Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bai 23 Tong khoi nghia thang Tam nam 1945 va su thanh lap nuoc Viet Nam Dan chu Cong hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.59 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Bài 23: TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM 1945</b>


<b>VÀ SỰ THÀNH LẬP NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA</b>
<b>I. MỤC TIÊU BÀI HỌC</b>


<b>1. Kiến thức:</b>


Học sinh nắm được:


- Biết được thời cơ cách mạng đã đến, Đảng đã nắm được thời cơ và quyết tâm
khởi nghĩa.


- Trình bày được những nét diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa giành chính
quyền ở Hà Nội và trong cả nước.


- Nêu được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi và của cách mạng tháng
Tám 1945.


<b>2. Thái độ:</b>


- Giáo dục học sinh lịng kính u Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tin tưởng vào sự
lãnh đạo của Đảng, có niềm tin vào sự thắng lợi của cách mạng và lòng tự hào dân
tộc.


<b>3. Kỹ năng: </b>


- Rèn kỹ năng sử dụng bản đồ tranh ảnh lịch sử và phân tích, tổng hợp,tóm tắt,
trình bày, đánh giá các sự kiện lịch sử.


<b>4. Định hướng phát triển năng lực: Phát triển năng lực tự chủ và tự học; giao</b>
tiếp và hợp tác; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực ngơn ngữ; năng lực


tìm hiểu xã hội; năng lực tin học.


<b>II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH</b>
<b>1. Chuẩn bị của giáo viên</b>


<i>- Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học:</i>
+ Thực hiện dạy học theo dự án.


+ Phương pháp: thuyết trình, phát vấn, hoạt động cá nhân, cặp đơi, nhóm, cả
lớp, lập bảng biểu, kĩ thuật khăn trải bàn…


+ Có thể tích hợp: Âm nhạc, môn Văn học, Địa lý…
<i>- Thiết bị: </i>


+ Lược đồ câm


+ Bảng các sự kiện trong Cách mạng tháng Tám
<i>- Phương tiện: Máy chiếu, máy vi tính.</i>


<i>- Tài liệu: </i>


+ SGK, sách giáo viên, giáo trình LSVN, KHDH.


+ Tranh ảnh, phim tư liệu về Cách mạng tháng Tám (đoạn phim về: Mít tinh,
biểu tình giành chính quyền; Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập)


<b>2. Chuẩn bị của học sinh</b>


- Đọc bài trước ở nhà và tìm hiểu trước câu hỏi trong SGK.



- Tìm hiểu tranh ảnh, phim tư liệu, nguồn kiến thức trên Internet, tài liệu về
Cách mạng tháng Tám.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>A. HOẠT ĐỘNG TẠO TÌNH HUỐNG HỌC TẬP/ KHỞI ĐỘNG (03</b>
<i><b>phút)</b></i>


<i>* Mục tiêu: Với việc HS quan sát một số hình ảnh về cách mạng tháng Tám,</i>
các em có thể nhớ lại sự kiện lịch sử mà bài học mới đề cập tới. Tuy nhiên, các em
chưa biết đầy đủ ý nghĩa sự kiện lịch sử đó. Từ đó kích thích sự tị mị, lịng khát
khao tìm hiểu những điều chưa biết sẽ được giải đáp trong bài học.


<i><b> Bức ảnh số 1 (nguồn internet) Bức ảnh số 2 (nguồn internet)</b></i>
<i>* Phương thức: </i>


- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: Cho học sinh quan sát bức ảnh số 1 và số 2.
Đặt câu hỏi cho học sinh:


1) Hãy quan sát 2 bức ảnh và cho biết đây là sự kiện lịch sử gì?
- Cho học sinh hoạt động cá nhân


<i>* Gợi ý sản phẩm: </i>


- Bức ảnh số 1 là cuộc mít tinh tại nhà hát lớn Hà Nội (19/8/1945)


- Bức ảnh số 2 là hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tun ngơn độc lập tại
quảng trường Ba Đình – Hà Nội (2/9/1945).


