Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

phat trien tinh cam tham mi 5 tuoi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.39 KB, 78 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>CHỦ ĐỀ GIA ĐÌNH KẾ HOẠCH TUẤN 1: GIA ĐÌNH BÉ. Thời gian thực hiện từ ngày 16/10/2017 đến ngày 20/10/2017 I. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô a. Môi trường trong lớp học - Các loại tranh ảnh; sách truyện về chủ đề gia đình. - Sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, bài thơ, đồng dao, bài hát, câu chuyện liên quan đến chủ đề “ Gia đình”. - Tranh minh họa truyện, thơ. - Giáo viên trang trí lớp học bằng tranh ảnh về chủ đề, sản phẩm đồ dùng đồ chơi có nội dung hướng đến chủ đề “ Gia đình ” - Bộ toán của cô. b. Môi trường ngoài lớp học - Tranh ảnh tuyên truyền cha mẹ học sinh. Bảng biểu đồ chiều cao và cân nặng của bé treo ngoài cửa lớp. - Đồ chơi ngoài trời, lá cây, phấn, sỏi, giấy, nước, cát…. 2. Đồ dùng của trẻ - Bút sáp, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn, giấy vẽ, bảng con, đĩa nhựa để trẻ vẽ, nặn, xé dán, tranh in mẫu về đồ dùng gia đình; Tranh các thành viên trong gia đình; Tranh về các loại rau, củ, quả, thực phẩm; Tranh các kiểu nhà để trẻ tô màu….. …… - Đồ dùng đồ chơi nắp ghép – xây dựng, đồ chơi nấu ăn, quầy bán hàng, tiền, làn đồ chơi bác sĩ, búp bê trai, búp bê gái, quần, áo, mũ, dép………..bằng đồ chơi. - Trống, phách, xắc xô, mũ múa, mũ chóp. - Bộ toán của trẻ. - Chậu cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, xô, kéo, bình tưới nước…. II. CÁC HOẠT ĐỘNG Thứ. Thứ hai. Thứ ba. Thứ tư. Thứ năm. Thứ sáu. CÁC LĨNH VỰC. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ. ĐÓN TRẺ. THỂ DỤC BUỔI SÁNG. - Đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, thân mật, dạy trẻ chào bố mẹ. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định. - Trò truyện với trẻ về bản thân trẻ và cho trẻ chơi theo ý thích với đồ chơi trong lớp. - Điểm danh, chấm ăn. - Tập các động tác: Hô hấp 2, tay 2, chân 4, bụng 3, bật 1. 1. Mục đích - Trẻ được hít thở không khí trong lành. - Trẻ tập đúng và đều các động tác theo nhịp hô của cô. - Trẻ hứng thú tập, có ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ tập. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô - Nhạc bài hát “ Cả nhà thương nhau”, “ Bố là tất cả”, “ Cho con”……. - Trò chơi “ Gieo hạt ” 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Hoạt động 1: Khởi động - Trẻ làm đoàn tàu đi thường, đi nhanh, lên dốc, xuống dốc……đi ra sân, kết thúc về đội hình 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động Cho trẻ tập cùng cô lần lượt mỗi động tác 3 - 4 lần - ĐT 1 : Hô hấp 2: Thổi bóng bay: Đưa 2 tay khum trước miệng thổi mạnh để được những quả bóng to. Phù….phù…. CB. TH. - ĐT 2 : Tay 2 : Đưa 2 tay lên cao. CB. 2. 1. - ĐT 3 : Chân 4 : Đứng kiễng gót chân. CB. TH. - ĐT 3 : Bụng 3 : Đứng quay người sang 2 bên 1 góc 90 độ 90’ CB 4 1 3 - ĐT 5 : Bật 1: Bật nhảy tại chỗ.. 2. CB TH - Trong khi trẻ tập, cô chú ý quan sát để sửa sai và động viên trẻ tập. * Hoạt động 3: Trò chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt ” theo hướng dẫn của cô. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ hát theo nhịp bài “ Cả nhà thương nhau ” đi nhẹ nhàng vào lớp. HOẠT ĐỘNG HỌC. Thể dục Đi ngang. Khám phá xã hội 2. Làm quen chữ cái. Toán Nhận biết. Tạo hình Cắt dán ngôi.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> dồn bước. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. HOẠT ĐỘNG GÓC. Quan sát tranh Nhóm chữ e, và đàm thoại ê tìm hiểu về các thành viên trong gia đình của bé.. nhóm có 6 đối tượng, nhận biết số 6. nhà. - Quan sát: Mô hình ngôi nhà mái ngói, chậu sống đời, chậu hoa cúc, cái xoong, chậu hoa sứ. - Trò chơi vận động: Chi chi chành chành, ô tô và chim sẻ, gieo hạt, lộn cầu vồng, trời sáng – trời tối. - Chơi tự do: Thả thuyền, vẽ phấn, xếp hình, chơi với lá cây, chơi với cát, chơi với nước, xâu hạt, chơi với sỏi, chơi với bóng, đồ chơi ngoài trời….. - Góc xây dựng: Xây dựng: Ngôi nhà, vườn rau của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc học tập: Phân loại thẻ hình các thành viên trong gia đình thành từng loại riêng biệt. - Góc nghệ thuật: + Tô màu tranh về các các thành viên trong gia đình. + Hát, gõ đệm đơn giản theo nhịp một số bài hát trong chủ đề gia đình. - Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, sách báo, kể truyện về công việc của bố mẹ, sự yêu thương chăm sóc của các thành viên trong gia đình. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên. 1. Mục đích - Trẻ biết dùng nắp ghép thành nhà bảo vệ, mua gạch về xây tường bao, xây cổng ra vào, dùng nút ghép xếp thành ngôi nhà, xếp thành từng luống rau và mua giống các loại rau về trồng vào luống…… - Trẻ bắt trước những việc làm của người anh, chị chăm sóc cho em của mình, bắt trước công việc của các bác bán hàng. - Trẻ chơi với thẻ hình các thành viên trong gia đình và phân loại ra thành từng nhóm riêng biệt. - Trẻ biết sử dụng bút sáp để tô màu phù hợp cho bức tranh vẽ các thành viên trong gia đình. - Trẻ thuộc các bài hát, biết hát kết hợp gõ đệm đơn giản theo nhịp các bài hát về chủ đề gia đình…… - Trẻ biết cách mở sách, lật trang sách xem nội dung sách, tranh và nhìn vào tranh và kể về công việc của bố mẹ, sự yêu thương chăm sóc của các thành viên trong gia đình…….. - Trẻ yêu thích thiên nhiên, biết chăm sóc cây theo sự hướng dẫn của cô: tưới cây, cắt tỉa lá úa, lau lá cây, nhặt cỏ, vun sới đất,……. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô: - Bàn, ghế. - Tranh vẽ về các thành viên trong gia đình. - Tranh vẽ các hoạt động của gia đình. b. Đồ dùng của trẻ: - Nắp ghép, nút nhựa, ô tô, cổng…….. 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Giường, búp bê, bình sữa, đồ chơi nấu ăn, bàn, ghế, làn nhựa, tiền, giống các loại rau, …… - Thẻ hình các thành viên trong gia đình, rổ nhựa…… - Tranh in hình các thành viên trong gia đình, sáp màu. - Trống, phách, xắc xô. - Tranh ảnh, sách truyện về công việc, sự yêu thương chăm sóc của các thành viên trong gia đình…… - Góc thiên nhiên của lớp, 1 số dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, chép, kéo, bình tưới, sọt rác…… 3. Dự kiến chơi - Góc xây dựng: Nhóm trưởng phân công công việc cho từng người: Người xây nắp nhà bảo vệ, người đi trở nguyên vật liệu về xây tường bao, xây cổng ra vào, ghép nút ghép thành từng luống và mua giống các loại rau về trồng…..… - Góc phân vai: + Một số bạn đóng vai anh, chị phải biết thể hiện công việc của người anh, chị chăm sóc cho em hàng ngày : Phải biết thí em khi em khóc, cho em uống sữa, ru em ngủ, cho em ăn cháo, ăn bột, ……... + Một số bạn đóng vai bác bán hàng phải biết chào hỏi khách hàng cần mua gì, lấy hàng cho khách, nhận tiền và nói cảm ơn. Khách hàng nói cho người bán hàng biết mình cần mua gì, khi nhận hàng trả tiền cho người bán hàng. Người bán và người mua chào tạm biệt nhau. - Góc học tập: Trẻ hỏi nhau về lô tô các thành viên trong gia đình xem đó là ai, phân loại lô tô các thành viên trong gia đình thành từng loại. - Góc nghệ thuật:+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp một số bài hát về chủ đề gia đình…… + Tô màu tranh về các thành viên trong gia đình. - Góc sách truyện: Trẻ đàm thoại với nhau về nội dung bức tranh . Cô gợi ý để kết nối các nội dung đó thành truyện. - Góc thiên nhiên: Trẻ lau lá cây, cắt tỉa lá úa và nhổ cỏ, tưới nước, vun sới đất cho cây…… 4. Tiến hành * Hoạt động 1:Thỏa thuận - Cô giới thiệu tên chủ đề, tên các góc chơi trong lớp. - Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi và trò chơi từng góc. - Trẻ chọn góc chơi và nhận vai chơi. - Cô dẫn trẻ đến từng góc chơi quan sát, trò chuyện trong góc chơi có gì? - Cô gợi ý cho trẻ cách chơi từng góc và cho trẻ ra lấy đồ chơi để chơi. * Hoạt động 2: Tiến hành chơi và liên kết chơi - Cô quan sát theo dõi các góc chơi. - Trong khi chơi cô đến từng nhóm làm bạn chơi cùng trẻ gợi ý, hướng dẫn, khuyến khích trẻ để trẻ thể hiện vai chơi và liên kết giữa các góc chơi. - Cô nhắc nhở trẻ khi chơi phải nhẹ nhàng, cẩn thận với đồ chơi. * Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét từng góc chơi. - Cuối cùng cô thu hút trẻ ở các góc chơi đến góc xây dựng cho trẻ thăm quan góc xây dựng. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU. - Cô cho trẻ chủ trì nhóm ra giới thiệu công trình xây dựng sau đó cô nhận xét góc xây dựng. - Cô nhận xét kết thúc giờ chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi. Hướng dẫn Lao động Làm bài Văn nghệ trò chơi mới tự phục vụ tập vở toán cuối tuần: - Ai thế nhỉ - Rèn cho - Nêu gương trẻ kĩ năng bé ngoan. rửa tay bằng xà phòng. KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai ngày 16 tháng 10 năm 2017. I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Trong gia đình con có những ai ? + Bố con làm nghề gì? + Mẹ con làm nghề gì? + Hàng ngày ai đưa con đi học?....... II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT - Vận động cơ bản: Đi ngang dồn bước trên ghế thể dục - Trò chơi vận động: Về đúng nhà 1. Mục đích a. Kiến thức: - Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài tập phát triển chung. - Biết vận động đi ngang dồn bước trên ghế thể dục b. Kĩ năng: - Thể hiện nhanh, mạnh, khéo khi thực hiện bài tập vận động: Đi ngang dồn bước trên ghế thể dục. - Trẻ chú ý quan sát tập đúng và đều các động tác theo nhịp hô của cô. Rèn sự nhanh nhẹn và linh hoạt trong khi chơi. c. Thái độ: - Trẻ có ý thức tổ chức và tập trung trong giờ tập. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Vạch chuẩn bị, 2 đoạn vạch kẻ thẳng dài 2 – 3 m, mô hình nhà bé trai, bé gái. Bàn gỗ, rổ nhựa, ghế thể dục. - Đồ dùng của trẻ: Các đồ dùng gia đình bằng đồ chơi. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài: - Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết, sức khỏe, quang cảnh sân trường. * Hoạt động 2: Khởi động - Cho trẻ làm đoàn tàu đi theo hiệu lệnh của cô: Đi thay đổi tốc độ, sau đó về đội hình 3 hàng ngang. 5. Dự kiến hoạt động của trẻ - Trẻ thực hiện - Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> * Hoạt động 3 : Trọng động a) BTPTC: Tập động tác: Tay 2, chân 4*, bụng 3, bật 1. - Cô cùng trẻ tập 3 - 4 lần các động tác tay 2, chân 4, bụng 3, bật 1. Mỗi động tác 2 lần 4 nhịp, động tác nhấn mạnh tập thêm 2 lần 4 nhịp nữa. - Trong khi trẻ tập, cô chú ý quan sát để sửa sai và động viên, khuyến khích trẻ tập. b) Vận động cơ bản: Đi ngang dồn bước trên ghế thể dục - Tập mẫu: + Cô tập chính xác động tác. + Cô vừa tập vừa phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị đứng tự nhiên 2 chân rộng bằng vai trước vạch chuẩn bị. Khi có hiệu lệnh “ Đi ” thì mắt cô nhìn lên trên ghế thể dục và bắt đầu cô bước ngang chân phải trên ghế thể dục 1 bước rồi thu chân trái lại gần chân phải . Chú ý khi đi ngang dồn bước các con phải bước đi trên ghế thể dục, khéo léo không để ngã xuống dưới ghế, sau đó cô lại bước tiếp chân phải sang ngang 1 bước lên trên ghế thể dục rồi cô lại thu chân trái lại, cứ bước đi như thế cho đến hết ghế thì về cuối hàng đứng. - Trẻ thực hiện: + Mời 1 - 2 trẻ lên làm mẫu. + Cho lần lượt cả lớp tập. + Cô tổ chức cho trẻ tập dưới hình thức thi đua 2 tổ. + Gọi 1 - 2 trẻ lên vận động lại. Trong khi trẻ tập, cô chú ý quan sát, động viên, khuyến khích và sửa sai cho trẻ. c) Trò chơi vận động: Về đúng nhà - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần và bao quát sửa sai giúp đỡ trẻ. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ vừa đi vừa hát 1 bài đi lại nhẹ nhàng quanh sân.. - Trẻ thực hiện cùng cô. - Trẻ quan sát. - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ đi và hát. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Mô hình nhà mái ngói - Trò chơi vận động: Chi chi chành chành - Trò chơi tự do: Chơi với xâu hoa, xâu hạt, sỏi, xé giấy theo dải. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, tác dụng của mô hình nhà mái ngói. b. Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá đối tượng khi quan sát. c. Thái độ: Trẻ chú ý lắng nghe, có ý thức tập trung trong giờ. Biết yêu quý ngôi nhà, không bôi bản và vẽ bậy lên tường nhà. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Mô hình nhà mái ngói. - Đồ dùng của trẻ: Hoa xâu, hột hạt, rổ nhựa, sỏi, giấy. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành vừa đi vừa hát bài “ Nhà của tôi” đi dạo chơi xung quanh trường, hỏi trẻ: + Thời tiết mùa này là mùa gì? + Mùa đông thì thời tiết thế nào thế nào ? + Con phải làm gì để giữ ấm cho cơ thể? + Cô con mình vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát nhắc tới gì? + Cô có gì đây? + Đây là kiếu nhà gì? + Mái nhà màu gì? + Tường nhà có dạng hình gì? + Tường nhà màu gì? + Cửa ra vào có dạng hình gì? + Cửa ra vào màu gì? + Cửa sổ có dạng hình gì? + Cửa sổ màu gì? + Có bao nhiêu cái cửa sổ? + Ngôi nhà có tác dụng gì? + Ngôi nhà con đang ở là kiểu nhà gì? + Chúng mình phải làm gì để ngôi nhà luôn đẹp, sạch sẽ? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Biết yêu quý ngôi nhà của mình đang ở, không bôi bẩn và vẽ bậy lên tường nhà. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Chi chi chành chành - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, chơi cắp cua, xé giấy theo dải. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Vườn rau của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI Chơi trò chơi: Ai thế nhỉ 1. Mục đích - Phát triển ở trẻ khả năng nhận biết và phân biệt một số đặc điểm giống nhau và khác nhau. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: 4 -5 thẻ hình các thành viên trong gia đình ( Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em…..) 3. Tiến hành - Cô cầm 2 thẻ hình khác nhau (Ông, bà) giơ lên và miêu tả bằng lời những đặc điểm của từng con rối và cho trẻ đoán. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Ví dụ: Đây là 1 người già, đeo kính, tóc ngắn đố các con biết đó là ai? Sau đó cô giơ thêm 1 thẻ hình khác nữa và miêu tả để trẻ đoán xem đó là thành viên nào trong gia đình. Cô lần lượt gọi trẻ lên chơi nếu trẻ đoán đúng nhiều thì cô thêm thẻ hình khác vào để cho trẻ đoán tiếp để mở rộng trò chơi. - Cô cho trẻ chơi 4 – 5 lượt sau đó cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ………….o0o………… Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Ai mua quần áo đẹp và đồ chơi cho con ? + Hàng ngày ai đưa con đi học ? + Cuối tuần bố mẹ thường cho con đi đâu chơi ? II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Quan sát tranh và đàm thoại tìm hiểu về các thành viên trong gia đình. 1. Mục đích a. Kiến thức : - Trẻ biết các thành viên trong gia đình, tên và công việc của bố, mẹ. - Biết sự quan tâm chăm sóc của mọi người trong gia đình. b. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát, khả năng giao tiếp và phát biểu ý kiến với mọi người xung quanh. c. Thái độ : - Trẻ chú ý lắng nghe, thích thú khi được phát biểu. Trẻ biết yêu thương, vâng lời người lớn và làm những việc vừa sức để giúp đỡ mọi người trong gia đình. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô. - Bức tranh vẽ các thành viên trong gia đình. Bài hát “ Cháu yêu bà”, “ Cả nhà thương nhau” 3. Tiến hành Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài - Cô và trẻ hát bài “ Cả nhà thương nhau ” và đặt câu trẻ: + Cô con mình vừa hát bài hát gì ? + Bài hát có nhắc tới ai trong gia đình ? + Tình cảm của các thành viên trong gia đình như thế nào? 8. Dự kiến hoạt động của trẻ - Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Khi xa nhau thì mọi người thấy thế nào? + Khi mọi người gần nhau thì sao? * Hoạt động 2: Khám phá: Quan sát tranh và đàm thoại tìm hiểu về các thành viên trong gia đình của bé. - Cô cho trẻ quan sát trang vẽ các thành viên trong gia đình và trò chuyện cùng trẻ: + Bức tranh vẽ gì? + Trong tranh vẽ gia đình bạn có những ai? + Bố mặc áo màu gì? + Mẹ mặc áo màu gì? + Bạn nhỏ mặc áo màu gì? - Sau những câu hỏi cô nhấn mạnh lại những câu trả lời đúng để khắc sâu kiến thức cho trẻ. + Thế gia đình các con có những ai? + Bố con tên là gì? + Bố con làm nghề gì? + Ai sinh ra các con? + Mẹ con tên là gì ? + Mẹ con làm nghề gì? + Hàng ngày bố, mẹ đã làm gì để chăm sóc nuôi dạy con? + Nhà con có mấy ông, mấy bà ? + Con hãy kể về ông, bà của mình ? + Ở nhà con làm gì để giúp đỡ ông, bà, bố, mẹ? - Giáo dục trẻ yêu thương, vâng lời người lớn và làm những việc vừa sức để giúp đỡ mọi người trong gia đình. * Hoạt động 3 : Kết thúc - Cô nhận xét giờ học, động viên khuyến khích trẻ hăng hái phát biểu xây dựng bài. - Cô và trẻ hát và vận động bài “ Cháu yêu bà ”. - Trẻ trả lời. - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ vâng lời cô. - Trẻ vâng lời cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát, vận động cùng cô.. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Chậu sống đời - Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ - Trò chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây, nút ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo và tác dụng của chậu sống đời. b. Kĩ năng: Rèn khả năng tìm tòi, khám phá và ghi nhớ có chủ đích ở trẻ. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ học, tích cực tham gia các trò chơi. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô : Chậu sống đời, vòng thể dục, vạch kẻ đường - Đồ dùng của trẻ: Phấn, bảng, khăn lau, lá cây, nút ghép. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành và trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng(mưa)? 9.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Vì sao lá cây lại đung đưa? - Cô và trẻ chơi trò chơi “ Chốn tìm” , cô lấp sau chậu sống đời cho trẻ đi tìm. + Cô hỏi trẻ cô trốn ở đâu? + Đây là chậu cây gì? + Nhiều thân cây sống đời mọc chụm lại gần nhau gọi là gì? + Cây sống đời có những bộ phận gì? + Gốc và thân cây có màu gì? + Sờ thân cây sống đời con thấy thế nào? + Lá cây sống đời màu gì? + Chậu sống đời có tác dụng gì? + Muốn chậu sống đời xanh tốt hàng ngày phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng hợp lại. - Giáo dục trẻ: Chăm sóc, bảo vệ chậu sống đời, không ngắt lá, bẻ cành cây. