củng cố Câu hỏi: Máy tính có thể thực hiện được những việc gì? Câu hỏi : Máy tính chưa thể thực hiện được những việc gì ? Đáp án : Phân biệt mùi vị , cảm giác , năng lực tư duy 3.5. Hướng dẫn học tập.  Đối với bài học ở tiết này: - Trả lời các câu hỏi bài tập trang 13 - Đọc bài đọc thêm  Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Đọc trước bài 4.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tuần: 03 - Tiết : 06 Ngày soạn: 11/08/2017. Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH. 1. MỤC TIÊU: 1.1 Kiến thức: Học sinh biết được mô hình xử lý thông tin trong máy tính, cấu trúc chung của máy tính 1.2 Kĩ năng: Rèn cho HS kỹ năng phân biệt được 23 bước xử lý thông tin và phân biệt được cấu trúc chung của máy tính. 1.3 Thái độ: Giáo dục học sinh lòng yêu thích môn học 2. CHUẨN BỊ: 2.1. Giáo viên: Giáo án, SGK, bộ máy tính để giới thiệu các thiết bị. 2.2. Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới. 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3.1 Ổn định lớp. Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh. 3.2 Kiểm tra miệng: HS1: a/Nêu một số việc mà máy tính có thể thực hiện được (8đ) b/ Kiểm tra vở ghi ( 2đ) 3.3Tiến trình bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG BÀI HỌC. Hoạt động 1 : Giới thiệu GV: Ở tiết trước ta đã biết một số việc mà máy tính có thể thực hiện được. Vậy máy tính thực hiện những việc đó như thế nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay Hoạt động 2 : Mô hình quá trình ba bước 1. Mô hình quá trình 3 bước: GV:Hướng dẫn cho học sinh phân tích các a.Các ví dụ: ví dụ về mô hình quá trình ba bước . Nhập Xử lý Xuất Quần áo bẩn, nước, Vò quần áo với bột giặt VD1: Giặt quần áo Quần áo sạch bột giặt và xả Cho trà vào ấm, cho VD2: Pha trà mời khách Trà, nước sôi nước sôi vào và đợi vài Rót trà ra cốc phút Các điều kiện đã VD3: Giải toán Suy nghĩ, tính toán Kết quả bài toán cho GV: Như vậy trong thực tế nhiều quá trình b.Mô hình quá trình 3 bước được mô hình hóa thành quá trình ba bước và máy tính cần có những bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng ,phù hợp XuÊt NhËp Xö lÝ với mô hình quá trình ba bước (OUTPUT) (INPUT) Hoạt động 3: Cấu trúc chung của máy tình điện tử GV: kể tên một số loại máy tính mà em biết? HS: GV giới thiệu cấu trúc của một máy tính điện tử. 2. Cấu trúc chung của máy tính điện tử - Các loại máy tính: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bỏ túi… - Cấu trúc máy tính gồm các khối chức năng: Bộ xử lý trung tâm, thiết bị vào/ra, bộ nhớ. Tất cả các thiết bị này hoạt động dưới sự hướng dẫn của các chương trình máy tính. - Chương trình máy tính là tập hợp các câu lệnh, mỗi câu lệnh hướng dẫn một thao tác cụ thể cần thực hiện. - Bộ xử lí trung tậm (CPU): là bộ não của máy tính. - Bộ nhớ: là nơi lưu các chương trình và dữ liệu. Đơn vị đo dung lượng nhớ là Byte. - Thiết bị vào/ra (Input/Output): chia thành 2 loại + Thiết bị nhập dữ liệu: Chuột, bàn phím, mày scan… + Thiết bị xuất: Màn hình, máy in, loa….

