Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

PHÂN TÍCH TÍNH HIỆU QUẢ của cơ CHẾ QUỐC tế THÚC đẩy và bảo vệ QUYỀN CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.26 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
PHÂN TÍCH TÍNH HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ QUỐC TẾ THÚC ĐẨY VÀ BẢO VỆ
QUYỀN CON NGƯỜI

Họ và tên:
Mã số sinh viên:
Lớp:

Hà Nội, 11/2021


MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt.....................................................................................................3
1. Khái quát về quyền con người và cơ chế thúc đẩy, bảo vệ quyền con người...............4
1.1.

Quyền con người là gì...........................................................................................4

1.2.

Cơ chế thúc đẩy, bảo vệ quyền con người là gì.....................................................5

2. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Liên Hợp Quốc...............................5
2.1.

Cơ chế dựa trên Hiến chương...............................................................................5

2.1.1.



Nhiệm vụ của các cơ quan chính....................................................................5

2.1.2.

Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC)..........................................7

2.2.

Cơ chế dựa trên công ước...................................................................................11

2.2.1.

Chức năng, nhiệm vụ của các ủy ban...........................................................12

2.2.2.

Những thách thức của hệ thống ủy ban giám sát thực thi công ước:............13

Danh mục tài liệu tham khảo............................................................................................14


Danh mục các từ viết tắt
ECOSOC - Hội đồng Kinh tế-Xã hội
LHQ – Liên Hợp Quốc
UNHRC – Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc
UNCHR - Ủy ban nhân quyền Liên Hợp Quốc
NGO – Tổ chức phi chính phủ
OHCHR - Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền
DHD – Đại Hội Đồng

HDBA – Hội đồng Bảo an


1. Khái quát về quyền con người và cơ chế thúc đẩy, bảo vệ quyền con người
1.1. Quyền con người là gì
Trong lời nói đầu của Tun ngơn về Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước
Pháp đã viết: “sự không hiểu biết, sự lãng quên hay sự coi thường quyền con người là
nguyên nhân duy nhất của những nỗi bất hạnh công cộng của tệ hủ bại của các chính phủ”.
Chính vì vậy, bảo vệ và phát triển nhân quyền phải là trọng tâm và là đích cuối cùng của
mỗi cuộc cách mạng, của mỗi thể chế xã hội tiến bộ. Ý tưởng về nhân phẩm con người đã
có từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, dưới các hình thức khác nhau, trong mọi nền văn hóa
và tôn giáo. Tuy nhiên khái niệm về quyền con người phổ biến cho tất cả mọi người mới
được các quốc gia nhất trí thơng qua Tun ngơn thế giới về quyền con người, trở thành một
hệ thống không thể thiếu của LHQ.
Theo định nghĩa của Văn phòng cao ủy LHQ về quyền con người thường được trích dẫn bởi
các nhà nghiên cứu thì: “Quyền con người là những đảm bảo pháp lý phổ quát (universal
legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và nhóm chống lại những hành động
(actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) làm tổn hại đến nhân phẩm, quyền lợi (entitlements)
và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người.” 1 Hay một định nghĩa khác:
"Quyền con người được hiểu chung là những quyền thuộc về con người (Human being).
Khái niệm quyền con người thể hiện ở việc mọi cá nhân con người đều có quyền hưởng
những quyền của mình mà khơng có sự phân biệt về chủng tộc, màu da, giới tính, ngơn ngữ,
tơn giáo, quan điểm chính trị, dân tộc hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, sự sinh ra hoặc
những quy chế khác."2 Trên phương diện nghiên cứu khoa học pháp lý, Giáo trình Lý luận
và pháp luật về quyền con người có viết: “Quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự
nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc
gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.”
Như vậy có thể thấy quyền con người được xác định như là chuẩn mực được cộng đồng
quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này là kết quả từ những giá trị nhân văn
1 Khoa Luật, ĐHQGHN, Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân (2012) Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. ĐHQGHN.