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây, nút ghép. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Vườn rau của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc học tập: Phân loại thẻ hình các thành viên trong gia đình thành từng loại riêng biệt. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: LAO ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ Rèn cho trẻ kĩ năng rửa tay bằng xà phòng 1. Mục đích a. Kiến thức: - MT 62: Tập một số thao tác vệ sinh cá nhân dưới sự gợi ý, hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn. - Trẻ hiểu được sự cần thiết của việc rửa tay đúng cách, sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cơ thể. b. Kĩ năng: - Trẻ làm quen với các bước rửa tay bằng xà phòng. c. Thái độ: - Trẻ có ý thức, thói quen rửa tay trước và sau khi ăn cơm, sau khi đi vệ sinh. 2. Chuẩn bị: - Đồ dung của cô: Xà phòng, bình đựng nước có vòi, khăn lau tay, xô đựng nước. - Đồ dung của trẻ: Xà phòng, bình đựng nước có vòi, khăn lau tay, xô đựng nước. 3. Tiến hành * Hoạt động 1: Thảo luận với trẻ: - Theo các con vì sao phải giữ cho đôi tay sạch sẽ ? - Vì sao phải rửa tay đúng quy cách? - Các con rửa tay vào lúc nào? * Hoạt động 2: Thực hành: 10.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Cô thực hiện mẫu cho trẻ xem 1 - 2 lần vừa rửa tay cô vừa hướng dẫn trẻ các bước. - Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện mẫu theo sự hướng dẫn của cô cho cả lớp xem. - Cô gọi lần lượt nhóm 2 trẻ lên thực hiện . - Cô quan sát, gợi ý, hướng dẫn sửa sai kịp thời cho trẻ. - Cô động viên trẻ rửa tay đúng quy cách và khi rửa phải tiết kiệm nước, không làm bắn nước ra nền nhà. * Hoạt động 3: Nhận xét - Cô nhận xét các bước rửa tay của trẻ và nêu gương trẻ thực hiện tốt. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ..……….o0o………… Thứ tư ngày 18 tháng 10 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Con hãy kể tên những thành viên trong gia đình con ? + Bố, mẹ chăm sóc con như thế nào ? + Ai thương hát, kể truyện ru con ngủ hàng đêm ? II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Làm quen chữ cái: Nhóm chữ e, ê 1.Mục đích-yêu cầu: a.Kiến thức: -Dạy trẻ nhận biết chính xác tên chữ cái e,ê, -Trẻ biết chữ cái e,ê có bao nhiêu nét chữ(Chữ e có 2 nét thẳng ngang và một nét cong tròn, chữ ê có một nét thẳng ngang, một nét công tròn và một dấu ê) -Trẻ nhận ra âm chữ e,ê trong từ tiếng và thể hiện nội dung "Chủ điểm gia đình",biết những đồ vật gia đình có tên chữ cái e,ê.. b.Kỹ năng: -Trẻ phát âm chính xác âm chữ cái e,ê (Chữ e miệng hé vừa, lưỡi ấn xuống,chữ ê miệng hé vừa lưỡi hơi đẩy ra) -Không nói lí nhí, không kéo dài ê,a, phải nói to rõ ràng rành mạch.* c.giáo dục: -Trẻ có tính ham thích học, có ý thức trong học tập, ý thức giữ gìn đồ dùng trong gia đình, ý thức tổ chức,kỷ luật trong khi học và chơi. 2. Chuẩn bị: - Tranh kèm từ: “Bóng đèn”. “Bàn ghế” 11.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Thẻ chữ. Một số loại quả bằng nhựa 3. Tiến hành Hoạt động của cô *Hoạt động 1:Ổn định và gây hứng thú: - Cho trẻ hát bài "Cả nhà thương nhau" -Cô thấy bài hát cũng rất là hay đấy.Vậy bạn nào giỏi có thể nói cho cô biết chúng mình vừa hát bài hát nói về gì? À đúng rồi đấy bài hát vừa rồi là nói về cẩ gia đình đấy . -Bây giờ các con có muốn trò chuyện về gia đình không? -Vậy thì các con hãy kể về gia đình của mình nào? -Thế trong gia đình các con có thườngdùng những đồ dùng gì? -Hôm nay co con mình sẽ cùng làm quen với những đồ dùng gia đình qua môn làm quen với chữ cái nhé: *Hoạt động 2:Làm quen chữ e,ê. + Làm quen chữ e : *Làm quen chứ cái e qua tranh: -Lăng nghe lắng nghe. -Các bạn lằng nghe cô đố xem đó là gì nhé. Hình dáng quả Lê Trong veo như nước Thế mà thắp được Sáng bừng thâu đêm? (Là cái gì?) -Đúng rồi đó là bóng đèn đấy -Cô có bức tranh vẽ về bóng đèn này,thế bóng đèn dùng để làm gì? . -Bóng đèn được làm bằng gì? -Thế thủy tinh là đồ dẽ vỡ hay khó vỡ? -Thế khi bô mẹ mua về mà chưa kịp lắp lên các bạn có được lại cầm để chơi không? -Đúng rồi vì bóng đèn được làm bằng thủy tinh mà lại mỏng nên rất dễ vỡ vì vậy các con không được tự tiện cầm lên chơi sẽ bị vỡ dăm vào chân là nguy hiểm đến tính mạng đấy các con nhé. -Trên bức tranh bóng đèn cô có từ"Bóng đèn"cả lớp đọc cho cô nào? -Cô cũng đã ghép được từ"Bóng đèn"bằng các thẻ chữ rời các con xem thẻ chữ rời cô ghép và từ trong tranh như thế nào với nhau? -Các con đếm từ"Bóng đèn"có bao nhiêu chữ cái? -À đúng rồi từ"Bóng đèn"có 6 chữ cái đấy. -Thế trong từ"Bóng đèn" có chữ cái nào đã học rồi nào?Ai giỏi lên lấy cho cô và các bạn xem nào? -Bạn tìm đúng chư cả lớp? -Còn lại những chữ này hôm sau chúng mình sẽ học nhé. -Còn đây là chữ e hôm nay cô sẽ dạy cho các con làm quen 12. Hoạt động của trẻ - Cả lớp hát -Bố mẹ và các con ạ. - Cả lớp chơi -Có ạ. -2-3 trẻ kể. -Trẻ kể. - trẻ đếm -Nghe gì nghe gì.. -Bóng đèn. - Trẻ đọc -Để thắp sáng ạ. -Bằng thủy tinh ạ. -Dễ vỡ ạ. -Không ạ.. -Vâng ạ. -Trẻ đọc 2 lần -Giống nhau ạ. 1,2,3,4,5,6,6chữ cái -Chữ o ạ. -Đúng rồi ạ.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> đấy. -Cô sẽ thay chữ e to hơn để lớp mình nhìn rõ hơn nhé. *Giới thiệu chữ e: *Làm quen với chữ cai e qua phát âm -Trước tiên cô sẽ đọc mẫu. -Cô đọc 2-3 lần. -Để đọc được chữ e chúng mình phải há miệng ra lưỡi đẩy xuống phát âm ra từ cổ họng,đọc to ,rỏ ràng,không đọc kéo dài ê a - Cho trẻ đọc chữ e: Cả lớp; cá nhân *Làm quen chữ cái qua phân tích: -Chữ e gôm hai nét,1 nét thẳng ngang và một nét cong tròn(nói đến nét nào cô phải chỉ luôn nét đấy cho trẻ thấy) - Cho trẻ nhắc lại về chữ e có mấy nét đó là nét gì?(Gọi 4-5 trẻ nhắc lại) - Cô giới thiệu chữ e: đây là chữ e in thường,còn đây là chữ e viết thường,còn đây là chữ e in hoa 3 chữ này có cách viết khác nhau nhưng có cách đọc giống nhau.. -Cả lớp đọc , cá nhân đọc + Làm quen chữ ê: *Làm quen chư cái ê qua tranh: -Lắng nghe, lắng nghe. -Các bạn lắng nghe cô đố đó là gì nhé. Có chân mà chẳng biết đi. Có mặt phẳng lì cho bé ngồi chơi.(Đó là cái gì?) -Đúng rối cô cũng có bức tranh vẽ về cái ghế ,cả lớp cho cô biết cái ghế được dùng để làm gì? -Cái ghế được làm bằng chất liệu gì? -Trên bức tranh cô có từ "Cái ghế" cả lớp đọc cho cô nào? -Cô cũng ghép được từ "Cái ghế" các con xem từ cô ghép và từ trong tranh như thế nào với nhau? -Các con đếm xem từ"Cái ghế" có mấy chữ nào? -Ai giỏi lên rút cho cô những từ đã học rồi nào?Rút xong các con giơ cao cho cả lớp cùng đọc nhé. -Bạn đã rút rồi đấy các con khen các bạn đi nào? -Cò những chữ cái này hôm sau chúng mình sẽ học nhé. -Giới thiệu chữ ê: -Ở trên bảng còn lại một chữ cái đó là chữ ê mà cô sẽ dạy chúng mình đấy. -Cô sẽ đổi chữ ê to hơn cho lớp mình nhìn rõ hơn *Làm quen qua phát âm: -Cô đọc mẫu 3 lần. -Để đọc được chữ cái ê chúng mionhf phải há miệng vừa thoo9i, lưỡi hôi đẩy về phía trước khi đọc chúng mình phài đọc thật to và rõ ràng,không đọc lí nhí kéo dài lớp mình rõ chưa? - Cho trẻ đọc chữ ê: Cả lớp; cá nhân. *Làm quen với chữ qua phân tích: 13. -Trẻ đọc.. -Trẻ nhắc lại.. -Trẻ đọc.. -Nghe gì nghe gì.. -Cái ghế. -Để ngồi. -Làm bằng gỗ. -Trẻ đọc 2 lần. -Giống nhau.1,2,3,4,5,6.6 chữ cái..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Ai giỏi cho cô biết chữ cái ê giống chữ cái gì? -À đúng rồi chữ ê cũng giống chữ cái e đấy. -Chữ ê gồm 2 nét 1 nét thẳng ngang và 1 nét cong tròn. nhưng chữ ê lại có thêm 1 dấu ê ở trên đầu để chúng mình phân biệt chữ e và chữ ê đấy. - Cho trẻ nhắc lại cấu tạo chữ e, ê - Cả lớp đọc, cá nhân đọc - Cô gắn chữ ê và giới thiệu cho trẻ biết chữ in thường và chữ viết thường,chữ in hoa cả 3 chữ này có cách viết khác nhau nhưng cách đọc giống nhau. -Cho trẻ đọc cả lớp 2-3 lần. +So sánh chữ e,ê: -Vừa rồi cô đã dạy cho chúng mình làm quen với hai chữ cái mới đó là chữ e và chữ ê đấy.Bây giờ bạn nào giỏi cho cô và cả lớp biết chữ e,ê có những điểm gì giống và khác nhau: -Giống nhau: -À các con phát hiện rất giỏi đấy chữ e và chữ ê giống nhau ở chỗ đều có 2 nét thẳng ngang và 1 nét cong tròn không khép kín đấy -Vậy ai giỏi phát hiện cho cô biết chữ e và chữ ê có điểm gì khác nhau: =)Đúng rồi chữ e không có dâu còn chữ ê thì có dấu ê ở trên đầu. *Hoạt động 3:Các trò chơi ôn luyện. +Trò chơi 1:Chữ gì biến mất. -Cách chơi:Ở trên bàn của cô có rất nhiều đồ chơi mỗi đồ chơi có gắn 1 thẻ chữ cái mà các con vừa học các con hãy nhìn và đọc thật to xem đó là chữ cái gì nhé. -Cô giơ tùng đồ chơi lên trẻ đọc chữ cái có gắn ở đồ chơi đó. Khi nào cô nói "trốn cô"cả lớp nhăm mắt lại và khi cô nói "Thấy cô" các côn mở mắt ra và nói xem chữ gì đã biến mất nhé. +Trò chơi 2: Cánh cửa thần. -Cho trẻ nắm tay nhau thành một vòng tròn cho 2 bạn đứng đối diện nhauđưa hai tay lên cao về phía trước mặt và lồng 2 bàn tay áp sát vào nhau làm "cánh cửa thần"một bạn sẽ đứng sau cánh cửa thần cầm thẻ chữ cái giơ lên cao 1 bạn sẽ đứng ngoài cánh cửa thần và đọc to chữ cái mà bạn cầm nếu bạn đọc đúng thì cánh cửa thần sẽ mở và con sẽ cầm thẻ chữ thay cho bạn và tiếp tục bạn khác lên đọc chữ nếu bạn nào không đọc đúng cánh cửa thần không mở và bị phạt nhảy lò cò 1 vòng. -Cô quan sát và khuyến khích trẻ chơi. *Hoạt động 4:Nhận xét - Kết thúc-Chuyển hoạt động -Cho trẻ hát bài"nhà của tôi" III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Chậu hoa cúc 14. -Trẻ lên tìm và đọc. -Rồi ạ. -Trẻ đọc -Chữ e ạ. -Trẻ đọc. -trẻ đọc.. -Đều có 2 nét thẳng ngang và 1 nét cong.. -Chữ e không có dấu còn chữ ê có dấu ạ. -Cho trẻ nhắc lại -Trẻ chơi -Trẻ chơi.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Trò chơi vận động: Gieo hạt - Trò chơi tự do: Chơi với đất nặn, lá cây, nút ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, biết đặc điểm cấu tạo và tác dụng của chậu hoa cúc. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá và nói ra những gì mình được quan sát. Tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh theo tín hiệu trò chơi. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Chậu hoa cúc - Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng nhựa, lá cây, nút ghép 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ vừa đi vừa dọc bài đồng dao “ Đi cầu đi quán” dạo chơi xung quanh trường hít thở không khí trong lành trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa)? + Trời nắng ( mưa) thì bầu trời thế nào? + Cô và trẻ chơi trò chơi “ Tìm cây” + Đây là cây gì? + Cây hoa cúc trồng ở đâu? + Gốc và thân cây màu gì? + Lá cây màu gì? + Bông hoa cúc màu gì? + Bông hoa cúc có nhiều cánh hay ít cánh? + Ngoài cúc có màu vàng con còn biết hoa cúc có màu gì nữa? + Chậu hoa cúc có tác dụng gì? + Muốn chậu hoa cúc xanh tốt thì hàng ngày phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Chăm sóc, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho cây, không được ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Gieo hạt - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi với đất nặn, lá cây, nút ghép - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Vườn rau của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, sách báo, kể truyện về công việc của bố mẹ, sự yêu thương chăm sóc của các thành viên trong gia đình. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. 15.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... …………..o0o………… Thứ năm ngày 19 tháng 10 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. * Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần * Trò chuyện: + Trong gia đình con có những ai? + Bố con làm nghề gì ? + Mẹ con làm nghề gì? + Ngôi nhà con đang ở thuộc kiểu nhà gì? II. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Đếm đến 6 nhận biết số 6 1. Mục đích-yêu cầu a.Kiến thức - Dạy trẻ biết đếm đến 6, nhận biết nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6. b.Kỹ năng - Trẻ biết xếp tương ứng giữa các nhóm, biết tạo nhóm có số lượng là 6 và biết so sánh 2 nhóm đồ vật.Tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm đồ vật trong phạm vi 6. c.Giáo dục - Giáo dục trẻ tính chính xác và biết giữ gìn đồ dùng trong gia đình. 2.Chuẩn bị *Đồ dùng của cô - Bức tranh vẽ gia đình có 5 người *Đồ dùng của trẻ - Mỗi trẻ 6 bông hoa, 6 cái ống hút, đồ dùng của cô giống của trẻ kích thước lớn hơn. - 6 Cái nơ, 6 tấm thiệp, 3.Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1.Hoạt động 1: -Trò chuyện cùng trẻ về ngày 20/10. Trẻ trò chuyện -Để chào mừng ngày 20/10 trường có tổ chức “ngôi nhà trẻ thơ” cô đã chuẩn bị 1 tiết mục văn nghệ, nào mời các ca sĩ ra trình diễn. Các bạn sẽ biểu diễn bài “múa cho mẹ xem”.(5 trẻ múa). -Lớp mình cùng đếm xem có bao nhiêu bạn trình diễn. Trẻ đếm Phần 1: luyện tập nhận biết số lượng trong phạm vi 5. Ngoài múa hát ra hội thi còn có triển lãm tranh nữa. Đây là những bức tranh vẽ về gia đình của các bạn. -Bức tranh này vẽ gia đình bạn Bi -Gia đình bạn có mấy người?( 5 người) Trẻ trả lời - Cùng đếm và giới thiệu về các thành viên - Kể về gia đình trẻ 16.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> 2.Hoạt động 2: Phần 2: tạo nhóm có số lượng là 6 - Đếm đến 6 - nhận biết chữ số 6. - Sắp đến ngày 20/10 các con đã chuẩn bị nhưng món quà xinh xắn tặng mẹ mình chưa? Trẻ trả lời - Vậy hôm nay lớp mình cùng cô làm những bông hoa thật đẹp để tặng mẹ - Trẻ cùng xếp vật liệu ra với cô - Cô xếp bông hoa ra? Cô xếp 5 cái ống hút để làm thân hoa ra? - Có bao nhiêu bông hoa? Có bao nhiêu cái ống hút? Trẻ đếm và trả lời - Nhóm bông hoa và nhóm ống hút như thế nào với nhau?Và nhiều hơn bao nhiêu? - Tại sao con biết? - Nhóm nào ít hơn và ít hơn mấy? Muốn 2 nhóm bằng nhau thì phải làm thế nào? - Để nhóm ống hút bằng với nhóm hoa ta thêm vào 1 cái ống hút .Vậy 5 thêm 1 là mấy? - Cô cho trẻ nhắc lại. Cho trẻ đếm lại 2 nhóm.Vậy bây giờ nhóm hoa và nhóm ống hút như thế nào với nhau? Đều bằng mấy? - Để chỉ các nhóm đồ vật có số lượng là 6 ta dùng chữ số mấy.?Đây là chữ số 6, cô nói cấu tạo số 6. Trẻ trả lời - Chọn chữ số 6 xếp cạnh nhóm hoa và nhóm ống hút - Mời trẻ tìm nhóm đồ dùng có số lượng là 6. Trẻ cùng đếm lại Trẻ thực hiện - Bây giờ ta cùng gắn 1 bông hoa vào 1 cái ống hút ? chúng ta có tất cả bao nhiêu cành hoa? - Gió thổi 1 cành hoa vào rổ , còn lại mấy cành hoa? 6 bớt 1 còn mấy? ta dùng chữ số mấy? Trẻ trả lời - Lần lượt hết số hoa - Mời trẻ tìm nhóm đồ dùng có số lượng là 6. Trẻ cùng Trẻ thực hiện đếm lại 3.Hoạt động 3: Phần 3: luyện tập. “thi cắm hoa” Mỗi tổ sẽ có 6 bạn Cùng cấm hoa tặng mẹ , mỗi lọ hoa gồm có 6 bông hoa và 6 cái lá. Tổ nào làm xong trước sẽ bấm chuông , cuộc thi sẽ dừng Trẻ thi đua lạ * Kết thúc nhận xét III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cái xoong - Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng - Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, sỏi, nắp ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, biết đặc điểm cấu tạo, chất liệu và tác dụng của cái xoong. 17.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá và nói ra những gì mình được quan sát. Tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh theo tín hiệu trò chơi. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Cái xoong, câu đố về cái xoong - Đồ dùng của trẻ: Hoa xâu, hột hạt, rổ nhựa, sỏi, nắp ghép. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, vừa đi vừa hát 1 bài, hít thở không khí trong lành trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa )? + Trời nắng ( mưa ) thì bầu trời thế nào? + Cô đọc câu đố “ Cái gì mặt mũi biến đâu Có mũ đội đầu lại có 2 tai Mình tôi chịu lửa rất tài Đến khi nấu lướng ai ai cũng dùng” Là cái gì? + Đây là cái gì? + Miệng xoong có dạng hình gì? + Cái xoong có mấy cái quai? + Quai xoong có tác dụng gì? + Dùng gì để đậy kín cái xoong? + Vung xoong có dạng hình gì? + Trên vung xoong có gì? + Cái xoong được làm bằng chất liệu gì? + Cái xoong có tác dụng gì? + Muốn cái xoong sạch sẽ thì phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Phải rửa sạch xoong nồi, bát, đũa……sau khi đã sử dụng song và cất đồ dùng trong gia đình đúng nơi quy định * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, sỏi, nắp ghép. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Vườn rau của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc nghệ thuật: Trẻ tô màu tranh các thành viên trong gia đình. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Làm bài trong vở “Bé làm quen với toán qua hình vẽ” VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. 18.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... …………….o0o…………… Thứ sáu ngày 20 tháng 10 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. * Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần * Trò chuyện: + Khi con bị ốm bố, mẹ đưa con đi đâu khám bệnh? + Hàng ngày ai nấu cơm cho các con ăn? + Bố con ở nhà thường làm những công việc gì?........ II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Tạo hình: Cắt dán ngôi nhà 1. Mục đích - Yêu cầu a.Kiến thức - Trẻ biết xếp và dán các hình chữ nhật , hình vuông, hình tam giác thành một ngồi nhà như hình vẽ b.Kỹ năng - Trẻ xé dán thành cây,ông mặt trời màu đỏ và dán vào các bức tranh c.Giáo dục - Giáo dục trẻ biết yêu thương mẹ và cách thành viên trong gia đình 2.Chuẩn bị a.Đồ dùng của cô - Các hình chữ nhật, hình vuông , hình tam giác các màu - Bút màu, giấy màu, hồ dán b.Đồ dùng của trẻ - vở tập tô, bút sáp, 3.Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Bé hãy kể. - Trẻ hát bài “ Nhà của tôi” Trẻ hát - Bài hát nói về cái gì? Ngôi nhà các con đang ở là nhà xây hay nhà gỗ…. Trẻ trả lời * Hoạt động 2 : Ai đoán giỏi. - Phân tích- đàm thoại: - Cô đưa tranh vẽ các kiểu nhà cho trẻ xem - Cô cùng đàm thoại với trẻ theo từng bức tranh và giới thiệu với trẻ còn nhiều kiếu nhà khác nữa. Các con xem kỹ nhà mình có giống thế hãy cùng thi nhau chọn cho mình một ngôi nhà để cắt và dán vào vở nhé Trẻ đàm thoại cùng cô - Hỏi 1 số trẻ chọn cắt nhà kiểu nào, dán như thế 19.