Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

chu de quang hop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 22 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 12 Tiết: từ tiết 23 đến 25. TÊN CHỦ ĐỀ: QUANG HỢP Số tiết: 3 tiết (Gồm bài: Bài 21, 22: Quang hợp) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: - HS tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để rút ra kết luận: Khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và thải ra khí oxi. - Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời để biến đổi chất vô cơ (nước, CO2, muối khoáng) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải oxi làm không khí luôn được cân bằng. - Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp. - Viết được sơ đồ tóm tắt hiện tượng quang hợp. - HS hiểu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. - Giải thích việc trồng cây cần chú ý đến mật độ và thời vụ. - Tìm được các ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng làm thí nghiệm lá cây quang hợp. - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh và phân tích thí nghiệm quang hợp. *Kĩ năng sống: + Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về điều kiện cần cho cây tiến hành quang hợp và sản phẩm của quang hợp. + Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài đến quang hợp, ý nghĩa của quang hợp đối với sự sống trên Trái Đất. + Kỹ năng hợp tác, lắng nghe tích cực trong thảo luận. + Kỹ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp. + Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm, quản lí thời gian khi thảo luận và trình bày. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, chăm sóc cây và phát triển cây xanh ở địa phương trồng cây gây rừng. 4. Kiến thức trọng tâm của chủ đề: - Xác định được lá cây chế tạo ra chất gì khi có ánh sáng - Khái niệm quang hợp. - Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. 5. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> 5.1. Định hướng các năng lực được hình thành: * Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ để định nghĩa, trình bày, mô tả, giải thích. * Năng lực riêng: Năng lực sử dụng kiến thức sinh học (thiết kế thí nghiệm chứng minh quá trình quang hợp ở lá cây). Năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực về kỹ năng thực hành sinh học. Năng lực về phương pháp sinh học *Năng lực cần phát triển : Học sinh biết vân dụng kiến thức vào thực tiển trồng và chăm sóc cây, có ý thức bảo vệ và trồng cây xanh để bảo vệ môi trường. 5.2. Bảng mô tả các năng lực có thể phát triển trong bài: Nhóm NL. NLTP. Năng lực kiến K1 thức sinh học. K2. K3. Năng lực nghiên cứu khoa học. N1. N2. Mô tả mức độ thực hiện trong bài học -Trình bày kiến thức về các chất mà lá chế tạo chất gì khi có ánh sáng. -Trình bày kiến thức về nguyên liệu để cây chế tạo tinh bột và khái niệm về quang hợp. -Trình bày kiến thức về những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp ý nghĩa của quang hợp. -Trình bày được mối quan hệ giữa cấu tạo phiến lá và chức năng chế tạo tinh bột khi có ánh sáng. -Trình bày được nguyên liệu, sản phẩm và điều kiện của quang hợp. -Trình bày được mối quan hệ giữa các điều kiện bên ngoài với quá trình quang hợp và giữa quang hợp với môi trường và đời sống. -Dựa vào các tranh vẽ để xác định nhiệm vụ học tập. -Dựa vào các thí nghiệm để xác định nhiệm vụ học tập. -Dựa vào các ví dụ thực tế để xác định nhiệm vụ học tập. -Nghiên cứu thông tin về các chất mà lá chế tạo chất gì khi có ánh sáng -Nghiên cứu thông tin về nguyên liệu để cây chế tạo tinh bột và khái niệm về quang hợp. -Nghiên cứu thông tin về những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp ý nghĩa của quang hợp. -Quan sát tranh vẽ (phim) về thí nghiệm chứng minh lá chế tạo ra các chất gì khi có ánh sáng. -Quan sát tranh vẽ (phim) về thí nghiệm chứng minh cây cần khí cacbonic để chế tạo tinh bột..