BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VŨ KHẮC TRÌU
MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TẠP CHÍ
NGÀNH CƠNG THƢƠNG HIỆN NAY
(Khảo sát Tạp chí Cơng Thƣơng, Tạp chí Doanh nghiệp và Thƣơng mại,
từ tháng 01/2019 đến 03/2020)
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI – 2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
VŨ KHẮC TRÌU
MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TẠP CHÍ
NGÀNH CƠNG THƢƠNG HIỆN NAY
(Khảo sát Tạp chí Cơng Thƣơng, Tạp chí Doanh nghiệp và Thƣơng mại,
từ tháng 01/2019 đến 03/2020)
Chuyên ngành
: Quản lý Báo chí Truyền thơng
Mã số
: 8 32 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. Trƣơng Thị Kiên
HÀ NỘI – 2020
Luận văn đã đƣợc sửa theo khuyến nghị của Hội đồng chấm luận
văn thạc sĩ.
Hà Nội, ngày tháng năm 20
Chủ tịch Hội đồng
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan luận văn: “Mô hình tổ chức hoạt động tạp chí
ngành Cơng Thương hiện nay (Khảo sát Tạp chí Cơng Thương, Tạp chí
Doanh nghiệp và Thương mại, từ tháng 01/2019 đến 03/2020)” là cơng
trình nghiên cứu của tôi. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tác giả cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận
văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
VŨ KHẮC TRÌU
LỜI CẢM ƠN
Trong hai năm qua, với tinh thần, thái độ học tập nghiêm túc theo kế
hoạch đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyền truyền, học viên đã hồn thành
các mơn học và tập trung nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp. Đến nay, học
viên đã hoàn thành bản luận văn tốt nghiệp chương trình đào tạo trình độ thạc
sĩ chun ngành báo chí học theo sự hướng dẫn của PGS, TS. Trương Thị
Kiên – Phó viện trưởng Viện Báo chí.
Em xin trân trọng cảm ơn tất cả các thầy giáo, cơ giáo đã tận tình chỉ
bảo, truyền đạt kiến thức trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt,
em xin chân thành cảm ơn PGS, TS. Trương Thị Kiên, người đã hướng dẫn,
giúp đỡ nhiệt tình và trách nhiệm để em hồn thành bản luận văn tốt nghiệp
này.
Mặc dù bản thân đã có nhiều nỗ lực, cố gắng thực hiện nghiên cứu theo
cách tốt nhất có thể, nhưng thời gian này là thời điểm học viên mới thực sự
tiếp cận, làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, bên cạnh đó, các kiến
thức và kinh nghiệm thực tế cịn hạn chế vì thế khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong được sự đóng góp, chia sẻ của q thầy,
cơ giáo, các nhà khoa học và các độc giả quan tâm đến nội dung để tài để luận
văn được hoàn chỉnh hơn, có ý nghĩa trong thực tiễn đời sống cũng như các
nghiên cứu tiếp theo.
Hà Nội, ngày …... tháng …... năm 2020
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
VŨ KHẮC TRÌU
DANH MỤC HÌNH, MƠ HÌNH
Hình 2.1: Trang bìa 1 Tạp chí Cơng Thương số 1 + 2/2019 ......................... 52
Hình 2.2: Giao diện Tạp chí Cơng Thương điện tử....................................... 54
Hình 2.3: Bìa 1 Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại số 1 năm 2020 ......... 57
Hình 2.4: Giao diện Trang thơng tin điện tử tổng hợp Tạp chí DN&TM ...... 58
Mơ hình 1.1: Mơ hình tổ chức hoạt động tạp chí .......................................... 18
Mơ hình 1.2: Mơ hình tổ chức cơ cấu tịa soạn tạp chí.................................. 20
Mơ hình 1.3: Mơ hình tổ chức nhân sự tạp chí ............................................. 21
Mơ hình 1.4: Mơ hình tổ chức tịa soạn tạp chí ............................................. 24
Mơ hình 1.5: Mơ hình tổ chức sản xuất sản phẩm tạp chí ............................. 25
Mơ hình 1.6: Quy trình xuất bản tạp chí ....................................................... 25
Mơ hình 1.7: Tổ chức sản xuất nội dung ....................................................... 26
Mơ hình 1.8: Tổ chức sản xuất hình thức ...................................................... 27
Mơ hình 1.9: Mơ hình tổ chức hoạt động kinh tế tạp chí ............................... 31
Mơ hình 2.1: Mơ hình tổ chức cơ cấu và nhân sự tịa soạn Tạp chí Cơng Thương .... 45
Mơ hình 2.2: Mơ hình tổ chức cơ cấu và nhân sự của Tạp chí DN&TM ....... 47
Mơ hình 2.3: Quy trình sản xuất sản phẩm Tạp chí ngành Cơng Thương ..... 49
Mơ hình 2.4: Mơ hình tổ chức hoạt động kinh tế tạp chí ngành Cơng Thương .....60
Mơ hình 3.1: Mơ hình tổ chức hoạt động tạp chí Cơng Thương mới ............ 74
Mơ hình 3.2: Mơ hình tổ chức cơ cấu Tạp chí DN&TM mới ........................ 77
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chƣơng 1: LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
TẠP CHÍ ..................................................................................................... 13
1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài.......................................... 13
1.2. Cấu trúc mơ hình tổ chức hoạt động của tạp chí .......................... 19
1.3. u cầu đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động tạp chí .................... 32
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC TẠP CHÍ NGÀNH CƠNG THƢƠNG ............................................. 39
2.1. Sơ lược về 2 tạp chí được khảo sát ............................................... 39
2.2. Những ưu điểm và nguyên nhân ...................................................... 43
2.3. Những hạn chế và nguyên nhân .................................................... 64
Chƣơng 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỔI MỚI MƠ
HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TẠP CHÍ NGÀNH CƠNG THƢƠNG
TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................ 69
3.1. Vấn đề đặt ra và căn cứ đề xuất đổi mới ....................................... 69
3.2. Đề xuất giải pháp đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động của tạp chí
ngành Cơng Thương trong thời gian tới .............................................. 73
3.3. Một số khuyến nghị ...................................................................... 85
KẾT LUẬN ................................................................................................. 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 91
PHỤ LỤC.................................................................................................... 96
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................... 103
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Có 3 lý do chính để tác giả lựa chọn thực hiện đề tài bao gồm: Thứ
nhất, xuất phát từ tình hình phát triển báo chí trong nước và thế giới trong xu
thế báo chí truyền thơng hiện đại. Cùng với sự phát triển của khoa học cơng
nghệ, kỹ thuật hiện đại, báo chí truyền thơng thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng đang có những đổi mới tích cực và phát triển trong môi trường
truyền thông số. Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông
tin, môi trường internet đang là bệ phóng cho các loại hình báo chí truyền
thơng điện tử phát triển. Theo đó, các cơ quan báo chí cần đổi mới để tồn tại
và phát triển theo hướng hiện đại hóa, tận dụng tối đa ưu thế về nhân lực, đa
phương tiện và nền tảng công nghệ kỹ thuật số để sản xuất các sản phẩm báo
chí chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của cơng chúng.
