Kiến thức cơ bản để thiết lập một mạng không dây gia đình
Bài này sẽ hướng dẫn các bạn cách thực hiện từng bước
chương trình: lên kế hoạch, xây dựng và kiểm tra một
mạng không dây gia đình. Mặc dù nhiều mạng không
dây điển hình đã có những bước tiến dài đáng kinh ngạc
trong một vài năm qua, nhưng công nghệ và thuật ngữ
“không dây” (wireless) vẫn còn khá khó cho chúng ta để
có thể lĩnh hội đầy đủ về nó. Phần hướng dẫn này tập
trung chủ yếu vào cách thức xây dựng một mạng không
dây gia đình, nhưng đồng thời cũng sẽ giúp ích cho
những người làm mạng doanh
Các bước xây dựng một mạng LAN không dây
Bạn có thể xây dựng bất kỳ một mạng gia đình không dây
điển hình nào (thường gọi là mạng LAN không dây -
WLAN) thông qua phương thức ba bước sau:
1. Chọn ra bản thiết kế WLAN tốt nhất cho trường hợp
của bạn.
2. Chọn thiết bị không dây tốt.
3. Cài đặt thiết bị và kiểm tra mạng WLAN được cấu
hình.
Trong phần dưới, chúng tôi sẽ cụ thể chi tiết từng bước trên.
Bạn đã sẵn sàng với mạng không dây?
Phải công nhận rằng sử dụng mạng không dây thay vì xây dựng mạng cáp quang truyền thống là
một quyết định sáng suốt.
Trước kia, mạng không dây là một thứ “xa xỉ phẩm”, bởi thiết bị dành cho nó khá đắt. Nhưng vài
năm qua, giá thành của các thiết bị mạng không dây đã giảm đáng kể, mang đến cơ hội cho nhiều
người dùng gia đình, kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Liệu bạn đã chắc chắn mạng không dây
sẽ đáp ứng được đầy đủ yêu cầu của mình? Hãy kiểm tra lại và tham khảo thêm từ những người
có kinh nghiệm để có quyết định sáng suốt nhất.
Lợi ích của không dây
Lợi ích của mạng không dây được đánh giá xác thực là lớn hơn nhiều mạng đi dây truyền thống.
bạn đã từng tra nhanh công thức của một món ăn trên Internet khi đang nấu trong bếp? Những
đứa trẻ có cần một chiếc máy tính nối mạng trong phòng ngủ cho các bài tập về nhà của chúng?
Bạn đã từng mơ đến việc gửi e-mail, tin nhắn hay chơi game khi đang thư giãn trên hiên nhà? Đó
mới chỉ là một số trong nhiều điều mạng không dây có thể làm được cho bạn.
Thuật ngữ chuyên môn
Lĩnh vực mạng máy tính thường nằm trực tiếp trên mảng kỹ thuật. Các nhà sản xuất thiết bị, các
hãng cung cấp dịch vụ và cả các “chuyên gia” nghiên cứu mạng thường có xu hướng đi khá sâu
vào thuật ngữ kỹ thuật. Ngành công nghiệp mạng không dây đang dần dần nâng cao hệ thống di
sản này, tạo ra các sản phẩm thân thiện với người dùng hơn và dễ dàng hơn, hợp nhất hơn. Tuy
vậy, đến giờ họ vẫn còn nhiều điều để làm. Chúng ta hãy xem nhanh một số thuật ngữ mạng
không dây phổ biên sau cùng với nghĩa của chúng.
Các thuật ngữ và từ kỹ thu
ật không dây
Khi tìm hiểu để mua một số thiết bị không dây, hay khi nói
chuyện về mạng không dây với gia đình, bạn bè, bạn nên hiểu
một số thuật ngữ cơ bản sau.
WLAN là gì?
