Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Cau hoi vat ly hoc ky 2 lop 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.03 KB, 9 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>---------------------------------------------- ĐỖ YẾN KHOA ----------------------------------------. CÂU HỎI VẬT LÍ 11 HK2 CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG BÀI 19: TỪ TRƯỜNG Câu 1: Định nghĩa từ trường? Nêu quy ước hướng của từ trường? Định nghĩa từ trường: Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặc trong nó. Quy ước hướng của từ trường: Hướng của từ trường tại một điểm là hướng Nam - Bắc của kim nam châm nhỏ nằm cân bằng tại điểm đó. Câu 2: Định nghĩa đường sức từ? Nêu tính chất của đường sức từ? Định nghĩa đường sức từ: Đường sức từ là nhũng đường vẽ ở trong không gian có từ trường sao cho tiếp tuyến tại mọi điểm có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. Tính chất của đường sức từ: - Qua mỗi điểm trong không gian chỉ vẽ được một đường sức từ. - Các đường sức từ là những đường cong khép kín hay vôhạn ở hai đầu. - Chiều của các đường sức từ tuân theo những quy tắc xác định (quy tắc nắm tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc). - Người ta quy ước vẽ các đường sức từ sao cho chỗ nào từ trườn mạnh thì các đường sức từ mau và chỗ nào từ trường yếu thì các đường sức từ thưa. Câu 3: Nêu quy tắc nắm bàn tay phải, quy tắc vào Nam ra Bắc (Định nghĩa mặt Nam và mặt Bắc của dòng điện tròn). Quy tắc nắm bàn tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều cùa các đường sức từ. Quy tắc vào Nam ra Bắc: - Mặt Nam (S) của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào ta thấy dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ. - Mặt Bắc (N) của dòng điện tròn là mặt khi nhìn vào ta thấy dòng điện chạy theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. - Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam, đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy. . BÀI 20: LỰC TỪ - CẢM ỨNG TỪ. 1.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> ---------------------------------------------- ĐỖ YẾN KHOA ----------------------------------------. Câu 1: Định nghĩa từ trường đều? -. Từ trường đều là từ trường mà đặc tính của nó giống nhau tại mọi điểm; các đường sức từ là những đường thẳng song song cùng chiều và cách đều nhau. VD: Từ trường giữa hai cực cảu nam châm chữ U là từ trường đều.. Câu 2: Trình bày đặc điểm của vectơ cảm ứng từ? Vectơ cảm ứng từ ⃗ B tại một điểm: -. Có hướng trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. F Có độ lớn B = Il. Câu 3: Nêu đơn vị cảm ứng từ? Phát biểu quy tắc bàn tay trái? Đơn vị cảm ứng từ: Tesla, Kí hiệu: T Quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái mở rộng sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến các ngón tay giữa theo chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện. Câu 4: Nêu đặc điểm của lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường? Lực từ F tác dụng lên phần tử dòng điện I ⃗l đặt trong từ trường đều, tại đó có cảm ứng từ ⃗ B : - Có điểm đặt tại trung điểm của l. - Có phương vuông góc với ⃗l và ⃗ B . Có chiều tuân theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái mở rộng sao cho các đường sức từ xuyên vào lòng bàn tay chiều từ cổ tay đến các ngón tay giữa theo chiều dòng điện. Khi đó ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực từ tác dụng lên dòng điện. ^ α =( ⃗ - Có độ lớn: F = IlBsin α B , l⃗ ) . . . .. 2.