Thứ hai, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ, công tác thông tin, tuyên
truyền về ngành Công Thương. Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam
đang hội nhập trên nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong lĩnh vực
công nghiệp và thương mại cũng được phát triển mạnh mẽ với việc hàng hóa
Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, hàng loạt các chính sách
thương mại, phát triển sản xuất và thị trường được thực hiện nhằm phát triển
hội nhập kinh tế quốc tế. Công tác tuyên truyền của ngành Công Thương
được chú trọng hơn nhằm đưa các chính sách của Đảng và Nhà nước vào
cuộc sống. Để đáp ứng yêu cầu đó, các tạp chí ngành Cơng Thương cần đổi
mới để phát triển phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Thứ ba, xuất phát từ Quy hoạch báo chí của Chính phủ và thực tiễn hoạt
động của Tạp chí Doanh nghiệp & Thương mại. Trong giai đoạn hiện nay, các
cơ quan báo chí Việt Nam đang thực hiện Quy hoạch phát triển và quản lý báo
chí tồn quốc đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ. Đây là cơ hội để các
2
tòa soạn thực hiện tái cơ cấu, đầu tư chiều sâu và phát triển ổn định. Với mỗi
loại hình báo chí, mơ hình tổ chức hoạt động của tịa soạn ln có vai trị quyết
định, tác động trực tiếp tới quy trình tổ chức sản xuất, xuất bản sản phẩm báo
chí. Một mơ hình tổ chức phù hợp sẽ mang lại hiệu quả cao nhất, cho ra những
sản phẩm báo chí tốt nhất. Theo Quy hoạch, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương
mại sẽ thực hiện chuyển đổi mơ hình tổ chức hoạt động theo mơ hình để phù
hợp với xu thế phát triển của báo chí nước ta hiện nay.
Từ những lý do này tác giả đã lựa chọn Đề tài “Mơ hình tổ chức hoạt
động của tạp chí ngành Cơng Thương hiện nay (khảo sát Tạp chí Cơng
Thương, Tạp chí Doanh nghiệp & Thương mại từ tháng 01/2019 đến tháng
3/2020)” là nội dung nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ báo chí học của mình.
2.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu về tổ
chức hoạt động tạp chí vì vậy trong khn khổ đề tài này, để có thêm những
tư liệu khoa học, tác giả tìm hiểu một số tài liệu có liên quan sau đây:
- Đinh Văn Hường, (2004), “Tổ chức và hoạt động của tòa soạn”. Đây
là tài liệu cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về tòa soạn báo, cơ
cấu tổ chức, bộ máy tòa soạn, đặc điểm lao động báo chí ở tịa soạn, cơng tác
phóng viên, biên tập viên, phát hành, quy trình thực hiện các sản phẩm báo
chí. Tài liệu có ý nghía thiết thực đối với việc nghiên cứu mơ hình tổ chức
hoạt động của cơ quan báo chí. Điều này giúp tác giả có những kiến thức sâu
hơn về bản chất hoạt động của cơ quan báo chí và hoạt động của các phóng
viên, nhà báo, biên tập viên, nhân viên làm việc tại cơ quan báo chí. Qua đó,
tác giả có thể khảo sát, so sánh, đánh giá mơ hình hoạt động của 2 tạp chí
ngành Cơng Thương và rút ra các bài học kinh nghiệm.
- Hà Huy Phượng, (2011), “Cải tiến mơ hình tổ chức tòa soạn báo in
thưa kỳ ở Việt Nam hiện nay”, Học viện Báo chí Tuyên truyền. Đề tài tập
trung nghiên cứu mơ hình tổ chức hoạt động của các báo thưa kỳ, các loại tạp
3
chí, ấn phẩm báo chí in khác từ đó có những đổi mới xây dựng mơ hình hoạt
động. Tài liệu giúp tác giả so sánh mơ hình tổ chức hoạt động của báo thưa
kỳ, có thể áp dụng phần nào đối với mơ hình tổ chức của tạp chí in như quy
trình sản xuất sản phẩm, từ đó xây dựng mơ hình tổ chức cơ cấu và nhân sự
của tạp chí được hiệu quả hơn.
