Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

DHTHAK5TRAN THI HAI YENKTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.32 KB, 9 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
----------  ----------

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TIẾNG VIỆT

GVHD: ThS. Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên: Trần Thị Hải Yến
Lớp: Sư phạm Tiểu học A – K5

Năm học: 2017 – 2018


Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học
Tiếng Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc
giao tiếp; Ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của
HSTH)
Trong q trình thực tập sư phạm vừa qua, em được phân công về
Trường Tiểu học Nguyễn Du. Tuy khoảng thời gian kiến tập không
nhiều nhưng em đã học hỏi được rất nhiều bài học kinh nghiệm cho bản
thân cũng như trong quá trình giảng dạy sau này thông qua các tiết dạy
mẫu và các tiết hội giảng cấp trường. Sau đây em xin trình bày những
trải nghiệm của bản thân từ tiết dạy mẫu.
1. Học vần “ÔN – ƠN”
Ở tiết dạy này, GV đã tuân thủ theo đúng 3 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học. Cụ thể như sau:
- Về nguyên tắc phát triển tư duy:
+ GV tiến hành quá trình dạy học bằng việc phát triển tư duy cho
trẻ.


+ Hướng dẫn trẻ học vần mới thông qua những vần đã học, bằng
các hình ảnh, những đoạn clip kích thích trí não.
+ GV mở bài bằng việc đi xuôi bài giảng, cho HS phát hiện những
âm nào đã được học và phân tích điểm khác nhau giữa các vần với
nhau.


+ GV gợi ý từ khóa bằng hình ảnh minh họa để học sinh dễ hình
dung và có thể khắc sâu kiến thức. Bên cạnh đó cũng đã giới thiệu
được thêm một số từ ngữ ứng dụng mở rộng để HS không phụ thuộc
quá nhiều vào sách giáo khoa.
+ Lồng ghép vừa học vừa chơi cho HS thay vì cho đọc theo hàng
theo cột dọc, nhóm bàn, GV cho HS tự chỉ định bạn đọc tiếp theo để
các em có thể thay nhau ghi nhớ từ và hạn chế được việc HS nhàm
chán với bài học.
- Về nguyên tắc giao tiếp:
+ GV vận dụng tối đa các kĩ năng sư phạm để HS luôn trong trạng
thái thoải mái nhất khi tham gia tiết học.
+ Ví dụ với phần kiếm tra bài cũ, GV cho HS chơi trò chơi khi
thực hiện kiểm tra bài cũ bằng việc viết bảng con hay gắn bảng cài.
HS khơng chỉ có thể chủ động trong việc học bài mà còn được dẫn
dắt vào bài học mới rất nhẹ nhàng
+ Hoạt động giới thiệu bài và hướng dẫn học vần GV cũng sử dụng
tối đa thời gian để HS đọc vần, ghi nhớ vần.
+ Trong suốt q trình dạy – học có sự tương tác 2 chiều của cả
GV và HS. HS phát triển khả năng lắng nghe, chú ý đến bài học.
Nguyên tắc giao tiếp sử dụng hiệu quả bằng chứng rõ nhất là
những HS có mức học trung bình cũng hiểu và ghi nhớ bài học lâu
hơn không phải chỉ trong tiết.



Về ngun tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH:
+ Ở HS lớp 1, khả năng tập trung và chú ý của các em còn chưa
cao nên GV đã cái tiến bài học vần bằng cách lồng ghép trò chơi,
bài hát, hay điệu múa để giúp các em chú ý. Các em luôn tỏ ra
thích thú và tích cực trong hoạt động học tập.
+ GV dùng các lời khen, động viên khích lệ các em. Các lỗi sai
luôn chú ý để sửa cho các em ngay kịp thời.
+ Trong lớp cũng có các em khuyết tật, tự kỉ, GV cũng đã xây
dựng bài giảng thích hợp để các em hịa nhập với cả lớp mà khơng
bị gị bó. Ngồi các lời khen hay góp ý GV cịn có các cử chỉ u
thương và cho quà động viên các em.
2. Tập đọc: Bông hoa Niềm Vui
- Về nguyên tắc phát triển tư duy
+ GV mở bài bằng một số hình ảnh có liên quan đến loại hoa trong
bài, hỏi HS nêu kiến thức em biết về loại hoa này. Sau đó tóm lại
thơng tin mà HS phát biểu bằng việc cho HS theo dõi bài để biết
tại sao lại có ý nghĩa như GV đã gợi ý ban đầu.
+ GV sử dụng tranh và các câu hỏi gợi ý để HS có thể tìm câu trả
lời bằng chính suy nghĩ của mình.