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> nào? Thân nhà thì có hình chữ nhật, hoặc hình vuông… Mái nhà thì cắt hình tam giác và màu đỏ Cô hướng dẫn trẻ: - chúng mình sẽ xếp các hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác để tạo thành hình ngôi nhà.Sau đó chúng mình dùng hồ dán và dán vào vở.Chúng mình có thể xé dán thêm cây, ông mặt trời để dán vào cho ngôi nhà sinh động hơn * Hoạt động 3: Thi bé khéo tay - Trẻ thực hành cô phát vở, bút màu cho trẻ - Cô hỏi trẻ cách ngồi cầm kéo - Cô bao quát lớp chú ý sửa cách ngồi, cầm kéo cho trẻ - Động viên trẻ cắt sáng tạo thêm * Hoạt động 4: Trưng bày sản phẩm - Trẻ mang tranh lên trưng bày - Mời trẻ lên chọn tranh mà trẻ thích, động viên trẻ tự nhận xét giới thiệu về sản phẩm của mình, của bạn - Cô nhận xét bổ sung, động viên khuyến khích trẻ - Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình - Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định. Trẻ lắng nghe, quan sát cô hướng dẫn. Trẻ thực hiện. Trẻ trưng bày tranh Trẻ cất đồ dùng. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Chậu hoa sứ - Trò chơi vận động: Trời sáng – trời tối - Trò chơi tự do: Chơi nước, sỏi, xé giấy theo dải. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, tác dụng của chậu hoa sứ. b. Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá đối tượng khi quan sát. c. Thái độ: Trẻ chú ý lắng nghe, có ý thức tập trung trong giờ. Biết chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho chậu hoa sứ; Không ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa để chơi. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Chậu hoa sứ - Đồ dùng của trẻ: Nước đựng trong chậu, thuyền, rổ nhựa, sỏi, giấy. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành vừa đi vừa hát bài “ Ra vườn hoa em chơi” dạo chơi xung quanh trường, hỏi trẻ: + Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa) ? + Đây là cây gì? + Cây hoa sứ trông ở đâu? + Cây hoa sứ có đặc điểm gì? + Gốc, thân cây, cành cây có màu gì? + Sờ thân, cành cây con thấy thế nào? + Lá cây hoa sứ màu gì? 20.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> + Sờ lá cây hoa sứ con thấy thế nào? + Bông hoa sứ màu gì? + Cánh hoa sứ có đặc điểm gì? + Chậu hoa sứ có tác dụng gì? + Muốn chậu hoa sứ xanh tốt, ra nhiều hoa thì phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho chậu hoa; Không ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa để chơi. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Trời sáng – trời tối - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi thả thuyền, chơi cắp cua, xé giấy theo dải. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Vườn rau của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc nghệ thuật: Trẻ hát và gõ đệm đơn giản theo nhịp bài hát trong chủ đề gia đình. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Văn nghệ cuối tuần Nêu gương bé ngoan 1. Mục đích - Trẻ biết tấm gương ngoan tiêu biểu của lớp để học tập theo. - Trẻ biết lắng nghe và vâng lời cô. - Trẻ thích thú và mong muốn làm nhiều việc tốt và chăm ngoan hơn. 2. Chuẩn bị - Bảng bé ngoan, cờ nhỏ 3. Tiến hành - Cô sẽ nêu gương các bạn ngoan trong tuần. - Cô tặng cờ và cho các bạn tiêu biểu đó lên cắm vào bình bé ngoan của mình. - Cô động viên khuyến khích các bạn tuần sau cố gắng chăm ngoan, học giỏi, vâng lời người lớn để được tặng cờ cắm và bẳng bé ngoan. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ..…………..o0o………….. 21.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> KẾ HOẠCH TUẤN 2: NGÔI NHÀ GIA ĐÌNH Ở. Thời gian thực hiện từ ngày 23/10 đến ngày 27/10/2017 I. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô a. Môi trường trong lớp học - Các loại tranh ảnh; sách truyện về chủ đề gia đình. - Sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, bài thơ, đồng dao, bài hát, câu chuyện liên quan đến chủ đề “ Gia đình”. - Tranh minh họa truyện, thơ - Giáo viên trang trí lớp học bằng tranh ảnh về chủ đề, sản phẩm đồ dùng đồ chơi có nội dung hướng đến chủ đề “ Gia đình ” - Bộ toán của cô. b. Môi trường ngoài lớp học - Tranh ảnh tuyên truyền cha mẹ học sinh. Bảng biểu đồ chiều cao và cân nặng của bé treo ngoài cửa lớp. - Đồ chơi ngoài trời, lá cây, phấn, sỏi, giấy, nước, cát…. 2. Đồ dùng của trẻ - Bút sáp, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn, giấy vẽ, bảng con, đĩa nhựa để trẻ vẽ, nặn, xé dán, tranh in mẫu về đồ dùng gia đình; Tranh các thành viên trong gia đình; Tranh về các loại rau, củ, quả, thực phẩm; Tranh các kiểu nhà để trẻ tô màu….. …… - Đồ dùng đồ chơi nắp ghép – xây dựng, đồ chơi nấu ăn, quầy bán hàng, tiền, làn đồ chơi bác sĩ, búp bê trai, búp bê gái, quần, áo, mũ, dép………..bằng đồ chơi. - Trống, phách, xắc xô, mũ múa, mũ chóp. - Bộ toán của trẻ. - Chậu cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, xô, kéo, bình tưới nước…. II. CÁC HOẠT ĐỘNG Thứ. Thứ hai. Thứ ba. Thứ tư. Thứ năm. Thứ sáu. CÁC LĨNH VỰC. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ. ĐÓN TRẺ. THỂ. - Đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, thân mật, dạy trẻ chào bố mẹ. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định. - Trò truyện với trẻ về bản thân trẻ và cho trẻ chơi theo ý thích với đồ chơi trong lớp. - Điểm danh, chấm ăn. - Tập các động tác: Hô hấp 3, tay 4, chân 2, bụng 3, bật 2. 22.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> DỤC BUỔI SÁNG. 1. Mục đích - Trẻ được hít thở không khí trong lành. - Trẻ tập đúng và đều các động tác theo nhịp hô của cô. - Trẻ hứng thú tập, có ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ tập. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô - Nhạc bài hát, “ Bố là tất cả”, “ Cháu yêu bà”……. - Trò chơi “ Kéo cưa lừa sẻ ” 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Khởi động - Trẻ làm đoàn tàu đi thường, đi nhanh, lên dốc, xuống dốc……đi ra sân, kết thúc về đội hình 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động Cho trẻ tập cùng cô lần lượt mỗi động tác 3 - 4 lần - ĐT 1 : Hô hấp 3 : Thổi nơ bay : Mỗi trẻ cầm 2 dải nơ đưa ra trước và thổi mạnh để dải nơ bay. Phù….phù…….phù….. CB 2 1 - ĐT 2 : Tay 4 : Đưa 2 tay ra trước. CB 2 1 - ĐT 3: Chân 2: Đứng khuỵu gối.. CB. 2. 1. - ĐT 3 : Bụng 3 : Đứng quay người sang 2 bên 1 góc 90 độ 90’ CB. 4. 1. 3. - ĐT 5 : Bật 2: Bật tách chụm chân.. 23. 2.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> HOẠT ĐỘNG HỌC. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. HOẠT ĐỘNG GÓC. CB TH - Trong khi trẻ tập, cô chú ý quan sát để sửa sai và động viên trẻ tập. * Hoạt động 3: Trò chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Kéo cưa lừa sẻ ” theo hướng dẫn của cô. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ hát theo nhịp bài “ Cháu yêu bà ” đi nhẹ nhàng vào lớp. Thể dục Âm nhạc Làm quen Làm quen Tạo hình Đi trên ghế Vận động theo văn học với toán Vẽ lọ hoa thể dục đầu nhạc: Cả nhà Thơ: “Thương So sánh đội túi cát thương nhau ông” chiều cao của 2 đối tượng - Quan sát: Mô hình ngôi nhà mái ngói, chậu trúc cảnh, chậu hoa cúc, mô hình nhà cao tầng, chậu hoa ngọc anh. - Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa sẻ, về đúng nhà, chìm – nổi, lộn cầu vồng, đi siêu thị. - Chơi tự do: Thả thuyền, vẽ phấn, xếp hình, chơi với lá cây, chơi với cát, chơi với nước, xâu hạt, chơi với sỏi, chơi với bóng, đồ chơi ngoài trời….. - Góc xây dựng: Xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Nấu ăn; Bán hàng - Góc học tập: Xếp các kiểu nhà bằng các hình tam giác, hình vuông. - Góc nghệ thuật: + Tô màu tranh về các kiểu nhà. + Hát, gõ đệm đơn giản theo nhịp một số bài hát trong chủ đề gia đình. - Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, sách báo, kể truyện về các kiểu nhà. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên. 1. Mục đích - Trẻ biết dùng nắp ghép thành nhà bảo vệ, mua gạch về xây tường bao, xây cổng ra vào, dùng nút ghép xếp thành từng luống rau, bồn hoa, vườn cây ăn quả, lấy nắp ghép ghép thành ngôi nhà. - Trẻ bắt trước những việc làm của người nấu ăn, bắt trước công việc của các bác bán hàng. - Trẻ chơi với thẻ hình tam giác, hình vuông và xếp thành các kiểu nhà. - Trẻ biết sử dụng bút sáp để tô màu phù hợp cho bức tranh vẽ các kiểu nhà. - Trẻ thuộc các bài hát, biết hát kết hợp gõ đệm đơn giản theo nhịp các bài hát về chủ đề gia đình…… - Trẻ biết cách mở sách, lật trang sách xem nội dung sách, tranh và nhìn vào tranh và kể về các kiểu nhà. - Trẻ yêu thích thiên nhiên, biết chăm sóc cây theo sự hướng dẫn của cô: tưới cây, cắt tỉa lá úa, lau lá cây, nhặt cỏ, vun sới đất,……. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô: - Bàn, ghế. - Tranh vẽ về các kiểu nhà. b. Đồ dùng của trẻ: 24.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> - Nắp ghép, nút nhựa, ô tô, cổng…….. - Đồ chơi nấu ăn, bàn, ghế, làn nhựa, tiền, giống các loại rau, gạch nhựa, cây hoa, cây ăn quả …… - Thẻ hình tam giác, hình vuông, rổ nhựa…… - Tranh in hình các kiểu nhà, sáp màu. - Trống, phách, xắc xô. - Tranh ảnh, sách truyện vẽ về các kiểu nhà. - Góc thiên nhiên của lớp, 1 số dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, chép, kéo, bình tưới, sọt rác…… 3. Dự kiến chơi - Góc xây dựng: Nhóm trưởng phân công công việc cho từng người: Người xây nắp nhà bảo vệ, người đi trở nguyên vật liệu về xây tường bao, xây cổng ra vào, ghép nút ghép thành từng luống và mua giống các loại rau về trồng, xây vừa hoa, vườn cây ăn quả, ghép nhà…..… - Góc phân vai: + Một số bạn đóng vai người nấu ăn, biết sử dụng các đồ chơi nấu ăn và bắt trước cách chế biến đơn giản và miểu tả về món ăn mình nấu. + Một số bạn đóng vai bác bán hàng phải biết chào hỏi khách hàng cần mua gì, lấy hàng cho khách, nhận tiền và nói cảm ơn. Khách hàng nói cho người bán hàng biết mình cần mua gì, khi nhận hàng trả tiền cho người bán hàng. Người bán và người mua chào tạm biệt nhau. - Góc học tập: Trẻ hỏi nhau về thẻ hình tam giác, hình vuông sau đó ghép thành hình các kiểu nhà. - Góc nghệ thuật:+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp một số bài hát về chủ đề gia đình…… + Tô màu tranh về các kiểu nhà. - Góc sách truyện: Trẻ đàm thoại với nhau về nội dung bức tranh . Cô gợi ý để kết nối các nội dung đó thành truyện. - Góc thiên nhiên: Trẻ lau lá cây, cắt tỉa lá úa và nhổ cỏ, tưới nước, vun sới đất cho cây…… 4. Tiến hành * Hoạt động 1:Thỏa thuận - Cô giới thiệu tên chủ đề, tên các góc chơi trong lớp. - Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi và trò chơi từng góc. - Trẻ chọn góc chơi và nhận vai chơi. - Cô dẫn trẻ đến từng góc chơi quan sát, trò chuyện trong góc chơi có gì? - Cô gợi ý cho trẻ cách chơi từng góc và cho trẻ ra lấy đồ chơi để chơi. * Hoạt động 2: Tiến hành chơi và liên kết chơi - Cô quan sát theo dõi các góc chơi. - Trong khi chơi cô đến từng nhóm làm bạn chơi cùng trẻ gợi ý, hướng dẫn, khuyến khích trẻ để trẻ thể hiện vai chơi và liên kết giữa các góc chơi. - Cô nhắc nhở trẻ khi chơi phải nhẹ nhàng, cẩn thận với đồ chơi. * Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét từng góc chơi. - Cuối cùng cô thu hút trẻ ở các góc chơi đến góc xây dựng cho trẻ thăm quan góc xây dựng. - Cô cho trẻ chủ trì nhóm ra giới thiệu công trình xây dựng sau đó cô 25.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU. nhận xét góc xây dựng. - Cô nhận xét kết thúc giờ chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi. Hướng dẫn Chơi tự do Ôn luyện: Lao động trò chơi mới tự phục vụ - Ôn bài - Bé xếp nhà thơ - Rèn cho “Thương trẻ kĩ năng ông” rửa mặt.. Vui chung cuối tuần: - Nêu gương bé ngoan.. KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai ngày 23 tháng 10 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Trong gia đình con có những ai ? + Bố con làm nghề gì? + Mẹ con làm nghề gì? + Ngôi nhà con đang ở là kiểu nhà gì?....... II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHÂT Thể dục: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát 1. Mục đích a. Kiến thức : - Trẻ biết giữ thằng bằng khi đi trên ghế và đầu đội túi cát, rèn cho trẻ sự tự tin, mạnh dạn khi thực hiện vận động. - Thể hiện nhanh, mạnh, khéo khi thực hiện bài tập vận động - Trẻ chú ý quan sát tập đúng và đều các động tác theo nhịp hô của cô. Rèn sự nhanh nhẹn và linh hoạt trong khi chơi. c. Thái độ: - Trẻ có ý thức tổ chức và tập trung trong giờ tập. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Vạch chuẩn bị, 2 đoạn vạch kẻ thẳng dài 2 – 3 m, mô hình nhà bé trai, bé gái. Bàn gỗ, rổ nhựa, ghế thể dục. - Đồ dùng của trẻ: Các đồ dùng gia đình bằng đồ chơi. 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ a. Më ®Çu: TC: Lµm qu¶ bãng trßn. b. Träng t©m: Trẻ thực hiện * Khởi động: Cô cho cả lớp đi theo vòng tròn hát “ Một ®oµn tµu” kÕt hîp ®i c¸c kiÓu ®i. * Trọng động: Trẻ tập H§1: BTPTC: + H« hÊp: HÝt vµo, thë ra. + Tay: Tay đa cao gập khuỷu tay, ngón tay để lên vai. + Ch©n: Khuþu gèi, th¼ng lng. + Lờn: Hai tay chống hông xoay ngời 90 độ. + BËt: BËt t¹i chç. Trẻ tập *HĐ2: VĐCB: Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát - Ai khéo lÐo nhÊt - Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang. - Cô làm mẫu( Hoặc cho trẻ đã biết lên làm mẫu) làm mẫu 2 lần, lần 2 phân tích: Đặt túi cát lên đầu, chú ý để cân b»ng. §øng th¼ng ngêi, giang tay gi÷ th¨ng b»ng nhÑ nhàng, khéo léo đi trên ghế TD, mắt nhìn thẳng, đi đến hết Trẻ quan sỏt chiÒu dµi chiÕc ghÕ. 26.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - TrÎ thùc hiÖn: Mçi trÎ tËp 2-3 lÇn. ( LÇn 3 cã thÓ cho trÎ thi đua giữa đội nam và nữ). - C« bao qu¸t, söa sai, khuyÕn khÝch trÎ. - Cñng cè : Hái vµ nh¾c l¹i tªn bµi tËp, cho mét trÎ tËp tèt lªn lµm l¹i. Trò chơi vận động: Chuyền bóng qua đầu - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần và bao quát sửa sai giúp đỡ trẻ. * Hoạt động 3: Cùng bé thư giãn - Hồi tĩnh : Trẻ đi nhẹ nhàng 2 tay vẫy nhẹ 1 -2 vòng hít thở sâu - Kết thúc: Cho trẻ nhắc lại tên vận động cơ bản. Trẻ lắng nghe Trẻ thực hiện 2 đội thi đua Trẻ chơi Trẻ đi lại nhẹ nhàng. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Mô hình nhà mái ngói - Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa sẻ - Trò chơi tự do: Chơi với xâu hoa, xâu hạt, sỏi, xé giấy theo dải. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, tác dụng của mô hình nhà mái ngói. b. Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá đối tượng khi quan sát. c. Thái độ: Trẻ chú ý lắng nghe, có ý thức tập trung trong giờ. Biết yêu quý ngôi nhà, không bôi bản và vẽ bậy lên tường nhà. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Mô hình nhà mái ngói. - Đồ dùng của trẻ: Hoa xâu, hột hạt, rổ nhựa, sỏi, giấy. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành vừa đi vừa hát bài “ Nhà của tôi” đi dạo chơi xung quanh trường, hỏi trẻ: + Thời tiết mùa này là mùa gì? + Mùa đông thì thời tiết thế nào thế nào ? + Con phải làm gì để giữ ấm cho cơ thể? + Cô con mình vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát nhắc tới gì? + Cô có gì đây? + Đây là kiếu nhà gì? + Mái nhà màu gì? + Tường nhà có dạng hình gì? + Tường nhà màu gì? + Cửa ra vào có dạng hình gì? + Cửa ra vào màu gì? + Cửa sổ có dạng hình gì? + Cửa sổ màu gì? + Có bao nhiêu cái cửa sổ? + Ngôi nhà có tác dụng gì? + Ngôi nhà con đang ở là kiểu nhà gì? + Chúng mình phải làm gì để ngôi nhà luôn đẹp, sạch sẽ? 27.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Biết yêu quý ngôi nhà của mình đang ở, không bôi bẩn và vẽ bậy lên tường nhà. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa sẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, chơi cắp cua, xé giấy theo dải. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Nấu ăn; Bán hàng - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI Chơi trò chơi: Bé xếp nhà 1. Mục đích - Trẻ nhận biết các kiểu nhà, biết so sánh chiều cao 2 đối tượng. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Bàn, khối nắp ghép hình vuông, nhạc bài hát nhà của tôi. 3. Tiến hành - Cô chia lớp thành 4 đội, mỗi lượt chơi sẽ có 2 đội lên chơi. Nhiệm vụ của các bạn sẽ chuyển những khối nắp ghép hình vuông về để xếp nhà cho đội mình, trên đường vận chuyển các con phải đi qua 1 con đường hẹp. Bạn đầu tiên xếp được khối vuông vào vị trí thì bạn tiếp theo mới được đi tiếp. Thời gian chơi là 1 bản nhạc, đội nào xếp được nhà cao hơn thì dành chiến thắng. Luật chơi trên đường vạn chuyển bạn nào dẫm chân lên vạch kẻ đường, làm rơi khối nắp ghép thì khối đó không được tính. - Cô cho trẻ chơi 4 – 5 lượt sau đó cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ………….o0o………… Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Cuối tuần bố mẹ thường cho con đi đâu chơi ? + Nhà con có mấy ông ? + Nhà con có mấy bà ? 28.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ -Hát kết hợp vỗ tay theo nhịp bài Cả nhà thương nhau. -Nghe hát:Ba ngọn nến lung linh. -TC:Ai nhanh nhất 1.Mục đích a. Kiến thức - Trẻ biết hát bài Cả nhà thương nhau,nhạc và lời Phan Văn Minh,trẻ hiểu thế nào là gia đình nhỏ,gia đình lớn. b. Kỹ năng - Trẻ hát nhịp nhàng kết hợp gõ phách và gõ nhịp theo bài hát. - Trẻ biết chơi trò chơi - Rèn tố chất nhanh nhẹn, khéo léo. c. Thái độ - Trẻ biết yêu thương,quý trọng mọi người trong gia đình. 2.Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô: - Tranh vẽ về gia đình, vòng thể dục, sắc xô - Nhạc bài hát: Cả nhà thương nhau; ba ngọn nến lung linh b. Đồ dùng của trẻ: - Trống, phách, sắc xô 3.Tiến hành Hoạt động của cô 1/ Ôn định tổ chức Cô và trẻ xem tranh về gia đình một bạn nhỏ và trò chuyện về gia đình các bạn trong lớp. -Gia đình bạn có những ai? -Có mấy người con? -Gia đình có 1-2 con gọi là gia đình nhỏ.Trong gia đình bố mẹ luôn yêu thương quan tâm đến các con và mọi người đều yêu thương nhau. Cô và trẻ hát Cả nhà thương nhau. 2/ Nội dung chính a.Hát và vận động. Cô bắt nhịp cho trẻ hát. Hỏi trẻ tên bài hát?Ai sáng tác?(Nhạc sĩ Phan Văn Minh). -Để bố mẹ vui lòng các con phải làm gì? Cho cả lớp hát lại 1 lần.(có nhạc) -Có thể vỗ tay như thế nào cho bài hát?