- Nguyễn Đình Hịa, (2013), “Tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí”
(Giáo trình nội bộ) Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tài liệu trang bị những
kiến thức về nguyên tắc, điều kiện, các phương thức tổ chức hoạt động của
một cơ quan báo chí từ đó xác định chức danh và mối quan hệ cơng tác, vai
trị ý nghĩa của từng loại cơng việc, từng khâu, từng mặt trong quy trình hoạt
động làm ra sản phẩm cơ quan báo chí. Đây là tài liệu có nội dung gần với đề
tài nghiên cứu của luận văn tác giả thực hiện nghiên cứu, góp phần vào sự
thành cơng và ý nghĩa áp dụng mơ hình tổ chức hoạt động của tạp chí trong
thực tiễn.
- Hà Huy Phượng, (2015), “Tổ chức sản xuất sản phẩm báo in”. Đề tài
đề cập các nội dung cơ bản về tổ chức nội dung sản phẩm báo in, vai trò của
hoạt động tổ chức nội dung sản phẩm báo in, các tiêu chí tổ chức nội dung sản
phẩm báo in, các phương pháp tổ chức nội dung sản phẩm báo in. Các vấn đề
chung về thiết kế, trình bày sản phẩm báo in gồm các nguyên tắc thiết kế,
trình bày sản phẩm báo in, phương pháp thiết kế, trình bày sản phẩm báo in…
Tài liệu hướng dẫn quy trình, cách thức tổ chức sản xuất sản phẩm báo in là
cơ sở cho việc thiết kế mơ hình tổ chức cơ cấu và bố trí nhân lực vật lực, đảm
bảo chất lượng nội dung và hình thức sản phẩm tốt nhất đến cơng chúng.
- Nguyễn Quang Hịa, (2016), “Tổ chức hoạt động cơ quan báo chí Thực tiễn và xu hướng phát triển”, NXB Thông tin và Truyền thông. Tài liệu
cung cấp một số khái niệm và quy định về tổ chức hoạt động cơ quan báo chí:
Mơ hình tổ chức hoạt động, đặc điểm lao động, thời đại Internet... và hoạt
động kinh tế trong các cơ quan báo chí hiện nay. Những kiến thức này giúp
4
tác giả hiểu rõ hơn về mơ hình tổ chức hoạt động của các cơ quan báo chí từ
đó nghiên cứu nội dung liên quan đến các vấn đề nghiên cứu mơ hình tổ chức
hoạt động của tịa soạn tạp chí.
- Trương Thị Kiên, (2016), “Lao động nhà báo và quản trị tịa soạn
báo chí”, NXB Lý luận chính trị. Tài liệu cung cấp những kiến thức về hoạt
động của tịa soạn báo chí, về lao động nhà báo và các chức danh nhà báo chủ
chốt, hoạt động của các phóng viên, biên tập viên, các vấn đề trong quản trị
tòa soạn báo, các kỹ năng quản trị của tổng biên tập cũng như các kiến thức
về quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí. Đặc biệt việc quản trị tịa soạn
báo chí được thơng qua các nội quy, quy chế mà tịa soạn đặt ra. Qua đó hoạt
động ổn định và hiệu quả với mục tiêu duy nhất là tạo ra sản phẩm báo chí có
chất lượng, đáp ứng nhiệm vụ thơng tin tun truyền, lợi ích và phát triển cho
tịa soạn đó. Đây là tài liệu giúp cho tác giả hiểu thấu các mối quan hệ, hoạt
động của cơ quan báo chí và của các nhà báo, phóng viên, biên tập viên từ đó
xây dựng các quy chế, nguyên tắc hoạt động của tạp chí tạo sự ổn định và
thống nhất trong mơ hình tổ chức hoạt động của cơ quan báo chí. Tài liệu có ý
nghĩa lớn với đề tài nghiên cứu của tác giả.
- Lê Thị Nhã, (2016), “Giáo trình Lao động nhà báo”, NXB Lý luận
Chính trị, Hà Nội. Giáo trình cung cấp những kiến thức về công tác quản lý
nhân lực của tịa soạn cơ quan báo chí, làm rõ các hoạt động quản lý nhân sự
hiệu quả, khoa học, đúng người đúng việc. Tài liệu cho những kiến thức
nghiên cứu sâu về hoạt động của nhà báo trong tòa soạn, các cơng việc cụ thể
trong q trình sáng tạo tác phẩm báo chí. Hiểu lao động của nhà báo sẽ thuận
lợi hơn trong việc tổ chức nhân sự của tạp chí phù hợp, hiệu quả.
- Nguyễn Ngọc Oanh, (2016), “Tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí đối
ngoại”. Đề tài đề cập đến các kiến thức tổng quan về sản phẩm báo chí và báo
chí đối ngoại trong hoạt động sáng tạo của nhà báo và tổ chức sản phẩm báo
chí đối ngoại. Cung cấp các kiến thức, kỹ năng ứng dụng cách thức tổ chức sản
5
xuất sản phẩm báo chí đối ngoại nhằm hình thành hệ thống tiêu chí và thực
hành kỹ năng tổ chức sản phẩm báo chí đối ngoại của nhà báo trong q trình
tác nghiệp. Đối với lĩnh vực báo chí đối ngoại, tịa soạn báo nào cũng có những
bài báo liên quan đến hoạt động đối ngoại, hiểu về báo chí đối ngoại giúp cho
công tác sản xuất nội dung sản phẩm báo chí được đúng với chủ trương đường
lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt là đối với ngành Công Thương
trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Liên quan đến việc tổ chức sản xuất nội dung,
tỷ lệ thông tin, cơ cấu bài báo về hoạt động đối ngoại.