Như trên đã nói, WLAN là một mạng không dây gia đình “điển
hình”. Sở dĩ như vậy là do WLAN là một mạng LAN không
dây, tức một nhóm các máy tính nối mạng liên quan đến nhau,
được đặt gần nhau về mặt vật lý. M
ạng LAN có thể tìm thấy
trong nhiều gia đình, trường học, doanh nghiệp. Về mặt kỹ
thuật có thể sử dụng nhiều mạng LAN cho một gia đình. Nhưng thực tế, điều này rất ít xảy ra.
Trong phần hướng dẫn này, chúng tôi sẽ giải thích cách xây dựng một mạng WLAN đơn tiêu
chuẩn cho gia đình bạn.
Wi-Fi là gì?
Wi-Fi là tên công nghiệp dùng cho thị trường sản phẩm mạng không dây. Bạn sẽ th
ấy một logo
Wi-Fi đen trắng hoặc một chứng chỉ ảo tượng trưng trên bất kỳ thiết bị không dây mua mới nào.
Về mặt kỹ thuật, Wi-Fi là biểu thị cho họ tiêu chuẩn truyền thông không dây 802.11 (mô tả bên
dưới). Nhưng do hiện nay, tất cả thiết bị mạng gia đình không dây chủ đạo đều dùng tiêu chuẩn
802.11 nên về cơ bản thuật ngữ “Wi-Fi” đơn thuần dùng để phân biệt thiết bị không dây với thiết
bị của mạng khác.
802.11a/802.11b/802.11g là những gì?
802.11a, 802.11b và 802.11g là ba tiêu chuẩn truyền thông không dây phổ biến. Một mạng
không dây có thể được xây dựng theo bất kỳ một trong ba tiêu chuẩn này. Nhưng 802.11a ít
tương thích với các tiêu chuẩn khác hơn và có xu hướng trở thành lựa chọn đắt tiền, chỉ triển
khai cho các doanh nghiệp lớn.
WEP và Wardriving là gì?
Mạng WLAN với router không
dây
Tính chất bảo mật cho mạng không dây gia đình và mạng doanh nghiệp nhỏ để lại nhiều mối bận
tâm. Nếu như chúng ta có thể dùng cần ăng ten hay một bộ tiếp sóng nào đó để thu tín hiệu radio,
tín hiệu tivi từ trạm phát sóng thì việc bắt được tín hiệu từ một mạng không dây gia đình gần đó
cũng không có gì khó khăn. Các giao dịch thông qua thẻ tín dụng trên Web có thể được an toàn,
nhưng bạn có dám chắc người hàng xóm của mình không theo dõi mọi e-mail và tin nhắn bạn đã
gửi?
Vài năm trước đây, một số chuyên viên đã phổ biến thực tế của wardriving nhằm nâng cao nhận
thức về lỗ hổng này trong mạng WLAN. Với sự hỗ trợ của những thiết bị tự làm rẻ tiền, các
“wardriver” (những kẻ xâm nhập mạng không dây trái phép) đã “rình mò” qua vùng phụ cận lưu
lượng mạng không dây phát ra từ các ngôi nhà hàng xóm. Một số thậm chí còn đăng nhập vào
máy tính mà không để lại dấu vết gì để các chủ mạng WLAN nghi ngờ. Mục đích chính của
chúng thường là ăn trộm tài nguyên trong máy tính và truy cập mạng Internet miễn phí.
WEP là một thành phần quan trọng của các mạng không dây, được thiết kế nhằm nâng cao tính
bảo mật. WEP sẽ tìm đường vào (về mặt kỹ thuật gọi là “mã hoá”) lưu lượng mạng một cách có
tính toán để các máy tính khác có thể hiểu, nhưng con người thì không thể đọc được nó. WEP
giúp bảo vệ mạng WLAN trước wardriver và những người hàng xóm tò mò. Hiện nay, tất cả
thiết bị mạng không dây đều hỗ trợ thành phần này. Do WEP có thể bật/tắt tuỳ ý nên việc cấu
hình và sử dụng nó trong quá trình cài đặt mạng là cần thiết và đơn giản.
Các kiểu thiết bị không dây
Có 5 kiểu thiết bị được xác định trong các mạng không dây gia đình:
• Bộ điều hợp mạng không dây.
