Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Huong dan gio chao co

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.02 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Dự thảo HỘI ĐỒNG ĐỘI HUYỆN BẢO THẮNG. LIÊN ĐỘI THCS SỐ 1 XUÂN QUANG. Số:....../HD-LĐ. ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH Xuân Quang, ngày 11 tháng 11 năm 2015. V/v hướng dẫn tổ chức giờ chào cờ. Kính gửi: Các Đ/c giáo viên chủ nhiệm lớp. Căn cứ công văn của Phòng Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn tổ chức giờ Chào cờ; Căn cứ kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của trường THCS số 1 xã Xuân Quang; Căn cứ chương trình công tác đội và phong trào thiếu nhi năm học 2015 2016 của Liên đội THCS số 1 Xuân Quang, Để thực hiện tốt công tác tổ chức giờ Chào cờ đầu tuần trong năm học 2015 - 2016, Liên đội hướng dẫn các lớp thực hiện một số nội dung như sau: I. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích Tổ chức giờ chào cờ trang nghiêm, sinh động , hấp dẫn, gần gũi với học sinh. Coi giờ chào cờ như một tiết học nghiêm túc mang tính giáo dục cao. 2. Yêu cầu - Giờ Chào cờ là tiết học bắt buộc, toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường phải tham gia. - Lớp trực tuần phải xây dựng giáo án chi tiết theo từng tuần để tổ chức các hoạt động, báo cáo phƣơng án tổ chức cho TPT Đội vào thứ 5 hàng tuần và phải đƣợc Hiệu trƣởng phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện và được lưu lại theo hệ thống để theo dõi, kiểm tra, đánh giá. - Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động để tăng tính hấp dẫn gây hứng thú cho học sinh. II. Cấu trúc, nội dung giờ chào cờ 1. Phân nghi lễ (Thời gian không quá 15 phút) - Tổ chức Lễ chào cờ, toàn thể cán bộ giáo viên, học sinh hát Quốc ca. - Hiệu trưởng đánh giá, nhận xét các hoạt động giáo dục của nhà trường trong tuần học và quán triệt nội dung cần triển khai thực hiện trong tuần tiếp theo. - Căn cứ nội dung từng tuần có thể thêm phần phát động, đánh giá thi đua của Tổng phụ trách và các đoàn thể, chuyên môn. 2. Tổ chức hoạt động (Thời gian còn lại của tiết học) - Duy trì kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và những anh hùng, danh nhân trong lịch sử. - Lớp trực tuần tổ chức các hoạt động theo chủ đề, chủ điểm nội dung phong phú thu hút học sinh tham gia, nội dung bám sát chủ đề, chủ điểm, các vấn đề mang tính thời sự và thực tiễn xã hội theo kế hoach.. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tăng cường lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về pháp luật, đạo đức, lối sống, kiến thức về VH-XH...Thông qua việc tổ chức các hoạt động như văn nghệ, tiểu phẩm, thi tìm hiểu, trò chơi các khối lớp... - Tổ chức mời các lực lượng như Công an, Y tế, hội CCB tham gia nói chuyện theo chủ đề, chủ điểm. - Tuyên dương những tập thể, các nhân có nhiều thành tích trong học tập, rèn luyện, nêu tấm gương người tốt, việc tốt. Trao cờ luân lưu cho lớp xếp thứ nhất tuần, nhất 3 tuần liên tiếp sẽ được tuyên dương và thưởng 50.000đ. III. Tổ chức thực hiện 1. Tổng phụ trách đội - Chủ trì tham mưu với Ban giám hiệu về nội dung các chủ điểm, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, lớp, bộ phận được phân công để thống nhất nội dung, hình thức, kịch bản chương trình trước khi trình Ban giám hiệu phê duyệt. Chủ trì điều hành chương trình chào cờ, phân công các bộ phận chuẩn bị, phục vụ lễ chào cờ hàng tuần. - Lựa chọn đội ngũ cộng tác viên nòng cốt có năng lực, năng khiếu trên từng lĩnh vực để giúp trong tham mưu, thiết kế, xây dựng, điều hành chương trình chào cờ. - Biên tập thành bộ kịch bản chào cờ của từng tuần trong năm làm tư liệu cho những năm học tiếp theo. 2. Các lớp, chi đội - Tổng hợp, đánh giá nhận xét, xếp laoị thi đua tuần theo quy định. - Xây dựng kịch bản chương trình theo chủ điểm, báo cáo TPT để trình BGH duyệt. - Tổ chức phần hoạt động giờ chào cờ đảm bảo theo yêu cầu. Trên đây là hướng dẫn tổ chức giờ chào cờ của liên đội THCS số 1 Xuân Quang yêu cầu các lớp triển khai, thực hiện nghiêm túc./. DUYỆT CỦA BGH. TM. LIÊN ĐỘI. HIỆU TRƢỞNG. TỔNG PHỤ TRÁCH. Bùi Văn Phúc Nơi nhận: - Như trên; - Chi bộ, BGH (để báo cáo); - Các đoàn thể, CM (Để phối hợp); - Các lớp, chi đội (để thực hiện); - Lưu: HSĐ.. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐIỂM TRONG NĂM HỌC Tháng 8: Tiếp sức đến trƣờng. 1 Giáo dục nội quy, nền nếp, tác phong học sinh. 2 Giáo dục, tuyên truyền về Luật giao thông đường bộ, “Tháng văn hóa giao thông”. Tháng 9: Chào năm học mới 1. Tìm hiểu về cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2 – 9. 2. Tìm hiểu về mái trường thân yêu. 3. Tìm hiểu về kinh tế - xã hội của địa phương. 4. Phương pháp, động cơ, thái độ học tập Tháng 10: Văn hóa học đƣờng thân thiện, lành mạnh. 1 Giao tiếp, ứng xử của học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường 2 Bác Hồ gửi thư lần cuối cho ngành giáo dục (15/10/1968). 3 Giao tiếp, ứng xử giữa học sinh với học sinh. 4 Tìm hiểu kiến thức bộ môn. Tháng 11: Tri ân thầy cô. 1 Thể hiện tình cảm, lòng biết ơn thầy cô. 2 Truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. 3 Tri ân thầy cô. 4 Phương pháp ôn tập, làm bài thi học kỳ. Tháng 12: Uống nƣớc, nhớ nguồn 1 Tìm hiểu truyền thống dân tộc. 2 Vì biên giới, hải đảo. 3 Truyền thống ngày thành lập QĐND Việt Nam, ngày hội quốc phòng toàn dân. 4 Tìm hiểu kiến thức bộ môn. Tháng 1: Noi gƣơng anh Trần Văn Ơn. 1 Tìm hiểu và ôn truyền thống ngày HS – SV. 2 Tìm hiểu Tết cổ truyền. 3 Giáo dục pháp luật. 4 Giáo dục giới tính. Tháng 2: Vững bƣớc dƣới cờ Đảng quang vinh. 1 Tìm hiểu lịch sử Đảng CS Việt Nam. 2 Đảng trong cuộc sống hôm nay. 3 Tìm hiểu các di tích lịch sử của địa phương. 4 Tìm hiểu kiến thức bộ môn. Tháng 3: Tháng Thanh niên và hành động của tuổi trẻ trƣờng học 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1 Tìm hiểu về ngày truyền thống bộ đội biên phòng, ngày Quốc tế phụ nữ. 2 Tìm hiểu về ngày giải phóng Buôn Ma Thuột, giải phóng Phước An. 3 Tìm hiểu lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 4 Tìm hiểu kiến thức bộ môn. Tháng 4: Ngày hội thống nhất đất nƣớc 1 Tìm hiểu ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước 2 Chương trình ca nhạc Bài ca thống nhất. 3 Tìm hiểu ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh, ngày Quốc tế lao động 1 – 5. 4 Tìm hiểu kiến thức bộ môn. Tháng 5: Học tập và làm theo lời Bác 1 60 năm chiến thắng Điện Phủ. 2 Học tập và làm theo lời Bác. 3 Tìm hiểu một số phương pháp ôn thi hiệu quả. 4 Để có một mùa hè bổ ích. MỘT SỐ HÌNH THỨC THAM KHẢO - Chương trình văn nghệ theo chủ điểm; trò chơi âm nhạc: Nghe nhạc đoán lời các ca khúc truyền thống; nghe một đoạn bài hát cho biết tên bài hát, tác giả; quà tặng âm nhạc,… - Sân khấu hóa theo đề tài, chủ điểm (hoạt cảnh tình huống…); - Kể chuyện dưới cờ: Kể chuyện tấm gương đạo đức Bác Hồ (phần này có thể tổ chức thường xuyên mỗi tuần một câu chuyện, sau đó chuyển nội dung khác), người tốt việc tốt, câu chuyện trong Quà tặng cuộc sống; những câu chuyện cảm động về mẹ, những câu chuyện cảm động về cha;… - Tìm hiểu kiến thức bộ môn: mỗi chương trình tổ chức tìm hiểu kiến thức về một bộ môn dạng Đố vui để học, rung chuông vàng,… - Giáo dục truyền thống Nhà giáo Việt Nam qua câu chuyện những gương mặt nhà giáo tiêu biểu của Việt Nam,… - Giáo dục lý tưởng sống của thanh niên qua tác phẩm “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”- “Mãi mãi tuổi 20”, tấm gương Giáo sư Ngô Bảo Châu; - Giới thiệu bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy Hiệu trưởng nhân dịp khai giảng năm học mới để giáo dục động cơ, thái độ học tập, rèn luyện của học sinh.. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Đưa một nội dung trong chương trình “Học làm người có ích” như giáo dục kỹ năng làm việc nhóm qua mỗi team buiding, câu chuyện giáo dục, dân vũ Quốc tế; - Giới thiệu những quyển sách hay trong thư viện…. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×