- Nguyễn Văn Dững, (2018), “Cơ sở lý luận báo chí”, NXB Thơng tin
và truyền thơng. Cuốn sách đã cung cấp kiến thức cơ bản và hệ thống của lý
luận báo chí như khái niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động báo chí,
đối tượng, cơng chúng và cơ chế tác động của báo chí; các chức năng và
nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, về chủ thể hoạt động báo chí, vấn
đề tự do báo chí… qua đó quản lý nội dung thơng tin hướng tới cơng chúng
riêng của tạp chí in. Đây là vấn đề lý luận chung trong hoạt động báo chí
truyền thơng, lựa chọn phương thức, cách thức, đối tượng cơng chúng hướng
tới của từng tạp chí.
- Nguyễn Quang Hịa, (2019), “Những kiến thức cơ bản về tạp chí”
NXB Thơng tin. Tài liệu đề cập đến các thông tin đầy đủ về tạp chí, đó là các
khái niệm liên quan; lịch sử ra đời và phát triển của tạp chí trên thế giới và
nước ta. Sự khác biệt giữa báo và tạp chí, hoạt động kinh tế của các tạp chí;
đặc điểm của tạp chí khoa học và tạp chí giải trí; quy trình sản xuất tạp chí;
mơ hình tổ chức tịa soạn tạp chí; sự khác biệt giữa tạp chí in và tạp chí điện
tử… qua đó có cái nhìn rõ hơn, cụ thể về vai trị quản lý trong tịa soạn tạp
chí, đặc biệt là hoạt động quản lý của những người làm công tác quản lý như
Tổng biên tập, phó tổng biên tập, cơng tác quản lý của các vị trí trung gian
như trưởng, phó các phịng ban, tổ trưởng, nhóm trưởng.
Ngồi ra, một số luận văn thạc sĩ có đề tài nghiên cứu liên quan đến mơ
hình tổ chức hoạt động của các tịa soạn báo như sau:
6
- Hồng Trung Hiếu, (2011), “Mơ hình tổ chức tịa soạn báo in đối
ngoại ở nước ta hiện nay”. Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực
trạng mô hình tổ chức tịa soạn báo Việt Nam News, báo Le Courrier du
Vietnam và những yêu cầu, điều kiện cơ bản trong việc xây dựng mơ hình tổ
chức tịa soạn báo in đối ngoại hiệu quả. Luận văn cũng đề xuất mơ hình tổ
chức tịa soạn báo in đối ngoại ở nước ta thời điểm năm 2011.
- Nguyễn Quý Hoài, (2012), “Đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động của
tịa soạn báo in trong cơ quan báo chí đa loại hình”. Đề tài góp phần khái
qt hóa, hệ thống lại các quan điểm, khái niệm về các loại hình báo in, phân
tích tính hiệu quả ở các mơ hình báo in này và tham khảo một số giải pháp có
tính định hướng chiến lược nhằm đổi mới hoạt động của tịa soạn báo in trong
cơ quan báo chí đa loại hình hoạt động trong bối cảnh hội tụ truyền thơng,
tích hợp đa phương tiện với sự tương tác cao với cơng chúng.
- Lê Thị Lan Anh, (2017), “Mơ hình báo chí đa nền tảng ở các tờ báo
mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý
luận và thực tiễn về mơ hình báo chí đa nền tảng, thực trạng mơ hình báo chí
đa nền tảng tại các tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam hiện nay và đưa ra các
giải pháp đổi mới mơ hình báo chí đa nền tảng tại các tờ báo mạng điện tử của
Việt Nam.
- Bùi Thị Lan Anh, (2018), “Đổi mới quy trình tổ chức sản xuất sản
phẩm báo chí của Báo Quảng Ninh”; Luận văn nghiên cứu về cơ sở lý luận
và thực tiễn về vấn đề đổi mới quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí.
Trong đó nghiên cứu, khảo sát thực trang quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm
báo chí của Báo Quảng Ninh và đề xuất các giải pháp đổi mới quy trình tổ
chức sản xuất sản phẩm báo chí của Báo Quảng Ninh.
- Lâm Quốc Hưng, (2019), “Quản lý sản xuất tin thế giới tại thông tấn
xã Việt Nam hiện nay (khảo sát trên dữ liệu năm 2018)”. Luận văn tìm hiểu về
quy trình quản lý sản xuất tin, tác động và có tính quyết định đến chất lượng
7
tin bài của cơ quan báo chí, nó mang lại những kinh nghiệm trong quản lý sản
xuất tin, bài, quản lý nội dung thơng tin sản phẩm báo chí của cơ quan, vận
dụng vào quản lý nội dung thông tin của tạp chí.
Các tài liệu liên quan đến hoạt động lãnh đạo, quản lý báo chí được lựa
chọn nghiên cứu, hỗ trợ những kiến thức liên quan đến hoạt động của tòa soạn
báo được tác giả nghiên cứu như:
- Harold Koontz, Cyril O’Donnell, Heinz Weihrich, (1992), “Những
vấn đề cốt yếu của quản lý”, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội.
Người dịch: Vũ Thiếu, Nguyễn Mạnh Quân, Nguyễn Đăng Dậu; Hiệu đính:
Tiến sĩ kinh tế Vũ Thiếu với những nội dung về vấn đề cốt yếu của quản lý,
quản lý được thực hiện một cách khoa học, là việc lập kế hoạch, đặt mục tiêu
ra quyết định và các chiến lược, chính sách. Cơng tác tổ chức, sắp xếp các bộ
phận cơ bản cũng như việc lựa chọn cán bộ, xây dựng đội ngũ, các vấn đề
lãnh đạo, quản lý con người… qua đó cho thấy rõ vai trò quản lý, lãnh đạo
trong cơ quan tổ chức từ đó liên hệ với việc quản lý lãnh đạo trong cơ quan
báo, tạo chí. Từ đó đánh giá, lựa chọn mơ hình tổ chức cơ cấu tịa soạn và xây
dựng quy trình hoạt động phù hợp.
