Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Phong chong bao lut

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.35 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT BẮC TRÀ MY TRƯỜNG PTDTBT THCS NGUYỄN BỈNH KHIÊM Số:. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc. /KH-NBK. Trà Bui, ngày. tháng. năm 2017. KẾ HOẠCH Về phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn năm học 2017-2018 Căn cứ công văn số 124/PGDĐT-NGLL ngày 12 tháng 9 năm 2016 về việc phòng chống lụt, bão năm 2016; Thực hiện sự chỉ đạo của Đảng ủy và UBND xã Trà Bui, Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn năm học 2017-2018 như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU - Chủ động có kế hoạch phòng chống bão nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng cho cán bộ giáo viên, học sinh và tài sản của nhà trường. - Giáo dục ý thức tự giác, chấp hành kỷ luật cho cán bộ giáo viên, học sinh trong toàn trường. - Giáo dục ý thức phòng chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh. Khắc phục bệnh chủ quan trong phòng chống bão lụt. - Giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. - Phối hợp sự giúp đỡ, trợ sức của chính quyền địa phương, phụ huynh học sinh để thực hiện công tác phòng chống bão lụt được tốt. II. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO 1. Phan Ngọc Nam – Hiệu trưởng: Trưởng ban. 2. Vũ Hoàng Tâm – Phó Hiệu trưởng: Phó ban thường trực. 3. Lê Ngọc Hồng - Chủ tịch Công đoàn: Phó ban. 4. Các thành viên: Hồ Thị Thanh, Nguyễn Văn Luyện, Huỳnh Thị Bích Yến, Trương Thị Thu Tâm, Bùi Văn Hiệp, Lê Thị Diễn, Đỗ Thanh Hoàng, Phạm Thị Phụng, Hồ Văn Kỳ, Đinh Văn Du. III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM 1. Trưởng ban.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Lập kế hoạch phòng chống bão lụt; lên kế hoạch điều động nhân lực cho công tác phòng chống lụt bão. - Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình an toàn trường học và thông tin về bão lụt trên các phương tiện nghe nhìn, nắm trực tiếp chỉ đạo của ban chỉ đạo phòng chống bão lụt Phòng Giáo dục, UBND xã để kịp thời quyết định những vấn đề liên quan đến giáo viên, học sinh, tài sản. - Phân công trách nhiệm cho từng thành viên trong ban. - Giám sát việc thực hiện kế hoạch phân công của các thành viên. - Báo cáo Phòng giáo dục, UBND xã những nội dung liên quan đến công tác phòng chống bão lụt. - Cần chỉ đạo, quán triệt cho học sinh và phụ huynh đề phòng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất…, cần đảm bảo an toàn trong việc đi lại để tránh thiệt hại về người và tài sản có thể xảy ra. 2. Các Phó ban - Trực tiếp chỉ đạo giáo viên về công tác phòng chống bão lụt, an toàn trường học. + Kiểm tra thường xuyên mạng lưới điện, an toàn trường học. + Chỉ đạo việc bảo vệ sự an toàn tài sản trường học. + Lập kế hoạch đưa học sinh về khi có bão lụt. - Cùng trưởng ban bàn bạc thống nhất đưa đến quyết định khi cần thiết. 3. Các thành viên - Các đồng chí phụ trách các phòng chức năng chịu trách nhiệm về sự an toàn các thiết bị ở bên trong khi có mưa bão, cháy nổ. - Bảo quản tốt lương thực, thực phẩm có trong kho. - Đồng chí đại diện hội cha mẹ học sinh phải thường xuyên liên hệ với nhà trường để nắm bắt tình hình khi có mưa bão xãy ra, chủ động thông báo cho chi hội các lớp. - Tất cả phải chịu sự điều động, phân công nhiệm vụ của đồng chí trưởng ban. IV. KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ 1. Công tác chuẩn bị phòng chống đảm bảo an toàn khi có bão - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ: Kìm, dây thép, đinh, búa, bao cát, ni long... - Yêu cầu:.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Giằng néo tất cả các cửa sổ, cửa ra vào của các phòng học, phòng làm việc, nhà kho…, tắt hết các thiết bị điện khi phòng học không có người làm việc để không chập mạch điện, đảm bảo an toàn về điện. + Dùng bao cát dằng, mái ngói, tôn lợp những nơi có nguy cơ tốc mái. + Chặt bớt nhánh cây bàng, xà cừ, phượng, không để gió lay đổ. + Bao bọc máy tính, hồ sơ vào ni long, di chuyển đến các phòng an toàn khi cần thiết. 2. Phương án phòng chống khi có sự cố xảy ra - Phân công ban phòng chống bão lụt cùng với BGH luôn thường trực 24/24 tại trường khi có bão. - Khi có bão lụt cần chú ý: + Luôn theo dõi diễn biến của bão lũ, các chỉ thị của cấp trên về phòng chống bão lũ qua các phương tiện thông tin. + Chuyển toàn bộ hồ sơ giấy tờ lên khu vực cao ráo. + Máy vi tính, ti vi đưa lên phòng thiết bị. 3. Khắc phục hậu quả - Chỉ đạo học sinh toàn trường tham gia vệ sinh khuôn viên. - Giải phóng các cành cây, lá đổ. - Giữ gìn vệ sinh môi trường sau bão lụt. - Ổn định nhanh về nề nếp học tập cho học sinh sau lụt bão. 4. Tổ chức rút kinh nghiệm - Tổ chức rút kinh nghiệm về các nội dung: + Chuẩn bị cho công tác phòng chống. + Thực hiện phân công. + Phối hợp với chính quyền địa phương. + Công tác khắc phục sau sự cố sau bão. V. ĐỐI VỚI ĐỊA PHƯƠNG Nhà trường có trách nhiệm thông báo kịp thời với cán bộ địa phương tình hình triển khai kế hoạch phòng, chống lụt bão năm học 2017-2018 và có sự kết hợp cùng BCĐ phòng chống lụt bão của địa phương. Tuyên truyền rộng rãi trong học sinh và quần chúng nhân dân. Xin hỗ trợ nhân lực, kinh phí để phục vụ tốt cho công tác PCLB của nhà trường..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Báo cáo cụ thể kế hoạch triển khai và có báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên. Trên đây là kế hoạch phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn năm học 2017-2018, của Trường PTDTBT THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, đề nghị các cá nhân tổ chức đoàn thể nghiêm túc thực hiện để đảm bảo an toàn cho con người và tài sản trong mùa mưa bão./. Nơi nhận: - UBND xã(b/c); - Triển khai trong đơn vị; - Lưư VT.. HIỆU TRƯỞNG.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×