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3.1 Củng cố - Nêu mô hình quá trình 3 bước - Nêu cấu trúc chung của máy tính điện tử 3.2 Hướng dẫn về nhà.  Đối với bài học ở tiết này: Về Nắm vững mô hình quá trình ba bước. - Nắm vững cấu trúc chung của máy tính Đối với bài học ở tiết tiếp theo:Tiết sau học bài “ Máy tính và phần mềm máy tính(tt)” - Tìm hiểu trước phần 3 và phần 4 /tr 17 /sgk. Tuần: 04 - Tiết : 07 Ngày soạn: 11/08/2017. Bài 4: MÁY TÍNH VÀ PHẦN MỀM MÁY TÍNH (tt). 1. MỤC TIÊU: 1.1. Kiến thức: - Học sinh biết được máy tính là một công cụ để xử lí thông tin. - Học sinh nắm được khái niệm phần mềm, các loại phần mềm. 1.2. Kỹ năng : - Rèn cho HS kỹ năng phân biệt phần mềm và phần cứng ,biết phân loại phần mềm 1.3. Thái độ : - Hs có lòng yêu thích môn học 2. CHUẨN BỊ 2.1. Giáo viên: - Giáo án, phòng máy, sgk. 2.2. Học sinh: - Dụng cụ học tập.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Nắm vững mô hình quá trình xử lý thông tin theo ba bước ,cấu trúc chung của máy tính 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3.1. Ổn định lớp 3.2. Kiểm tra miệng Hs 1: Nêu mô hình quá trình xử lý thông tin theo ba bước và cho một ví dụ cụ thể? (8đ) Kiểm tra vở ghi của học sinh (2đ) Hs 2: Nêu cấu trúc chung của máy tính và cho một số ví dụ về thiết bị vào, ra? (8đ) Kiểm tra vở ghi của học sinh (2đ) 3.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và Hs Nội dung bài học Hoạt động 1: Máy tính là một công 3. Máy tính là một công cụ xử lí thông tin cụ xử lí thông tin GV: Nhiệm vụ chính của máy tính là làm gì ? Hs: Xử lí thông tin GV: Vậy máy tính có thể xử lý thông tin nhờ vào đâu - Nhờ có các khối chức năng chính nêu trên nên HS : Các khối chức năng máy tính đã trở thành một công cụ xử lí thông tin hữu hiệu. - Mô hình hoạt động ba bước của máy tính: INPUT --> Xử lí và lưu trữ --> OUTPUT (Thông tin, các chương trình) (Văn bản, âm thanh, hình ảnh) Hoạt động 2 : Phần mềm và phân 4. Phần mềm và phân loại phần mềm loại phần mềm GV: Theo em phần cứng của máy a) Phần mềm là gì? tính là gì Để phân biệt với phần cứng là chính máy tính với HS: Phần cứng là chính máy tính với tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các tất cả các thiết bị vật lí kèm theo chương trình máy tính là phần mềm máy tính. GV: Vậy phần mềm khác với phần mềm ở điểm nào? Hs: Các chương trình máy tính là phần mềm máy tính. GV: Theo em trong máy tính có bao b) Phân loại phần mềm: nhiêu loại phần mềm, cách nhận biết Phần mềm máy tính được chia làm hai loại: từng loại? + Phần mềm hệ thống: Các chương trình tổ chức Hs: việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của Phần mềm hệ thống và phần mềm ứng máy tính để chúng hoạt động nhịp nhàng và dụng chính xác. + Phần mềm ứng dụng: Các chương trình đáp ứng những yêu cầu cụ thể. 3.4. Tổng kết: Câu hỏi : Nêu khái niệm phần mềm? Đáp án :các chương trình máy tính là phần mềm máy tính. Câu hỏi :Có mấy loại phần mềm, hãy kể tên các loại phần mềm đó?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Đáp án : Có hai loại phần mềm : Phần mềm hệ thống và Phần mềm ứng dụng 3.5. Hướng dẫn học tập + Đối với bài học ở tiết này: cần nắm: - Mô hình xử lý thông tin ba bước - Cấu trúc chung của máy tính - Phần mềm và phân loại phần mềm + Đối với bài học ở tiết này: Tiết sau thực hành : Làm quen với một số thiết bị máy tính. Tuần: 02 - Tiết : 08 Ngày soạn: 11/08/2017. Bài thực hành 1: LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ THIẾT BỊ MÁY TÍNH. 1. MỤC TIÊU 1.1. Kiến thức: - Học sinh nhận biết được một số bộ phận cấu thành cơ bản của máy tính để bàn (loại máy tính thông dụng nhất hiện nay). 