- Hồng Quốc Bảo, (2010), “Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở
Việt Nam hiện nay”, (sách tham khảo), NXB Chính trị Hành chính. Sách cung
cấp các kiến thức về lãnh đạo, quản lý báo chí, đặc biệt là việc hình thành
năng lực tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và năng lực quản lý nhà nước
đối với hoạt động báo chí. Tài liệu giúp tác giả tìm hiểu về cơng tác lãnh đạo
và quản lý hoạt động báo chí, soi chiếu với hoạt động lãnh đạo, quản lý trong
mơ hình tổ chức hoạt động của các tạp chí nói chung và 2 tạp chí ngành Cơng
Thương, hiểu được các định hướng chính sách, áp dụng và thực hiện các
chính sách của Đảng và Nhà nước và quy định của pháp luật.
- Nguyễn Thế Kỷ chủ biên, (2012), “Công tác lãnh đạo, quản lý báo
chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới”, NXB Chính trị quốc gia - Sự
8
thật, cuốn sách đã nêu quan niệm về Đảng lãnh đạo cơng tác báo chí, quan
điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng ta về báo
chí, nội dung và cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với báo chí. Bên cạnh đó, cuốn
sách cũng nêu những thành tựu, ưu điểm, chỉ ra hạn chế, khuyết điểm, nguyên
nhân của những hạn chế, khuyết điểm công tác lãnh đạo của Đảng đối với báo
chí và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo,
quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới. Tài liệu giúp cho
việc nghiên cứu quy trình xuất bản, xử lý tin bài dưới sự chỉ đạo, lãnh đạo của
tổ chức Đảng, lãnh đạo cơ quan tạp chí, thực hiện quy trình sản xuất nội dung
sản phẩm báo chí đúng theo quy định của pháp luật, chủ trương, định hướng
của Đảng.
- Phạm Thu Phong, (2017), “Nâng cao chất lượng thơng tin trên các
tạp chí kinh tế hiện nay”. Luận án làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng
thông tin trên các tạp chí kinh tế và đánh giá thực trạng chất lượng thơng tin
trên các tạp chí kinh tế, những vấn đề lý luận cơ bản và đưa ra các giải pháp
và khuyến nghị nâng cao chất lượng thông tin của các tạp chí kinh tế trong xu
thế cơng nghiệp hóa hiện đại hóa. Qua đó năm bắt u cầu thơng tin thực tế
và chủ động sản xuất các bài báo có chất lượng cao thu hút độc giả.
- Hà Huy Phượng, (2018), “Lãnh đạo, quản lý báo chí - truyền thơng
trong thời đại cơng nghiệp 4.0 nhấn mạnh mơ hình tịa soạn và phương thức
tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí truyền thống đang dần trở nên lạc hậu và
thay vào đó là mơ hình tịa soạn báo chí, cơ quan truyền thơng thơng minh, có
khả năng kết nối hệ thống, sản xuất sản phẩm truyền thông bằng dữ liệu số
hóa, trí tuệ nhân tạo.
Hiện nay, có nhiều cơng trình nghiên cứu về mơ hình tổ chức hoạt động
tịa soạn báo, đài phát thanh truyền hình, các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu cả
về lãnh đạo, quản lý tạp chí, các đề tài về nâng cao chất lượng thông tin, hay tổ
chức sản xuất sản phẩm báo chí, các mơ hình tổ chức cơ cấu tịa soạn báo, tạp
9
chí…. tuy nhiên, chưa có cơng trình nào đề cập đến góc độ về mơ hình tổ chức
hoạt động của tạp chí ngành Cơng Thương trong đó nghiên cứu cụ thể mơ hình
tổ chức hoạt động của Tạp chí Cơng Thương và Tạp chí DN&TM.
Trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu trên, có thể khẳng định đề tài nghiên
cứu “Mơ hình tổ chức hoạt động của tạp chí ngành Cơng Thương hiện nay”
là hồn tồn mới, khơng trùng lặp với các cơng trình đã được cơng bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận chung về mơ hình tổ chức hoạt động của
tạp chí nói chung, tác giả luận văn khảo sát thực trạng mơ hình tổ chức hoạt
động tạp chí ngành Cơng Thương từ đó đề xuất giải pháp đổi mới mơ hình tổ
chức hoạt động các tạp chí nói chung và tạp chí của ngành Cơng Thương nói
riêng trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài xác định những nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến mơ hình tổ chức
hoạt động của tạp chí.
- Khảo sát, phân tích đánh giá những ưu, nhược điểm về mơ hình tổ
chức hoạt động của tạp chí ngành Cơng Thương.
- Nêu giải pháp, kiến nghị nhằm đổi mới mơ hình tổ chức hoạt động
của các tạp chí ngành Cơng Thương, ứng dụng đổi mới mơ hình tổ chức hoạt
động của Tạp chí DN&TM trong tình hình mới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mơ hình tổ chức hoạt động của tạp
chí ngành Cơng Thương.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi khảo sát: Luận văn tập trung nghiên cứu 2 cơ quan tạp chí là
10
Tạp chí Cơng Thương và Tạp chí DN&TM. Việc nghiên cứu có tính đại diện
từ đó thay đổi mơ hình tổ chức hoạt động hiệu quả hơn cho các tạp chí ngành
Cơng Thương.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 3
năm 2020.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí, quản lý báo chí; chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí, quản lý báo chí.
5.2. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu dựa trên các luận điểm của chủ nghĩa duy
vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng và trên cơ sở vận dụng các lý thuyết
như: Lý thuyết truyền thông; lý thuyết về khoa học quản lý
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu, tiếp cận các giáo trình,
tài liệu về các vấn đề liên quan đến tạp chí, mơ hình tổ chức, hoạt động của
tạp chí… để đúc kết ra những vấn đề cơ bản về lý luận cũng như thực tiễn tổ
chức hoạt động của tạp chí ngành Cơng Thương.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Thống kê số liệu về các
tin bài đăng tải trên 2 tạp chí trong năm 2019. Thống kê, phân tích các mục
thơng tin, các tác phẩm báo chí được đăng tải so sánh với mục tiêu, tơn chỉ
mục đích của tạp chí.