Gv dẫn vào bài: Vậy cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945
diễn ra như thế nào, thu được kết quả gì? Hơm nay thầy (cơ) và các em cùng tìm hiểu
nội dung của bài 23: Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.



<b>B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC </b><i><b>(33 phút)</b></i>


<b>I. Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.</b>


<b>Hoạt động 1 (09 phút): Lệnh Tổng khởi nghĩa được ban bố</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>* Phương thức: </i>


- GV giao nhiệm vụ cho học sinh: (hoạt động nhóm) Hãy quan sát những hình
ảnh sau :


<b>H1. Phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng đồng minh (nguồn internet)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>H3. Cây đa Tân Trào (nguồn internet)</b>


<b>H4. Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quốc dân Đại hội Tân Trào (nguồn internet)</b>
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm:


Nhóm 1,2: Quan sát bức ảnh 1,2 và trả lời câu hỏi:
+ Em cho biết sự kiện trong 2 bức ảnh trên


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Nhóm 3,4: Quan sát bức ảnh 3,4 và cho biết:
+ Bức ảnh 3,4 gợi cho em nhớ đến địa danh nào?
+ Trình bày sự kiện lịch sử gắn với địa danh đó?


- Trong q trình HS làm việc GV cần chú ý đến các HS để có thể gợi ý, trợ
giúp HS khi các em gặp khó khăn.


- Học sinh trình bày xong, GV gọi các em nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV


cung cấp thêm hình ảnh và chốt kiến thức.


<i> * Gợi ý sản phẩm:</i>


- Sự kiện trong bức ảnh 1 là phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng đồng minh vô
điều kiện ngày 9/5/1945


- Sự kiện trong bức ảnh 2 là phát xít Nhật kí văn kiện đầu hàng đồng minh
(8/1945)


- Tác động của 2 sự kiện lịch sử trên đối với cách mạng nước ta:


+ Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh vơ điều kiện – như vậy kẻ thù duy nhất
của nước ta đang bị suy yếu


+ Trong nước: Đảng và nhân dân ta đã chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc Tổng khởi
nghĩa


=> Đây là thời cơ ngàn năm có một cho cuộc Tổng khởi nghĩa.
- Hình 3 là cây đa Tân Trào


- Hình 4 là hình ảnh Bác Hồ ở đại hội Quốc dân tại Tân Trào – Tuyên Quang
- Sự kiện lịch sử gắn với 2 hình ảnh trên:


+ 14 - 15/8/1945: Hội nghị toàn quốc của Đảng họp và quyết định phát động
Tổng khởi nghĩa trong cả nước.


+ 16/8/1945: Đại hội Quốc dân; lãnh tụ Hồ Chí Minh ra mắt đại hội Quốc dân;
Đại hội thơng qua 10 chính sách của Việt Minh. Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng
bào cả nước nổi dậy Tổng khởi nghĩa.



* GV chốt và bổ sung: Đại hội quốc dân đã thể hiện được sự đồng lòng quyết
tâm cho Tổng khởi nghĩa


Ngay sau đó chiều 16/8/1945 thị xã Thái Nguyên giải phóng
<b>II. Giành chính quyền ở Hà Nội:</b>


<b>*Hoạt động 2 (12 phút): Mít tinh giành chính quyền tại Hà Nội</b>


Mục tiêu: Học sinh nắm được những nét chính diễn biến cuộc khởi nghĩa giành
chính quyền ở Hà Nội.


<i>* Phương thức: Cho học sinh xem video về cuộc Tổng khởi nghĩa cách mạng</i>
<i>tháng Tám kết hợp với những kiến thức học sinh đã chuẩn bị ở nhà</i>


1) Em nhận xét về khí thế của nhân dân Hà Nội trong những ngày đầu của cuộc
Tổng khởi nghĩa?


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<i>Học sinh hoạt động cá nhân và trao đổi theo cặp.</i>
* Gợi ý sản phẩm:


1) Đây là video về cuộc mít tinh lớn tại nhà hát lớn Hà Nội ngày 19/8/1945
- Những người tham gia biểu tình mít tinh rất hăng hái, hừng hực khí thế cách
mạng.