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> N4. N5 Năng lực thực hành sinh học. KN1. KN2. Năng lực về phương pháp sinh học. P2. -Thu thập số liệu và bằng chứng về các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp và ý nghĩa của quang hợp. -Thiết kế được thí nghiệm chứng minh lá cây chế tạo tinh bột và nhả ra khí oxi khi có ánh sáng. -Thiết kế được thí nghiệm chứng minh cây cần khí cacbonic để chế tạo tinh bột. Biết cách quan sát và ghi lại kết quả thí nghiệm. Biết cách quan sát, ghi chép và thu thập số liệu. -Biết quan sát tranh vẽ (phim), xác định các chất mà lá chế tạo khi có ánh sáng. -Biết quan sát tranh vẽ (phim), xác định cây cần khí cacbonic để chế tạo tinh bột. - Biết quan sát và xử lí số liệu -Tìm được mối quan hệ giữa cấu tạo, diện tích phiến lá và chức năng chế tạo tinh bột khi có ánh sáng . -Tìm được mối quan hệ giữa nguyên liệu, sản phẩm của quang hợp với môi trường. -Tìm được mối quan hệ giữa các điều kiện bên ngoài với quá trình quang hợp và giữa quang hợp với môi trường và đời sống. -Sử dụng phương pháp sinh lí thực vật để nghiên cứu về quá trình chế tạo chất hữu cơ và nhả khí oxi của lá. -Sử dụng phương pháp sinh lí thực vật để nghiên cứu về quá trình quang hợp. -Sử dụng phương pháp sinh lí thực vật để nghiên cứu về các điều kiện bên ngoài với quá trình quang hợp và giữa quang hợp với môi trường và đời sống.. II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1. Chuẩn bị của GV: các thí ngiệm, máy chiếu, tranh hình SGK. Sưu tầm một số cây ưa sáng và ưa tối. 2. Chuẩn bị của HS: Đọc trước nội dung của bài, tham khảo kiến thức nghiên cứu các thí nghiệm. 3. Bảng mô tả năng lực cần đạt:.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cấp độ Nội dung. Quang hợp. Vận dụng Nhận biết. - Nêu được nguyên liệu và sản phẩm của quá trình quang hợp. - Biết viết sơ đồ tóm tắt về hiện tượng quang hợp. -Phát biểu được khái niệm đơn giản về quang hợp.. Thông hiểu. - Biết được cơ quang chính và điều kiện cần thiết của quang hợp. -Hiểu và phân tích thí nghiệm để rút ra kết luận: khi có ánh sáng lá có thể chế tạo được tinh bột và nhả ra khí ôxi. - Rút ra được ý nghĩa của quang hợp ở cây xanh.. Cấp độ thấp. Cấp độ cao. Giải thích được 1 số hiện tượng thực tế như: khi nuôi cá cảnh trong bể kính, thường thả cây rong. Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng,…... Giải thích được 1 số hiện tượng thực tế như: +Về mùa hè khi trời nắng nóng đứng dưới bóng cây to ta thấy mát và dễ thở. +Ban đêm không để nhiều cây xanh trong phòng đóng kín cửa,…... III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? chức năng của mỗi phần là gì ? 3. Vào bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Trước khi vào phần nội dung HS: Trả lời Gv: Vận dụng kỹ thuật tia chớp Con vật cho uống nước và ăn thức -Theo em khi ta nuôi 1 con vật và trồng 1 cây xanh em ăn còn cây xanh tưới nước, bón thấy có sự khác nhau như thế nào? phân và để ngoài ánh sáng…. -Gv: khi cây xanh chỉ cần nước, phân và ánh sáng có thể phát triển tốt là nhờ nó có 1 quá trình mà động vật không có đó chính là quang hợp. Vậy quang hợp cần có nguyên liệu nào và tạo sản phẩm là gì ta sẽ có câu trả lời khi học xong chủ đề này. -Gv: ghi tên chủ đề và thông báo thông tin trong sách: “ Ta đã biết………các thí nghiệm” -Gv yêu cầu 1 hs đọc thông tin đầu trong sgk trang 68.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động 1: Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng: 1. Mục tiêu : Thông qua thí nghiệm HS xác định được tinh bột là chất mà lá cây tạo được khi ở ngoài ánh sáng. 2. Năng lực hình thành: Năng lực tự học, ghi chép kết quả quan sát, NL tư duy, NL phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ ở lớp, báo cáo. Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học 3. Phương tiện dạy học: thí nghiệm, tranh, máy chiếu Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. -Gv: Vận dụng kỹ thuật khăn trải bàn Gv: Hướng dẫn HS chia nhóm,từng học sinh tự tìm hiểu. GV: Lá cây chế tạo được chất gì và trong điều kiện nào? Để HS: Làm việc cá nhân trả lời cho câu hỏi đó chúng ta tìm hiểu thí nghiệm sau. GV giới thiệu điều cần biết trước khi tìm hiểu thí nghiệm: - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, nghiên cứu phần thông HS: Quan sát thí nghiệm tin . Hs trình bày lại thí nghiệm qua thông tin SGK. -Chứa tinh bột có màu xanh tím đặc trưng.. Nhỏ 1 vài giọt dung dịch Iốt loãng (1%) vào 2 ống nghiệm đựng tinh bột và nước sẽ thấy hiện tượng ống nghiệm chứa tinh bột có màu xanh tím đặc trưng..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> HS Lắng nghe –ghi nhớ. -GV: Mở rộng- Ngoài ra trong thực tế nếu dùng dung dịch Iốt nhỏ vào chỗ có tinh bột như củ khoai tây đã luộc chín, củ khoai lang,. HS đọc thông tin thí nghiệm SGK.. cơm hoặc ruột bánh mì … thì chỗ đó bao giờ cũng có màu xanh tím đặc trưng. Vì vậy, dung dịch Iốt được dùng làm thuốc thử - Các nhóm nghiên cứu phần tinh bột.. thông tin SGK + quan sát H21.1và thí nghiệm. Gv: Vận dụng kỹ thuật phân tích một đoạn video HS : Xem video thí nghiệm GV yêu cầu HS đọc thông tin thí nghiệm SGK. - Chuẩn bị: Thảo luận nhóm + Chậu cây khoai lang, băng giấy đen, bóng điện 500W, cồn 900, nước ấm, dung dịch I ốt. + Giá đỡ thí nghiệm, đèn cồn, ống nghiệm, 3 cốc thủy tinh, pipet. - Tiến hành thí nghiệm: GV cho HS quan sát video thí Các câu hỏi SGK nghiệm.. - Đại diện nhóm trình bày. + Nhằm mục đích không cho.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ánh sáng lọt vào. + Chỉ có phần không bị bịt băng đen. Vì có ánh sáng chiếu vào, em dùng thuốc thử Iốt. - HS tự rút ra kết luận.. + Để chậu cây khoai lang vào chỗ tối 2 ngày. + Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả 2 mặt. + Đem chậu cây đó để ra chỗ nắng gắt hoặc chiếu bóng 500W từ 4 – 6 giờ. + Ngắt chiếc lá và bỏ băng giấy đen cho vào cồn 900 đun sôi cách thủy. + Rửa lá bằng nước ấm. + Bỏ lá vào cốc đựng dung dịch I ốt loãng GV yêu cầu: HS quan sát và rút ra nhận xét, giải thích H. Việc bịt kín lá trong thí nghiệm bằng băng giấy đen nhằm mục đích gì ? H. Chỉ có phần nào của lá trong thí nghiệm chế tạo được tinh bột ? Vì sao em biết ? H. Qua thí nghiệm này, em rút ra được kết luận gì ? - GV trình chiếu kết quả thí nghiệm : Từ nước và muối khoáng hoà tan dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời lá tạo ra chất hữu cơ cần thiết cho cây..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Hs: liên hệ trả lời: Liên hệ thực tiễn ?Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng?. GV: Chúng ta giải thích được một số hiện tượng những cây ưa sáng mà trồng trong tối. Ví dụ: cây đậu, cây cỏ… sẽ có lá màu sắc sáng và nhạt hơn …Ngoài ra, nếu trồng cây quá dày, cây sẽ bị thiếu ánh sáng cho quá trình chế tạo tinh bột. Do đó, năng suất cây trồng sẽ thấp nên chúng ta cần phải tỉa thưa. Ví dụ: cây rau, cây ngô, cây lúa tỉa thưa lúc làm cỏ … Cây trồng trong nhà cần có ánh sáng nhân tạo… như vậy cần trồng cây đúng mật độ để đảm bảo yêu cầu ánh sáng của cây. Lồng ghép - Giáo dục bảo vệ môi trường: Vì vậy, chúng ta cần phải tích cực trồng cây, bảo vệ và chăm sóc cây. *Tiểu kết :. - Trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng thì cây quang hợp để chế tạo chất hữu cơ, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Vì vậy cây cảnh để trong nhà thỉnh thoảng phải đưa ra nơi có ánh sáng. - HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Thí nghiệm: (SGK) - Kết luận : Lá chế tạo được tinh bột khi có ánh sáng. * Năng lực hình thành sau khi kết thúc hoạt động: K1: Kiến thức về các hoạt động sống của thực vật đó là xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. K2: Trình bày mối quan hệ giữa các kiến thức sinh học. K3: Sử dụng kiến thức sinh học để thực hiện các nhiệm vụ học tập. N1: Nghiên cứu lí thuyết, tổng hợp tài liệu và đánh gía được các tài liệu khoa học. N5: Biết cách quan sát và ghi chép, thu thập số liệu, kết quả thí nghiệm. KN1: Quan sát, phân loại thí nghiệm. Hoạt động 2: Xác định chất khí thải ra trong quá trình tạo tinh bột 1. Mục tiêu: HS phân tích thí nghiệm để rút ra kết luận về chất khí mà lá cây nhả ra ngoài trong khi chế tạo tinh bột là ôxi. 2. Năng lực hình thành: NL tự học, hợp tác, tự quản lí, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, ghi ghép, phát hiện và tự giải quyết vấn đề. 3. Phương tiện dạy học: thí nghiệm, tranh, máy chiếu. Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Gv: Vận dụng kỹ thuật phân tích một đoạn video - GV cho HS thảo luận nhóm nhỏ, nghiên cứu phần thông tin SGK + H.21.2.. HS đọc thông tin thí nghiệm SGK.. - Tiến hành thí nghiệm: GV cho HS quan sát video thí nghiệm. + Lấy 2 cành rong đuôi chó cho vào 2 ống nghiệm đã đổ đầy nước và úp vào 2 cốc nước đầy sao cho bọt khí không lọt vào. + Để cốc A chỗ tối hoặc bọc giấy đen, cốc B để ra chỗ nắng hoặc dưới đèn sáng có chụp.. HS quan sát video thí nghiệm. - Các nhóm nghiên cứu phần thông tin SGK + quan sát H21.2, thảo luận nhóm nhỏ Hs trình bày thí nghiệm theo nhóm - Đại diện nhóm trình bày yêu cầu..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Theo dõi khoảng 6 giờ, nhẹ nhàng rút 2 cành rong ra và bịt kín ống nghiệm lấy ra khỏi 2 cốc và lật ngược lại. + Đưa que đóm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm. GV yêu cầu: HS quan sát và rút ra nhận xét, giải thích? -Gv: Vận dụng kỹ thuật tư duy -GV lồng ghép câu hỏi vào thí nghiệm: yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời 3 câu hỏi SGK. -GV nhận xét phần trả lời của học sinh Trình chiếu thí nghiệm trên màn hình và câu hỏi thảo luận theo nhóm lớn: H. Cành rong trong cốc nào chế tạo được tinh bột ? Vì sao ? H. Những hiện tượng nào chứng tỏ cành rong trong cốc đó đã thải ra chất khí ? Đó là khí gì ? H. Có thể rút ra kết luận gì qua hai thí nghiệm. - GV gợi ý : HS dựa vào thí nghiệm 1 và chú ý quan sát ở đáy 2 ống nghiệm. - GV nhận xét, kết luận Gv: Liên hệ ? Tại sao về mùa hè, khi trời nắng nóng, đứng dưới bóng cây to, ta cảm thấy mát và dễ chịu hơn ?. ? Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong?. + Dựa vào kết quả thí nghiệm1 xác định được cành rong ở cốc B chế tạo được tinh bột, chất khí thải ra là khí ôxi. - Nhóm khác nhận xét. - HS tự rút ra kết luận. -Hs trình bày lại thí nghiệm theo SGK dựa vào tranh. - HS suy nghĩ và trả lời. - Đại diện lớp trình bày. - HS tự rút ra kết luận. -HS liên hệ trả lời: - Khi đi dưới trời nắng, chúng ta đứng dưới gốc cây to và hít thật sâu lại có cảm giác mát lạnh. Vì quá trình hít đó đã sử dụng nhiều ô xi do cây xanh thải ra và có bóng mát của cây nên có cảm giác mát lạnh. - Vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong đã nhả ra khí ô xi hòa tan vào nước của bể, tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> GV: Cây xanh khi chế tạo tinh bột đã thải ra ôxi cần cho sự hô hấp của người, động thực vật … Nhất là ở những nơi đông người. Vì vậy: ? Chúng ta cần phải trồng nhiều cây xanh ở những nơi nào?. HS: Quan sát một số hình ảnh - HS suy nghĩ và trả lời một số câu hỏi của GV - Đại diện lớp trình bày. - Chúng ta phải trồng cây xanh ở mọi nơi, nhất là những nơi có đông người như: khu đô thị, khu công nghiệp, nhà máy, trường học, nơi em sinh sống….