1.2. Kỹ năng : - Hs biết cách bật/tắt máy tính. - Hs biết các thao tác cơ bản với bàn phím, chuột. 1.3. Thái độ : - Hs có lòng yêu thích môn học 2. CHUẨN BỊ 3.1. Giáo viên: - Giáo án, phòng máy, sgk. 3.2. Học sinh: - Dụng cụ học tập - Cấu trúc chung của máy tính.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 3. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 3.1. Ổn định lớp: 3.2. Kiểm tra miệng: (không kiểm tra) 3.3. Tiến trình bài học Hoạt động của GV và HS. Nội dung bài học. Hoạt động 1 : Giới thiệu bài Gv đặt vấn đề: Ta đã biết một số kiến thức về máy tính, biết cấu trúc chung của máy tính. Vậy thực tế các bộ phận máy tính như thế nào? Làm việc ra sao? đề biết được điều đó ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. Hoạt động 2: Mục đích, yêu cầu của bài 1. Mục đích, yêu cầu thực hành - Nhận biết được một số bộ phận cấu thành Gv yêu cầu HS nêu mục đích và yêu cầu của cơ bản của máy tính. bài thực hành. - Biết cách bật/ tắt máy tính HS đọc mục đích và yêu cầu của bài thực - Làm quen với bàn phím và chuột. hành. GV: yêu cầu hs khác nhắc lại và cả lớp ghi bài. Hoạt động 2: Phân biệt các bộ phận của 1. Phân biệt các bộ phận của máy tính cá máy tính cá nhân nhân GV Giới thiệu học sinh nhận biết các thiết bị, bộ phận của máy tính. a) Các thiết bị nhập dữ liệu cơ bản - Để đưa dữ liệu vào máy tính (lưu trữ hay xữ - Bàn phím, chuột lý) thì ta dùng các thiết bị gì? b) Thân máy tính Hs: bàn phím, chuột. - Bộ vi xử lí CPU, bộ nhớ RAM, nguồn GV: Bàn phím dùng để làm gì? diện… HS: trả lời c) Các thiết bị xuất dữ liệu GV: Chuột dùng để làm gì? - Màn hình, máy in, loa… HS: Tự trả lời d) Các thiết bị lưu trữ dữ liệu GV: Giới thiệu thân máy cho hs quan sát. - Đĩa cứng, đĩa mềm, đĩa quang, USB… Hs: chú ý theo dõi e) Các bộ phận cấu thành một máy tính - Các thiết bị nào đưa dữ liệu ra ngoài? hoàn chỉnh HS: Màn hình, máy in, loa,... - Chuột, CPU, màn hình, bàn phím - Giới thiệu một số thiết bị lưu trữ. Hoạt động 3 :Bật CPU và màn hình 2. Bật CPU và màn hình GV: Hướng dẫn học sinh cách mở máy. - Bật công tắc màn hình và công tắc trên HS: chú ý quan sát và thực hành theo sự thân máy tính, quan sát đèn tín hiệu và các hướng dẫn của giáo viên. thay đổi trên màn hình. Hoạt động 4 : Làm quen với bàn phím và 3. Làm quen với bàn phím và chuột chuột - Phân biệt các vùng của bàn phím, di GV: Giơi thiệu hs bàn phím và chuột. chuyển chuột và quan sát. Hướng dẫn học sinh biết cách làm các thao tác với bàn phím, chuột như nháy chuột, rê chuột, nhập dữ liệu. Hoạt động 5 : Tắt máy 4. Tắt máy.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> GV: Hướng dẫn HS cách tắt máy tính theo Nhấn chuột vào Start sau đó nhấn chuột đúng quy trình. vào Turn Off Computer. Gv gọi Hs lặp lại - Tắt màn hình. 3.4. Tổng kết Trình báy các bộ phận cấu thành một máy tính hoàn chỉnh? 3.5. Hướng dẫn học tập.  Đối với bài học ở tiết này: - Về nhà các em xem lại bài thực hành và thực hiện lại các thao tác vừa học.  Đối với bài học ở tiết tiếp theo: - Xem trước chương 2: phần mềm học tập – Bài 5: luyện tập chuột.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×