- Diễn biến cuộc khởi nghĩa:


+ Ngày 15/8/1945 Đội tuyên truyền Việt Minh đã diễn thuyết công khai kêu
gọi khởi nghĩa



+ Ngày 16/8/1945 truyền đơn kêu gọi khởi nghĩa xuất hiện khắp nơi


+ Ngày 19/8/1945 hàng chục vạn quần chúng kéo về quảng trường nhà hát lớn
thành phố dự mít tinh do Việt Minh tổ chức


+ Cuộc mít tinh nhanh chóng biến thành biểu tình.


+ Ngày 19/8/1945, khởi nghĩa giành thắng lợi tại Hà Nội


GV cho hs nghe một đoạn của bài Tiến quân ca (sau này trở thành Quốc ca của
nước ta)


2) Thắng lợi ở Hà Nội mang tính chất quan trọng vì:


Hà Nội là trung tâm đầu não của cuộc khởi nghĩa, thắng lợi của nhân dân Hà
Nội đã cổ vũ nhân dân cả nước, tác động mạnh mẽ đến khởi nghĩa giành chính quyền
trong cả nước.


<b>III. Giành chính quyền trong cả nước</b>


<b>Hoạt động 3 (10 phút): Giành chính quyền trong cả nước</b>


<i>* Mục tiêu: HS trình bày được những nét diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa </i>
giành chính quyền trong cả nước.


<i>* Phương thức: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập


<i>(Nguồn Internet: />



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó tổ
chức hoạt động nhóm với các yêu cầu cụ thể như sau:


1) Em hãy gắn các địa danh, thời gian nơi diễn ra và giành được chính quyền
trong Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945 lên lược đồ.


2) Các em hãy mô tả và cho biết ý nghĩa của sự kiện lịch sử đó?


3) Quan sát lược đồ, nêu nhận xét về Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945?


- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó
trao đổi đàm thoại ở các cặp đơi để tìm hiểu.


- Học sinh suy nghĩ, trao đổi thực hiện theo yêu cầu của GV.


- Trong quá trình HS làm việc, GV chú ý đến các các HS để có thể gợi ý hoặc
trợ giúp HS khi các em gặp khó khăn.


- GV chốt kiến thức.
<i> * Gợi ý sản phẩm:</i>


1) Các địa danh, thời gian nơi diễn ra và giành được chính quyền trong Tổng
khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám 1945


- Ngày 14 đến ngày 18/8 nhiều xã huyện đã giành chính quyền, 4 tỉnh giành chính
quyền sớm nhất Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.


- 19/8/1945 Nhật đầu hàng ở Hà Nội.


- Ngày 23/8 nhân dân Huế khởi nghĩa thắng lợi.


- Ngày 25/8 nhân dân Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi.
- Ngày 28/8 các tỉnh cịn lại giành được chính quyền.


- GV bổ sung sự kiện: ngày 30/8/1945, vua Bảo Đại thối vị


2) Mơ tả và cho biết ý nghĩa của sự kiện lịch sử của ngày 2/9/1945


- Mô tả được khơng khí của ngày 2/9/1945: Từ mờ sáng ngày 2/9 Hà Nội tưng
bừng cờ hoa. Đồng bào Hà Nội không kể già trẻ, trai gái mọi người đều tiến về Ba
Đình lịch sử lắng nghe Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.


- Đây là sự kiện lịch sử trọng đại khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa.


- Ngày 2/9 trở thành ngày Quốc Khánh của nước ta.
3) Nhận xét về Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945


- Diễn ra sơi nổi từ Bắc chí Nam trong thời gian ngắn, nhanh chóng thành cơng,
ít thương vong và thắng lợi tương đối trọn vẹn.


<b>IV. Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám</b>
<i><b>1945</b></i>


<b>Hoạt động 4 (06 phút): Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của</b>
<i><b>Cách mạng tháng Tám 1945 </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

- Trình bày được ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cách mạng
tháng Tám 1945.


<i>* Phương thức: </i>



- GV giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo nhóm bàn.