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Hs liên hệ: Chặt phá rừng bừa bãi, vận chuyển gỗ trái phép, đốt nương làm rẫy -. GV: Liên hệ giáo dục bảo vệ môi trường ? Cùng với công nghiệp hoá đất nước thì các khu rừng ngày nay đang diễn ra hiện tượng gì?. - Diện tích rừng bị thu hẹp, hạn hán, lũ lụt thường xuyên xảy ra. Ví dụ: miền Trung Việt Nam làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, gây hậu quả nghiêm trọng .... Hậu quả của việc chặt phá rừng bừa bãi? Ngày nay, để giảm ô nhiễm và tạo cảnh quan đẹp cho gia đình, khu dân cư nơi em sống... Người ta đã làm gì? -Gv chốt lại: Trồng cây cảnh, khu đô thị, công viên, tích cực trồng cây gây rừng, không du canh du cư, trồng cây trong nhà kính … -Gv liên hệ bản thân HS: Là học sinh em đã và sẽ làm gì để góp phần làm. -HS liên hệ bản thân: Bảo vệ cây xanh, trồng cây, tuyên truyền về lợi ích của cây xanh, vẽ tranh cổ động… + Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống . + Làm mát, giúp cây phát triển ….

<span class='text_page_counter'>(13)</span> cho không khí được trong lành? Em biết câu tục ngữ nào nói về 4 điều kiện để cây phát triển tốt ? Vậy theo em nước có vai trò gì đối với cây ? - Gv chiếu hình rễ cây hút nước. - GV nhấn mạnh: ngoài làm mát cho cây nước còn có vai trò rất lớn trong đời sống của cây vì nó là một nguyên liệu không thể thiếu trong quá trình chế tạo tinh bột *Tiểu kết: - Thí nghiệm: (SGK) - Kết luận: Trong quá trình chế tạo tinh bột, lá nhả khí ôxi ra môi trường ngoài. * Năng lực hình thành sau khi kết thúc hoạt động: K1: Kiến thức về các hoạt động sống của thực vật đó là xác định chất khí thải ra trong quá trình quang hợp. K2: Trình bày mối quan hệ giữa các kiến thức sinh học. K4: Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra biện pháp, đánh giá giải pháp...) kiến thức sinh học vào các tình huống thực tiễn. N5: Biết cách quan sát và ghi chép, thu thập số liệu, kết quả thí nghiệm. KN1: Quan sát, phân tích thí nghiệm. Hoạt động 3: Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột 1. Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm HS biết cây cần: nước, khí cacbonic, ánh sáng, diệp lục để chế tạo tinh bột. 2. Năng lực hình thành: Năng lực tự học, ghi chép kết quả quan sát, tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp ở lớp, báo cáo..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3. Phương tiện dạy học: thí nghiệm, tranh, máy chiếu Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. Gv: Vận dụng kỹ thuật động não - Gv yêu cầu hs đọc thông tin 1: “ Lá cây cần nước …… thân, cuống , lá”. ? Trong phiến lá ở mặt dưới có loại tế bào nào chứa khí và thoát khí. - HS Quan sát cấu tạo phiến - Gv chiếu hình vẽ lá - HS suy nghĩ và trả lời - Mặt dưới của phiến lá có tế bào lỗ khí để chứa khí và thoát khí. GV: Ngoài nước và ánh sáng cây còn cần thêm một loại khí để thực hiện quá trình trên, để biết ta tiến hành thí nghiệm sau : -Thí nghiệm : GV lấy cốc nước vôi trong chuẩn bị sẵn, cho HS quan sát trên mặt cốc nước và yêu cầu học sinh ghi nhớ . Sau đó cho HS thổi hơi thở vào cốc -> yêu cầu HS nhận xét : Yêu cầu HS: Quan sát cốc nước vôi trong và cho biết hiện tượng xảy ra: + Khi chưa thổi hơi thở vào? -HS theo dõi thí nghiệm. + Khi thổi hơi thở vào? ? Vậy trong hơi thở mình có chứa khí gì ? Sau đó HS thổi hơi thở vào cốc -> HS nhận xét: -> Vậy khí cacbonic có cần thiết cho sự chế tạo tinh bột - Khi chưa thổi : mặt cốc trong suốt không? Chúng ta cùng tiến hành thí nghiệm sau. – Sau khi thổi : trên mặt -GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm trong SGK nước có lớp váng mỏng xuất - GV cho HS nghiên cứu độc lập hiện. HS : Rút ra kết luận. -HS đọc thông tin + các thao.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> HH ìnì hn 2h 1. 