• Điểm truy cập mạng không dây.
• Router không dây.
• Ăng ten không dây.
• Máy tăng thế tín hiệu không dây.
Một số thiết bị này không bắt buộc phải có, tuỳ thuộc vào cấu hình mạng không dây của bạn như
thế nào. Chúng ta sẽ còn trở lại để xem xét chi tiết từng thiết bị.
Chọn thiết bị không dây
Một mạng LAN không dây thường có bộ điều hợp mạng, các điểm truy cập, router không dây,
angten thu sóng và bộ tăng thế tín hiệu. Trong số đó, ch
ỉ có bộ điều hợp mạng là thành phần bắt
buộc phải có để xây dựng một mạng không dây gia đình. Nhiều mạng cũng sử dụng một số thiết
bị khác như giải thích bên dưới.
Bộ điều hợp mạng không dây
Máy tính nào muốn kết nối tới WLAN đều phải sở hữu một bộ điều hợp mạng không dây. Bộ
điều hợp mạng đôi khi còn được gọi là NIC (Network Interface card), tức card mạng. Bộ điều
hợp mạng cho máy tính để bàn thường là các thẻ PCI nhỏ, đôi khi là bộ điều hợp USB tương tự
như thẻ.
Bộ điều hợp mạng cho máy tính xách tay trông như một chiếc thẻ tín dụng dày. Ngày nay, thay
vì kiểu thẻ truyền thống, các bộ điều hợp cho máy tính xách tay này thường được chế tạo như
một con chip nhúng bên trong notebook hoặc laptop.
Bộ điều hợp mạng không dây gồm có một máy thu phát sóng. Máy thu-phát không dây gửi và
nhận tin nhắn, thư rồi dịch, định dạng và tổ chức chung theo luồng thông tin giữa máy tính và
mạng. Xác định được cần phải mua bao nhiêu bộ điều hợp mạng là bước then chốt đầu tiên trong
quá trình xây dựng một mạng không dây. Hãy kiểm tra lại chi tiết kỹ thuật trên các máy tính của
mình nếu bạn không chắc chắn liệu chúng có chứa các chip điều hợp không dây tích hợp sẵn hay
không.
Điểm truy cập không dây
Một điểm truy cập không dây hoạt động như một trạm truyền
thông WLAN trung tâm. Thực tê, đôi khi chúng còn được gọi là
“trạm cơ sở”. Các điểm truy cập là những hộp mỏng, nhẹ với
một loạt bóng đèn LED trên bề mặt.
Các điểm truy cập liên kết một mạng LAN không dây với mạng
Ethernet có dây tồn tại trước đó. Người dùng mạng gia đình chủ
yếu cài đặt điểm truy cập sau khi họ đã sở hữu một router băng
thông và muốn thêm máy tính không dây vào thiết lập hiện thời
của mình. Bạn phải sử dụng hoặc là một điểm truy cập, hoặc là
một router không dây (mô tả bên dưới) để triển khai mạng “lai”
giữa có dây và không dây. Nếu không, bạn có thể không cần một điểm truy cập.
Router không dây
Một router không dây là một điểm truy cập không dây với một số chức năng hữu ích khác. Giống
như router băng thông có dây, router không dây cũng hỗ trợ chia sẻ kết nối Internet với kỹ thuật
tường lửa nằm nâng cao tính năng bảo mật cho mạng. Router không dây rất giống với các điểm
truy cập.
Ưu điểm của cả router không dây và các điểm truy cập là độ đàn hồi. Bộ thu-phát mạnh tích hợp
sẵn được thiết kế
để phát tán tín hiệu không dây trong toàn bộ không gian nhà. Một mạng
WLAN gia đình sử dụng router hoặc điểm truy cập sẽ bắt tín hiệu tại góc phòng hoặc sân sau tốt
hơn là không có. Cũng giống như vậy, nếu sử dụng router hay điểm truy cập, mạng sẽ hỗ trợ
được nhiều máy tính hơn. Nếu sơ đồ thiết kế mạng WLAN có sử dụng router hoặc điểm truy cập,
bạ
n phải chạy tất cả các bộ điều hợp trong mô hình cơ sở hạ tầng ‘để gọi’ ( so-call infrastructure
mode) hoặc mô hình đặc biệt (ad-hoc infrastructure).