(vỗ tay vào tiếng ‘ba’’) Cho trẻ lựa chọn nhạc cụ để biểu diễn. Ngoài gõ theo nhịp đệm bạn nào còn có cách vận động khác? 2 trẻ lên biểu diễn.Ai thích làm giống bạn ?Cho 1 số trẻ lên biểu diễn cùng. Khen trẻ.Cho từng tổ biểu diễn với dụng cụ khác nhau. Cô quan sát sửa sai nhắc trẻ thực hiện đúng động tác. b.Nghe hát. Ba ngọn nến lung linh Cô hát cho trẻ nghe 1 lần.hỏi trẻ tên bài hát tên tác giả. Giới thiệu nội dung bài hát:Bài hát nói về một gia đình nhỏ rất 29. Hoạt động của trẻ - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe - Trẻ hát cùng cô - trẻ trả lời - Trẻ hát - trẻ vỗ thử -nhóm trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> hạnh phúc trong gia đình mọi người đêu yêu thương nhau dù đi đâu cũng luôn nhớ về gia đình của mình. Co hat lần 2 khuyến khích trẻ hát cùng ,hưởng ứng. c. TC:Ai nhanh nhất. Cô nêu cách chơi và luật chơi Cho trẻ chơi 2,3 lượt,nhận xét sau mỗi lần chơi. 3/ Ôn luyện, củng cố. Nhận xét tuyên dương, chuyển hoạt động.. - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi vui vẻ - Trẻ lắng nghe. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Chậu trúc cảnh - Trò chơi vận động: Về đúng nhà - Trò chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây, nút ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo và tác dụng của chậu trúc cảnh. b. Kĩ năng: Rèn khả năng tìm tòi, khám phá và ghi nhớ có chủ đích ở trẻ. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ học, tích cực tham gia các trò chơi. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô : Chậu trúc cảnh, 2 ngôi nhà có số nhà bạn trai và bạn gái. - Đồ dùng của trẻ: Phấn, bảng, khăn lau, lá cây, nút ghép. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành và trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng(mưa)? + Vì sao lá cây lại đung đưa? - Cô và trẻ chơi trò chơi “ Chốn tìm” , cô lấp sau chậu trúc cảnh cho trẻ đi tìm. + Cô hỏi trẻ cô trốn ở đâu? + Đây là chậu cây gì? + Nhiều thân cây trúc cảnh mọc chụm lại gần nhau gọi là gì? + Cây trúc cảnh có những bộ phận gì? + Gốc và thân cây có màu gì? + Sờ thân cây trúc cảnh con thấy thế nào? + Lá cây trúc cảnh màu gì? + Chậu trúc cảnh có tác dụng gì? + Muốn chậu trúc cảnh xanh tốt hàng ngày phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng hợp lại. - Giáo dục trẻ: Chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho chậu trúc cảnh, không ngắt lá, bẻ cành cây. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Về đúng nhà - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây, nút ghép. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. 30.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Nấu ăn; Bán hàng - Góc học tập: Xếp các kiểu nhà bằng hình tam giác, hình vuông. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: LAO ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ Rèn cho trẻ kĩ năng rửa mặt 1. Mục đích a. Kiến thức: - MT 62: Tập một số thao tác vệ sinh cá nhân dưới sự gợi ý, hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn. - Trẻ hiểu được sự cần thiết của việc rửa mặt đúng cách, sự cần thiết phải giữ gìn vệ sinh cơ thể. b. Kĩ năng: - Trẻ làm quen với các bước rửa mặt. c. Thái độ: - Trẻ có ý thức, thói quen rửa mặt sau khi ăn và sau khi ngủ dậy. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Khăn mặt, chậu đựng khăn, giá phơi khăn. - Đồ dùng của trẻ: Khăn mặt ẩm của trẻ. 3. Tiến hành * Hoạt động 1: Thảo luận với trẻ: - Theo các con vì sao phải giữ cho khuôn mặt sạch sẽ ? - Vì sao phải rửa mặt đúng quy cách? - Các con rửa mặt vào lúc nào? * Hoạt động 2: Thực hành: - Cô thực hiện mẫu cho trẻ xem 1 - 2 lần vừa rửa mặt cô vừa hướng dẫn trẻ các bước. - Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện mẫu theo sự hướng dẫn của cô cho cả lớp xem. - Cô gọi lần lượt nhóm 2 trẻ lên thực hiện . - Cô quan sát, gợi ý, hướng dẫn sửa sai kịp thời cho trẻ. - Cô động viên trẻ rửa mặt đúng quy cách và khi rửa xong phải bỏ khăn gọn gàng vào chậu đựng khăn. * Hoạt động 3: Nhận xét - Cô nhận xét các bước rửa mặt của trẻ và nêu gương trẻ thực hiện tốt. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ..……….o0o………… Thứ tư ngày 25 tháng 10 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 31.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> 2. Trò chuyện:. + Con hãy kể tên những thành viên trong gia đình con ? + Bố, mẹ chăm sóc con như thế nào ? + Ai thương hát, kể truyện ru con ngủ hàng đêm ? II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Bài thơ: Thương ông 1.Mục đích a. Kiến thức: - TrÎ nhí tªn bµi th¬, tªn t¸c gi¶, thuéc vµ hiÓu néi dung bµi th¬, b. Kĩ năng: - Kĩ năng lắng nghe, nghi nhớ và thuộc lời bài thơ c. Thái độ: - Gi¸o dôc trÎ kÝnh yªu, gióp «ng bµ khi cÇn thiÕt. 2.Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô: b. Đồ dùng của trẻ: 3.Tiến hành Hoạt động của cô a. Mở đầu:Trò chuyện cùng trẻ chủ đề: Ông bà nội và ông bà ngo¹i. - Ai ë cïng víi «ng bµ? - V× sao gäi lµ «ng bµ néi, «ng bµ ngo¹i? - ¤ng bµ néi ( «ng bµ ngo¹i) sinh ra ai? - Khi «ng bµ èm con thường lµm g×? b. Träng t©m: *HĐ1: Nghe cô đọc thơ: - Hãy lắng nghe bài thơ sau xem bạn nhỏ trong bài đối với bà nh thÕ nµo khi bµ bÞ èm nhÐ. - LÇn 1 b»ng lêi diÔn c¶m. - Cô vừa đọc bài thơ “Thương ụng” - LÇn 2 kÕt hîp víi tranh minh ho¹ *H§2: BÐ t×m hiÓu vÒ bµi th¬ - Cô vừa đọc bài thơ gì? Sáng tác của ai? - Trong bài thơ ông bị làm sao? - Việc đi lại của ông thế nào? - Khi thấy ông như thế bạn Việt trong bài thơ có hành động gì nhỉ? - Khi lên được thềm ông thấy thế nào? Ông đã nói gì nhỉ? - Thế cả lớp thấy hành động của bạn Việt có đúng không? GD: À đúng rồi đấy, trong bài thơ ông bị đau chân đi lại rất khó khăn, ban Việt thấy thế đã đỡ ông mình lên thềm nhà, điều đó khiến ông rất vui. Tất cả những điều đó đều là vì bạn ấy rất thương ông mình. Chúng mình cũng thế phải luôn biết yêu thương kính trọng ông bà của mình, chúng mình nhớ chưa? *HĐ3: Bé đọc thơ - Cho cả lớp đọc cùng cô 2-3 lần. -Thi ®ua gi÷a tæ, nhãm, c¸ nh©n. ( Trong khi trẻ đọc, cô chú ý các từ “ gà nâu, khép rủ, rung rinh” - Cho trẻ đọc nâng cao: đọc nối tiếp c. KÕt thóc: Cho trÎ nghe b¨ng bµi h¸t “ Ch¸u yªu bµ” 32. Hoạt động của trẻ. Trẻ trò chuyện cùng cô. Trẻ nghe cô đọc thơ Trẻ lắng nghe. Đàm thoại cùng cô. Vâng ạ. Trẻ đọc thơ.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> Trẻ đọc Trẻ hát III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Chậu hoa cúc - Trò chơi vận động: Chìm – nổi - Trò chơi tự do: Chơi với đất nặn, lá cây, nút ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, biết đặc điểm cấu tạo và tác dụng của chậu hoa cúc. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá và nói ra những gì mình được quan sát. Tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh theo tín hiệu trò chơi. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Chậu hoa cúc - Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng nhựa, lá cây, nút ghép 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ vừa đi vừa dọc bài đồng dao “ Đi cầu đi quán” dạo chơi xung quanh trường hít thở không khí trong lành trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa)? + Trời nắng ( mưa) thì bầu trời thế nào? + Cô và trẻ chơi trò chơi “ Tìm cây” + Đây là cây gì? + Cây hoa cúc trồng ở đâu? + Gốc và thân cây màu gì? + Lá cây màu gì? + Bông hoa cúc màu gì? + Bông hoa cúc có nhiều cánh hay ít cánh? + Ngoài cúc có màu vàng con còn biết hoa cúc có màu gì nữa? + Chậu hoa cúc có tác dụng gì? + Muốn chậu hoa cúc xanh tốt thì hàng ngày phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Chăm sóc, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho cây, không được ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Chìm – nổi - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi với đất nặn, lá cây, nút ghép - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Nấu ăn; Bán hàng - Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, sách báo, kể truyện về các kiểu nhà. 33.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Chơi tự do VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... Thứ năm ngày 26 tháng 10 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. * Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần * Trò chuyện: + Trong gia đình con có những ai? + Bố con làm nghề gì ? + Mẹ con làm nghề gì? + Ngôi nhà con đang ở thuộc kiểu nhà gì? II. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Nhận biết, so sánh chiều cao của 2 đối tượng 1. Mục đích a. Kiến thức - Trẻ nhận biết, so sánh 2 đối tượng về kích thước. b. Kĩ năng - Trẻ nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và sao chép lại. - Trẻ sử dụng từ bằng nhau, cao hơn, thấp hơn. c. Thái độ - Trẻ có ý thức trong giờ học tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: 2 khối hình vuông màu xanh, 1 khối hình vuông màu vàng, 2 hình vuông màu xanh, 1 hình vuông màu vàng, 1 thanh nhựa, mô hình nhà bạn Lan, khối hình nắp ghép nhà, bàn gỗ, rổ nhựa. Tranh hướng dẫn làm quen với toán, sáp màu. - Đồ dùng của trẻ : 2 khối hình vuông màu xanh, 1 khối hình vuông màu vàng, 2 hình vuông màu xanh, 1 hình vuông màu vàng, 1 thanh nhựa, sách làm quen với toán, sáp màu. 3. Tiến hành Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Nhận biết chiều cao của hai đối tượng: - Cô và trẻ hát bài hát “ Nhà của tôi ” đi thăm quan nhà bạn Lan, cô đặt câu hỏi đàm thoại cùng trẻ: + Hai chị em bạn Lan ai cao hơn? Ai thấp hơn? 34. Dự kiến hoạt động của trẻ - Trẻ quan sát - Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> + Đây là kiểu nhà gì? + Nhà mái ngói và nhà cao tầng ngôi nhà nào cao hơn ? + Ngôi nhà nào thấp hơn ? + Cây chuối và cây doi thì cây nào cao hơn? + Cây nào thấp hơn ? - Trẻ trả lời theo ý hiểu, cô khẳng định lại để khắc sâu kiến thức cho trẻ. * Hoạt động 2: So sánh chiều cao của 2 đối . Cô và các con cùng nhau xếp nhà nhé: - Các con hãy đặt 2 khối hình vuông khác nhau lên trên mặt sàn nhà để xây 2 ngôi nhà 1 tầng. + Các con xếp được mấy ngôi nhà? + Ngôi nhà có màu gì? + Cô cũng xếp được mấy ngôi nhà? + Ngôi nhà của cô màu gì? + Các con hãy nhìn xem 2 ngôi nhà của cô thế nào? + Còn 2 ngôi nhà của các con thế nào? - Để biết chiều cao của 2 ngôi nhà như thế nào chúng mình cùng đặt thanh nhựa lên kiểm tra nhé, các con đặt thanh nhựa nằm ngang lên 2 mái nhà nhé. + Các con thấy 2 ngôi nhà của cô thế nào? + Còn 2 ngôi nhà của các con thế nào? + Vì sao con biết 2 ngôi nhà này cao bằng nhau? => Cô nhấn mạnh: Hai ngôi nhà xây trên cùng 1 mặt phẳng có 2 mái nhà ngang bằng nhau lên 2 ngôi nhà cao bằng nhau. - Chúng mình cùng xây thêm 1 tầng nữa cho ngôi nhà màu xanh nhé. + Các con đếm xem nhà màu xanh có mấy tầng? + Nhà màu vàng có mấy tầng? + Hai ngôi nhà của cô và các con bây giờ như thế nào? + Các con hãy nhìn xem ngôi nhà nào cao hơn? + Ngôi nhà nào thấp hơn? - Muốn biết có phải nhà 2 tầng cao hơn nhà 1 tầng không cô con mình cùng đặt thanh nhựa lên kiểm tra nhé. + Con thấy ngôi nhà nào cao hơn? + Ngôi nhà nào thấp hơn? + Vì sao con biết nhà 2 tầng cao hơn? => Cô nhấn mạnh: Hai ngôi nhà xây trên cùng 1 mặt phẳng nhà 2 tầng có phần thừa ra nên cao hơn, nhà 1 tầng thấp hơn. - Trò chơi: Thi xem ai nhanh các con nghe tinh này + Nhà màu xanh + Nhà màu vàng 35. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ làm theo cô. - Trẻ trả lời câu hỏi - Trẻ trả lời - Trẻ làm theo cô. - Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý lắng nghe - Trẻ làm theo cô - Trẻ trả lời. - Trẻ làm theo cô - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ chơi vui vẻ..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> + Nhà 1 tầng + Nhà 2 tầng * Hoạt động 3: Luyện tập củng cố: Sách làm quen với toán - Cô dùng sáp màu làm theo yêu cầu bài tập vừa thực hiện cô vừa hướng dẫn cách làm bài tập trong sách làm quen với toán. - Cô cho trẻ lấy sáp màu thực hiện theo yêu cầu bài tập, cô hướng dẫn và động viên trẻ hoàn thành bài tập. * Hoạt động 4: Kết thúc - Cô nhận xét giờ học và cùng trẻ hát bài “ Ra vườn hoa em chơi ” ra ngoài ngắm hoa.. - Trẻ theo dõi - Trẻ thực hiện - Trẻ lắng nghe và hát cùng cô.. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Mô hình nhà cao tầng - Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng - Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, sỏi, nắp ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, biết đặc điểm cấu tạo và tác dụng của nhà cao tầng. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá và nói ra những gì mình được quan sát. Tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh theo tín hiệu trò chơi. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Yêu quý ngôi nhà mình đang ở, không bôi bẩn vẽ bậy ra tường nhà. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Mô hình nhà cao tầng - Đồ dùng của trẻ: Hoa xâu, hột hạt, rổ nhựa, sỏi, nắp ghép. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, vừa đi vừa hát 1 bài, hít thở không khí trong lành trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa )? + Trời nắng ( mưa ) thì bầu trời thế nào? + Đây là cái gì? + Ngôi nhà này là kiểu nhà gì? + Các con đếm xem ngôi nhà có mấy tầng? + Tường nhà màu gì? + Cửa ra vào có dạng hình gì? + Cửa sổ có dạng hình gì? + Ngôi nhà cao tầng có tác dụng gì? + Muốn ngôi nhà sạch sẽ thì phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Yêu quý ngôi nhà mình đang ở, không bôi bẩn vẽ bậy ra tường nhà. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Lộn cầu vồng - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, sỏi, nắp ghép. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. 36.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Nấu ăn; Bán hàng - Góc nghệ thuật: Trẻ tô màu tranh các kiểu nhà V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ôn bài thơ “ Thương ông ” 1. Mục đích a. Kiến thức: - Trẻ nghe, đọc thơ, kể truyện về gia đình, kể về 1 sự kiện của gia đình dựa theo câu hỏi gợi ý của cô. - Trẻ đọc thuộc bài thơ, biết tên bài thơ, tên tác giả. b. Kĩ năng: - Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ. - Biết lắng nghe và trả lời các câu hỏi của người đối thoại. c. Thái độ: - Trẻ tập trung trong giờ học, tích cực phát biểu xây dựng bài. - Biết yêu ngôi nhà mình đang ở, không bôi bẩn vẽ bậy ra tường nhà. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô - Tranh thơ có nội dung chữ viết. 3. Tiến hành hoạt động - Cô đọc cho trẻ nghe và cho trẻ đoán tên bài thơ. - Cô và trẻ đọc 2 - 3 lần - Cô cho tổ, nhóm, cá nhân đọc xen kẽ - Cô mời 1 - 2 trẻ lên đọc lại bài thơ 1 lần nữa. - Cô quan sát, chú ý lắng nghe và sửa sai kịp thời, động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần trẻ lên thể hiện. - Giáo dục trẻ biết yêu quý ngôi nhà mình đang ở, không bôi bẩn vẽ bậy ra tường nhà. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... …………….o0o……………. Thứ sáu ngày 27 tháng 10 năm 2017 37.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. * Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần * Trò chuyện: + Hàng ngày ai đưa con đi học? + Hàng ngày ai nấu cơm cho các con ăn? + Bố, mẹ đưa con đi bằng phương tiện gì?........ II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Tạo hình: Vẽ lọ hoa 1.Mục đích- yêu cầu a.Kiến thức:  Trẻ biết phối hợp vẽ các nét tròn xoay tròn, nét xiên, nét thẳng để tạo thành sản phẩm.  Bé biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn b.Kĩ năng:  Trẻ biết phối hợp các màu cho đẹp và phong phú.  Bé biết nhận xét sản phẩm của mình và của bạn. c.Giáo dục:  Trẻ biết giữ gìn màu khi tô.  Tô xong cất đúng nơi cô qui định. 2.Chuẩn bị: a.Chuẩn bị của cô: tranh mẫu. b.Chuẩn bị của trẻ: giấy, màu sáp. 3.Tiến hành. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1. Cùng trẻ trò chuyện các đồ dùng trong gia đình Trẻ trò truyện cùng cô HĐ 2. Trẻ vẽ tranh Hôm nay cô có một bức tranh tặng các con, các con nhìn thấy trong tranh vẽ gì? Vẽ lọ hoa ạ Đúng rồi các con ạ, cô có bức tranh vẽ lọ hoa, con thấy lọ hoa có những phần nào? Trẻ trả lời:Phần miệng, phần thân, phần đế Lọ hoa có hình gì? Được vẽ như thế nào? Trẻ trả lời Con rất giỏi, các con có muốn vẽ lọ hoa không? Có ạ Bây giờ cô sẽ hướng dẫn các con vẽ nhé. + Đầu tiên cô sẽ vẽ thân lọ hoa trước: cô vẽ một nét cong tròn khép kín, hơi thon giống như quả trứng gà + Tiếp theo là miệng lọ: cô sẽ vẽ một nét xiên phải và một nét xiên trái nằm trên thân lọ hoa và nối 2 nét xiên bằng nét ngang. + với đế của lọ hoa chúng mình cũng vẽ một nét xiên phải, một nét xiên trái nhỏ hơn miệng lọ và cũng nối bắng 1 nét Trẻ lắng nghe ngang. Để lọ hoa được đẹp hơn chúng mình có thể trang trí thêm hoa , lá trên thân lọ hoa và tô màu cho đẹp nhé, các con sẽ tô màu theo ý thích của mình. Giờ các con đã vẽ được chưa? Rồi ạ Cho trẻ vẽ và quan sát và hướng dẫn thêm cho trẻ Trẻ vẽ HĐ 3. Trưng bày sản phẩm và nhận xét tranh Cô cho trẻ trưng bày tác phẩm của mình và cho trẻ nhận Trẻ nhận xét sản phẩm của 38.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> xét tranh của các bạn. cô nhận xét chung và khen ngợi trẻ mình và của bạn HĐ 4: Kết thúc giờ học cô cùng trẻ hát bài hát “ nhà của Trẻ cùng cô hát tôi” III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Chậu hoa ngọc anh - Trò chơi vận động: Đi siêu thị - Trò chơi tự do: Chơi nước, sỏi, xé giấy theo dải. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, tác dụng của chậu hoa ngọc anh. b. Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá đối tượng khi quan sát. c. Thái độ: Trẻ chú ý lắng nghe, có ý thức tập trung trong giờ. Biết chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho chậu hoa ngọc anh; Không ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa để chơi. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Chậu hoa ngọc anh, đồ chơi nấu ăn, bàn, rổ. - Đồ dùng của trẻ: Nước đựng trong chậu, thuyền, rổ nhựa, sỏi, giấy. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành vừa đi vừa hát bài “ Ra vườn hoa em chơi” dạo chơi xung quanh trường, hỏi trẻ: + Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa) ? + Đây là cây gì? + Cây hoa ngọc anh trông ở đâu? + Cây hoa ngọc anh có đặc điểm gì? + Gốc, thân cây, cành cây có màu gì? + Sờ thân, cành cây con thấy thế nào? + Lá cây hoa ngọc anh màu gì? + Bông hoa ngọc anh màu gì? + Cánh hoa ngọc anh có đặc điểm gì? + Chậu hoa ngọc anh có tác dụng gì? + Muốn chậu hoa ngọc anh xanh tốt, ra nhiều hoa thì phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho chậu hoa; Không ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa để chơi. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Đi siêu thị - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi thả thuyền, chơi cắp cua, xé giấy theo dải. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Nấu ăn; Bán hàng - Góc nghệ thuật: Trẻ hát và gõ đệm đơn giản theo nhịp bài hát trong chủ đề gia đình. 39.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Vui chung cuối tuần Nêu gương bé ngoan 1. Mục đích - Trẻ biết tấm gương ngoan tiêu biểu của lớp để học tập theo. - Trẻ biết lắng nghe và vâng lời cô. - Trẻ thích thú và mong muốn làm nhiều việc tốt và chăm ngoan hơn. 2. Chuẩn bị - Bảng bé ngoan, cờ nhỏ 3. Tiến hành - Cô sẽ nêu gương các bạn ngoan trong tuần. - Cô tặng cờ và cho các bạn tiêu biểu đó lên cắm vào bình bé ngoan của mình. - Cô động viên khuyến khích các bạn tuần sau cố gắng chăm ngoan, học giỏi, vâng lời người lớn để được tặng cờ cắm và bẳng bé ngoan. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ..…………..o0o…………. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 40.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> KẾ HOẠCH TUẤN 3: ĐỒ DÙNG THÂN QUEN. Thời gian thực hiện từ ngày 30/10 đến ngày 03/11/2017 I. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô a. Môi trường trong lớp học - Các loại tranh ảnh; sách truyện về chủ đề gia đình. - Sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, bài thơ, đồng dao, bài hát, câu chuyện liên quan đến chủ đề “ Gia đình”. - Tranh minh họa truyện, thơ - Giáo viên trang trí lớp học bằng tranh ảnh về chủ đề, sản phẩm đồ dùng đồ chơi có nội dung hướng đến chủ đề “ Gia đình ” - Bộ toán của cô. b. Môi trường ngoài lớp học - Tranh ảnh tuyên truyền cha mẹ học sinh. Bảng biểu đồ chiều cao và cân nặng của bé treo ngoài cửa lớp. - Đồ chơi ngoài trời, lá cây, phấn, sỏi, giấy, nước, cát…. 2. Đồ dùng của trẻ - Bút sáp, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn, giấy vẽ, bảng con, đĩa nhựa để trẻ vẽ, nặn, xé dán, tranh in mẫu về đồ dùng gia đình; Tranh các thành viên trong gia đình; Tranh về các loại rau, củ, quả, thực phẩm; Tranh các kiểu nhà để trẻ tô màu….. …… - Đồ dùng đồ chơi nắp ghép – xây dựng, đồ chơi nấu ăn, quầy bán hàng, tiền, làn, đồ chơi bác sĩ, búp bê trai, búp bê gái, quần, áo, mũ, dép………..bằng đồ chơi. - Trống, phách, xắc xô, mũ múa, mũ chóp. - Bộ toán của trẻ. - Chậu cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, xô, kéo, bình tưới nước…. II. CÁC HOẠT ĐỘNG Thứ. Thứ hai. Thứ ba. Thứ tư. Thứ năm. Thứ sáu. CÁC LĨNH VỰC. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT. PHÁT TRIỂN TCKNXH. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ. ĐÓN TRẺ. THỂ DỤC BUỔI SÁNG. - Đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, thân mật, dạy trẻ chào bố mẹ. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định. - Trò truyện với trẻ về bản thân trẻ và cho trẻ chơi theo ý thích với đồ chơi trong lớp. - Điểm danh, chấm ăn. - Tập các động tác: Tay 2, chân 2, bụng 1, bật 2. Tập kết hợp bài “ Chiếc khăn tay ” 1. Mục đích - Trẻ được hít thở không khí trong lành. - Trẻ tập đúng và đều các động tác theo nhịp bài hát. - Trẻ hứng thú tập, có ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ tập. 2. Chuẩn bị 41.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> a. Đồ dùng của cô - Nhạc bài hát, “ Cả nhà thương nhau”, “ Chiếc khăn tay ”……. - Trò chơi “ Chìm nổi ” 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Khởi động - Trẻ làm đoàn tàu đi thường, đi nhanh, lên dốc, xuống dốc……đi ra sân, kết thúc về đội hình 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động Cho trẻ tập cùng cô lần lượt mỗi động tác 3 - 4 lần kết hợp bài “ Chiếc khăn tay ” - ĐT 1 : Tay 2 : Đưa 2 tay lên cao. CB. 2. 1. - ĐT 2: Chân 2: Đứng khuỵu gối.. CB. 2. 1. - ĐT 3 : Bụng 1: Trẻ cúi người xuống hai tay chạm ngón chân và về tư thế chuẩn bị.. CB. 4. 1. 3. 2. - ĐT 4 : Bật 2: Bật tách chụm chân.. CB. TH. - Trong khi trẻ tập, cô chú ý quan sát để sửa sai và động viên trẻ tập. * Hoạt động 3: Trò chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Chìm nổi ” theo hướng dẫn của cô. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ hát theo nhịp bài “ Cả nhà thương nhau ” đi nhẹ nhàng vào lớp. 42.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Thể dục Đi nối bàn chân tiến lùi HOẠT ĐỘNG HỌC. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. HOẠT ĐỘNG GÓC. Khám phá xã Làm quen hội văn học Quan sát và Truyện: “Ba đàm thoại tìm cô gái” hiểu một số đồ dùng ăn uống trong gia đình.. Làm quen Tạo hình với toán Nặn cái Tách gộp cốc trong phạm vi 6. - Quan sát: Cái ti vi, cái chổi, chậu hoa ngọc anh, cái rổ, chậu hoa cúc. - Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa sẻ, ô tô và chim sẻ, gieo hạt, về đúng nhà, đi siêu thị. - Chơi tự do: Thả thuyền, vẽ phấn, xếp hình, chơi với lá cây, chơi với cát, chơi với nước, xâu hạt, chơi với sỏi, chơi với bóng, đồ chơi ngoài trời….. - Góc xây dựng: Xây dựng: Ao cá - Góc phân vai: Bác sĩ; Bác cấp dưỡng - Góc học tập: Phân loại lô tô một số đồ dùng gia đình. - Góc nghệ thuật: + Tô màu tranh về các đồ dùng gia đình. + Hát, gõ đệm đơn giản theo nhịp một số bài hát trong chủ đề gia đình. - Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, sách báo, kể truyện về các loại đồ dùng gia đình. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên. 1. Mục đích - Trẻ biết dùng nắp ghép thành nhà bảo vệ, dùng gạch để xây tường bao, xây cổng ra vào, dùng nút ghép xếp thành cái ao và thả các loại tôm, cua, cá vào ao. - Trẻ bắt trước những việc làm của người bác sĩ, bắt trước công việc của các bác cấp dưỡng chế biến thực phẩm và nấu các món ăn. - Trẻ chơi với lô tô các đồ dùng gia đình và phân loại thành từng nhóm. - Trẻ biết sử dụng bút sáp để tô màu phù hợp cho bức tranh vẽ các loại đồ dùng gia đình. - Trẻ thuộc các bài hát, biết hát kết hợp gõ đệm đơn giản theo nhịp các bài hát về chủ đề gia đình…… - Trẻ biết cách mở sách, lật trang sách xem nội dung sách, tranh và nhìn vào tranh và kể tên và nêu công dụng các loại đồ dùng gia đình. - Trẻ yêu thích thiên nhiên, biết chăm sóc cây theo sự hướng dẫn của cô: tưới cây, cắt tỉa lá úa, lau lá cây, nhặt cỏ, vun sới đất,……. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô: - Bàn, ghế. - Tranh vẽ về các loại đồ dùng gia đình. b. Đồ dùng của trẻ: - Nắp ghép, nút nhựa, gạch nhựa, ô tô, giống các loại: tôm, cua, cá... bằng đồ chơi……. - Đồ chơi bác sĩ, bàn, ghế, đồ chơi nấu ăn………. - Lô tô các loại đồ dùng gia đình, rổ nhựa…… - Tranh in hình các loại đồ dùng gia đình, sáp màu. 43.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU. - Trống, phách, xắc xô. - Tranh ảnh, sách truyện vẽ về các loại đồ dùng gia đình. - Góc thiên nhiên của lớp, 1 số dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, chép, kéo, bình tưới, sọt rác…… 3. Dự kiến chơi - Góc xây dựng: Nhóm trưởng phân công công việc cho từng người: Người xây nắp nhà bảo vệ, người đi trở nguyên vật liệu về xây tường bao, xây cổng ra vào, ghép nút ghép thành cái ao và thả giống các loại tôm, cua, cá vào ao….. - Góc phân vai: + Một số bạn đóng vai người bác sĩ chào hỏi bệnh nhân xem bệnh nhân bị làm sao, đau ốm ở chỗ nào, khám bệnh và lấy thuốc cho bệnh nhân. Một số bạn đóng vai người bệnh phải biết kể cho bác sĩ xem mình bị đau ốm ở đâu, uống thuốc theo lời dặn của bác sĩ. + Một số bạn đóng vai bác cấp dưỡng phải biết chọn thực phẩm và chế biến các món ăn, đặt tên cho món ăn của mình. - Góc học tập: Trẻ hỏi nhau về lô tô các đồ dùng gia đình rồi phân loại chúng thành từng nhóm. - Góc nghệ thuật:+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp một số bài hát về chủ đề gia đình…… + Tô màu tranh về các loại đồ dùng gia đình. - Góc sách truyện: Trẻ đàm thoại với nhau về nội dung bức tranh . Cô gợi ý để kết nối các nội dung đó thành truyện. - Góc thiên nhiên: Trẻ lau lá cây, cắt tỉa lá úa và nhổ cỏ, tưới nước, vun sới đất cho cây…… 4. Tiến hành * Hoạt động 1:Thỏa thuận - Cô giới thiệu tên chủ đề, tên các góc chơi trong lớp. - Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi và trò chơi từng góc. - Trẻ chọn góc chơi và nhận vai chơi. - Cô dẫn trẻ đến từng góc chơi quan sát, trò chuyện trong góc chơi có gì? - Cô gợi ý cho trẻ cách chơi từng góc và cho trẻ ra lấy đồ chơi để chơi. * Hoạt động 2: Tiến hành chơi và liên kết chơi - Cô quan sát theo dõi các góc chơi. - Trong khi chơi cô đến từng nhóm làm bạn chơi cùng trẻ gợi ý, hướng dẫn, khuyến khích trẻ để trẻ thể hiện vai chơi và liên kết giữa các góc chơi. - Cô nhắc nhở trẻ khi chơi phải nhẹ nhàng, cẩn thận với đồ chơi. * Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét từng góc chơi. Cô thu hút trẻ ở các góc chơi đến góc xây dựng cho trẻ thăm quan góc xây dựng. - Cô cho trẻ chủ trì nhóm ra giới thiệu công trình xây dựng sau đó cô nhận xét góc xây dựng. - Cô nhận xét kết thúc giờ chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi. Hướng dẫn Chơi tự do Ôn luyện: Vui chung Lao động trò chơi mới tự phục vụ Truyện “Ba cuối tuần: - Đi siêu thị cô gái” - Nêu - Chăm sóc gương bé góc thiên ngoan. nhiên. 44.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai ngày 30 tháng 10 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Trong gia đình con có những ai ? + Bố mẹ thường đưa con đi học bằng phương tiện gì? + Ngôi nhà con đang ở là kiểu nhà gì?........ II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Thể dục: Đi nối bàn chân tiến lùi 1.Mục đích – yêu cầu a.Kiến thức - Trẻ biết đập và bắt bong bằng hai tay của bản thân. - Trẻ biết tên bài vận động. - Biết chơi trò chơi b. Kỹ năng - Trẻ biết phối hơp nhịp nhàng giữa tay và mắt quan sát. - rèn kĩ năng ghi nhớ và tố chất nhanh, khéo léo - Chơi trò chơi đúng luật. c. Giáo dục - Trẻ hứng thú với hoạt động. 2.Chuẩn bị - Sàn nhà sạch sẽ,không có chướng ngại vật. - 2 quả bong vừa tay của trẻ - vạch chuẩn 3.Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1/ ổn định tổ chức. -Trò chuyện với trẻ về chủ đề. Trẻ trò chuyện 2/Nội dung chính. . a.Khởi động Cho trẻ đi,chạy theo vòng tròn,đi chạy theo hiệu lệnh của cô:đi kiễng chân,đi thường,đi bằng gót chân,về 2 hàng dọc. Trẻ đi chạy các kiểu b.Trọng động * Bài tập phát triển chung -Động tác tay:Hai tay ra trước lên cao(2 lần 8 nhịp) -Động tác chân:Lần lượt đưa từng chân ra phía trước.(2 x 8) -Động tác bụng:Cúi ngườ về phía trước(2 lần 8 nhịp) -Động tác bật:Bật chân trước chân sau(2 lần 8 nhịp) Trẻ tập * Vận động cơ bản “Đi nối bàn chân tiến lùi”. -Cô giới thiệu tên vận động.Cô làm mẫu. +Lần 1:Không giải thích. +Lần 2:Làm mẫu kết hợp giả thích. Tư thế chuẩn bị: Cô đứng trước vạch chuẩn,hai tay chống hông khi có hiệu lệnh “Đi”bước 1 chân lên phía 45.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> trước gót bàn chân sau chạm mũi của bàn chân trước.Chú ý khi đi mắt nhìn thẳng về phía trước và đi lùi lại:Bước 1 chân về phia sau mũi bàn chân này chạm gót của bàn chân kia. -Cô mời trẻ lên tập mẫu . -Lần lượt mời trẻ của 2 đội lên tập.Trẻ khác quan sát bạn và đưa ý kiến. -Trẻ còn yếu về kĩ năng(lần 2) -Tổ chức thi đua giữa 2 đội. -Hỏi trẻ tên vận động. c.Trò chơi vận động. Gia đình gấu - Cô giớ thiệu tên TC, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ nhẹ nhàng ngôì xuông và chơi nu na nu nống 3/ Hồi tĩnh Cho trẻ đứng lên đi nhe nhàng và chuyển hoạt động.. Trẻ quan sát cô làm mẫu 2 trẻ thực hiện Cả lớp thực hiện Trẻ yếu 2 đội thi đua Trẻ nhắc lại Trẻ chơi Trẻ đi lại nhẹ nhàng. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cái ti vi - Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa sẻ - Trò chơi tự do: Chơi với xâu hoa, xâu hạt, sỏi, xé giấy theo dải. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, tác dụng của cái ti vi. b. Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá đối tượng khi quan sát. c. Thái độ: Trẻ chú ý lắng nghe, có ý thức tập trung trong giờ. Biết giữ gìn lau chùi cẩn thận đồ dùng gia đình, không xem nhiều ti vi và không đứng quá gần để xem ti vi rất hại mắt. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Cái ti vi. - Đồ dùng của trẻ: Hoa xâu, hột hạt, rổ nhựa, sỏi, giấy. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành vừa đi vừa đọc bài đồng dao “ Đi cầu đi quán” đi dạo chơi xung quanh trường, hỏi trẻ: + Thời tiết mùa này là mùa gì? + Mùa đông thì thời tiết thế nào thế nào ? + Con phải làm gì để giữ ấm cho cơ thể? + Cô con mình vừa đọc bài đồng dao gì? + Trong bài đồng dao nhắc tới những đồ dùng gia đình nào? + Cô có gì đây? + Cái ti vi của cô màu gì? + Cái ti vi có dạng hình gì? + Dây điện ti vi có đặc điểm gì? + Phích cắm có mấy chân? + Muốn điều khiển ti vi theo các kênh khác nhau hoặc âm thanh to hay nhỏ phải dùng đến cái gì? + Cái điều khiển ti vi có dạng hình gì? 46.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> + Trên mặt của cái điều khiển ti vi có gì? + Các nút trên điều khiển ti vi có dạng hình gì? + Cái điều khiển ti vi có màu gì? + Cái ti vi có tác dụng gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Biết giữ gìn, lau chùi cẩn thận đồ dùng gia đình, không xem nhiều ti vi và không đứng quá gần để xem ti vi rất hại mắt. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Kéo cưa lừa sẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, chơi cắp cua, xé giấy theo dải. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ao cá - Góc phân vai: Bác sĩ ; Bác cấp dưỡng - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: HƯỚNG DẪN TRÒ CHƠI MỚI Chơi trò chơi: Đi siêu thị 1. Mục đích - Trẻ nhận biết tên gọi và tác dụng của các loại đồ dùng gia đình, các loại thực phẩm. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Bàn, rổ nhựa, đồ dùng gia đình, các loại thực phẩm. 3. Tiến hành - Cô chia lớp thành 4 đội, mỗi lượt chơi sẽ có 2 đội lên chơi. Nhiệm vụ của các bạn sẽ chuyển những đồ dùng gia đình hoặc thực phẩm về nhà của đội mình, trên đường vận chuyển các con phải đi qua 1 con đường hẹp. Bạn đầu tiên bỏ đồ dùng hoặc thực phẩm mình trọn được vào rổ của tổ mình thì bạn tiếp theo mới được đi tiếp. Thời gian chơi là 1 bản nhạc, đội nào mua được nhiều đồ hơn thì dành chiến thắng. Luật chơi trên đường vận chuyển bạn nào dẫm chân lên vạch kẻ đường, làm rơi đồ thì đồ dùng hoặc thực phẩm đó đó không được tính. - Cô cho trẻ chơi 4 – 5 lượt sau đó cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ………….o0o………… Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 47.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Cuối tuần bố mẹ thường cho con đi đâu chơi ? + Con hãy kẻ tên những đồ dùng ăn, uống trong gia đình ? + Cái xoong có tác dụng gì ? II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Quan sát và đàm thoại tìm hiểu một số đồ dùng ăn uống trong gia đình. 1. Mục đích a. Kiến thức : - Nhận ra tên gọi, đặc điểm nổi bật, chất liệu và công dụng của 1 số đồ dùng trong gia đình b. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng quan sát, khả năng giao tiếp và phát biểu ý kiến với mọi người xung quanh. c. Thái độ : - Trẻ chú ý lắng nghe, thích thú khi được phát biểu. - Trẻ biết giữ gìn sạch sẽ và cất đồ dùng đúng nơi quy đinh, cẩn thận với những đồ dùng dễ vỡ. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô : - 1 cái cốc, 1 cái bát, 1 cái đĩa. - Vòng thể dục, các đồ dùng ăn uống trong gia đình bằng đồ chơi. 3. Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Gây hứng thú: - Cô và trẻ đọc bài thơ “ Bạn của bé ” và trò chuyện cùng trẻ: - Trẻ đọc cùng cô + Cô con mình vừa đọc bài thơ gì? + Trong bài thơ nhắc tới đồ dùng gì trong gia đình? - Trẻ trả lời + Cái bát, cái thìa dùng để làm gì? * Hoạt động 2: Khám phá “ Quan sát và đàm thoại tìm hiểu một số đồ dùng ăn uống trong gia đình ” - Cô đọc câu đố: Miệng tròn, lòng trắng phau phau - Trẻ lắng nghe Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hàng ngay Là cái gì? ( Cái bát) - Trẻ trả lời - Cô giới thiệu lần lượt cái bát, cái đĩa, cái cốc cho trẻ quan sát - Trẻ quan sát và hỏi trẻ : + Trên bàn cô có gì ? - Trẻ trả lời + Cái bát màu gì ? + Cái đĩa dùng để làm gì ? - Trẻ trả lời + Cái cốc có tác dụng gì ? - Sau đó cô cất hết đồ dùng đi và để lại cái bát cho trẻ quan - Trẻ theo dõi sát và đàm thoại cùng trẻ: + Đây là cái gì ? - Trẻ trả lời + Miệng và chân bát có dạng hình gì ? + Cái bát màu gì ? + Cái bát được làm bằng chất liệu gì? - Trẻ trả lời + Bên ngoài bát được trang trí như thế nào ? + Cái bát dùng để làm gì ? 48.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> - Cô nhấn mạnh cái bát được làm bằng chất liệu sứ bên ngoài được tráng 1 lớp men màu trắng và trang trí hoa văn rất đẹp. Cái bát dùng để dựng cơm rau và thức ăn, ngoài chất liệu bằng sứ cái bát còn được làm bằng inoc, nhựa, thủy tinh và rất nhiều chất liệu khác nữa nhằm khắc sâu và cung cấp thêm kiến thức cho trẻ. - Với cái đĩa, cái cốc cô giới thiệu cho trẻ quan sát và lần lượt đặt câu hỏi tương tự như trên. - Cô cất cái đĩa để lại cái bát và cái cốc cho trẻ so sánh sự giống và khác nhau : + Giống nhau : Đều là đồ dùng gia đình. + Khác nhau : Cái cốc dùng để đựng nước còn bát dùng đựng đồ ăn. Cái cốc làm bằng thủy tinh còn cái bát làm bằng sứ. - Cô cho trẻ kể tên một số đồ dùng ăn uống trong gia đình mà trẻ biết. - Giáo dục trẻ cất đồ dùng đúng nơi quy định, cẩn thận với những đồ dễ vỡ. * Hoạt động 3: Trò chơi “ Thi xem tổ nào nhanh ” - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô tổ chức cho trẻ chơi 3 - 5 phút - Cô nhận xét kết quả sau mỗi lần chơi * Hoạt động 4 : Kết thúc - Cô nhận xét giờ học, nêu gương trẻ tích cực phát biểu xây dựng bài.. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ theo dõi và trả lời câu hỏi - Trẻ nhận xét - Trẻ kể tên - Trẻ vâng lời cô - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi vui vẻ - Trẻ lắng nghe. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cái chổi - Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ - Trò chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây, nút ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo và tác dụng của cái chổi. b. Kĩ năng: Rèn khả năng tìm tòi, khám phá và ghi nhớ có chủ đích ở trẻ. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ học, tích cực tham gia các trò chơi. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô : Cái chổi rơm, vòng thể dục. - Đồ dùng của trẻ: Phấn, bảng, khăn lau, lá cây, nút ghép. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành và trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng(mưa)? + Vì sao lá cây lại đung đưa? + Đây là cái gì? + Cái chổi làm bằng chất liệu gì? + Cái chổi có đặc điểm cấu tạo như thế nào? + Cán chổi có đặc điểm gì? + Cán chổi có tác dụng gì? + Mặt chổi có tác dụng gì? 49.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> + Cái chổi có tác dụng gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng hợp lại. - Giáo dục trẻ: Giúp ông bà, bố mẹ cầm chổi để quét dọn vệ sinh cho nhà cửa sạch sẻ và khi sử dụng xong thì cất đồ dùng gọn gàng. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây, nút ghép. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ao cá - Góc phân vai: Bác sĩ ; Bác cấp dưỡng - Góc học tập: Phân loại lô tô một số đồ dùng gia đình. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: LAO ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ Chăm sóc góc thiên nhiên 1. Mục đích a. Kiến thức: - Trẻ biết sử dụng bộ dụng cụ chăm sóc cây để chăm sóc góc thiên nhiên. b. Kĩ năng: - Rèn cho trẻ sự cẩn thận, khéo léo khi chăm sóc góc thiên nhiên. c. Thái độ: - Trẻ yêu cây xanh và có ý thức, thói quen chăm sóc góc thiên nhiên của lớp. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Bộ dụng cụ chăm sóc cây, xô đựng nước, sọt rác. - Đồ dùng của trẻ : Bộ dụng cụ chăm sóc cây. 3. Tiến hành * Hoạt động 1: Thảo luận với trẻ: - Theo các con vì sao phải chăm sóc cho các loại cây trong góc thiên nhiên ? - Các con chăm sóc cây ở góc thiên nhiên như thế nào ? - Mình phải chăm sóc cây vào những lúc nào ? * Hoạt động 2: Thực hành: - Cô thực hiện mẫu cho trẻ xem 1 - 2 lần vừa nhặt lá rụng, nhổ cỏ, tưới nước cô vừa hướng dẫn trẻ các bước. - Cô mời 1 - 2 trẻ khá lên thực hiện mẫu theo sự hướng dẫn của cô cho cả lớp xem. - Cô và trẻ cùng thực hiện việc chăm sóc cây. - Cô quan sát, gợi ý, hướng dẫn sửa sai kịp thời cho trẻ. - Cô động viên trẻ chăm sóc cây xanh ở góc thiên nhiên và nhắc nhở trẻ bỏ lá rụng vào thùng rác, khi tưới nước không được làm văng vãi nước ra ngoài nền đất. * Hoạt động 3: Nhận xét - Cô nhận xét các bước chăm sóc cây ở góc thiên nhiên của trẻ và nêu gương trẻ thực hiện tốt. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. 50.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ..……….o0o………… Thứ tư ngày 01 tháng 11 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Con hãy kể tên những thành viên trong gia đình con ? + Bố con đưa con đi học bằng phương tiện gì ? + Mẹ con dùng những đồ dùng gì để nấu cơm ? II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Truyện: “Ba cô gái” 1. Mục đích yêu cầu: a.Kiến thức: - Trẻ hiểu nội dung truyện câu chuyện "ba cô gái:Cô út thương yêu mẹ,cô cả và cô hai không chăm sóc không thương mẹ nhiều" -Biết đánh giá thái độ, tính cách từng nhân vật trong truyện. -Biết đặt tên truyện. b.Kỹ năng: -Biết trẻ lời câu hỏi của cô rõ ràng mạc lạc theo tính cách nhân vật, nội dung câu chuyện. -Phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo. -Hứng thú lắng nghe cô kể chuyện. c.Thái độ: - Thông qua nội dung truyện giáo dục trẻ biết yêu thương giúp đỡ người thân trong gia đình và có tấm lòng nhân ái. 2. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ truyện - Thẻ chữ cái. * Tích hợp: Âm nhạc, toán, chữ cái 3.Tiến hành Hoạt động của cô *Hoạt động 1:Gây hứng thú. - Cho trẻ hát bài “Cả nhà thương nhau” và đi về chỗ ngồi. - trò chuyện với trẻ về gia đình *Hoạt động 2: Kể chuyện a.Kể chuyện diễn cảm: - Có một câu truyện kể về tình yêu thương của Ba cô gái khi được tin mẹ ốm họ sẽ sử sự ra sao? Bây giờ các con hãy lắng nghe câu chuyện “Ba cô gái” nhé. - Cô kể diễn cảm lần 1 kết hợp điệu bộ cử chỉ 51. Hoạt động của trẻ - Cả lớp hát - Trẻ kể theo sự hiểu biết của mình. - Trẻ chú ý lắng nghe.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> + Cô vừa kể câu chuyện gì? - Cô kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ. b.Giảng giai trích dẫn,đàm thoại giúp trẻ hiểu tác phẩm: -Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì ? -Bà có mấy con gái? -Thế gia đình có 3 người là gia đình đông con hay ít con? *Cô kể:" từ đầu đến .........thăm ta Sóc nhé". -Thế khi bà bị ốm bà đã dặn sóc như thế nào? -Cả lớp-cá nhân nói. *Cô kể:"Sóc con vâng lời .........Chị cả đang cọ chậu". -Sóc nói với chị cả như thế nào? -Chị cả trả lời như thế nào? (Cả lớp thể hiện giọng) -Rồi sóc gặp chị hai đang làm gì? -Chi hai đã nói gì với sóc? -Thế khi các con nghe mẹ ốm thì phải như thế nào? *cô kể"Sóc lại đến nhà cô gái út ....Quí mến cô". -Khi nghe tin cô út đã làm gì? -Cuối cùng cô út được sống như thế nào? -Con thấy cô út là người như thế nào? -Trong ba cô con thích cô nào nhất?Vì sao? -Thế các con có yêu quí mẹ của mình không? -Chúng mình cùng thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ qua bái hát "Múa cho mẹ xem" nhé. =)Các con ạ yêu mẹ đó là một điều thật đáng quí,bây giờ cô con mình cùng kể lại chuyện "Ba cô gái "nhé. c.Dạy trẻ kể lại truyện: -Cô kể tóm tắt lại câu chuyện 1 lần cho trẻ nhớ. Cô đóng là người dẫn chuyện gợi ý để cả lớp cùng kể 1 – 2 lần - Cho cá nhân trẻ lên kể 1 lần Cô chú ý sửa sai cho trẻ, động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần trẻ kể *Hoạt động 4:Chơi "Tìm đúng số nhà" * Cô cho trẻ cầm các thẻ số chạy xung quanh lớp, khi có hiệu lệnh thì cầm thẻ về dúng nhà của mình ( nhà là bức tranh có số lượng thành viên tương ứng với thẻ số). *) Kết thúc: - Cả lớp cùng hát bài :Cả nhà thương nhau” III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Chậu hoa ngọc anh - Trò chơi vận động: Gieo hạt - Trò chơi tự do: Chơi với đất nặn, lá cây, nút ghép. 1. Mục đích 52. Trẻ trả lời Trẻ lắng nghe -Truyện"Ba cô gái" -3 cô con gái. -Là gia đình đông con. -"Sóc khôn ngoan ....Sóc nhé" -"Chị cả ơi .....Mẹ chị gặp" -"Thật à sóc ....Cái chậu này đã" -Đang xe chỉ. -"thật ư sóc ...Chỗ chỉ này đã" -Trẻ trả lời. Về thăm mẹ ngay. -Vui vẻ và hạnh phúc. -Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời -Có ạ. -Trẻ hát và múa.. -Trẻ kể cùng cô. -Cá nhân kể.. - Cả lớp cùng chơi - Cả lớp cùng quan sát bạn thể hiện. - Cả lớp hát và đi ra ngoài..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, biết đặc điểm cấu tạo và tác dụng của chậu hoa ngọc anh. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá và nói ra những gì mình được quan sát. Tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh theo tín hiệu trò chơi. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Chậu hoa ngọc anh - Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng nhựa, lá cây, nút ghép 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ vừa đi vừa hat bài “ Khúc hát dạo chơi ” dạo chơi xung quanh trường hít thở không khí trong lành trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa)? + Trời nắng ( mưa) thì bầu trời thế nào? + Cô và trẻ chơi trò chơi “ Tìm cây ” + Đây là cây gì? + Cây hoa ngọc anh trồng ở đâu? + Gốc và thân cây hoa ngọc anh màu gì? + Lá cây hoa ngọc anh màu gì? + Bông hoa ngọc anh màu gì? + Bông hoa ngọc anh có nhiều cánh hay ít cánh? + Chậu hoa ngọc anh có tác dụng gì? + Muốn chậu hoa ngọc anh xanh tốt thì hàng ngày phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Chăm sóc, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho cây, không được ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Gieo hạt - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi với đất nặn, lá cây, nút ghép - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ao cá - Góc phân vai: Bác sĩ; Bác cấp dưỡng - Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, sách báo, kể truyện về các đồ dùng gia đình. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Chơi tự do VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... 53.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... …………o0o……….. Thứ năm ngày 02 tháng 11 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. * Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần * Trò chuyện: + Bố, mẹ con đi làm bằng phương tiện gì? + Nhà con có những đồ dùng gì ? + Cái quạt có tác dụng gì? + Cái máy giặt có tác dụng gì? II. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Làm quen với toán: Tách gộp trong phạm vi 6 1.Mục đích - yêu cầu: a. Kiến thức: - Củng cố kiến thức thêm bớt trong phạm vi 6. - Trẻ biết chia nhóm có số lượng 6 ra làm hai phần bằng nhiều cách khác nhau - Biết tách một nhóm 6 đối tượng. b. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng tách gộp, phát triển tư duy, cho trẻ - Kĩ năng so sánh, thêm bớt cho trẻ - Biết chơi cùng cô và các bạn c. Giáo dục: - Giáo dục trẻ có ý thức trong giờ học - Biết giữ gìn, bảo vệ ngôi nhà gia đình ở 2.Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Rổ đựng 6 hạt ngô, 6 bông hoa nhỏ, giấy, keo - Bảng gài, que chỉ. - Đồ dùng của trẻ : Rổ dựng đồ gồm 6 hạt gô, 6 bông hoa, giấy, keo, bảng con - Một số đồ chơi có số lượng 6 đặt ở xung quanh lớp. - Bài hát: Nhà của tôi 3.Tiến hành Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Trò chuyện về chủ đề. - Cho trẻ hát bài: “ Nhà của tôi” - Trẻ hát cùng cô một lần + Bài hát nói về điều gì? - Trẻ trả lời bổ xung ý kiến + Nhà của con như thế nào? cho nhau + Các con hãy kể một số kiểu nhà mà các con biết? - Trẻ trả lời => Các con ạ ngôi nhà là nơi gia đình chung sống, để ngôi nhà luôn đẹp chúng mình phải giữ gìn vệ sinh, giúp bố mẹ những việc nhỏ như quét nhà, rửa bát.... 2. Hoạt động 2: Ôn nhận biết, thêm bớt các nhóm có 6 đối tượng. - Chúng mình học giỏi chăm ngoan vì thế cô tặng các con một phần quà đó là đi thăm quan khu phố nơi bạn Búp Trẻ đứng quanh mô hình Bê sống, các con có thích không nào? ngôi nhà 54.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> - Các con quan sát xem trong khu phố nhà bạn Búp Bê ở có những gì? - Có bao nhiêu ngôi nhà? - Sau đó ba gia đình trong phố cũng phá nhà và chuyển nhà đi nơi khác? Lúc này còn bao nhiêu ngôi nhà? - Và cuối cùng cũng đã có thêm 3 ngôi nhà được xây thêm trong khu phố, lúc này số nhà là bao nhiêu? - Cô chốt lại sau mỗi lần trẻ thêm bớt - Nhận xét và khen trẻ. 3. Hoạt động 3: Chia nhóm đồ vật có số lượng 6 ra làm hai phần - Cô và trẻ chơi trò: Tập tầm vông - Bây giờ cô và các con cùng nhau đi chơi trò chơi với các hạt ngô nhé. * Cô chia mẫu: - Cô cầm trong tay 6 hạt ngô chỉ và cho trẻ đoán: + Tay cô cầm gì? + Tất cả là mấy hạt ngô? - Cô xếp số hạt ngô ra bảng(Cô xếp từ trái sang phải) + Có 6 hạt ngô cô tách làm hai nhóm, một nhóm có 1 hạt ngô hỏi nhóm còn lại có mấy hạt ngô ?(cô dùng thẻ số biểu thị) + Từ 2 nhóm hạt ngô muốn thành 1 nhóm làm như thế nào?( Cô gộp lại) + Vậy có mấy hạt ngô? - Từ 6 hạt ngô cô lại tách ra một nhóm có 3 hạt ngô hỏi nhóm còn lại có mấy ? (Đặt thẻ số) + Muốn có 6 hạt ngô phải làm thế nào? - Chúng mình cùng xếp cho cô một nhóm có 2 hạt ngô và xếp nhóm còn lại, các con đếm xem nhóm thứ 2 có bao nhiêu hạt ngô? => Từ 6 hạt ngô cô chia thành hai nhóm bằng các cách khác nhau: 2 - 4 ; 3- 3, 1- 5; khi gộp lại đều có số lượng 6.Vậy số 6 có thể chia được ra làm 2 phần bằng nhau không? Vì sao số 6 lại chia được ra làm 2 phần bằng nhau? * Tách gộp theo ý thích + Các con nhìn xem trong rổ có gì? - Cho trẻ xếp từ trái sang phải và chọn thẻ số dặt tương ứng - Từ 6 hạt ngô các con tách làm hai nhóm theo ý thích và đặt thẻ số tương ứng. - Cô đi kiểm tra các cách tách của trẻ và hỏi trẻ? + Ai có cách tách giống bạn ( Hỏi các cách ) + Muốn có số lượng 6 ta phải làm thế nào? - Cô có món quà gì nữa đây? - Ai giỏi lên tìm và đếm giúp cô nào? 55. Trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng 6 bớt 3 còn 3 3 thêm 3 là 6. - Trẻ chú ý. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời bổ sung ý kiến cho nhau. - Trẻ tách và gài thẻ số - Trẻ trả lời. -Trẻ trả lời.

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - (Cô cho trẻ tìm 2- 3 nhóm và chia ,đặt thẻ số) - Cô chốt lại cách chia 3. Hoạt động 3: Trò chơi "Ai nhanh hơn" * Cách chơi: Các con vừa đi vừa hát khi có hiệu lệnh “tạo nhóm”2 thì các con hỏi “nhóm mấy”2 cô nói " nhóm 6 " thì các con hãy tìm cho mình một nhóm sao cho số bạn trong mỗi nhóm là 6. Sau đó cô nói “Tách nhóm”2 các con hỏi “Nhóm mấy”2 cô sẽ đưa ra yêu cầu và các con thực hiện theo * Luật chơi: Thực hiện đúng theo yêu cầu của cô, nhóm nào sai phải nhảy lò cò * Tổ chức chơi: Cho trẻ chơi 3 - 4 lần - Lần 1: Các nhóm tách theo cách 1 - 3 ( Chơi cả lớp) - Lần 2: Cô nói tách nhóm Nhóm 1: Tách theo cách 2-2 Nhóm 2: Tách theo cách 3-1 - Yêu cầu trẻ gộp lại và đếm (Cô bao quát động viên, khuyến khích, KT kết quả chơi). Hỏi lại trẻ tên trò chơi? 4. Hoạt động 4: Kết thúc - Cô nhận xét cho trẻ ra chơi.. - Trẻ tách gộp theo ý thích - Lắng nghe. - Trẻ lắng nghe cách chơi. - Trẻ chơi hứng thú. - Trẻ trả lời - Trẻ hát. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Cái rổ - Trò chơi vận động: Về đúng nhà - Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, sỏi, nắp ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, biết đặc điểm cấu tạo, chất liệu và tác dụng của cái rổ. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá và nói ra những gì mình được quan sát. Tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh theo tín hiệu trò chơi. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Cất dồ dùng đúng nơi quy định sau khi đã sử dụng. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Cái rổ nhựa, ngôi nhà có thẻ hình bạn trai, bạn gái. - Đồ dùng của trẻ: Hoa xâu, hột hạt, rổ nhựa, sỏi, nắp ghép. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, vừa đi vừa hát 1 bài, hít thở không khí trong lành trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa )? + Trời nắng ( mưa ) thì bầu trời thế nào? + Đây là cái gì? + Cái rổ có đặc điểm cấu tạo như thế nào? + Miệng và chân rổ có dạng hình gì? + Thân rổ có đặc điểm gì? + Cái rổ có màu gì? + Cái rổ làm bằng chất liệu gì? 56.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> + Cái rổ có tác dụng gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Cất dồ dùng đúng nơi quy định sau khi đã sử dụng. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Về đúng nhà - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, sỏi, nắp ghép. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ao cá - Góc phân vai: Bác sĩ; Bác cấp dưỡng - Góc nghệ thuật: Trẻ tô màu tranh các loại đồ dùng gia đình. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Ôn truyện “Ba cô gái” 1. Mục đích a. Kiến thức: - Trẻ nghe, đọc thơ, kể truyện về gia đình, kể về 1 sự kiện của gia đình dựa theo câu hỏi gợi ý của cô. - Trẻ nhớ tên truyện, nhớ nội dung câu chyện b. Kĩ năng: - Trẻ biết kể lại truyện. - Biết lắng nghe và trả lời các câu hỏi của người đối thoại. c. Thái độ: - Trẻ tập trung trong giờ học, tích cực phát biểu xây dựng bài. - Biết biết vâng lời ông bà cha mẹ, giúp đỡ các thanh viên trong gia đình. Biết giữ gìn đồ dùng gia đình cẩn thận và cất đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô - Tranh minh hoạ truyện, … 3. Tiến hành - Cô gợi ý và cho trẻ đoán tên truyện. - Cô kể lại truyện 1 lần - Cô cho trẻ kể lại nội dung câu chuyện - Cô mời 1 - 2 trẻ lên kể lại truyên 1 lần nữa. - Cô quan sát, chú ý lắng nghe và sửa sai kịp thời, động viên khuyến khích trẻ sau mỗi lần trẻ lên thể hiện. - Giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà cha mẹ, giúp đỡ các thanh viên trong gia đình. Biết giữ gìn đồ dùng gia đình cẩn thận và cất đúng nơi quy định, không vứt rác bừa bãi. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... 57.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... …………….o0o…………… Thứ sáu ngày 03 tháng 11 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. * Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần * Trò chuyện: + Hàng ngày ai đưa con đi học? + Hàng ngày ai nấu cơm cho các con ăn? + Bố, mẹ đưa con đi bằng phương tiện gì?........ II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Tạo hình: Nặn cái cốc 1. Mục đích *.KiÕn thøc: Trẻ biết năn cái cốc, biết công dụng của cái cốc trong sinh hoạt hàng ngày *.Kü n¨ng: Trẻ biết sử dụng các kỹ năng cơ bản: xoay tròn, ấn bẹt, lăn dọc... để tạo thành sản phẩm *.Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu quý, giữ gỡn đồ dựng trong gia đình mình b. ChuÈn bÞ: - Bảng, đất nặn, - Đĩa dựng sản phẩm c. TiÕn hµnh: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ Hoạt động 1:Mở đầu Cô cho trẻ hát bài:Nhà của tôi Trẻ hát Trò chuyện cùng trẻ về nội dung bài hát Trẻ trò chuyện cùng cô Hoạt động 2:Bài mới Các con nhìn xem trên tay cô có gì đây? Cái cốc ạ Các con thấy cái cốc của cô gồm những phần nào? Thân cốc có dạng hình gị? Trẻ trả lời theo ý hiểu Quai của chiếc cốc như thế nào? Các con có muốn nặn một chiếc cốc như thế này không? Cô hướng dẫn: Có ạ -các con hãy chia đất nặn thành 3 phần - 1 phần to nhất làm thân cốc: các con hãy xoay tròn và ấn bẹt để tạo thành hình chữ nhật - sau đó dung miếng đất khác ấn bẹt để tạo thành phần Trẻ lắng nghe cô hướng đẫn đáy có dạng hình tròn - Phần cuối cùng các con lăn dọc để tạo thành quai của chiếc cốc. Sau đó chúng mình sẽ gắn các phần lại với nhau để tạo thành chiếc cốc hoàn chỉnh. Rồi ạ 58.