5.2 K1 ết. q4 u. ảT thh íí nn gg hih ệi mệ m. CC hh è cuu «« nn gg í cAB. tác thí nghiệm ở lệnh SGK - HS nhắc lại thí nghiệm cho cả lớp nghe.. v « i t r o n g. L ¸. L ¸. c. c. c. c. y. y. t r o n g. t r o n g. c h u « n g. c h u « n g. A. B. -Gv chiếu thí nghiệm và ñgiảng ñ lại để HS nhận thấy điều kiện thí nghiệm khác nhau vàahoàna thành phiếu học tập. - Yêu cầu Hs thảo luận nhóm ©hoàn thành phiếu học tập : ©. - HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập:. -Các nhóm thảo luận. Đại diện nhóm trình bày.. - GV yêu cầu HS nhắc lại thí nghiệm.. - GV tiếp tục cho HS thảo luận các câu hỏi : H. Điều kiện ở cây trong chuông A khác cây trong chuông B như thế nào ? + Lá trong chuông A không H. Lá cây trong chuông nào chế tạo được tinh bột? Vì sao chế tạo được tinh bột em biết ? + Lá trong chuông B chế tạo H. Từ đó có thể rút ra kết luận gì ?.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - GV gợi ý: Sử dụng kết quả tiết trước. được tinh bột - GV nhận xét rút ra kết luận: - Gv nhấn mạnh: Không có khí cacbonic lá cây không chế tạo - Đại diện HS các nhóm trình bày. HS khác nhận xét tinh bột . Gv chiếu sơ đồ và yêu cầu rút ra kết luận về các điều kiện để cây chế tạo tinh bột. - HS tự rút ra nhận xét.. Gv nhận xét, bổ sung, mở rộng : ? Tại sao ở xung quanh nhà và những nơi công cộng ta trồng nhiều cây xanh ?. - GV liên hệ thực tế: Lượng khí cacbonic được lấy từ hô hấp của con người, sinh vật và quá trình đốt nhiên liệu. Nhưng nếu hàm lượng này tăng quá nhiều gấp khoảng 7 lần thì cây sẽ đầu độc và chết vì vậy ta cần trồng và bảo vê cây xanh bằng những viêc làm thiết thực nhất như không được bẻ cành ngắt ngọn các cây xanh ở những nơi công cộng. - GV chuyển mục: Trong quá trình này ta đã thấy có sự chuyển hóa các chất, quá trình đó gọi là quang hợp. Vậy quang hợp là gì?. HS liên hệ–trả lời câu hỏi: - Trồng nhiều cây xanh để giảm lượng khí cacbonic cung cấp nhiều khí ôxi làm cho bầu không khí mát mẻ, trong lành..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> *Tiểu kết: - Thí nghiệm: SGK - Kết luận: Không có khí cácbôníc lá không thể chế tạo được tinh bột. * Năng lực hình thành sau khi kết thúc hoạt động: K1: Kiến thức về các hoạt động sống của thực vật đó là cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột. K2: Trình bày mối quan hệ giữa các kiến thức sinh học. K3: Sử dụng kiến thức sinh học để thực hiện các nhiệm vụ học tập. K4: Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra biện pháp, đánh giá giải pháp...) kiến thức sinh học vào các tình huống thực tiễn. N3: Đề xuất được các giả thuyết có khả năng kiểm chứng được bằng thực nghiệm, dự đoán được kết quả nghiên cứu. Hoạt động 4: Khái niệm về quang hợp 1. Mục tiêu : HS nêu được khái niệm quang hợp, viết sơ đồ quang hợp. 2. Năng lực hình thành: Năng lực tự học, ghi chép kết quả quan sát, tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp ở lớp, báo cáo. Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học. 3. Phương tiện dạy học: thí nghiệm, tranh Hoạt động của GV -GV cho HS hoạt động cá nhân H. Từ sơ đồ trên hãy phát biểu khái niệm đơn giản về quang hợp ? - GV gọi 2 HS lên viết sơ đồ về quang hợp - GV cho các nhóm thảo luận: H. Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột ? Nguyên liệu đó được lấy từ đâu? H. Lá cây chế tạo được tinh bột trong điều kiện nào ?. Hoạt động của HS - HS nghiên cứu thông tin - Đại diện lớp phát biểu. HS khác nhận xét - HS lên viết sơ đồ - Các nhóm thảo luận: + Cacbonic và nước + Lấy từ đất và không khí + Điều kiện có ánh sáng - Đại diện nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét.. - GV nhận xét. - GV cho HS nghiên cứu thông tin SGK - HS nghiên cứu thông tin. H. Ngoài tinh bột lá cây còn chế tạo những sản - Đại diện lớp trình bày. HS khác phẩm hữu cơ nào khác ? nhận xét - GV nhận xét rút ra kết luận. *Tiểu kết: - Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục sử dụng nước và khí cacbonic, năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo tinh bột và nhả khí ôxi ..