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ---------------------------------------------- ĐỖ YẾN KHOA ----------------------------------------. BÀI 21: TỪ TRƯỜNG CỦA CÁC DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT. Câu 1: Viết công thức xác định từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, tròn và ống dây dẫn hình trụ? Từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài: I B = 2.10-7 R Từ trường của dòng điện tròn: I B = 2 π .10-7 R: Bán kính dòng điện tròn (m). R I Nếu có N vòng: B = 2 π .10-7 N R Từ trường của dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ: N B = 4 π .10-7nI n= : Số vòng dây trên một đơn vị dài của lõi. l Câu 2: Phát biểu các quy tắc xác định chiều của đường sức từ của dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng, tròn và ống dây hình trụ. Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng: Chiều được xác định bằng quy tắc nắm tay phải: Để bàn tay phải sao cho ngón cái nằm dọc theo dây dẫn và chỉ theo chiều dòng điện, khi đó các ngón kia khum lại cho ta chiều cùa các đường sức từ. Dòng điện tròn: - Chiều được xác định bằng quy tắc vào Nam ra Bắc: Các đường sức từ của dòng điện tròn có chiều đi vào mặt Nam, đi ra mặt Bắc của dòng điện tròn ấy. - Quy tắc nắm tay phải: … Dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ: Chiều được xác định bằng quy tắc nắm tay phải: Nắm các ngón tay phải chỉ theo chiều dòng điện khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức. BÀI 22: LỰC LO – REN – XƠ Câu 1: Định nghĩa lực Lo – ren – xơ? -. Lực Lo – ren – xơ là lực từ tác dụng lên điện tích q chuyển động trong từ trường. Kí hiệu: f. . . 3.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ---------------------------------------------- ĐỖ YẾN KHOA ----------------------------------------. . Câu 2: Nêu đặc điểm của lực Lo – ren – xơ? Lực Lo – ren – xơ có: -. -. Điểm đặt trên điện tích q. Phương vuông góc với ⃗v và ⃗ B . Chiều được xác dịnh theo quy tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái mở rộng sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến ngón giữa là chiều của ⃗v khi q > 0 và ngược chiều ⃗v khi q < 0 khi đó ngón cái choãi ra 900 chỉ chiều của lực Lo – ren – xơ. α = ( ⃗v^ Độ lớn: f = |q| vBsin α ,⃗ B ) CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ. Câu 1: Hiện tượng cảm ứng điện từ là hiện tượng như thế nào? -. -. Mỗi khi từ thông qua mạch kín (C) biến thiên thì trong mạch kín (C) xuất hiện dòng điện gọi là dòng điện cảm ứng. Hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng trong (C) gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. Hiện tượng cảm ứng điện từ chỉ tồn tại trong khoảng thời gian từ thông qua mạch kín biến thiên.. Câu 2: Phát biểu nội dung định luật Len – xơ tổng quát và trong trường hợp từ thông qua (C) biến thiên do chuyển động? Định luật Len – xơ: Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sau cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín. Trường hợp từ thôg qua (C) biến thiên do chuyển động: Khi từ thông qua (C) biến thiên do kết quả của một chuyển động nào đó thì từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại chuyển động nói trên. Câu 3: Định nghĩa dòng điện Fu – cô? Nêu tính chất và công dụng của dòng điện Fu – cô? Dòng điện Fu – cô: Dòng điện Fu – cô là dòng điện cảm ứng sinh ra trong khối kim loại chuyển động trong từ trường hoặc đặt trong từ trường biến thiên. Tính chất và công dụng của dòng điện Fu – cô: - Mọi khối kim loại chuyển động trong từ trường hoặc đặt trong từ trường biến thiên đều chịu tác dụng của những lực hãm điện từ  ứng dụng trong các bộ phanh điện từ của những ô tô hạng nặng. - Dòng điện Fu – cô cũng gây ra hiệu ứng toả nhiệt Jun – len – xơ  ứng dụng trong các lò cảm ứng để nung nóng kim loại. 4.