2 Office of the High Commission for Human Rights (2000), Human Right: A basic handbook for UN Staff, United Nation


của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con người cho tất cả mọi người. Những chuẩn mực này
giúp con người được bảo vệ nhân phẩm và có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của
cá nhân với tư cách là con người. Cho dù cách nhìn nhận có những khác biệt nhất định một
điều rõ ràng là quyền con người là những giá trị cao cả cần được tôn trọng và bảo vệ trong
mọi xã hội và trong mọi giai đoạn lịch sử.
1.2. Cơ chế thúc đẩy, bảo vệ quyền con người là gì
Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận
trong pháp luật quốc tế. Từ khi LHQ ra đời đã xây dựng được một hệ thống các Hiến
chương, các Điều ước quốc tế về quyền con, tuy nhiên để những văn bản pháp lý về quyền
con người thực sự có thể bảo vệ con người nói chung trên tồn thế giới, cần có những biện
pháp bảo vệ, các cơ thể thúc đẩy việc thực hiện từ hệ thống quốc tế đến các quốc gia.
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm nghĩa vụ của các nhà nước
xong cũng là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức cá nhân. Điều này đã được nêu trong
Tuyên bố của LHQ về trách nhiệm bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân, tổ chức (1998)
cũng như nhiều văn kiện pháp lý quốc tế khác về quyền con người. Ngay cả khi đã xác định
được các quyền trách nhiệm và nghĩa vụ của các chủ thể thì việc bảo vệ và thúc đẩy quyền
con người vẫn có thể chưa hiệu quả nếu khơng thiết lập được các cơ chế cho việc thực thi
các quyền trách nhiệm và nghĩa vụ đó. Trong lĩnh vực quyền con người, cụm từ “cơ chế của
Liên Hợp Quốc về quyền con người” được sử dụng trong các tài liệu chuyên môn chỉ bộ
máy các cơ quan chuyên trách và hệ thống các quy tắc quy phạm pháp luật các thiết chế và
mối quan hệ giữa chúng nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. 3 Cơ chế đảm bảo
quyền con người bao gồm cơ chế quốc tế tồn cầu (nịng cốt là cơ chế của LHQ), cơ chế
khu vực và cơ chế quốc gia.
2. Cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người của Liên Hợp Quốc
2.1. Cơ chế dựa trên Hiến chương
2.1.1. Nhiệm vụ của các cơ quan chính
3 Human Right: A basic handbook for UN Staff, United Nation



Do bảo vệ và thúc đẩy các quyền của con người được xác định là một trong những mục tiêu
cơ bản của LHQ nên cả sáu cơ quan chính là Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng
Kinh tế và Xã hội, Hội đồng quản thác, Tịa án Cơng lý Quốc tế và Ban thư ký LHQ đều có
trách nhiệm trên lĩnh vực này. Tuy nhiên ba cơ quan chủ chốt là ĐHĐ, HĐBA và Hội đồng
Kinh tế-Xã hội (ECOSOC). Một số cơ quan chính thiết lập một mạng lưới các cơ quan giúp
việc về quyền con người đồng thời xây dựng một quy chế để huy động sự tham gia hỗ trợ
của các tổ chức phi chính phủ quốc tế khu vực và quốc gia vào hoạt động thúc đẩy và bảo
vệ quyền con người
1) Đại hội đồng: Gồm tất cả nước thành viên LHQ. Thông qua các điều ước và văn kiện
khác về nhân quyền. Các nghị quyết chỉ mang tính khuyến nghị, khơng có hiệu lực pháp
lý bắt buộc với các quốc gia. Các hoạt động quan trọng gồm: Thiết lập chuẩn mực quốc
tế về quyền con người; Xây dựng, điều hành các chương trình, hoạt động về quyền con
người, quyết định (Trên cơ sở đề nghị của ECOSOC) thực hiện các chương trình dịch vụ
tư vấn và trợ giúp kỹ thuật, quỹ tự nguyện, chương trình tuyên truyền và giáo dục về
nhân quyền; Xây dựng bộ máy cơ quan nhân quyền của LHQ, bên cạnh các ủy ban
chính; Thơng qua các nghị quyết phê phán, lên án hành vi vi phạm nhân quyền trước dư
luận quốc tế, yêu cầu các nước vi phạm phải thay đổi các chính sách, hành động có liên
quan.
2) Hội đồng Bảo an: Gồm 15 nước trong đó có 5 thường trực. Giữ gìn hịa bình và an ninh
quốc tế. Cơ quan duy nhất có quyền quyết định các biện pháp trừng phạt (kinh tế, ngoại
giao, quân sự) nếu một quốc gia gây ra nguy cơ với hịa bình và an ninh quốc tế
(Chương VII Hiến chương). Nhiệm vụ liên quan đến nhân quyền gồm (i) Xem xét các vi
phạm nhân quyền nghiêm trọng, rộng khắp gây ra bạo lực, xung đột và làn sóng người di
tản có thể coi là mối đe dọa đến hịa bình và an ninh quốc tế, thông qua các biện pháp
cưỡng chế nếu cần thiết. Các nghị quyết có hiệu lực ràng buộc pháp lý với các quốc gia.
(ii) Thành lập các Tịa án Hình sự quốc tế lâm thời để xét xử những vi phạm nghiêm
trọng luật nhân đạo quốc tế