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -Sơ đồ quang hợp: Ánh sáng Nước (rễ lấy từ đất). +. Khí cacbonic (không khí). Tinh bột diệp lục. (trong lá). +. Khí ôxi ( môi trường). - Từ tinh bột cùng với nước và muối khoáng hoà tan lá cây còn chế tạo những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây. * Năng lực hình thành sau khi kết thúc hoạt động: K1: Kiến thức về các hoạt động sống của thực vật đó là cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột. K3: Sử dụng kiến thức sinh học để thực hiện các nhiệm vụ học tập. K4: Vận dụng ( giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra biện pháp, đánh giá giải pháp...) kiến thức sinh học vào các tình huống thực tiễn. Hoạt động 5: Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. Ý nghĩa của quang hợp 1. Mục tiêu: HS nêu được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp –Ý nghĩa của quang hợp 2. Năng lực hình thành: Năng lực tự học, ghi chép kết quả quan sát, tư duy, phát hiện và giải quyết vấn đề. Năng lực giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp ở lớp, báo cáo. Năng lực kiến thức sinh học, năng lực nghiên cứu khoa học. 3. Phương tiện dạy học: nghiên cứu tài liệu liên quan đến nội dung bài học. Hoạt động của GV. Hoạt động của HS. GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, nghiên HS đọc thông tin mục  suy nghĩ trả lời 2 cứu SGK. câu hỏi mục  tr.75 SGK. GV bao quát lớp, gợi ý các câu hỏi thảo HS trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến. luận: chú ý vào điều kiện ảnh hưởng đến Yêu cầu nêu được: quang hợp. + Các điều kiện ảnh hưởng đến quang hợp: Khí CO2, nước, ánh sáng, nhiệt độ. + Trồng cây với mật độ dày → thiếu ánh sáng. H. Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch - Vì trồng cây với mật độ quá dầy thì các cao thì không nên trồng cây với mật độ quá cây che nhau cây sẽ không nhận đủ ánh.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> dầy? H. Tại sao nhiều loại cây cảnh trồng trong nhà mà vẫn xanh tốt. Hãy tìm vài ví dụ chứng minh? H. Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt phải chống nóng cho cây và chống rét cho cây? -GV nhận xét và cho HS quan sát tranh: bụi lá lốt ở dưới gốc cây hồng xiêm, tranh khóm chuối cằn ở gần nhiều lò gạch → thấy được ảnh hưởng của ảnh hưởng của ánh sáng và lượng khí CO2.. sang. - Vì những cây này là những cây ưa bóng: trường sinh, trúc nhật... -Vì nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp cây sẽ ngừng quang hợp do đó cần chống nóng và chống rét cho cây. -HS Các nhóm thảo luận kết quả, tìm đáp án đúng.. GV Cho HS rút ra kết luận. *ý nghĩa của quang hợp ở cây xanh GV yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu - Mỗi HS tự suy nghĩ trả lời câu hỏi. hỏi mục  tr.75 SGK. HS Trao đổi nhóm thống nhất ý kiến. H. Khí oxi do quang hợp của cây xanh nhả ra cần cho sự hô hấp của những sinh vật + Hầu hết các loài sinh vật (kể cả con người) khi hô hấp đều cần lấy khí oxi, một nào? phần lớn do cây xanh nhả ra khi quang hợp. H. Hô hấp và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí cacbonic vào không + Khi quang hợp, cây xanh lấy vào khí khí nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong cacbonic (do hô hấp của các sinh vật thải ra) không khí nhìn chung không tăng? nên đã góp phần giữ cân bằng lượng khí này trong không khí. H. Các chất hữu cơ do quang hợp của cây + Hầu hết các loại ĐV và con người đều có xanh chế tạo ra đã được những sinh vật nào thể sử dụng trực tiếp chất hữu cơ của cây sử dụng? xanh làm thức ăn hoặc sử dụng gián tiếp thông qua động vật ăn Thực vật. H. Hãy kể tên những sản phẩm mà chất hữu + Chất hữu cơ do cây xanh chế tạo đã cung cơ do cây xanh quang hợp đã cung cấp cho cấp rất nhiều loại sản phẩm cần cho nhu cầu đời sống của con người? sống của con người: lương thực, thực phẩm, thuốc men,.... H. Nếu không có cây xanh thì không có sự - Đúng. Vì cây xanh quang hợp cung cấp sống ngày nay trên trái đất điều đó có đúng khí oxi cho hô hấp và thức ăn cho mọi sinh không? Vì sao? vật trên trái đất..