- Phương pháp quan sát trực tiếp: Trực tiếp tham gia quá trình tổ chức
sản xuất Tạp chí DN&TM cũng như mơi trường hoạt động, tác nghiệp với Bộ
Cơng Thương, các điều kiện thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện
11
nhiệm vụ, hợp tác qua đó hiểu được thực tế quy trình tổ chức, hoạt động của
các tạp chí ngành Công Thương.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn các đối tượng quản lý liên
quan và có tính quyết định đến mơ hình tổ chức của tạp chí, lãnh đạo tạp chí.
- Phương pháp logic – lịch sử: từ việc nghiên cứu những hoạt động
những kết quả đạt được trên thực tế của 02 tạp chí ngành Cơng Thương từ đó
rút ra các ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân nhằm tìm ra mơ hình hoạt động
chung hiệu quả cho các tạp chí. Đây là phương pháp nghiên cứu quan trọng
và đượ kết hợp chặt chẽ với các phương pháp để thực hiện nghiên cứu đề tài
đạt hiệu quả cao nhất.
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, lý thuyết về tổ chức hoạt động của tạp
chí. Đồng thời chỉ ra ưu nhược điểm về mơ hình tổ chức hoạt động của hai tạp
chí ngành Cơng Thương.
Trên cơ sở khảo sát thực tiễn đưa ra những kiến nghị, giải pháp đổi mới
mơ hình hoạt động của các tạp chí nói chung và 02 tạp chí ngành Cơng
Thương được lựa chọn khảo sát nói riêng để phát triển trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là tài liệu tham khảo về mặt lý luận cho các cơ sở đào tạo và
các tạp chí từ đó đề xuất cải tiến mơ hình tổ chức hoạt động của các tạp chí phù
hợp xu thế phát triển của báo chí cả nước trong tình hình mới và trong xu thế
truyền thơng đại chúng trên thế giới.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá, giải pháp cụ thể để các
cấp lãnh đạo quản lý của tạp chí có thể ứng dụng vào thực tế nâng cao hiệu
quả hoạt động của đơn vị mình.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu báo chí nói
12
chung, các cơ quan tạp chí nói riêng, nhất là các cơ quan chủ quản của các tạp
chí ngành Cơng Thương.
8. Kết cấu của luận văn
Trong luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính, luận văn có 3 chương gồm.
Chương 1: Lý luận về mơ hình tổ chức hoạt động của tạp chí
Chương 2: Thực trạng mơ hình tổ chức hoạt động của các tạp chí ngành
Cơng Thương
Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị đổi mới mơ hình tổ chức hoạt
động tạp chí ngành Cơng Thương trong thời gian tới.
13
Chƣơng 1
LÝ LUẬN VỀ MƠ HÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TẠP CHÍ
1.1. Các khái niệm có liên quan đến đề tài
1.1.1. Tổ chức
Thuật ngữ “tổ chức” được sử dụng khá phổ biến trong đời sống xã hội
và khái niệm ngày càng mở rộng. Từ điển Bách khoa Việt Nam, (NXB Từ
điển Bách khoa, 2005) định nghĩa tổ chức là “hình thức tập hợp, liên kết các
thành viên trong xã hội (cá nhân, tập thể) nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện
vọng, lợi ích của các thành viên, cùng nhau hành động vì mục tiêu chung”
[49, tr.455].
Tổ chức cũng được hiểu theo nghĩa của một động từ có nghĩa là sắp
xếp và bố trí các bộ phận, cơng việc, giao quyền hạn và phân phối các nguồn
lực của tổ chức sao cho có hiệu quả để thực hiện mục tiêu chung của cơ quan.
Với tư cách một danh từ, tổ chức được hiểu là cơ cấu, tập hợp các bộ
phận cấu thành của cơ quan, đơn vị với các chức năng nhiệm vụ riêng đảm
bảo hoạt động của mỗi cơ quan, đơn vị. Ví dụ: cơ quan tạp chí thường có cơ
cấu tổ chức tịa soạn gồm: Tổng biên tập, phó tổng biên tập, các phịng ban
trực thuộc (hành chính, trị sự, ban phóng viên, ban chun đề, kế tốn, ban
biên tập…).
Tổ chức cơ cấu bộ máy là việc phân chia hệ thống quản lý thành các bộ
phận và xác định các mối quan hệ giữa chúng với nhau, nghĩa là xác định
chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các bộ phận trong bộ máy và lựa chọn,
bố trí cán bộ vào các vị trí việc làm tại bộ phận đó.
Theo tài liệu “Tổ chức hoạt động của các cơ quan báo chí” (2013) của
tác giả Nguyễn Đình Hịa, khái niệm “Tổ chức” được hiểu theo nghĩa thông
thường là hoạt động làm cho thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu
trúc và những chức năng chung nhất định. Tổ chức hoạt động của cơ quan báo
14
chí bao gồm việc tổ chức cơng việc, tổ chức các mối liên hệ công tác trong bộ
máy ấy. [21, tr.9]
Trong luận văn này, thuật ngữ tổ chức trong tổ chức hoạt động được
hiểu với tư cách động từ là tập hợp hoạt động của cơ quan báo chí được tiến
hành theo những quy tắc, quy chuẩn nhất định do cơ quan báo chí và cơ quan
quản lý nhà nước đề ra có tác dụng góp phần tạo ra sản phẩm báo chí chất
lượng, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan báo chí.
