Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Một số vấn đề cần lưu ý khi trồng mới và khai thác cao su ở Thừa Thiên Huế pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.48 KB, 5 trang )

Một số vấn đề cần lưu ý khi trồng mới và khai
thác cao su ở Thừa Thiên Huế



Diện tích cao su toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến cuối năm 2008 đạt gần 8.260 ha.
Diện tích khai thác hơn 2000 ha, bao gồm diện tích cũ 1046 ha trồng từ năm 1993 -
1997 và khoảng 1200 ha trồng mới của năm 2001 - 2002. Để sản xuất cao su tiểu điền
có hiệu quả , đảm bảo chất lượng vườn cây lâu dài và bền vững cần chú ý một số vấn
đề:
1. Đối với trồng mới:

Vùng trồng cao su phải được quy hoạch, đất đai và các điều kiện sinh thái đảm
bảo các tiêu chuẩn để cây cao su sinh trưởng phát triển tốt.

Chuẩn bị đất trồng mới phải hoàn thành trước thời vụ trồng ít nhất 1 tháng.
Thực hiện đầy đủ các bước theo yêu cầu kỹ thuật như: thiết kế lô, hàng trồng, các công
trình trong lô và liên lô phải đảm bảo yêu cầu bảo vệ đât, chống xói mòn. Tuỳ theo địa
hình đất để áp dụng biện pháp làm đất thích hợp. Đào hố đúng kích thước, bón phân
lót đầy đủ.

Giống phải đảm bảo tiêu chuẩn, tốt nhất là mua ở những nơi có uy tín cung ứng.
Nên sử dụng các giống được khuyến cáo cho khu vực miền Trung như GT1,
RRIM600,RRIM712, PB260, RRIV2, RRIV3, RRIC121 (Quyết định 1277/QĐ-
CSVN ngày 11/12/2006 của Tổng Công ty cao su Việt Nam)

Trồng cây đúng thời vụ từ 15 tháng 9 đến 31 tháng 10 hàng năm.

2. Chăm sóc cao su KTCB:

Các biện pháp chăm sóc cao su đều nhằm mục đich phát triển đoạn thân kinh tế.


Trong những năm đầu cần thường xuyên theo dõi tỉa bỏ cành thực sinh, cành ngang.
Đặc biệt chú ý sau khi trồng và sau mùa rụng lá hàng năm, định hình tán từ 2,2m trở
lên.

Thường xuyên làm sạch cỏ quanh gốc, tạo bồn , tủ gốc bằng các vật liệu thích
hợp, bón phân đầy đủ, cân đối để cao su phát triển cả chiều cao và đường kính thân.

Tận dụng đất trong những năm đầu để trồng xen các cây ngắn ngày. Ưu tiên cây
họ đậu để cải tạo đất, có thể trồng xen sắn trong lô cao su nhưng phải đảm bảo khoảng
cách từ luống sắn đến cây cao su trên 1,5m để không làm ảnh hưởng đến sinh trưởng
phát triển của cao su.

Chú ý công tác bảo vệ vườn cây, không để trâu bò, thú rừng phá hoại, phòng
chống cháy cho lô cao su. Theo dỏi, phòng trừ sâu bệnh kịp thời. trong điều kiện thời
tiết khắc nghiệt của khu vực miền Trung bệnh hại trên cao su rất nhiều, một số bệnh có
thể dẫn đến chết chồi chết cây cần phát hiện, phòng trừ sớm bằng các biện pháp tổng
hợp.

3. Khai thác cao su:

Trong như những năm gần đây cao su được giá, các hộ có cao su khai thác đã
có thu nhập, ổn định đời sống. Tuy vậy, do chạy theo lợi nhuận và tâm lý lo sợ thiên
tai bất ngờ một số nơi nông dân đã khai thác không đúng kỹ thuật như: vi phạm chế độ
cạo, cạo phạm, mở miệng cạo tùy tiện, cao su chưa đủ tiêu chuẩn đã đưa vào khai thác,
ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây cả trước mắt và lâu dài. Muốn khai thác cao su có
hiệu quả, bảo vệ vườn cây lâu dài nhất thiết phải áp dụng tốt quy trình kỹ thuật khai
thác sau:

Vườn cây đưa vào khai thác phải đảm bảo các tiêu chuẩn: cây cao su đủ tuổi (
thường từ 6-7 năm sau trồng tuỳ vùng đất và điều kiện chăm bón), đảm bảo về vòng

thân và độ dày vỏ, tỷ lệ số cây đạt tiêu chuẩn khai thác. Cụ thể: đo cách mặt đất 1m
vòng thân phải đạt 50cm trở lên, độ dày vỏ trên 6mm, tỷ lệ số cây đạt tiêu chuẩn khai
thác trong năm đầu phải đạt 70% số cây hữu hiệu.

Áp dụng biện pháp cạo mủ thích hợp, đúng kỹ thuật, miệng cạo phải được thiết
kế đúng quy định về độ cao, độ dốc, mở miệng cạo đúng quy trình, không cạo sát, cạo
phạm, tránh làm hư hại vườn cây. Độ sâu cạo mủ cách tượng tầng 1-1,3 mm, độ hao
dăm cho phép 1,1-1,5mm trong một lần cạo.
Cạo đúng chế độ và thời vụ, nên áp dụng chế độ cạo 1/2S, d/2, 6d/7 tức là cạo
một nửa vòng thân, cạo 1 ngày nghỉ 1 ngày, chu kỳ 6 ngày nghỉ thêm 1 ngày. Nghỉ cạo
khi cây vào mùa rụng lá và cạo lại khi cây đã có tán lá ổn định.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất cạo mủ như dán máng
che mưa, sử dụng chất kích thích bôi lên miệng cạo .

Chăm sóc tốt vườn cây khai thác, bón phân cân đối, đủ lượng, phòng chống
cháy và các đối tượng phá hại. Trong khâu BVTV cần phát hiện sớm để xử lý nhất là
các bệnh trên mặt cạo như bệnh khô miệng cạo, loét sọc mặt cạo, một số bệnh nguy
hiểm như bệnh nấm hồng, bệnh xì mủ cao su , liên hệ với cán bộ kỹ thuật hoặc các cơ
quan chuyên môn để được hướng dẫn biện pháp xử lý./.


×