3) Hội đồng Kinh tế-Xã hội (ECOSOC): 54 nước thành viên. Có quyền đưa ra các nghị
quyết riêng và đề xuất các nghị quyết, dự thảo các điều ước về nhân quyền.
a) Là cơ quan lãnh đạo các cơ quan giúp việc chủ chốt về nhân quyền, bao gồm Ủy ban
nhân quyền LHQ (nay đổi thành Hội đồng nhân quyền LHQ và được nâng cấp thành
cơ quan theo Hiến chương) và Ủy ban về vị thế của phụ nữ.
b) ECOSOC còn điều hành cơ chế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và xã hội là
một trong những mục tiêu của cơ chế này là thúc đẩy sự tơn trọng và tn thủ trên
phạm vi tồn cầu về các quyền và tự do cơ bản của con người.
c) Trong việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người, ECOSOC là cơ
quan chính tổ chức các hoạt động nghiên cứu soạn thảo các văn kiện quốc tế về
quyền con người thông qua các cơ quan giúp việc để trình ĐHĐ LHQ
d) ECOSOC cũng có truyền thơng qua các nghị quyết về quyền con người mà có liên
quan đến chức năng thẩm quyền của mình.
e) ECOSOC cũng là cơ quan thiết lập Ủy ban về các quyền kinh tế xã hội văn hóa, một
trong các ủy ban cơng ước có trách nhiệm giám sát thực hiện ICESCR
4) Ban Thư ký: Cơ quan hành chính của LHQ, đứng đầu bởi Tổng thư ký. Có một bộ phận
trực thuộc là Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về nhân quyền (OHCHR) do một Phó
tổng thư ký LHQ lãnh đạo, có chức năng hành chính, hậu cần cho các cơ quan nhân
quyền LHQ, đặc biệt là cho Hội đồng nhân quyền.
2.1.2. Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc (UNHRC)
Hội đồng Quyền con người (UNHRC) là cơ quan được thành lập theo nghị quyết số
60/251 ngày 30/04/2006 của ĐHĐ LHQ để thay thế Ủy ban Quyền con người
(UNCHR). Việc thành lập hội đồng xuất phát từ sự yếu kém trong hoạt động của ủy ban
(mà ở góc độ nhất định đồng thời là những hạn chế chung của bộ máy quyền con người
của LHQ trong những thập niên vừa qua) khi thất bại trong việc cải thiện tình hình và xử
lý những vi phạm nghiêm trọng về quyền con người diễn ra ở nhiều khu vực và quốc gia
trên thế giới. Được đánh giá là do bị chính trị hóa trong hoạt động của cơ quan xuất hiện



ở các vấn đề về tính cấu kết khu vực, tiêu chuẩn kép, phân biệt đối xử trong lựa chọn xử
lý tình huống, lợi dụng kẽ hở thủ tục để đưa ra hoặc khơng đưa ra vấn đề... Ngồi ra cịn
về việc khơng có khả năng theo dõi, giám sát thực hiện sau khi đưa ra khuyến nghị,
quyết định. Vì những điều trên UNCHR bị chỉ trích là một cơ quan thiếu tính chuyên
nghiệp và tin cậy, vậy nên ý tưởng về việc thành lập UNHRC được đa số các quốc gia
tán thành vào tháng 9/2005 trong Hội nghị thượng đỉnh.
2.1.2.1.

Chức năng, Nhiệm vụ của Hội đồng Nhân quyền

Theo nghị quyết 60/251 của ĐHĐ, UNHRC có những chức năng, nhiệm vụ:
1) Thúc đẩy những hoạt động giáo dục, nghiên cứu, dịch vụ tư vấn, trợ giúp kỹ thuật và
xây dựng năng lực về quyền con người ở các quốc gia
2) Thúc đẩy việc thực thi đầy đủ những nghĩa vụ về quyền con người ở các quốc gia
3) Là một diễn đàn để đối thoại về những chủ đề cụ thể về quyền con người
4) Đưa ra khuyến nghị với ĐHĐ về sự phát triển của luật nhân quyền quốc tế
5) Thực hiện đánh giá định kỳ toàn thể việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền
con người của các quốc gia
6) Thông qua đối thoại, hợp tác để góp phần phịng ngừa những vi phạm quyền con
người và phản ứng kịp thời với những tình huống khẩn cấp về quyền con người
7) Hợp tác chặt chẽ với các chính phủ, tổ chức khu vực, cơ quan quyền con người quốc
gia, tổ chức xã hội dân sự trong những hoạt động về quyền con người
8) Báo cáo công tác hàng năm với ĐHĐ
2.1.2.2.