Router không dây là lựa chọn tốt cho những người xây dựng mạng gia đình đầu tiên.
Mạng WLAN với các điểm
truy cập không dây
Ăng-ten không dây
Bộ điều hợp mạng không dây, điểm truy cập và router, tất cả đều sử dụng một ăng-ten hỗ trợ thu
tín hiệu trên WLAN. Một số ăng-ten không dây giống như trên bộ điều hợp nằm ẩn bên trong.
Một số khác, như trên nhiều điểm truy cập nằm ở bên ngoài. Các ăng-ten thông thường cũng có
thể hoàn thành tốt nhiệm vụ thu sóng hiệu quả của mình. Nhưng nếu cài đặt một ăng ten bổ sung,
quá trình nhận tín hiệu sẽ được nâng cao. Thông thường bạn sẽ không biết liệu mình có cần
thành phần thiết bị này hay không đến sau khi kết thúc lắp đặt xong mạng cơ bản.
Tăng thế tín hiệu không dây
Một số hãng sản xuất điểm truy cập không dây và router cũng bán một thiết bị nhỏ gọi là cái tăng
thế tín hiệu. Được cài đặt cùng với điểm truy cập hoặc router không dây, tăng thế tín hiệu tăng
cường độ khoẻ cho bộ thu phát trạm cơ sở. Có thể sử dụng tăng thế tín hiệu cùng với ăng-ten bổ
sung để nâng cao tốc độ truyền vận mạng không dây và quá trình thu tín hiệu cùng một lúc.
Cả ăng-ten và tăng thế tín hiệu đều trở thành thiết bị bổ sung hữu ích cho một số mạng gia đình.
Chúng có thể giúp các máy ngoài vùng phủ sóng bắt lại được tín hiệu của WLAN và trong một
số trường hợp còn nâng cao khả năng thực thi.
Cài đặt và cấu hình WLAN
Bây giờ, bạn đã hiểu về các thành phần của một mạng LAN không dây và sẵn sàng lắp đặt chúng
theo yêu cầu. Đừng lo nếu bạn vẫn chưa có một cấu hình ổn định, chúng ta sẽ xem xét tất cả
chúng.
Để khai thác tối đa ích lợi từ các hướng dẫn bên dưới, bạn nên có câu trả lời cho các câu hỏi sau:
• Bạn muốn mở rộng mạng gia đình WLAN của mình hay xây dựng hoàn toàn một mạng mới?
• Sẽ có bao nhiêu máy tính không dây và chúng được đặt ở đâu?
• Hệ điều hành sử dụng cho các máy tính là loại nào?
• Bạn có cần chia sẻ kết nối Internet của mình giữa các máy tính không dây? Ngoài ra còn cần
chức năng nào khác? chia sẻ file? chơi game mạng?
Cài đặt router không dây
Một router không dây hỗ trợ cho một mạng WLAN. Sử dụng
router không dây trên cho mạng nếu:
• Bạn đang xây dựng mạng gia đình đầu tiên, hoặc
• Bạn muốn xây dựng lại mạng gia đình để không dây hoàn toàn
• Bạn muốn thiết lập WLAN ở mức đơn giản nhất có thể.
Cố gắng lắp đặt router không dây ở vị trí trung tâm nhất trong không gian nhà bạn.
Trong mạng Wi-Fi, máy tính đặt gần với router (thông thường trong cùng một phòng hoặc trong
“đường ngắm”) sẽ có tốc độ cao hơn máy tính đặt xa.