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> ---------------------------------------------- ĐỖ YẾN KHOA ----------------------------------------. -. Trong nhiều trường hợp sự xuất hiện cảu dòng điện Fu – cô gây ra những tổn hao năng lượng vô ích  để giảm tác dụng của dòng điện Fu – cô người ta tăng điện trở của khối kim loại.. Câu 4: Định nghĩa suất điện động cảm ứng trong mạch kín? Phát biểu nội dung định luật Farađây? Suất điện động cảm ứng: là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Nội dung định luật Farađây: −∆ ∅ ∆∅ ∆∅ |e c| = ec = , : tốc độ biến thiên của từ ∆t ∆t ∆t thông. Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.. | |. Câu 5: Định nghĩa hiện tượng tự cảm? Phát biểu nội dung định luật Farađây xác định suất điện động tự cảm? Hiện tượng tự cảm: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. Nội dung định luật Farađây xác định suất điện động tự cảm: Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. ∆i ∆i etc = - L etc = L ∆t ∆t PHẦN QUANG HÌNH HỌC Câu 1: Định nghĩa hiện tượng khúc xạ? Trình bày định luật khúc xạ? Hiện tượng kúc xạ: Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xuyên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. Định luật khúc xạ ánh sáng: - Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới. - Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) với sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi. sini =hằng số sinr Câu 2: Định nghĩa chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối?. | |. 5.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> ---------------------------------------------- ĐỖ YẾN KHOA ----------------------------------------. Chiết suất tỉ đối: sini Tỉ số = n21 là chiết suất tỉ đối của môi trường 2 đối với môi trường 1. sinr Chiết suất tuyệt đối: - Chiết suất tuyệt đối (thường gọi là chiết xuất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không. n2 n21= n1 - Công thức định luật khúc xạ dạng đối xứng: n1sini = n2sinr Câu 3: Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần và nêu điều kiện phản xạ toàn phần. Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần. Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Điều kiện để có phản xạ toàn phần: - Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trờng chiết quang kém hơn (n2 < n1). - Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn (i ≥ igh) Câu 4: Định nghĩa lăng kính và thấu kính mỏng? - Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất (thuỷ tinh, nhựa) thường có dạng lăng trụ tam giác. - Thấu kính là một khối chất trong suốt (thuỷ tinh, nhựa,…) giới hạn bởi hai mặt cong hoặc bởi một mặt cong và một mặt phẳng. Câu 6: Trình bày cách vẽ ảnh qua một tháu kính mỏng? - Ảnh là giao điểm của chùm tia ló hoặc đường kéo dài của chùm tia ló. - Để vẽ ảnh tạo bởi thấu kính ta sử dụng 2 trong các tia đặc biệt sau: + Tia tới đi qua quang tâm O tia ló truyền thẳng. + Tia tới song song trục chính, tia ló (hoặc đường kéo dài của chùm tia ló) đi qua tiêu điểm ảnh chính. + Tia tới (hoặc đường kéo dài của tia tới) đi qua tiêu điểm vật chính cho chùm tia ló song song với trục chính. Câu 7: Vẽ công thức xác định tiêu cự và độ tụ của thấu kính mỏng? ´ ' Công thức tiêu cự: f = OF - Thấu kính hội tụ: f > 0 - Thấu kính phân kì: f < 0 1 Độ tụ: D = f . . . . 6.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> ---------------------------------------------- ĐỖ YẾN KHOA ----------------------------------------. . . Câu 8: Viết công thức thấu kính và số phóng đại ảnh? Nêu qui ước dấu các đại lượng trong công thức? Công thức thấu kính:. 1 f. =. 1 d. +. 