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Các con đã thực hiện được chưa? Hoạt động 3:trẻ thực hiện Cô bao quát, khuyến khích động viên trẻ Hoạt động 4: *NhËn xÐt s¶n phÈm: - Con thÝch sản phẩm nµo? T¹i sao? Sản phẩm này là cña ai? Cho trÎ tù giíi thiÖu vÒ sản phẩm cña trÎ.? - Cô động viên khuyến khích những trẻ còn yếu lần sau cô gắng thực hiện đẹp hơn. - Hát vận động bài “ ngôi nhà mới”. Trẻ thực hiện - TrÎ trng bµy s¶n phÈm nhËn xÐt cña m×nh cña b¹n. - Trẻ hát vận động tại chỗ.. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Chậu hoa cúc - Trò chơi vận động: Đi siêu thị - Trò chơi tự do: Chơi nước, sỏi, xé giấy theo dải. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, tác dụng của chậu hoa cúc. b. Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá đối tượng khi quan sát. c. Thái độ: Trẻ chú ý lắng nghe, có ý thức tập trung trong giờ. Biết chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho chậu hoa cúc; Không ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa để chơi. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Chậu hoa cúc, đồ chơi nấu ăn, bàn, rổ. - Đồ dùng của trẻ: Nước đựng trong chậu, thuyền, rổ nhựa, sỏi, giấy. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành vừa đi vừa hát bài “ Ra vườn hoa em chơi” dạo chơi xung quanh trường, hỏi trẻ: + Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? + Đây là cây gì? + Cây hoa cúc trông ở đâu? + Cây hoa cúc có đặc điểm gì? + Gốc, thân cây có màu gì? + Sờ thân cây con thấy thế nào? + Lá cây hoa cúc màu gì? + Bông hoa cúc màu gì? + Cánh hoa cúc có đặc điểm gì? + Cánh hoa cúc có đặc điểm gì? + Ngoài màu vàng hoa cúc còn có màu gì nữa? + Chậu hoa cúc có tác dụng gì? + Muốn chậu hoa cúc xanh tốt, ra nhiều hoa thì phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho chậu hoa; Không ngắt lá, bẻ cành, bẻ hoa để chơi. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Đi siêu thị - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi thả thuyền, chơi cắp cua, xé giấy theo dải. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. 59.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ao cá - Góc phân vai: Bác sĩ; Bác cấp dưỡng - Góc nghệ thuật: Trẻ hát và gõ đệm đơn giản theo nhịp bài hát trong chủ đề gia đình. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Vui chung cuối tuần Nêu gương bé ngoan 1. Mục đích - Trẻ biết tấm gương ngoan tiêu biểu của lớp để học tập theo. - Trẻ biết lắng nghe và vâng lời cô. - Trẻ thích thú và mong muốn làm nhiều việc tốt và chăm ngoan hơn. 2. Chuẩn bị - Bảng bé ngoan, cờ nhỏ 3. Tiến hành - Cô sẽ nêu gương các bạn ngoan trong tuần. - Cô tặng cờ và cho các bạn tiêu biểu đó lên cắm vào bình bé ngoan của mình. - Cô động viên khuyến khích các bạn tuần sau cố gắng chăm ngoan, học giỏi, vâng lời người lớn để được tặng cờ cắm và bẳng bé ngoan. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... KẾ HOẠCH TUẤN 4: NHU CẦU CỦA GIA ĐÌNH. Thời gian thực hiện từ ngày 06/11 đến ngày 10/11/2017 I. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng của cô a. Môi trường trong lớp học - Các loại tranh ảnh; sách truyện về nhu cầu sống của gia đình. - Sưu tầm các đồ dùng, đồ chơi, bài thơ, đồng dao, bài hát, câu chuyện liên quan đến chủ đề “ Gia đình ”. - Tranh minh họa truyện, thơ - Giáo viên trang trí lớp học bằng tranh ảnh về chủ đề, sản phẩm đồ dùng đồ chơi có nội dung hướng đến nhu cầu sống của gia đình. - Bộ toán của cô. b. Môi trường ngoài lớp học - Tranh ảnh tuyên truyền cha mẹ học sinh. Bảng biểu đồ chiều cao và cân nặng của bé treo ngoài cửa lớp. - Đồ chơi ngoài trời, lá cây, phấn, sỏi, giấy, nước, cát…. 60.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> 2. Đồ dùng của trẻ - Bút sáp, giấy màu, kéo, keo dán, đất nặn, giấy vẽ, bảng con, đĩa nhựa để trẻ vẽ, nặn, xé dán, tranh in mẫu về đồ dùng gia đình, các loại thực phẩm, rau, củ, hoa, quả, tranh ảnh về các ngày lễ của gia đình; Tranh về các loại rau, củ, quả, thực phẩm; Tranh các kiểu nhà để trẻ tô màu…..…… - Đồ dùng đồ chơi nắp ghép – xây dựng, đồ chơi nấu ăn, quầy bán hàng, tiền, làn, búp bê trai, búp bê gái, quần, áo, mũ, dép, bình sữa………..bằng đồ chơi. - Trống, phách, xắc xô, mũ múa, mũ chóp. - Bộ toán của trẻ. - Chậu cây cảnh, các dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, xô, kéo, bình tưới nước…. II. CÁC HOẠT ĐỘNG Thứ. Thứ hai. Thứ ba. Thứ tư. Thứ năm. Thứ sáu. CÁC LĨNH VỰC. PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ. PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ. PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC. PHÁT TRIỂN THẨM MĨ. ĐÓN TRẺ. THỂ DỤC BUỔI SÁNG. - Đón trẻ vào lớp nhẹ nhàng, thân mật, dạy trẻ chào bố mẹ. - Hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân vào đúng nơi quy định. - Trò truyện với trẻ về bản thân trẻ và cho trẻ chơi theo ý thích với đồ chơi trong lớp. - Điểm danh, chấm ăn. - Tập các động tác: Hô hấp 3, tay 4, chân 2, bụng 3, bật 1. 1. Mục đích - Trẻ được hít thở không khí trong lành. - Trẻ tập đúng và đều các động tác theo nhịp hô của cô. - Trẻ hứng thú tập, có ý thức tổ chức kỉ luật trong giờ tập. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô - Nhạc bài hát, “ Một sợi rơm vàng ”, “ Múa cho mẹ xem ”……. - Trò chơi “ Kéo cưa lừa sẻ ” 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Khởi động - Trẻ làm đoàn tàu đi thường, đi nhanh, lên dốc, xuống dốc……đi ra sân, kết thúc về đội hình 3 hàng ngang. * Hoạt động 2: Trọng động Cho trẻ tập cùng cô lần lượt mỗi động tác 3 - 4 lần. - ĐT 1 : Hô hấp 3 : Thổi nơ bay : Mỗi trẻ cầm 2 dải nơ đưa ra trước và thổi mạnh để dải nơ bay. Phù….phù…….phù….. CB 2 1 - ĐT 2 : Tay 4 : Đưa 2 tay ra trước 61.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> CB. 2. 1. - ĐT 3: Chân 2: Đứng khuỵu gối.. CB 2 1 - ĐT 4 : Bụng 3 : Đứng quay người sang 2 bên 1 góc 90 độ. 90’ CB 4 1 3 - ĐT 5 : Bật 1: Bật nhảy tại chỗ.. 90’ 2. CB TH - Trong khi trẻ tập, cô chú ý quan sát để sửa sai và động viên trẻ tập.. HOẠT ĐỘNG HỌC. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI. * Hoạt động 3: Trò chơi - Cô cho trẻ chơi trò chơi “ Kéo cưa lừa sẻ ” theo hướng dẫn của cô. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ hát theo nhịp bài “ Một sợi rơm vàng ” đi nhẹ nhàng vào lớp. Thể dục Giáo dục Làm quen Làm quen Tạo hình kĩ năng âm nhạc chữ cái với toán Vẽ cái ô - VĐCB: Dạy hát: Nhà Tập tô chữ cái Phân biệt Bật xa 35cm của tôi e, ê hình vuông, - TCVĐ: Ô hình tròn, tô và chim sẻ hình tam giác, hình chữ nhật - Quan sát: Mô hình nhà mái ngói, chậu sống đời, khóm rau ngót, mô hình nhà cao tầng, chiếc đồng hồ. - Trò chơi vận động: Về đúng nhà, chi chi chành chành, máy bay, trời sáng – trời tối, kéo co. - Chơi tự do: Thả thuyền, vẽ phấn, xếp hình, chơi với lá cây, chơi với cát, chơi với nước, xâu hạt, chơi với sỏi, chơi với bóng, đồ chơi ngoài trời….. - Góc xây dựng: Xây dựng: Ngôi nhà của bé 62.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> HOẠT ĐỘNG GÓC. - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc học tập: Phân loại lô tô một số loại rau quả. - Góc nghệ thuật: + Tô màu tranh về các loại thực phẩm, rau, quả. + Hát, gõ đệm đơn giản theo nhịp một số bài hát trong chủ đề gia đình. - Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, sách báo, kể truyện về các loại thực phẩm, rau, quả. - Góc thiên nhiên: Chăm sóc góc thiên nhiên. 1. Mục đích - Trẻ biết dùng nắp ghép thành ngôi nhà, mua gạch về xây tường bao, xây cổng ra vào, dùng nút ghép xếp thành cái ao và đi mua các loại tôm, cua, cá về thả vào ao. Xây vườn rau và mua giống các loại rau về trồng. - Trẻ bắt trước những việc làm của người chị (anh) chăm sóc cho em của mình, bắt trước công việc của các bác bán hàng. - Trẻ chơi với lô tô các loại rau, quả và phân loại thành từng nhóm. - Trẻ biết sử dụng bút sáp để tô màu phù hợp cho bức tranh vẽ các loại thực phẩm, rau, quả. - Trẻ thuộc các bài hát, biết hát kết hợp gõ đệm đơn giản theo nhịp các bài hát về chủ đề gia đình…… - Trẻ biết cách mở sách, lật trang sách xem nội dung sách, tranh và nhìn vào tranh và kể về các loại thực phẩm, rau, quả. - Trẻ yêu thích thiên nhiên, biết chăm sóc cây theo sự hướng dẫn của cô: tưới cây, cắt tỉa lá úa, lau lá cây, nhặt cỏ, vun sới đất,……. 2. Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô: - Bàn, ghế. - Tranh vẽ về các loại thực phẩm, rau ,quả b. Đồ dùng của trẻ: - Nắp ghép, nút nhựa, ô tô, cổng…….. - Đồ chơi nấu ăn, bàn, ghế, bình sữa, làn nhựa, tiền, gạch nhựa, giống các loại: tôm, cua, cá, các loại rau………. - Lô tô các loại rau, quả, rổ nhựa…… - Tranh in hình các loại thực phẩm, rau, quả, sáp màu. - Trống, phách, xắc xô. - Tranh ảnh, sách truyện vẽ về các loại thực phẩm, rau, quả. - Góc thiên nhiên của lớp, 1 số dụng cụ chăm sóc cây: Cuốc, xẻng, chép, kéo, bình tưới, sọt rác…… 3. Dự kiến chơi - Góc xây dựng: Nhóm trưởng phân công công việc cho từng người: Người xây nắp nhà, người đi trở nguyên vật liệu về xây tường bao, xây cổng ra vào, ghép nút ghép thành cái ao và mua giống các loại tô, cua, cá về thả vào ao. Người xây vườn và mua giống các loại rau về trồng….. - Góc phân vai: + Một số bạn đóng vai làm chị (anh) biết thí khi em khóc, pha sữa cho em uống, cho em ăn bột, rue m ngủ……… + Một số bạn đóng vai bác bán hàng phải biết chào hỏi khách hàng cần mua gì, lấy hàng cho khách, nhận tiền và nói cảm ơn. Khách hàng nói cho người bán hàng biết mình cần mua gì, khi nhận hàng trả tiền cho người bán hàng. Người bán và người mua chào tạm biệt nhau. 63.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> HOẠT ĐỘNG CHIỀU. - Góc học tập: Trẻ hỏi nhau về lô tô các loại rau, quả rồi phân loại chúng thành từng nhóm. - Góc nghệ thuật:+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp một số bài hát về chủ đề gia đình…… + Tô màu tranh về các loại thực phẩm, rau, quả. - Góc sách truyện: Trẻ đàm thoại với nhau về nội dung bức tranh . Cô gợi ý để kết nối các nội dung đó thành truyện. - Góc thiên nhiên: Trẻ lau lá cây, cắt tỉa lá úa và nhổ cỏ, tưới nước, vun sới đất cho cây…… 4. Tiến hành * Hoạt động 1:Thỏa thuận - Cô giới thiệu tên chủ đề, tên các góc chơi trong lớp. - Cô trò chuyện với trẻ về các góc chơi và trò chơi từng góc. - Trẻ chọn góc chơi và nhận vai chơi. - Cô dẫn trẻ đến từng góc chơi quan sát, trò chuyện trong góc chơi có gì? - Cô gợi ý cho trẻ cách chơi từng góc và cho trẻ ra lấy đồ chơi để chơi. * Hoạt động 2: Tiến hành chơi và liên kết chơi - Cô quan sát theo dõi các góc chơi. - Trong khi chơi cô đến từng nhóm làm bạn chơi cùng trẻ gợi ý, hướng dẫn, khuyến khích trẻ thể hiện vai chơi và liên kết giữa các góc chơi. - Cô nhắc nhở trẻ khi chơi phải nhẹ nhàng, cẩn thận với đồ chơi. * Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét từng góc chơi. - Cuối cùng cô thu hút trẻ ở các góc chơi đến góc xây dựng cho trẻ thăm quan góc xây dựng. - Cô cho trẻ chủ trì nhóm ra giới thiệu công trình xây dựng sau đó cô nhận xét góc xây dựng. - Cô nhận xét kết thúc giờ chơi và cho trẻ thu dọn đồ chơi. Hướng dẫn Lao động tự Chơi tự do Làm vở Vui chung cuối trò chơi mới bài tập tuần: phục vụ - Kéo co toán - Nêu gương bé - Hướng dẫn ngoan. trẻ cách mặc áo khoác.. KẾ HOẠCH NGÀY Thứ hai ngày 06 tháng 11 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Trong phòng ngủ thường có những đồ dùng gì ? + Bố mẹ thường đưa con đi học bằng phương tiện gì? + Ngôi nhà con đang ở là kiểu nhà gì?........ II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Thể dục: Bật xa 35cm 1. Mục đích a. Kiến thức: - Thực hiện đúng, đầy đủ, nhịp nhàng các động tác trong bài tập phát triển chung. 64.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> - Biết vận động bật xa 35 cm b. Kĩ năng: - Thể hiện nhanh, mạnh, khéo khi thực hiện bài tập vận động: Bật xa 35 cm - Trẻ chú ý quan sát tập đúng và đều các động tác theo nhịp hô của cô. Rèn sự nhanh nhẹn và linh hoạt trong khi chơi. c. Thái độ: - Trẻ có ý thức tổ chức và tập trung trong giờ tập. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Vạch chuẩn, sắc xô, vòng thể dục. - Đồ dùng của trẻ: Các đồ dùng gia đình bằng đồ chơi. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài: - Cô trò chuyện với trẻ về thời tiết, sức khỏe, quang cảnh sân trường. * Hoạt động 2: Khởi động - Cho trẻ làm đoàn tàu đi theo hiệu lệnh của cô: Đi thay đổi tốc độ, sau đó về đội hình 3 hàng ngang. * Hoạt động 3 : Trọng động a) BTPTC: Tập động tác: Tay 4, chân 2*, bụng 3, bật 1. - Cô cùng trẻ tập 3 - 4 lần các động tác tay 4, chân 2*, bụng 3, bật 1. Mỗi động tác 2 lần 4 nhịp, động tác nhấn mạnh tập thêm 2 lần 4 nhịp nữa. - Trong khi trẻ tập, cô chú ý quan sát để sửa sai và động viên, khuyến khích trẻ tập. b) Vận động cơ bản: Bật xa 35 cm - Tập mẫu: + Cô tập chính xác động tác. + Cô vừa tập vừa phân tích động tác: Tư thế chuẩn bị đứng tự nhiên 2 tay chống hông trước vạch chuẩn bị. Khi có hiệu lệnh “ Bắt đầu ” thì nhún 2 đầu gối chân lấy đà và bật nhảy xa về phía trước qua vạch chuẩn, khi tiếp đất bằng 2 mũi bàn chân. Khi thực hiện xong thì về cuối hàng đứng. - Trẻ thực hiện: + Mời 1 - 2 trẻ lên làm mẫu. + Cho lần lượt cả lớp tập. + Cô tổ chức cho trẻ tập dưới hình thức thi đua 2 tổ. + Gọi 1 - 2 trẻ lên vận động lại. Trong khi trẻ tập, cô chú ý quan sát, động viên, khuyến khích và sửa sai cho trẻ. c) Trò chơi vận động: Ô tô và chim sẻ - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi. - Cô cho trẻ chơi 3 - 4 lần và bao quát sửa sai giúp đỡ trẻ. * Hoạt động 4: Hồi tĩnh - Cho trẻ vừa đi vừa hát 1 bài đi lại nhẹ nhàng quanh sân. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI 65. Hoạt động của trẻ - Trẻ thực hiện - Trẻ đi theo hiệu lệnh của cô - Trẻ thực hiện cùng cô. - Trẻ quan sát. - Trẻ thực hiện. - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ đi và hát.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> - Quan sát: Mô hình nhà mái ngói - Trò chơi vận động : Về đúng nhà - Trò chơi tự do: Chơi với xâu hoa, xâu hạt, sỏi, xé giấy theo dải. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, tác dụng của mô hình nhà mái ngói. b. Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá đối tượng khi quan sát. c. Thái độ: Trẻ chú ý lắng nghe, có ý thức tập trung trong giờ. Biết yêu quý ngôi nhà, không bôi bản và vẽ bậy lên tường nhà. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Mô hình nhà mái ngói ; Ngôi nhà có số nhà hình bạn trai, bạn gái. - Đồ dùng của trẻ: Hoa xâu, hột hạt, rổ nhựa, sỏi, giấy. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành vừa đi vừa hát bài “ Nhà của tôi ” đi dạo chơi xung quanh trường, hỏi trẻ: + Thời tiết mùa này là mùa gì? + Mùa đông thì thời tiết thế nào thế nào ? + Con phải làm gì để giữ ấm cho cơ thể? + Cô con mình vừa hát bài hát gì? + Trong bài hát nhắc tới gì? + Cô có gì đây? + Đây là kiếu nhà gì? + Mái nhà màu gì? + Tường nhà có dạng hình gì? + Tường nhà màu gì? + Cửa ra vào có dạng hình gì? + Cửa ra vào màu gì? + Cửa sổ có dạng hình gì? + Cửa sổ màu gì? + Có bao nhiêu cái cửa sổ? + Ngôi nhà có tác dụng gì? + Ngôi nhà con đang ở là kiểu nhà gì? + Chúng mình phải làm gì để ngôi nhà luôn đẹp, sạch sẽ? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Biết yêu quý ngôi nhà của mình đang ở, không bôi bẩn và vẽ bậy lên tường nhà. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Về đúng nhà - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, chơi cắp cua, xé giấy theo dải. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây 66.

