Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Van 7 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.72 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN ĐỀ CHÍNH THỨC Đề thi 01 trang. KỲ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6, 7, 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 - 2015. MÔN NGỮ VĂN 7 Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề. Câu 1: (4.0 điểm) Cho hai câu thơ sau: Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó? b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó? c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó? Câu 2: (6.0 điểm) “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng) Hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ ra cái hay trong đoạn văn đó. C©u 3: ( 10.0 ®iÓm) Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”. Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ––––––––––––––––––– Hết –––––––––––––––––––– Họ và tên thí sinh ......................................................... SBD ................... Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6, 7, 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN 7 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ. - Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm. II. Đáp án và thang điểm Nội dung cần đạt. ĐIỂM. Câu 1: (4.0 điểm) Cho hai câu thơ sau: Cảnh đêm như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. a) Trong hai câu thơ trên, có một từ bị chép sai, là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó? b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ nào? Ai là tác giả? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm đó? c) Nêu các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ trên? Phân tích tác dụng của những biện pháp nghệ thuật đó? a) Từ bị chép sai là từ đêm. 0,25 - Sửa lại: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ. 0,25 b) Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh. - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Bài thơ được làm ở chiến khu Việt Bắc vào năm 1947 - thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954) c) Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ: - So sánh: cảnh khuya như vẽ - Điệp vòng tròn: chưa ngủ được đặt ở cuối câu trước và đầu câu sau - Tác dụng: + Vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như một bức tranh sơn mài của núi rừng Việt Bắc khi màn đêm buông xuống. Qua đó, ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ: say mê trước vẻ đẹp nên thơ của đêm trăng .. 0,50 0,50 0,25 0,25 1,00.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Điệp ngữ chưa ngủ ở cuối câu trước và đầu câu sau như một bản lề mở ra 2 cung bậc tâm trạng của nhân vật trữ tình: niềm say mê cảnh sắc thiên nhiên và nỗi lo nước nhà. Hai tâm trạng đó thống nhất trong con người Bác, thể hiện sự hoà hợp giữa nhà thơ và người chiến sĩ trong vị lãnh tụ.. 1,00. Câu 2: (6.0 điểm) Câu 2: (6.0 điểm) “Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân. Mà tháng giêng là tháng đầu của mùa xuân, người ta càng trìu mến, không có gì lạ hết. Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con; ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mới hết được người mê luyến mùa xuân.” (Mùa xuân của tôi, Vũ Bằng) Hãy viết một đoạn văn ngắn chỉ ra cái hay trong đoạn văn đó. a) Kiến thức: Viết được đoạn văn trình bày cảm nhận về cái hay của đoạn tùy bút mà đề bài đã cho trên cơ sở các ý: + Khái quát được nội dung đoạn văn: Đoạn văn đã diễn tả cảm xúc của Vũ Bằng trước tình yêu mùa xuân của con người. + Chỉ ra được những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn ( phép điệp ngữ, lời văn tha thiết mà mạnh mẽ, câu văn giàu tính nhạc điệu ...). + Những nét đặc sắc về nghệ thuật đã: - Diễn tả một cách sâu sắc cảm xúc của nhà văn trước một quy luật rất đỗi tự nhiên trong tình cảm của con người: yêu mùa xuân, yêu tháng giêng…Từ đó tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người nghe, người đọc... - Thể hiện rõ tình cảm, tấm lòng của tác giả Vũ Bằng đối với mùa xuân, với quê hương, đất nước. - Về kỹ năng: + Phải biết cách