1.1.2. Hoạt động báo chí
Hoạt động là q trình tác động qua lại tích cực giữa con người với thế
giới khách quan mà qua đó mối quan hệ thực tiễn giữa con người với thế giới
khách quan được thiết lập.
Hoạt động báo chí là thuật ngữ dùng để nói về hoạt động của các chủ
thể là cơ quan báo chí và các nhà báo thuộc cơ quan báo chí đó. Cụ thể là các
hoạt động của lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, các
nhà quản lý tòa soạn, cộng tác viên, nhân viên… gắn với cac loại hình lao
động báo chí khác nhau như: lao động quản trị tòa soạn, lao động sáng tạo tác
phẩm, lao động biên tập, lao động thiết kế, trình bày, lao động kinh tế, phát
hành… nhằm tạo ra sản phẩm báo chí phục vụ cơng chúng.
Hoạt động báo chí khá phức tạp, đa dạng và được điều chỉnh bởi các
quy phạm pháp luật, đảm bảo các cơ quan báo chí, các nhà báo hoạt động
đúng vai trị, chức năng, nhiệm vụ, trở thành phương tiện, cơng cụ quản lý xã
hội quan trọng của Đảng và Nhà nước, sản phẩm báo chí trở thành diễn đàn
ngơn luận rộng rãi của nhân dân.
1.1.3. Mơ hình
Cũng theo Từ điển tiếng Việt, khái niệm “mơ hình” được hiểu là “vật
cùng dạng nhưng làm thu nhỏ lại nhiều, mô phỏng cấu tạo và hoạt động của
một vật khác để trình bày, nghiên cứu” hay là “hình thức diễn đạt hết sức gọn
theo một ngơn ngữ nào đó các đặc trưng chủ yếu của một đối tượng, để
nghiên cứu đối tượng ấy” [38, tr.53].
15
Từ hai nghĩa cơ bản của mơ hình nêu trên có thể phân mơ hình thành
hai dạng: 1) Mơ hình hình thức và 2) Mơ hình chức năng.
Mơ hình hình thức chỉ sự thu nhỏ lại nhiều lần, mô phỏng cấu tạo và
hoạt động của một vật khác để tiện trình bày nghiên cứu, có các dạng như
cơng thức, đồ thị, bảng biểu, sơ đồ, sa bàn, vật mẫu...
Mơ hình chức năng là sự diễn đạt hết sức ngắn gọn các đặc trưng chủ yếu
của một đối tượng theo một phương tiện nào đó để nghiên cứu đối tượng ấy, gồm
có: mơ hình hệ thống; mơ hình cấu trúc; mơ hình lơgic; mơ hình tốn...
Trong lĩnh vực báo chí, thuật ngữ mơ hình được hiểu theo mơ hình
chức năng. Nó là sự diễn đạt/ thể hiện/ biểu đạt hết sức ngắn gọn, đơn giản,
dễ hiểu về các loại hình hoạt động/ lao động trong cơ quan báo chí.
1.1.4. Tạp chí
Theo Từ điển tiếng Việt (2003, Viện Ngôn ngữ học): “Tạp chí là xuất
bản định kỳ, đăng nhiều bài của tác giả khác nhau về một ngành hoạt động
nhất định đóng thành tập” [50, tr.892].
Tạp chí khác với báo hàng ngày. Về nội dung, tạp chí thơng tin một
cách tổng qt hay chuyên sâu về tình hình thời sự, về các vấn đề thuộc lĩnh
vực khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội đang được nhiều người quan tâm.
Về hình thức, tạp chí được đóng thành quyển, thành tập với các cỡ khác nhau,
khổ thường nhỏ hơn khổ báo hàng ngày, có bìa.
Theo nghị định 51/2002/NĐ-CP, ngày 26/4/2002, của Chính phủ, tạp
chí là những ấn phẩm định kỳ có nội dung chuyên sâu vào một hay một số
vấn đề, lĩnh vực về đời sống xã hội, khoa học, kỹ thuật… Định kỳ xuất bản
của tạp chí có thể là 1 tuần, nửa tháng, 1 tháng, 2 tháng. Cũng có tạp chí xuất
bản 3, 4, 5 hoặc 6 tháng/1 kỳ.
Với báo chí truyền thống, khái niệm tạp chí dùng để chỉ loại hình báo in
trên giấy. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật số, trên môi trường
internet cịn có tạp chí điện tử. Theo khoản 15, Ðiều 3, Luật Báo chí (sửa đổi
16
năm 2016), "Tạp chí điện tử là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài
có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng".
Như vậy, tạp chí có thể hiểu là một loại hình xuất bản phẩm, được biên
tập, nhân bản trên giấy (gọi là tạp chí giấy) hoặc đăng tải trên các phương tiện
điện tử thơng qua mơi trường mạng (gọi là tạp chí điện tử), có nội dung chuyên
sâu vào một hay một số vấn đề, lĩnh vực về đời sống xã hội, khoa học, kỹ thuật,
văn hóa, giải trí… Tạp chí giấy thường được đóng thành quyển, khổ nhỏ, có bìa,
xuất bản định kỳ. Tạp chí điện tử mang tính phi định kỳ, có phạm vi nội dung
rộng do khơng bị giới hạn về dung lượng và sử dụng ngôn ngữ đa dạng hơn.
Trong tài liệu “Biên tập tạp chí khoa học”, năm 2017, của PGS, TS.