Cơ chế đánh giá định kỳ toàn thể (UPR)

Thủ tục UPR sẽ đánh giá định kỳ việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người
có tất cả các quốc gia thành viên LHQ, một Nhóm cơng tác được thành lập tiến hành 3 kỳ
họp mỗi năm, mỗi kỳ kéo dài 2 tuần, đánh giá 16 quốc gia, mất hơn 4 năm để đánh giá toàn

bộ thành viên của LHQ. Đánh giá dựa trên các báo cáo từ các nguồn khác nhau và bao gồm
các bước:


1) Chuẩn bị thông tin làm cơ sở cho việc xem xét tài liệu chuẩn bị bao gồm: i) báo cáo
của quốc gia được xem xét; ii) tổng hợp của OHCHR về tình hình ở quốc gia được
xem xét từ báo cáo của các cơ quan giám sát điều ước và các tài liệu khác; iii) bản
tóm tắt những báo cáo của các chủ thể liên quan khác (các tổ chức phi chính phủ cơ
quan nghiên cứu cơ quan quyền con người quốc gia) của OHCHR
2) Xem xét và đánh giá bằng cách đối thoại trong 3 giờ giữa quốc gia được đánh giá với
các thành viên của Nhóm cơng tác về UPR, các quốc gia thành viên và và quan sát
viên của UNHRC
3) Kết luận và đánh giá của nhóm cơng tác về UPR sẽ thơng qua văn bản kết luận dưới
hình thức một báo cáo sau khi kết thúc q trình. Trong đó tóm tắt trình tự xem xét,
đánh giá, các cam kết đưa ra bởi quốc gia liên quan và các kết luận, khuyến nghị với
quốc gia đó rồi trình lên UNHRC. Hội đồng sẽ xem xét để thông qua các báo cáo
này.
4) Thực hiện các khuyến nghị: Quốc gia được xem xét sẽ áp dụng những khuyến nghị
nêu trong báo cáo kể trên và thông báo về kết quả của việc áp dụng những khuyến
nghị đó trong lần báo cáo định kỳ tiếp theo của nước mình
Nếu trước đây hoạt động của UNCHR chỉ là chọn những vụ việc nghiêm trọng nhất để đưa
ra xem xét và đánh giá thì thủ tục UPR đã có thể xem xét một cách toàn diện và tổng thể
nhất các vấn đề nhân quyền ở tất cả các quốc gia thành viên của LHQ. Việc đánh giá theo
thur tujc UPR khơng xem xét các vấn đề một cách nhanh chóng, các vấn đề khẩn cấp hay
một vấn đề cụ thể mà sẽ đánh giá tổng thể về việc thực hiện quyền con người ở mỗi quốc
gia. Việc đánh giá tổng thể sẽ khơng xem xét được hết mọi khía cạnh trong thực thi nhân
quyền ở các quốc gia, nhưng có thể đánh giá về việc thực hiện các nghĩa vụ và cam kết nhân
quyền của mỗi Nhà nước; Nâng cao năng lực của nhà nước và hỗ trợ kỹ thuật, tham vấn nếu
cần; hỗ trợ hợp tác trong việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Mục đích cuối cùng của
quá trình này là cải thiện cụ thể tình hình quyền con người ở tất cả các quốc gia với những

hậu quả đáng kể đối với mọi người trên toàn cầu và giải quyết các vi phạm nhân quyền bất
cứ nơi nào chúng xảy ra.


2.1.2.3.