<span class='text_page_counter'>(20)</span> ? Nhận xét về diện tích rừng của nước ta hiện nay.  Gv lồng ghép để giáo dục dân số và môi trường. → HS liên hệ. ? Mỗi chúng ta phải làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh. GV lưu ý các nhóm: Khẳng định được tầm quan trọng của các chất hữu cơ và khí O 2 do quang hợp của cây xanh tạo ra. GV nghe và giúp đỡ HS hoàn thiện đáp án về ý nghĩa của quang hợp. Tiểu kết: + Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là: ánh sáng, nhiệt độ, nước, khí cacbôníc + Các loại cây khác nhau đòi hỏi các điều kiện không giống nhau. Ý nghĩa: Nhờ quá trình quang hợp cây xanh: + Tạo ra khí oxi cho sự hô hấp của các sinh vật và con người. + Tạo ra chất hữu cơ cần cho sự sống hầu hết các sinh vật và con người. * Năng lực hình thành sau khi kết thúc hoạt động: K1: Kiến thức về các hoạt động sống của thực vật đó là: Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp và ý nghĩa quang hợp ở cây xanh. K2: Trình bày mối quan hệ giữa các kiến thức sinh học. K3: Sử dụng kiến thức sinh học để thực hiện các nhiệm vụ học tập. K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra biện pháp, đánh giá giải pháp...) kiến thức sinh học vào các tình huống thực tiễn. IV/ CÂU HỎI, BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH: NỘI DUNG. MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Nhận biết. Thông hiểu. VD thấp. VD cao. 1. Xác định chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. 2. Xác định chất. Dùng thuốc thử để xác định được chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng. Hiểu được vì sao Giải thích 1 số.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> khí thải ra trong quá trình lá chế tạo tinh bột. trong bể nuôi cá hiện tượng thực cảnh người ta tế. thường thả thêm rong?. 3. Cây cần chất Biết được cây gì để chế tạo tinh cần những bột ? nguyên liệu nào. để chế tạo tinh bột. 4. Khái niệm - Nêu được khái quang hợp. niệm quang hợp. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. 5. Những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.. Biết được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.. Giải thích được vai trò của diệp lục đối với cây.. -Hiểu được diệp lục ở lá là nơi xảy ra quá trình quang hợp. Giải thích được vì sao không nên trồng cây với mật độ quá dày, đúng thời vụ. (BTVN). 6. Ý nghĩa của quang hợp.. Hiểu được ý Giải thích tầm nghĩa quá trình quan trọng của quang hợp. cây xanh đối với môi trường tự nhiên và con người. (BTVN). Liên hệ bản thân việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương.. Câu 1: Chọn câu đúng trong các câu sau: 1, Cây cần những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? a. Nước, đất. b. Chất diệp lục, phân. c. Nước, khí cacbonic, diệp lục, năng lượng ánh sáng mặt trời d. Nước, chất diệp lục. 2. Trong các bộ phận sau đây của lá, bộ phận nào là nơi xảy ra quá trình quang hợp? a. Lỗ khí b. Gân lá c. Diệp lục 3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp?.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> a. ánh sáng, nước, khí cacbonic và khí oxi. b. ánh sáng, nhiệt độ, không khí, đất. c. ánh sáng, nhiệt độ, nước và khí cacbonic. d. ánh sáng, phân bón, đất và nước. Câu 2: Thân non có màu xanh có tham gia vào quá trình quang hợp không? Vì sao? Câu 3: Tại sao về mùa hè khi trời nắng nóng đứng dưới bóng cây to ta thấy mát và dễ thở ? Câu 4: Những cây không có lá hoặc lá sớm rụng (xương rồng, cành giao ) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận? Câu 5: Nêu được khái niệm quang hợp. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Câu 6: Vì sao người ta thường thả thêm rong vào bể nuôi cá cảnh? Câu 7: Mỗi em có thể làm gì để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương? Câu 8: Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? 4. DẶN DÒ: - Học bài, Trả lời câu hỏi cuối bài SGK - Đọc mục “Em có biết ” trang 73 SGK. - Tìm hiểu thí nghiệm và nội dung bài 23: Cây có hô hấp không? * RÚT KINH NGHIỆM: 1. Nhận xét nội dung, phương pháp và phân bố thời gian giảng dạy: …………………………………………………………………………………… 2. Nhận xét về thái độ học tập, khả năng tiếp thu của HS các lớp: …………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(23)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×