1 d'. =>. d . d' d+ d ' d' . f d= ' d −f d.f d'= d−f. {. f=. -. ´ OA. = d với quy ước:. -. ´ ' OA. = d’ với quy ước:. >0 {vật ảovậ:dt th<0(ật :dkhông xét) '. ảnh thật : d >0 ảnh ảo :d ' < 0. {. Công thức số phóng đại ảnh: k=. A´' B' ´ AB. '. =-. d d. =>. f f −d f −d ' k= f. {. k=. -. Nếu k > 0: vật và ảnh cùng chiều (ảnh ảo). Nếu k < 0: vật và ảnh ngược chiều (ảnh thật). MẮT Câu 1: Nêu cấu tạo quang học của mắt? - Là một hề gồm nhiều môi trường trong suốt tiếp giáp nhau bằng ácc mặt cầu. Chiết suất của các môi trường này có giá trị ở trong khoảng 1,336 ÷ 1,437. - Nhìn từ ngoài vào trong mắt có các bộ phận sau: + Giác mạc (màng giác). + Thuỷ dịch. + Lòng đen. + Thể thuỷ tinh. + Dịch thuỷ tinh. + Màng lưới (võng mạc). Câu 2: Sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn - điểm cực cận? Sự điều tiết của mắt: - Điều tiết là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để cho ảnh của các vật ở cách mắt nhũng khoảng cách khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới. + Khi mắt ở trạng thái không điều tiết, tiêu cự của thấu kính mắt là lớn nhất fmax. 7.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> ---------------------------------------------- ĐỖ YẾN KHOA ----------------------------------------. + Khi mắt ở trạng thái điều tiết tối đa, tiêu cự của thấu kính mắt là nhỏ nhất: fmin. Điểm cực viễn ( Cv): Là điểm xa nhất nằm trên trục chính của thấu kính mắt, mà tại đó mắt còn nhìn rõ vật khi không điều tiết. - Mắt không bị tật điểm cực viễn ở vô cùng: Cv = ∞ . - Khoảng cực viễn: Ocv. Điểm cực cận (Cc): Là điểm gần nhất nằm trên trục chính của mắt, mà tại đó mắt còn nhìn rõ vật khi đã điều tiết tối đa. - Mắt không bị tật: Điểm cực cận cách mắt khoảng 25cm. - Khoảng cực cận: Occ = Đ = 25cm. Khoảng nhìn rõ của mắt từ Cc đến Cv. Câu 2: Năng suất phân li của mắt là gì? Năng suất phân li của mắt là góc trông vật nhỏ nhất và mắt còn phân biệt được hai điểm A và B. - Mắt không bị tật: Năng suất phân li của mắt có giá trị trung bình ε = α ≈1 min Câu 3: Trình bày các tật của mắt và cách khắc phục? Mắt cận và cách khắc phục: - Mắt cận nhìn thấy vật ở gần, không nhìn thấy vật ở xa. Mắt cận có độ tụ lớn hơn độ tụ mắt bình thường. Một chùm tia sáng song song truyền tới mắt cận sẽ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm trước màng lưới. + fmax < OV + OCv: hữu hạn. + Cc: gàn hơn mắt bình thường. - Cách khắc phục: Đeo kính phân kì có độ tụ thích hợp. - Kính đeo sát mắt thì tiêu cự của thấu kính cần đeo: fk = - Ocv. Mắt viễn và cáck khắc phục: - Mắt viễn nhìn thấy vật ở xa phải điều tiết. Mắt viễn có độ tụ nhỏ hơn độ tụ mắt bình thường. Một chùm tia sáng song song truyền tới mắt viễn sẽ cho chùm tia ló hội tụ tại một điểm sau màng lưới. + fmax > OV + Mắt viễn nhìn vật ở vô cùng phải điều tiết. + Điểm cực cận xa hơn mắt bình thường. - Cách khắc phục: Đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp. Mắt lão và cách khắc phục: - Thường những người lớn tuổi mắt bị tật lão thị (mắt lão). - Những người bị cận thị, mắt không tật khi về già có thêm tật lão thị. - Cách khắc phục: Đeo kính hội tụ có độ tụ thích hợp. - Người có mắt cận khi lớn tuổi phải đeo kính 2 tròng: 8.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> ---------------------------------------------- ĐỖ YẾN KHOA ----------------------------------------. + Đeo kính phân kì để nhìn xa. + Đeo kính hội tụ để nhìn gần. Câu 5: Thế nào là hiện tượng lưu ảnh của mắt? Tác động của ánh sáng lên màng lưới còn tồn tại khoảng ánh sáng tắt gọi là hiện tượng lưu ảnh của mắt.. 9. 1 10. giây sau khi.

<span class='text_page_counter'>(10)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×