<span class='text_page_counter'>(67)</span> V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Chơi trò chơi: Kéo co 1. Mục đích - Phát triển vận động sức mạnh của đôi chân và đôi tay và tinh thần đồng đội của trẻ. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Dây dù dài 6 m, vạch chuẩn. 3. Tiến hành - Cô chia lớp thành 2 đội. Nhiệm vụ của các bạn ở 2 đội sẽ cầm chặt 2 bên đoạn dây và 2 bạn đầu tiên sẽ cầm cách điểm chuẩn của day là 30cm và đứng sát vạch chuẩn. Khi có hiệu lệnh « Bắt đầu » thì 2 bên dùng hết sức để kéo dây về phía đội mình. Đội nào kéo được người của đội bạn qua vạch chuẩn sẽ dành chiến thắng. - Cô cho trẻ chơi 4 – 5 lượt sau đó cho trẻ chơi theo ý thích ở các góc chơi. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ………….o0o………… Thứ ba ngày 07 tháng 11 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Cuối tuần bố mẹ thường cho con đi đâu chơi ? + Con thích bố mẹ mua gì tặng con vào ngày sinh nhật ? + Ở nhà ông bà, bố mẹ chăm sóc con như thế nào ? II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Dạy hát: Nhà của tôi 1. Mục đích a. Kiến thức: - Trẻ nghe và cảm nhận nội dung giai điệu của bài hát “ Tổ ấm gia đình”một cách trọn vẹn - Trẻ thuộc và vận động nhịp nhàng bài “ Nhà của tôi” b. Kĩ năng: - Biết thể hiện cảm xúc biến thành nghệ thuật, mô phỏng nhanh, nhạy sáng tạo - Phát triển tai nghe, cảm thụ âm nhạc và khả năng tưởng tượng, phán đoán cho trẻ c. Thái độ: - Giáo dục trẻ yêu gia đình và ngôi nhà của mình 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: nhạc, sắc xô, phách gỗ - Đồ dùng của trẻ: sắc xô, phách gỗ. 3. Tiến hành: 67.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Trò chuy ện dẫn dắt vào bài. - Trẻ đọc thơ “ Em yêu nhà em” - Bài thơ nhắc nhở các em điều gì? - Để ngôi nhà luôn sạch sẽ các con làm gì? * Hoạt động 2 : Các ca sỹ nhí. - Cô hát lần 1- Giới thiệu tên bài hát và tên nhạc sĩ - Cô hát lần 2 - Giảng nội dung - Bài hát nói về ngôi nhà của một bạn nhỏ,ngôi nhà đó gần gũi,yêu thương với tình yêu thương của các thành viên trong gia đình. - Cô mở nhạc cho cả lớp hát 2 lần - Từng đội trổ tài đầu tiên là đội nốt nhạc xanh - Đội nốt nhạc đỏ - Đội nốt nhạc vàng - Cô mời 3 thành viên đại diện cho 3 đội lên hát ( 3 nhóm). - Cho cá nhân trẻ lên thực hiện. - Cô chú ý sửa sai cho trẻ *Nghe hát: ‘‘Tổ ấm gia đình’’ - Cô hát lần 1: Giới thiệu tên bài hát, tên nhạc sĩ. - Giảng nội dung: Bài hát nói về tổ ấm gia đình,nơi chứa đựng những kí ức vui,buốn, gia đình nơi có tình thương của mẹ cùng những lời cha dặn dò giúp người con vững bước vào cuộc sống - Lần 2: Cô cùng trẻ làm động tác minh hoạ * HĐ3:TC : Ai nhanh nhất: * Cách chơi:Chương trình đã chuẩn bị những chiếc vòng xinh xắn chúng mình đếm cùng cô xem có mấy chiếc nhé. Đúng rồi có 5 chiếc và 8 bạn sẽ lên chơi. Khi cô hát bài cháu yêu bà các bạn sẽ đi ngoài vòng tròn, khi nghe hiệu lệnh sắc xô các con sẽ nhanh chân chạy vào vòng. * Luật chơi:Mỗi bạn chỉ được chạy vào 1 vòng, ai không tìm được vòng phải nhảy lò cò. - Cô tổ chức cho trẻ chơi 2-3 lần. - Cô cùng trẻ kiểm tra kết quả.. Hoạt động của trẻ Trẻ đọc thơ Trẻ trả lời. Trẻ lắng nghe. Trẻ hát. Trẻ lắng nghe. Trẻ chơi. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Chậu sống đời - Trò chơi vận động: Chi chi chành chành - Trò chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây, nút ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo và tác dụng của chậu sống đời. b. Kĩ năng: Rèn khả năng tìm tòi, khám phá và ghi nhớ có chủ đích ở trẻ. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ học, tích cực tham gia các trò chơi. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô : Chậu sống đời. 68.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> - Đồ dùng của trẻ: Phấn, bảng, khăn lau, lá cây, nút ghép. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành và trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng(mưa)? + Vì sao lá cây lại đung đưa? - Cô và trẻ chơi trò chơi “ Trốn tìm” , cô lấp sau chậu sống đời cho trẻ đi tìm. + Cô hỏi trẻ cô trốn ở đâu? + Đây là chậu cây gì? + Nhiều thân cây sống đời mọc chụm lại gần nhau gọi là gì? + Cây sống đời có những bộ phận gì? + Gốc và thân cây có màu gì? + Sờ thân cây sống đời con thấy thế nào? + Lá cây sống đời màu gì? + Chậu sống đời có tác dụng gì? + Muốn chậu sống đời xanh tốt hàng ngày phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng hợp lại. - Giáo dục trẻ: Chăm sóc tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho chậu sống đời, không ngắt lá, bẻ cành cây. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Chi chi chành chành - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi với phấn, lá cây, nút ghép. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc học tập: Phân loại lô tô một số loại rau, quả. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: LAO ĐỘNG TỰ PHỤC VỤ Hướng dẫn trẻ cách mặc áo khoác. 1. Mục đích a. Kiến thức: - Trẻ biết cách mặc áo khoác và cài khóa áo dưới sự hướng dẫn của người lớn. - Trẻ hiểu được sự cần thiết của việc mặc áo ấm để giữ ấm cho cơ thể vào những ngày rét. b. Kĩ năng: - Trẻ làm quen với các bước mặc áo khoác. c. Thái độ: - Trẻ có ý thức, thói quen mặc áo khoác khi trời lạnh. 2. Chuẩn bị: - Đồ dùng của cô: Áo khoác - Đồ dùng của trẻ: Áo khoác 3. Tiến hành * Hoạt động 1: Thảo luận với trẻ: 69.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Theo các con vì sao phải giữ ấm cho cơ thể khi trời lạnh ? - Vì sao phải mặc áo khoác đúng cách? - Các con mặc áo khoác vào lúc nào? * Hoạt động 2: Thực hành: - Cô thực hiện mẫu cho trẻ xem 1 - 2 lần vừa mặc áo khoác cô vừa hướng dẫn trẻ các bước. - Cô mời 1 trẻ khá lên thực hiện mẫu theo sự hướng dẫn của cô cho cả lớp xem. - Cô gọi lần lượt nhóm 2 trẻ lên thực hiện . - Cô quan sát, gợi ý, hướng dẫn sửa sai kịp thời cho trẻ. - Cô động viên trẻ mặc áo khoác đúng quy cách và khi cởi áo khoác ra phải bỏ vào tủ quần áo hoắc cất gọn gàng đúng nơi quy định. * Hoạt động 3: Nhận xét - Cô nhận xét các bước mặc áo khoác của trẻ và nêu gương trẻ thực hiện tốt. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ..……….o0o………… Thứ tư ngày 08 tháng 11 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. 1. Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần 2. Trò chuyện: + Con hãy kể tên những thành viên trong gia đình con ? + Bố, mẹ chăm sóc con như thế nào ? + Ai thường hát, kể truyện ru con ngủ hàng đêm ? II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Làm quen chữ cái: Tập tô chữ cái e, ê 1.Mục đích a. Kiến thức: - Trẻ biết tô theo quy trình trùng khít lên chữ in mờ b. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tô đọc chữ, tư thế ngồi viết và cách cầm bút cho trẻ c. Thái độ: - Giáo dục trẻ thích tô viết chữ cái 2.Chuẩn bị a. Đồ dùng của cô: Chữ mẫu, tranh mẫu, bút màu. b. Đồ dùng của trẻ: Vở tập tô, bút màu. 3.Tiến hành Hoạt động của cô * Hoạt động 1: Gia đình của bé. 70. Hoạt động của trẻ.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> - Trẻ hát bài “Ba ngọn nến” - Bài hát nhắc đến điều gì? - Muốn được cả nhà thương yêu các con phải làm gì? Học giỏi chăm ngoan… * Hoạt động 2 : Đố bé biết - Cô đưa thư trẻ bóc, đố trẻ chữ cái gì? - Ai nêu lại nét chữ e,ê - Hãy vẽ lên không các nét - Cho trẻ về bàn - Cô đưa tranh ra đố tranh “Mẹ bế bé” - Cho trẻ đọc từ tìm chữ e,ê - Cô tô mẫu chữ e, ê * Hoạt động 3: Cùng thi tài - Cô hướng dẫn trẻ tô chữ cái in rỗng? Nhắc trẻ không tô chờm ra ngoài - Cho trẻ tô chữ dưới hàng kẻ ngang, cô nhắc trẻ cầm bút, tư thế ngồi như thế nào? Tô làm sao? - Trẻ tô theo đường nét chấm và viết chữ e, ê - Nhận xét tranh tô đẹp - Kết thúc :Trẻ thu dọn đồ dùng vào nơi quy định. - Trẻ hát - Trẻ suy nghĩ trả lời. - Cả lớp đọc lại chữ e,ê - Trẻ nêu - Trẻ vẽ mô phỏng 2 chữ - Trẻ đọc từ. - Trẻ thi nhau tô - 1- 2 trẻ lên chọn tranh tô đẹp. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Rau ngót - Trò chơi vận động: Máy bay - Trò chơi tự do: Chơi với đất nặn, lá cây, nút ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, biết đặc điểm cấu tạo và tác dụng của khóm rau ngót. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá và nói ra những gì mình được quan sát. Tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh theo tín hiệu trò chơi. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Khóm rau ngót trồng trong chậu, cờ xanh, cờ đỏ, cờ vàng. - Đồ dùng của trẻ: Đất nặn, bảng nhựa, lá cây, nút ghép 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ làm các chú thỏ đi tắm nắng, dạo chơi xung quanh trường hít thở không khí trong lành trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa)? + Trời nắng ( mưa) thì bầu trời thế nào? + Cô và trẻ chơi trò chơi “ Tìm cây ” + Đây là cây gì? + Cây rau ngót trồng ở đâu? + Nhiều thân cây mọc chụm lại gần nhau gọi là gì? + Cây rau ngót có đặc điểm gì? + Gốc và thân cây rau ngót có đặc điểm gì? + Lá cây rau ngót màu gì? + Cuộng rau ngót có đặc điểm gì? 71.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> + Trồng rau ngót có tác dụng gì? + Râu ngót đưuọc chế biến thành những món ăn gì? + Muốn rau ngót xanh tốt thì hàng ngày phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Chăm sóc, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ cho cây, không được ngắt lá, bẻ cành cây. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Máy bay - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi với đất nặn, lá cây, nút ghép - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc sách truyện: Xem tranh ảnh, sách báo, kể truyện về các loại thực phẩm, rau, quả V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Chơi tự do VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... …………..o0o………… Thứ năm ngày 09 tháng 11 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. * Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần * Trò chuyện: + Trong gia đình con có những ai? + Bố con làm nghề gì ? + Mẹ con làm nghề gì? II. HOẠT ĐỘNG HỌC: LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC Làm quen với toán: Phân biệt hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật 1. Mục đích a. Kiến thức: - Trẻ biết so sánh, phân biệt các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật qua đặc điểm đặc trng của từng loại hình. b. Kĩ năng: - Trẻ có kĩ năng tri giác các hình và nhận ra sự khác biệt giữa các hình c. Thái độ: 72.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Trẻ biết giữ gìn đồ dùng học tập trong lớp 2. Chuẩn bị -Chuẩn bị của cô: các hình vuông, tam giác, chữ nhật, tròn kích thước lớn hơn của cô -Chuẩn bị của trẻ: hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật 3. Tiến hành Hoạt động của cô a. Më ®Çu Hát và vận động cơ thể theo bài hát “ Búp bê xinh” b. Träng t©m *H§1: ¤n nhËn biÕt c¸c h×nh. TC1: Về đúng nhà: - Ph¸t cho mçi trÎ mét trong 4 h×nh, trªn têng lµ c¸c ng«i nhµ có các hình đó. - Cho trẻ chơi về đúng nhà có hình trên tay. Cho trẻ chơi 2, 3 lần sau mỗi lần chơi đổi thẻ. TC2: Cất cho đúng hình: Cô yêu cầu nhóm cầm hình gì, nhóm bạn cầm hình đó lên cất vào rổ. * H§2: Ph©n biÖt h×nh trßn, vu«ng, tam gi¸c, ch÷ nhËt. H§2.1: Kh¸m ph¸ c¸c h×nh. - Cho trÎ ngåi theo nhãm 4 trÎ, mçi nhãm cã c¸c h×nh. - Cho trÎ nhËn xÐt vÒ tõng h×nh: +/ Con có nhận xét gì về hình tròn, hãy dùng tay sờ vào đờng bao cña h×nh trßn, con thÊy nh thÕ nµo? +/ §©u lµ h×nh tam gi¸c? Con cã nhËn xÐt g× vÒ h×nh tam gi¸c? nÕu so s¸nh gi÷a h×nh tam gi¸c vµ h×nh trßn con cã nhËn xÐt g×? +/ §©u lµ h×nh vu«ng vµ h×nh ch÷ nhËt? Theo con 2 h×nh nµy cã g× gièng vµ kh¸c nhau? H§2.2: Cïng vÏ c¸c h×nh - Cho mçi nhãm 1 tê giÊy to vµ vÏ chung. C« yªu cÇu trÎ vÏ hình gì trẻ vẽ hình đó. - Sau mçi lÇn trÎ vÏ c« hái trÎ: Con võa vÏ h×nh g×? Khi vÏ con dùng đến nét gì để vẽ? Con cần vẽ mấy nét thẳng để có đợc hình vuông, còn hình tam giác thì sao? Hình tròn có cần đến nÐt th¼ng kh«ng? *H§3: LuyÖn tËp : - TC1: T¹o h×nh: +/ Ph¸t cho mçi trÎ mét ræ bao gåm c¸c nguyªn liÖu: H¹t na, t¨m tre… +/ Cho trÎ phèi hîp cïng nhau xÕp thµnh c¸c h×nh. - TC2: Nh÷ng ngãn tay khÐo lÐo +/ H·y dïng c¸c ngãn tay cña con t¹o h×nh theo y/c cña c«. +/ Hãy tạo hình không có góc, cong, lăn đợc( Gợi ý: Dùng ngãn trá vµ ngãn c¸i) +/ Tạo hình có 3 nét thẳng( Gợi ý: Dùng 3 ngón tay ở 2 bàn để t¹o h×nh tam gi¸c) +/ T¹o h×nh theo ý thÝch cña con. - TC3: ChØ cã thÓ t¹o thµnh h×nh nµy: +/ Ph¸t cho mçi trÎ mét bµi tËp víi yªu cÇu con chØ dïng mét nét vẽ để tạo thành hình này. Hoạt động của trẻ Trẻ hát và vận động. Trẻ chơi. Trẻ trả lời 1-2 trẻ Trẻ trả lời. Trẻ thực hiện. Trẻ chơi. Trẻ chơi 73.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> +/ Bao qu¸t trÎ thùc hiÖn c. KÕt thóc: Cho trẻ cất bài tập. Trẻ thực hiện Trẻ cất bài III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Mô hình nhà cao tầng - Trò chơi vận động: Trời sáng – trời tối - Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, sỏi, nắp ghép. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, biết đặc điểm cấu tạo và tác dụng của nhà cao tầng. b. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá và nói ra những gì mình được quan sát. Tính nhanh nhẹn, phản xạ nhanh theo tín hiệu trò chơi. c. Thái độ: Trẻ có ý thức tập trung trong giờ, hăng hái phát biểu xây dựng bài. Yêu quý ngôi nhà mình đang ở, không bôi bẩn vẽ bậy ra tường nhà. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Mô hình nhà cao tầng - Đồ dùng của trẻ: Hoa xâu, hột hạt, rổ nhựa, sỏi, nắp ghép. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, vừa đi vừa hát 1 bài, hít thở không khí trong lành trò chuyện về thời tiết, cô hỏi trẻ: + Các con thấy bầu trời hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa )? + Trời nắng ( mưa ) thì bầu trời thế nào? + Đây là cái gì? + Ngôi nhà này là kiểu nhà gì? + Các con đếm xem ngôi nhà có mấy tầng? + Tường nhà màu gì? + Cửa ra vào có dạng hình gì? + Cửa sổ có dạng hình gì? + Ngôi nhà cao tầng có tác dụng gì? + Muốn ngôi nhà sạch sẽ thì phải làm gì? - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Yêu quý ngôi nhà mình đang ở, không bôi bẩn vẽ bậy ra tường nhà. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Trời sáng – trời tối - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi xâu hoa, xâu hạt, sỏi, nắp ghép. 74.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc nghệ thuật: Trẻ tô màu tranh các thực phẩm, rau, quả V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Làm bài tập vở “Bé làm quen với toán qua hình vẽ” VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... …………….o0o…………… Thứ sáu ngày 10 tháng 11 năm 2017 I. ĐÓN TRẺ, ĐIỂM DANH, THỂ DỤC, TRÒ CHUYỆN. * Thể dục sáng: Theo kế hoạch tuần * Trò chuyện: + Khi nấu cơm cần những đồ dùng gì? + Hàng ngày ai nấu cơm cho các con ăn? + Bố, mẹ đưa con đi bằng phương tiện gì?........ II. HOẠT ĐỘNG HỌC : LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THẨM MĨ Tạo hình: Vẽ cái ô 1. Mục đích *. KiÕn thøc: - Trẻ tập quan sát và biết cách vẽ cỏi ụ, thể hiện đặc điểm nổi bật của cái ụ qua nét vẽ. - Trẻ biết sử dụng màu sắc tô hài hoà mịn đẹp. *. Kü n¨ng: - Trẻ biết phối hợp các kỹ năng vẽ nét cong, thẳng, xiên để tạo đợc hình cái ụ - BiÕt s¾p xÕp bè côc vµ biÕt c¸ch di mµu mÞn mµng. - Trẻ biết ngồi đúng t thế và biết cách cầm bút đúng. *.Thái độ: - Giáo dục trẻ biết giữ gìn đồ dùng khi sử dụng. b. ChuÈn bÞ -tranh mẫu của cô - Giấy, bút chì, bút sáp màu, bàn ghế. khăn dải bàn c.Tổ chức hoạt động: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ HĐ 1. Mở đầu Trẻ trò truyện cùng cô -Khi trời nắng, trời mưa các con thường sử dụng vật gì để che nắng, che mưa? Hôm nay các con có muốn vẽ cái ô không? Có ạ HĐ 2. Nội dung *Quan sát tranh mẫu, đàm thoại 75.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Cô có bức tranh gì đây? - Các con thấy ô của cô gồm những phần nào? - Phần thân giống cái gì?Được vẽ bằng các nét gì? - Phần cán được vẽ như thế nào? * Cô hướng dẫn -Đầu tiên chúng mình sẽ vẽ một nét cong úp xuống.Sau đó chia mình chia nét cong úp thành 3 phần bằng nhau bắng nét cong sang trái và một nét cong sang phải.Rồi tiếp tục vẽ 3 nét cong úp nhỏ để tạo phần thân của ô.cuối cùng từ phần thân chính giữa chúng mình vẽ 2 nét móc lên để tạo thành cán của chiếc ô.Sau đó chúng mình sẽ tô nhiều màu sắc để chiếc ô thêm đẹp nhé. * Trẻ thực hiện Cô bao quát, giúp đỡ những trẻ yếu. HĐ 3. Trưng bày sản phẩm và nhận xét tranh Cô cho trẻ trưng bày tác phẩm của mình và cho trẻ nhận xét tranh của các bạn. cô nhận xét chung và khen ngợi trẻ HĐ 4: Kết thúc giờ học cô cùng trẻ hát bài hát “Tổ ấm gia đình”. Trẻ trả lời. Trẻ quan sát. Trẻ thực hiện Trẻ quan sát và nhận xét tranh Trẻ cùng cô hát. III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI - Quan sát: Chiếc đồng hồ - Trò chơi vận động: Kéo co - Trò chơi tự do: Chơi nước, sỏi, xé giấy theo dải. 1. Mục đích a. Kiến thức: Trẻ biết tên gọi, đặc điểm cấu tạo, tác dụng của chiếc đồng hồ. b. Kĩ năng: Rèn cho trẻ kĩ năng quan sát và tìm tòi khám phá đối tượng khi quan sát. c. Thái độ: Trẻ chú ý lắng nghe, có ý thức tập trung trong giờ. 2. Chuẩn bị - Đồ dùng của cô: Chiếc đồng hồ, dây dù - Đồ dùng của trẻ: Nước đựng trong chậu, thuyền, rổ nhựa, sỏi, giấy. 3. Tiến hành: Kiểm tra sức khỏe * Hoạt động 1: Quan sát - Cho trẻ dạo chơi, hít thở không khí trong lành vừa đi vừa hát bài “ Ra vườn hoa em chơi” dạo chơi xung quanh trường, hỏi trẻ: + Các con thấy thời tiết hôm nay thế nào? + Vì sao con biết trời nắng ( mưa) ? + Cô đọc câu đố “ Tích tắc tích tắc Kim ngắn chỉ giờ Kim dài chỉ phút ” Là cái gì? + Chiếc đồng hồ này có đặc điểm gì? + Mặt đồng hồ có dạng hình gì? + Trên đồng hồ còn có gì nữa? + Các chữ số màu gì? + Kim ngắn có tác dụng gì? + Kim dài có tác dụng gì? + Chiếc đồng hồ có tác dụng gì? 76.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> - Trẻ trả lời theo ý hiểu của trẻ sau đó cô tổng quát lại. - Giáo dục trẻ: Thực hiện các hoạt động đúng theo thời gian: Các bữa ăn trong ngày, thời gian ngủ và thức dậy….. * Hoạt động 2: Trò chơi vận động: Kéo co - Cô giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi - Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần. - Sau mỗi lần chơi cô động viên khuyến khích trẻ chơi. * Hoạt động 3: Trò chơi tự do: Chơi thả thuyền, chơi cắp cua, xé giấy theo dải. - Cô giới thiệu các vị trí chơi. - Cho trẻ chọn trò chơi và về vị trí chơi. - Cô bao quát trẻ chơi. IV. HOẠT ĐỘNG GÓC - Góc xây dựng: Ngôi nhà của bé - Góc phân vai: Bế em; Bán hàng - Góc nghệ thuật: Trẻ hát và gõ đệm đơn giản theo nhịp bài hát trong chủ đề gia đình. V. HOẠT ĐỘNG CHIỀU: Vui chung cuối tuần Nêu gương bé ngoan 1. Mục đích - Trẻ biết tấm gương ngoan tiêu biểu của lớp để học tập theo. - Trẻ biết lắng nghe và vâng lời cô. - Trẻ thích thú và mong muốn làm nhiều việc tốt và chăm ngoan hơn. 2. Chuẩn bị - Bảng bé ngoan, cờ nhỏ 3. Tiến hành - Cô sẽ nêu gương các bạn ngoan trong tuần. - Cô tặng cờ và cho các bạn tiêu biểu đó lên cắm vào bình bé ngoan của mình. - Cô động viên khuyến khích các bạn tuần sau cố gắng chăm ngoan, học giỏi, vâng lời người lớn để được tặng cờ cắm và bẳng bé ngoan. VI. NHẬT KÍ NGÀY -………………………………………………………………………………………… - Tình trạng sức khỏe:………………………. - Số trẻ chưa đạt ở các hoạt động trong ngày :................................................................ ......................................................................................................................................... - Lý do trẻ chưa đạt được: .............................................................................................. ......................................................................................................................................... - Những trẻ lưu ý đặc biệt:............................................................................................... ......................................................................................................................................... - Những biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ:...................................................................... ......................................................................................................................................... ..…………..o0o………….. 77.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... .......................................................................................................................................... 78.

<span class='text_page_counter'>(79)</span>

×