Thủ tục xem xét khiếu nại kín (Complaint procedure)

Đây là thủ tục khiếu nại kế thừa thủ tục 1503 trước đây của Ủy ban Nhân quyền và có được
sửa đổi để đảm bảo sự vô tư, khách quan, hiệu quả, tập trung vào nạn nhân và khả năng can
thiệp kịp thời. Theo quy định của UNHRC, Hội đồng sẽ thành lập 2 nhóm cơng tác riêng
biệt - Nhóm Cơng tác về Truyền thơng và Nhóm Cơng tác về Tình huống (the Working
Group on Communications and the Working Group on Situations) để xem xét những vi
phạm quyền con người nghiêm trọng và mang tính hệ thống do các cá nhân, nhóm cá nhân
gửi lên rồi báo cáo và đề xuất hướng xử lý với Hội đồng. Thủ tục khiếu nại này là thủ tục
khiếu nại chung duy nhất bao gồm tất cả các quyền con người và tất cả các quyền tự do cơ
bản ở tất cả các Quốc gia Thành viên LHQ. Các trường hợp khiếu nại được đồng ý giải
quyết khi có sự “vi phạm nghiêm trọng” (travaux préparatoires) vượt quá thẩm quyền trong
nước của các quốc gia. Các vi phạm này liên quan đến quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã
hội và văn hóa xảy ra ở bất cứ đâu và trong bất kì tình huống nào dù là xung đột vũ trang, vi
phạm luật nhân đạo hay các mối đe dọa hịa bình quốc tế. Sự vi phạm này có sự riêng biệt
của các nạn nhân và đã xảy ra sự việc vi phạm trong một khoảng thời gian nhất định. Thông
tin được xác định về độ tin cậy bởi các nhóm cơng tác bao gồm cả việc đối chiếu với các
nguồn thông tin liên lạc khác.4 Việc giải quyết các khiếu nại sẽ theo nguyên tắc lấy nạn nhân
làm trung tâm và được tiến hành bí mật, nhanh chóng. Cả hai nhóm cơng tác sẽ họp hai lần
mỗi năm, mỗi lần 5 ngày để xem xét các khiếu nại.
2.1.2.4.

Các thủ tục đặc biệt (Special Procedures)


Bên cạnh việc tiếp nhận và xem xét các khiếu nại về vi phạm quyền con người, Đại hội
đồng, ECOSOC và Hội đồng (trước đây là Ủy ban) đều có thể thực hiện các hoạt động điều
tra bất thường (còn được gọi là các thủ tục đặc biệt) những tình huống vi phạm quyền con
người nghiêm trọng diễn ra ra ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Việc điều tra này được
tiến hành thơng qua các nhóm cơng tác hoặc các báo cáo viên đặc biệt hay chuyên gia độc
lập. Trong những trường hợp ngoại lệ Tổng thư ký cũng có thẩm quyền chỉ định đại diện
đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ này.
4 United Nations Human Right Council, Booklets HRC Complaint Procedure:
/>

Các thủ tục kể trên được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 1980 theo hai hình thức:
1) Điều tra những vấn đề nghiêm trọng về quyền con người không hạn chế về lãnh thổ (gọi
là điều tra theo chủ đề). Ví dụ nhóm cơng tác về các vụ cưỡng bức mất tích (1980).
2) Điều tra những vi phạm quyền con người nghiêm trọng xảy ra ở một quốc gia (gọi là
điều tra theo quốc gia). Ví dụ Cộng hòa nhân dân Triều Tiên từng là địa bàn của hoạt
động thủ tục này (2005).
Hội đồng tiếp tục thực hiện các thủ tục đặc biệt như trước đây như Ủy ban ban đã làm
nhưng có những cải tiến nhất định về tuyển chọn và quản lý các chuyên gia nhằm nâng cao
hiệu quả của các thủ tục này.
2.2. Cơ chế dựa trên công ước
Cơ chế này được dựa trên các ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ước quốc tế về
quyền con người được thành lập theo quy định của chính các cơng ước đó (ngoại trừ ủy ban
về các quyền kinh tế xã hội văn hóa được thành lập theo một nghị quyết của ECOSOC). Hệ
thống ủy ban công ước được thiết lập để giám sát, thúc đẩy việc thực hiện những điều ước
quốc tế về quyền con người thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến
các báo cáo về việc thực hiện những công ước này của những quốc gia thành viên. Và với
một số ủy ban cịn thơng qua thẩm quyền nhận, xem xét và xử lý các khiếu nại về việc vi
phạm các quyền con người được ghi nhận trong một số cơng ước.
Hiện tại có 9 cơng ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về quyền con người của LHQ.
Các công ước này đều được giám sát bởi các ủy ban (và một cơ quan tương tự là nhóm cơng