xây dựng đoạn văn theo trình tự: mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. + Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận vững chắc; dung từ, đặt câu, chính tả đúng. b) Biểu điểm: - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kỹ năng 5,0 => 6,0 điểm - Đảm bảo các yêu cầu về kiến thức nhưng kỹ năng còn hạn chế 3,0 => 4,0 điểm - Nội dung đoạn văn sơ sài, còn mắc lỗi nhiều về kỹ năng 1,0 => 2,0 điểm - Không làm được gì 0 điểm. C©u 3: ( 10.0 ®iÓm) Đánh giá về ca dao, có ý kiến cho rằng: “Ca ngợi tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước thiết tha là một nội dung đặc sắc của ca dao”..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Qua các bài ca dao đã học và những hiểu biết của em về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. 1) Yêu cầu: a) Về hình thức: Học sinh hiểu đúng yêu cầu của đề bài, biết cách làm bài văn nghị luận văn học, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp lí, diễn đạt tốt, trôi chảy, có cảm xúc. b) Về nội dung: Học sinh trình bày trên cơ sở hiểu biết về ý nghĩa của ca dao, làm nổi bật được: “Tình cảm gia đình đằm thắm, tình yêu quê hương đất nước” trong ca dao. A. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề - Trích dẫn ý kiến B. Thân bài: * Giải thích: Nước ta có một nền văn hóa nước lâu đời. Cuộc sống của nhân dân luôn gắn liền với làng quê, cây đa, bến nước, con đò và đồng quê thẳng cánh cò bay. Từ khi cất tiếng khóc chào đời người nông dân xưa đã gắn bó với làng quê và với họ ca dao là những câu hát dân gian phản ánh tâm tư, tình cảm trong đời sống , trong lao động, là “ bài ca sinh ra từ trái tim.” Qua ca dao, họ gửi trọn tình yêu cho những người thân ruột thịt của mình, cho ruộng đồng, lũy tre, cho quê hương, đất nước. * Chứng minh tình cảm trong ca dao được thể hiện: - Tình cảm gia đình đằm thắm được ca dao thể hiện qua: + Lòng kính yêu với ông bà, cha mẹ. (dẫn chứng – phân tích) + Tình cảm anh em, tình nghĩa vợ chồng. (dẫn chứng – phân tích) - Tình yêu quê hương đất nước được ca dao thể hiện qua: + Lòng tự hào yêu mến, gắn bó với xóm làng thân thuộc, với cảnh vật tươi đẹp của quê hương, đất nước. (dẫn chứng – phân tích) + Niềm tự hào, yêu mến, gắn bó với nếp sống, phong tục, tập quán tốt đẹp và những địa danh nổi tiếng của đất nước. (dẫn chứng – phân tích)  Đánh giá: Tình cảm gia đình đằm thắm và tình yêu quê hương đất nước được nhân dân ta thể hiện trong ca dao rất phong phú và đa dạng. Nó được thể hiện ở nhiều phương diên, nhiều cung bậc tình cảm khác nhau. Đọc ca dao ta không chỉ hiểu, yêu mến, tự hào về phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc mình, về cảnh đẹp làng quê, non sông đất nước mình mà còn cảm phục, trân trọng tình nghĩa sâu nặng, cao đẹp của người dân lao động. C. Kết bài : - Khẳng định ý nghĩa của ca dao . - Liên hệ cảm nghĩ bản thân . (Lưu ý: Học sinh phải biết lựa chọn và phân tích dẫn chứng phù hợp với luận điểm. Việc phân tích mỗi dẫn chứng phải thể hiện được các ý nhỏ trong luận điểm và thể hiện được khả năng cảm nhận văn học) 2) Thang điểm. 1,00. 1,50. 1,25 1,25 1,25 1,25. 1,50. 1,00.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Điểm 9=>10: Đáp ứng được những yêu cầu nêu trên. Văn viết có cảm xúc, dẫn chứng phong phú, phân tích và bình giá tốt, làm nổi bật được trọng tâm, diễn đạt trong sáng. Có thể còn một vài lỗi nhỏ. - Điểm 7=>8: Cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, phân tích và bình giá chưa thật sâu sắc. - Điểm 4=>6: Bài làm có bố cục, có luận điểm nhưng dẫn chứng chưa phong phú, văn viết chưa hay, còn một vài lỗi về diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 1=>3: Bài làm thể hiện được luận điểm nhưng dẫn chứng quá sơ sài hoặc chưa lấy được dẫn chứng, chỉ bàn luận chung chung, dẫn chứng mang tính liệt kê. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu. - Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc cả về nội dung và phương pháp. Các điểm 2, 5: Giám khảo cân nhắc các mức thang điểm trên cho điểm phù hợp.. ––––––––––––––––––– Hết ––––––––––––––––––––.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×