Kết nối router không dây với nơi đặt nguồn điện và nguồn kết nối Internet (không bắt buộc). Tất
cả router không dây đều hỗ trợ modem băng thông rộng và một số hỗ trợ kết nối điện thoại qua
dịch vụ Internet quay số. Nếu bạn cần hỗ trợ điện thoại, hãy mua router có cổng RS-232. Cuối
cùng, do các router không dây tích hợp sẵn một điểm truy cập nên bạn có quyền kết nối với một
router đi dây, switch hoặc hub.
Tiếp theo, chọn một tên mạng. Trong mạng Wi-Fi, tên mạng thường được gọi là SSID . Router
và tất cả máy tính trong mạng WLAN phải chia sẻ cùng SSID . Mặc dù mỗi router được gắn một
tên mặc định do nhà sản xuất đặt, nhưng tốt nhất là bạn nên thay đổi nó vì lý do an toàn. Tham
khảo tài liệu hướng dẫn đi kèm của nhà sản xuất để biết tên mạng cho từng router không dây cụ
thể.
Cuối cùng, thực hiện theo hướng dẫn trong tài liệu đi kèm khi mua router của nhà sản xuất để sử
dụng chức năng bảo mật WEP, bật chức năng tường lửa và các tham số yêu cầu.
Cài đặt điểm truy cập không dây
Mỗi điểm truy cập không dây hỗ trợ một m
ạng WLAN. Sử dụng điểm truy cập không dây trên
mạng gia đình của bạn nếu:
• Bạn không cần các thành phần mở rộng do router không dây cung cấp
• Bạn đang mở rộng một mạng gia đình Ethernet đi dây
• Bạn có (hoặc sẽ có) từ 4 máy tính không dây trở lên nằm rải rác khắp nhà.
Cố gắng cài đặt điểm truy cập ở vị trí trung tâm nếu có thể. Kết nối nguồn và kết nối Internet số
nếu muốn. Cũng cần nối cáp điểm truy cập với router LAN, switch hoặc hub.
Tất nhiên bạn sẽ không có tường lửa để cấu hình, nhưng bạn vẫn phải thiết lập tên mạng và bật
chức năng WEP trên điểm truy cập.
Bố trí mạng LAN không dây
đặc biệt
Cấu hình bộ điều hợp không dây
Cấu hình bộ điều hợp sau khi lắp đặt router không dây hoặc điểm truy cập (nếu có). Đưa bộ điều
hợp vào các máy tính theo giải thích của tài liệu hướng dẫn sản phẩm. Bộ điều hợp Wi-Fi đòi hỏi
giao thức TCP/IP phải được cài đặt trên máy trạm.
Mỗi nhà sản xuất đều cung cấp một tiện ích cấu hình cho bộ điều hợp của họ. Trên hệ điều hành
Windows chẳng hạn, bộ điều hợp thông thường có một giao diện người dùng (GUI) riêng, có thể
truy cập từ menu Start hoặc từ thanh taskbar sau khi phần cứng được cài đặt. Chúng ta sẽ đặt tên
mạng (SSID) và bật chức năng WEP ở đây. Bạn cũng có thể thiết lập một vài tham số khác như
đã mô tả ở trên. Nhưng nhớ rằng, tất cả bộ điều hợp mạng không dây trên máy tính trong mạng
phải dùng cùng các thiết lập tham số cho WLAN với chức năng thích hợp.
Cấu hình mạng WLAN gia đình đặc biệt
Tất cả bộ điều hợp Wi-Fi đều đòi hỏi bạn phải chọn giữa mô hình cơ sở hạ tầng (infrastructure
mode, còn được gọi là mô hình “điểm truy cập” trong một số công cụ cấu hình) và mô hình đặc
biệt (ad-hoc infrastructure, hay mô hình ngang hàng). Khi sử dụng điểm truy cập không dây hay
router, bạn cần đặt tất cả bộ điều hợp không dây ở mô hình cơ sở hạ tầng. Ở mô hình này, bộ
điều hợp không dây sẽ tự động dò tìm và thiết lập mã số kênh WLAN để khớp với điểm truy cập
(router).