- Trong hoạt động này GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân sau đó tổ
chức hoạt động nhóm với các yêu cầu cụ thể như sau:


<i>1) Nhóm 1: Tại sao thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở ra một kỉ</i>
nguyên mới cho lịch sử dân tộc Việt Nam? Có ý nghĩa như thế nào đối với thế giới?


<i>2) Nhóm 2: Cách mạng tháng Tám 1945 thành công do nhiều nguyên nhân,</i>
theo em nguyên nhân nào quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi đó?


- GV tổ chức cho HS sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, cho HS làm việc cá nhân
sau đó trao đổi để trả lời câu hỏi:


- Trong quá trình HS làm việc GV cần chú ý đến các HS để có thể gợi ý, trợ
giúp HS khi các em gặp khó khăn.


- Học sinh trình bày xong, GV gọi các em nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV
cung cấp thêm hình ảnh và chốt kiến thức.


<i>* Gợi ý sản phẩm:</i>


<i>1) Ý nghĩa thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945:</i>
<i>a- Đối với Việt Nam:</i>


- Phá tan hai tầng xiềng xích của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Lật đổ chế độ quân
chủ chuyên chế


- Đưa Việt Nam từ một nước thuộc địa trở thành một nước độc lập



- Đưa nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ thành người dân độc lập tự do làm chủ
nước nhà


<i>b- Đối với quốc tế:</i>


- Là thắng lợi đầu tiên của 1 dân tộc nhược tiểu tự giải phóng khỏi ách đế quốc thực
dân.


- Là nguồn cổ vũ đối với phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới.
2) Nguyên nhân thắng lợi quan trọng nhất của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
- Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt và khéo léo của Đảng, sự vận dụng và phát triển
chủ nghĩa Mác – Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự
chủ và sáng tạo


<b>C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (03 phút)</b>


<i>* Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hồn thiện kiến thức mới mà HS đã</i>
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. Từ đó, GV đánh giá mục tiêu, điều
chỉnh kế hoạch dạy học.


<i>* Phương thức: </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Khái quát diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 bằng phiếu
học tập sau:


Thời gian Sự kiện


- HS có kết quả tốt GV có thể cho điểm cá nhân, nhóm.
* Gợi ý sản phẩm:



Thời gian Sự kiện


14->18/8/1945 Bốn tỉnh giành chính quyền sớm nhất: Bắc <sub>Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.</sub>
19/8/1945 Hà Nội giành được chính quyền


23/8/1945 Huế giành được chính quyền
25/8/1945 Sài Gịn giành được chính quyền
28/8/1945 Cả nước giành được chính quyền
30/8/1945 Vua Bảo Đại thối vị


2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn Độc
lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa


<b>D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG (02 phút)</b>
<i>* Mục tiêu: </i>


- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những
vấn đề mới trong học tập và thực tiễn như: Sự lãnh đạo kịp thời, sáng suốt của Đảng
Cộng sản Đơng Dương và của lãnh tụ Hồ Chí Minh.


- Nhằm giúp những HS có mong muốn, nhu cầu tìm hiểu thêm nội dung các sự
kiện lịch sử liên quan tới bài học, các tác phẩm văn học, âm nhạc được sáng tác trong
giai đoạn đó.


<i>* Phương thức: </i>


- GV giao nhiệm vụ, hướng dẫn HS (có học lực khá, giỏi) về nhà tìm hiểu:
Vai trị lãnh đạo kịp thời, sáng tạo của Đảng Cộng sản Đông Dương và của


lãnh tụ Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng tám thể hiện ở những điểm nào?


- HS có thể làm tập san (hay trình chiếu powerpoint).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- GV đánh giá sản phẩm của HS: Nhận xét, tuyên dương, khen gợi…
<b>IV. BÀI TẬP VỀ NHÀ (01 phút)</b>


GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng
chính quyền dân chủ nhân dân (1945 - 1946).


<b>V. RÚT KINH NGHIỆM</b>
….


………
……….
………


</div>

<!--links-->
tiet 28 bai 23 Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945...
  • 28
  • 1
  • 10
  • ×