Trương Thị Kiên, các loại hình tạp chí phổ biến hiện nay được phân thành các
loại như: tạp chí khoa học; tạp chí thơng tin (chỉ dẫn); tạp chí lý luận chính
trị; tạp chí văn hóa giải trí, tạp chí văn nghệ… Cụ thể:
Tạp chí lý luận chính trị là những tạp chí có nhiệm vụ tuyên truyền,
phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước
tới quần chúng nhân dân, động viên, tổ chức quần chúng thực hiện thắng lợi
đường lối, chủ trương, chính sách trên thực tế. Đồng thời, truyền bá kiến thức
lý luận cần thiết về chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành,
địa phương, giúp học hình thành được hệ tư tưởng lý luận khoa học, vừa
nghiên cứu tổng kết thực tiễn, vừa hướng dẫn thực tiễn, góp phần tuyên
truyền cổ động, tổ chức nhân dân thực hiện có hiệu quả các đường lối, chủ
trương chính sách của Đảng, Nhà nước, hồn thành các nhiệm vụ cách mạng
to lớn mà Đảng đề ra trong từng thời kỳ.
Tạp chí khoa học mang tính chuyên ngành cao, là phương tiện truyền
thông về học thuật, là diễn đàn ngôn luận của cơ quan chủ quản, các nhà khoa
học, người làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học. Tạp chí khoa
học có nhiệm vụ đăng tải những cơng trình/sản phẩm nghiên cứu về các vấn
đề khoa học nhằm từng bước phát triển thành tựu khoa học.
17
Tạp chí văn hóa - giải trí là những tạp chí chỉ yếu cung cấp thơng tin giải
trí cho cơng chúng với mục đích đem lại niềm vui, sự thư giãn cho độc giả.
Tạp chí thơng tin chỉ dẫn là những tạp chí cung cấp thơng tin chun
sâu về một số lĩnh vực trong đời sống xã hội, hướng dẫn thực hiện theo những
chỉ dẫn, định hướng, quảng cáo.
Như vậy, tạp chí ngành Cơng Thương thuộc loại tạp chí vừa chỉ dẫn lại
vừa nghiên cứu khoa học. Theo đó, hai tạp chí có các thơng tin thường kỳ
đăng tải các bài viết chỉ dẫn, hướng dẫn để độc giả nắm bắt, cung cấp tri thức,
kỹ năng, kinh nghiệm nhất là đối với những thông tin thuộc các lĩnh vực
chuyên sâu, chuyên biệt thuộc lĩnh vực công nghiệp và thương mại, tuyên
truyền, phổ biến các chính sách liên quan nhằm hỗ trợ công tác quản lý
chuyên ngành của Bộ Công Thương, đồng thời đăng tải các bài báo khoa học,
cơng trình nghiên cứu khoa học liên quan đế, lĩnh vực kinh tế, cơng nghiệp,
thương mại, khoa học cơng nghệ…
1.1.5. Mơ hình tổ chức hoạt động tạp chí
Mơ hình tổ chức hoạt động tạp chí là mơ hình tổ chức để các hoạt động
báo chí của cơ quan tạp chí và các nhà báo thuộc tạp chí sáng tạo tác phẩm và
cùng nhau tạo ra sản phẩm báo chí. Việc sắp xếp, bố trí các phịng ban trong
tạp chí, phân cơng vị trí việc làm, tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí, quy
trình tổ chức, thực hiện kế hoạch như phân cơng, phân nhiệm… giúp cho các
nhà báo, phóng viên thực hiện sáng tạo tác phẩm báo chí theo những nguyên
tắc, quy trình làm việc nhất định, xuất bản sản phẩm, phát hành và xử lý phản
hồi của công chúng. Hoạt động của tạp chí đúng tơn chỉ, mục đích, đúng pháp
luật, xuất bản được sản phẩm báo chí có chất lượng phục vụ độc giả sẽ được
xem là mơ hình tiêu biểu để phát triển nhân rộng.
Theo tác giả, mô hình tổ chức hoạt động tạp chí là sự biểu đạt một cách
ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu theo một trật tự, cách thức xác định về việc tiến
hành các loại hình lao động trong tạp chí tn theo những cách thức, quy
chuẩn do tạp chí hay cơ quan quản lý nhà nước về báo chí đề ra.
18
Từ quan niệm như vậy, cùng với quá trình hoạt động, quan sát thực
tiễn, tác giả xác định, muốn có một sản phẩm tạp chí được xuất bản, cơ quan
tạp chí phải bao gồm các mơ hình tổ chức hoạt động như sau:
Mơ hình tổ chức cơ cấu tịa soạn tạp chí
MƠ
HÌNH
Mơ hình tổ chức nhân sự tạp chí
TỔ
CHỨC
HOẠT
Mơ hình tổ chức sản xuất sản phẩm tạp
chí (tổ chức nội dung và tổ chức hình thức)
ĐỘNG
TẠP
CHÍ
Mơ hình tổ chức hoạt động kinh tế tạp chí
Mơ hình tổ chức hoạt động đào tạo bồi
dƣỡng
…
Mơ hình 1.1: Mơ hình tổ chức hoạt động tạp chí
Vậy, có thể hiểu mơ hình tổ chức hoạt động của tạp chí là việc tổ chức
cơ cấu tịa soạn tạp chí; tổ chức nhân sự; tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí,
tổ chức hoạt động kinh tế tạp chí và tổ chức các hoạt động khác giúp các nhà
báo, phóng viên của tạp chí thực hiện sáng tạo tác phẩm báo chí tn theo
quy chế tịa soạn và những quy định khác của pháp luật, tạo ra sản phẩm tạp
chí và các hoạt động của tạp chí. Trong đó, tổ chức sản xuất sản phẩm báo
chí gồm có tổ chức sản xuất nội dung sản phẩm và tổ chức sản xuất hình thức
sản phẩm. Phương thức để có thể tổ chức sản xuất nội dung và hình thức đạt
yêu cầu cần phải xác định quy trình, q trình tổ chức sản xuất và phân cơng,
phân nhiệm cụ thể trên cơ sở nhân lực của tòa soạn.