Hoặc thiết lập cho bộ điều hợp không dây sử dụng mô hình đặc biệt (ad-hoc). Khi sử dụng mô
hình này, bạn sẽ thấy một thiết lập riêng dành cho mã số kênh. Tất cả bộ điều hợp trên mạng
LAN không dây đặc biệt của bạn đều cần khớp với mã số kênh.
Các cấu hình WLAN gia đình ad-hoc chỉ hoạt động tốt với một số máy tính đặt gần nhau. Bạn
cũng có thể sử dụng cấu hình này như một tuỳ chọn dự trữ nếu diểm truy cập hay router của bạn
bị hỏng.
Cấu hình phần mềm chia sẻ kết nối Internet
Như đã chỉ ra ở trên, bạn có thể chia sẻ kết nối Internet qua mạng không dây ad-hoc. Để thực
hiện điều này, đặt một trong các máy tính của bạn là máy trạm (sẽ hiệu quả hơn với một máy cho
một router). Máy tính này sẽ giữ kết nối modem và rõ ràng là phải
được cung cấp nguồn bất cứ
khi nào mạng được sử dụng. Microsoft Windows cung cấp một thành phần có tên Internet
Connection Sharing (ICS), hỗ trợ trong mạng WLAN.
Gỡ lỗi, mẹo và thủ thuật
Bây giờ chúng ta sẽ xem xét một số điểm thú vị hơn bạn cần biết về mạng LAN không dây gia
đình.
Nhiễu tín hiệu router không dây hoặc điểm truy cập bên trong nội bộ mạng gia đình
Khi cài đặt điểm truy cập hay router theo tiêu chuẩn 802.11b, 802.11g, hãy thận trọng với sự
nhiễu tín hiệu từ các thiết bị khác. Cụ thể, đừng lắp đặt các bộ phận này gần thiết bị sóng phát ra
sóng vi ba trong phạm vi 1-3 m. Một số nguồn gây nhiễu phổ biến khác là điện thoại không dây
2.4 GHz, một loạt màn hình con, dụng cụ mở cửa gara và một số thiết bị tự động trong gia đình.
Nếu tường nhà của bạn là gạch, xi măng hay khung kim loại, việc duy trì được tín hiệu WLAN
khoẻ là rất khó. Mạng Wi-Fi được thiết kế để hỗ trợ vùng tín hiệu trong phạm vi 300 feet
(khoảng 100m), nhưng nếu xuất hiện vật cản thì phạm vi này sẽ bị giảm. Tất cả hoạt động truyền
thông theo chuẩn 802.11 (đặc biệt là 802.11a) đều bị ảnh hưởng bởi các vật cản. Bạn cần tính tới
điều này khi lắp đặt điểm truy cập của mình.
Nhiễu tính hiệu router không dây hoặc điểm truy cập từ bên ngoài
Ở những vùng dân cư quá đông đúc, trường hợp tín hiệu không dây từ mạng gia đình nhà này
“ghé thăm” mạng gia đình hàng xóm và ngược lại không hiếm.
Điều này xảy ra khi cả hai hộ gia đình thiết lập kênh truyền thông xung đột lẫn nhau. Rất may là,
khi cấu hình điểm truy cập hay router theo chuẩn 802.11b, 802.11g, bạn có thể (ngoại trừ ở một
số khu vực) thay đổi mã số kênh thuê.
Ví dụ như ở Mỹ, bạn có thể chọn bất kỳ mã số kênh WLAN nào từ 1 đến 11. Nếu gặp tín hiệu
nhiễu từ nhà hàng xóm, bạn nên phối hợp các thiết lập kênh với họ. Sử dụng số kênh khác nhau
đơn giản không phải lúc nào cũng giải quyết được vấn đề. Tuy nhiên, nếu cả hai nhóm sử dụng
một trong các số kênh khác nhau (1, 6 hoặc 11), khả năng loại trừ nhiễu tín hiệu WLAN sẽ được
đảm bảo hơn.