tác) cụ thể như sau: Ủy ban về xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc (Giám sát thực hiện công ước
ICERD); Ủy ban Quyền con người (Giám sát thực hiện công ước ICCPR); Ủy ban về xóa
sự phân biệt đối xử với phụ nữ (giám sát CEDAW); Ủy ban chống tra tấn (Giám sát thực
hiện công ước CAT); Ủy ban về các quyền kinh tế xã hội văn hóa (thành lập bởi ECOSOC);
Ủy ban về quyền trẻ em (Giám sát CRC); Ủy ban về người lao động di trú (Giám sat
MWC); Ủy ban về quyền của người khuyết tật (thành lập theo công ước về quyền của người
khuyết tật, 2007); Ủy ban về cưỡng bức đưa đi mất tích (Giám sat ICED); Tiểu ban phịng


chống tra tấn (giám sát cơ sở giam giữ của các quốc gia thành viên Nghị định thư bổ sung
CAT)
Các ủy ban công ước gồm những chuyên gia được thừa nhận có uy tín, đạo đức và năng lực
trong các lĩnh vực của Công ước liên quan. Những chuyên gia này được lựa chọn từ những
người của các quốc gia thành viên đề cử, tuy nhiên khi được bầu là thành viên các ủy ban
thì các chuyên gia hoạt động với tư cách cá nhân.
2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của các ủy ban
Chức năng, nhiệm vụ của các ủy ban giám sát được quy định trong các điều ước liên quan
(với Ủy ban về ICESCR thì trong Nghị quyết của ECOSOC), gồm:
1) Xem xét báo cáo định kỳ về thực hiện điều ước của quốc gia thành viên, đưa ra kết luận
đánh giá cùng khuyến nghị. Mỗi quốc gia sẽ nộp báo cáo định kì là khoảng 2-5 năm về
tình hình thực thi cơng ước, sau đó ủy ban xem xét báo cáo và cả thông tin từ các cơ
quan LHQ, các tổ chức phi chính phủ và các nhóm, cá nhân gửi đến để đưa ra nhận xét,
đánh giá và khuyến nghị. Các quốc gia sẽ cử phái đoàn đến bảo vệ báo cáo trước ủy ban.
Các kết luận và khuyến nghị được ủy ban công bố công khai. Một số ủy ban yêu cầu
thành viên báo cáo hàng năm về việc thực thi; cử báo cáo viên đặc biệt xem xét tình
hình; hợp tác với các cơ quan khác nhằm theo dõi thực thi và cơng khai tình hình thực
thi khuyến nghị của các quốc gia trong cuộc họp hàng năm để gây sức ép nhằm buộc các
quốc gia thực thi các kết luận khuyến nghị
2) Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại do cá nhân/nhóm trình lên (individual complaints)
tố cáo họ bị nhà nước vi phạm nhân quyền (chỉ với một số điều ước và chỉ khi quốc gia

thành viên chấp thuận).
3) Thực hiện các cuộc điều tra những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở một quốc gia
thành viên (country inquiries) (chỉ với một số điều ước và chỉ khi quốc gia thành viên
chấp thuận).
4) Xây dựng và cơng bố các bình luận/ khuyến nghị chung (general comments/
recommendations) giải thích và hướng dẫn thực hiện những quy định của các điều ước.


5) Tổ chức các cuộc thảo luận chuyên đề (thematic discussions) về các điều ước.
2.2.2. Những thách thức của hệ thống ủy ban giám sát thực thi công ước
1) Các quốc gia không tuân thủ nghĩa vụ báo cáo
2) Việc xem xét báo cáo của các quốc gia và các khiếu nại cá nhân bị tồn đọng
3) Có quá nhiều tài liệu cần được xử lý, phần lớn là báo cáo của các quốc gia đệ trình
4) Chất lượng báo cáo về vấn đề nhân quyền từ nhiều quốc gia không được tốt.
5) Các ủy ban cần đảm bảo sự nhất quán về các vấn đề chung khi đưa ra hướng dẫn, lời
khuyên thực hiện hiệp ước5

5 Navanethem Pillay (2012), Strengthening the United Nations human rights treaty body system, A report by the United Nations
High Commissioner for Human Rights


Danh mục tài liệu tham khảo
1) Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội (2015), Giáo trình Lý luận và pháp luật về
quyền con người
2) Khoa Luật, ĐHQGHN, Trung tâm nghiên cứu quyền con người, quyền công dân
(2012) Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. ĐHQGHN.
3) Office of the High Commission for Human Rights (2000), Human Right: A basic
handbook for UN Staff, United Nation
4) United Nations Human Right Council, Booklets HRC Complaint Procedure
5) Navanethem Pillay (2012), Strengthening the United Nations human rights treaty


body system, A report by the United Nations High Commissioner for Human Rights



×