Bộ lọc địa chỉ vật lý Mac
Các router và điểm truy cập không dây mới hơn hỗ trợ một thành phần bảo mật hữu ích gọi là bộ
lọc địa chỉ Mac. Tôi hoàn toàn khuyên bạn nên sử dụng thành phần này. Nó cho phép đăng ký bộ
điều hợp mạng với điểm truy cập (hoặc router) và buộc loại bỏ liên lạc từ bất kỳ thiết bị không
dây nào không có trong danh sách. Chức năng lọc địa chỉ MAC này kết hợp với thành phần mã
hoá WEP mang đến khả năng bảo mật an toàn cao.
Profile cho bộ điều hợp không dây
Nhiều bộ điều hợp không dây hỗ trợ một thành phần có tên gọi profile, cho phép bạn thiết lập và
ghi nhiều cấu hình WLAN. Ví dụ, bạn có thể tạo một cấu hình ad-hoc cho mạng WLAN gia đình
và cấu hình cơ sở hạ tầng cho mạng văn phòng, sau đó chuyển đổi giữa hai profile nếu thấy cần
thiết. Bạn nên thiết lập profile trên các máy sẽ được dùng để chuyển đổi giữa mạng gia đình và
các mạng WLAN khác. Thời gian bạn tiết kiệm được sẽ lớn hơn nhiều, càng về sau càng có lợi.
Mã hoá WEP
Trong nhiều chức năng được giới thiệu, bạn sẽ thấy có chế
độ mã hoá không giây được kích
hoạt, thông thường là WEP 128-bit. Các phiên bản WEP cũ hơn (40, 64-bit) cung cấp chương
trình bảo vệ còn nhiều khuyết điểm. Một số sản phẩm 802.11g hỗ trợ WEP 152-bit và 2256-bit.
Sẽ rất tuyệt vời nếu tất cả thiết bị của bạn đều hỗ trợ thành phần này. Một số thiết bị mới hơn
cung cấp WPA. WPA thông thường có nhiều chức năng tổng hợp không cần thiết cho một mạng
WLAN gia đình, nhưng WPA-PSK hoạt động khá tốt.
Để thiết lập WEP 128-bit, chọn và gán số cho trường WEP passkey (mật khẩu cho WEP). Bạn
phải áp dụng cùng kiểu thiết lập WEP và passkey cho điểm truy cập (hoặc router) và tất cả bộ
điều hợp.
Một số mẹo thông thường
Nếu bạn đã cài đặt xong tất cả các thành phần, nhưng mạng gia đình vẫn chưa hoạt động đúng
như mong muốn, hãy sửa chữa nó một cách có phương pháp:
• Không thể kết nối được với Internet? Hãy tạm thời tắt tường lử
a và xác định xem liệu có gặp
vấn đề gì trong cấu hình tường lửa hay không, hoặc một số vấn đề khác.
• Tương tự như vậy, bật và kiểm tra từng bộ điều hợp mạng để xác định xem liệu vấn đề chỉ nằm
ở một máy tính hay trên tất cả các máy.
• Sử dụng kiểu ad-hoc nếu kiểu infrastructure không hoạt động. Và có lẽ bạn nên xác định vấn đề
v
ới điểm truy cập hoặc router.
• Để làm việc có hệ thống hơn, khi xây dựng một mạng, bạn nên viết ra giấy các thiết lập chính
yếu như tên mạng, khoá mật khẩu WEP, địa chỉ Mac và số kênh (rồi xem xét dấu hiệu về sau).
• Đừng lo lắng về sai sót có thể tạo trong quá trình xây dựng. Bạn có thể quay trở lại và chỉnh
sửa bất kỳ thiết lập WLAN ở bất kỳ thời điểm nào.
Kết luận
Với kiến thức trong phần hướng dẫn này, thiết nghĩ chắc hẳn bạn đã có đủ trang bị cần thiết để
bắt đầu xây dựng cho mình một mạng LAN không dây gia đình. Xin chào mừng bạn gia nhập thế
giới mạng không dây!