+ Sau khi GV hướng dẫn đọc câu, đọc đoạn xong GV cho HS phát
biểu nội dung của từng đoạn và nội dung tồn bài thơng qua hệ thống
câu hỏi.
- Về nguyên tắc giao tiếp
+ Hoạt động luyện đọc: GV cho HS đọc cá nhân, đọc theo nhóm
bàn, đọc theo dãy bàn, đọc cả lớp.
+ Hoạt động trả lời câu hỏi: HS sẽ trao đổi với nhau để tìm ra câu

trả lời trước khi trả lời câu hỏi của GV.
+ GV tổ chức thi đua đọc diễn cảm từng đoạn sau đó là cả bài. HS
dưới lớp sẽ chú ý để nhận xét góp ý.
- Về nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có
của HSTH
+ Khi GV cho HS đọc bài, khơng khí cả lớp cũng sơi nổi hơn, HS
tích cực giơ tay phát biểu xây dựng bài, thi đua đọc đúng, đọc diễn
cảm. Mặc dù còn nhiều HS chưa đọc hay đọc đúng nhưng GV
cũng chú ý lắng nghe để góp ý giúp các em khắc phục được những
lỗi còn sai và đọc hay hơn.
+ Ngoài hoạt động GV nhận xét, HS cũng được nhận xét các phần
đọc của các bạn chính vì thế mà khả năng tập trung của cả lớp tăng
cao hơn và chất lượng giảng dạy hiệu quả hơn.
3. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Đồ dùng trong gia đình
Ở tiết dạy này, GV đã tiến hành quá trình dạy học theo tiêu chí của
một tiết dạy tích cực:


- Tiêu chí 1: Tất cả các học sinh đều được tham gia
+ GV cho HS chơi trò chơi khởi động với mục đích kiểm tra bài
cũ, HS tích cực tham gia trò chơi bằng việc giơ tay và thực hiện
yêu cầu của GV.
+ Bài mới: GV cho HS xem tranh có các hình ảnh của đồ dùng
trong gia đình, cho HS thảo luận nhóm đơi và hỏi HS những gì các
em nhìn thấy trong tranh và nêu tác dụng của những vật em nhìn
thấy. Quá trình này đảm bảo cả lớp tích cực tham gia.
+ Hướng dẫn làm bài tập: GV cho HS thảo luận nhóm bàn làm
việc vào phiếu giao việc (phiếu bài tập), sau đó tổ chức thi đua
giữa các nhóm quan sát nhóm nào nhanh hơn, chính xác hơn. Cả
lớp vừa làm bài tập của nhóm mình, cịn có thể nhận xét các bài

làm nhóm khác.
- Tiêu chí 2: Học sinh tự sản sinh tri thức
+ Từ việc xem tranh GV đã chuẩn bị sẵn, HS có thể kể thêm những
đồ dùng bên ngồi tranh.
+ HS có thể tự đặt câu hỏi cho bạn là đồ dùng đó dùng để làm gì và
tự trả lời được các câu hỏi đó.
+ GV giới thiệu vật liệu làm nên đồ dùng, HS cũng có những thắc
mắc là đồ dùng này em thấy có thể làm bằng nhựa, thủy tinh, sứ,
điện... Chính những gợi ý từ GV, HS có thể vận dụng những kiến
thức thực tế hằng ngày để xây dựng bài. HS khơng chỉ có nghe,


nhìn, chép mà HS cịn có thể tự tìm ra kiến thức cho chính mình
bằng những thứ gần gũi nhất.
+ Bên cạnh các vật liệu, GV gợi ý cách bảo quản, HS sẽ kể ra ở
nhà ông bà, bố mẹ, anh chị bảo quản đồ dùng như thế nào để kể
lại, nói lại cho các bạn trong lớp và GV nghe. Bằng những trải
nghiệm chân thực nhất mà HS có thể cung cấp kiến thức cần và đủ
cho chính mình.
- Tiêu chí 3: Tạo bầu khơng khí lớp học vui vẻ, thoải mái
+ HS không bị đặt nặng bởi việc “ học ” mà thay vào đó là có sự
lồng ghép của việc “ vừa học vừa chơi ” làm cho HS và GV gần
gũi hơn. HS không bị thụ động, GV khơng cịn là người cứ thao
thao nói rồi làm thay HS.
+ Vận dụng hiệu quả trò chơi, tranh ảnh, clip, những bài hát giúp
HS không bị nhàm chán, và thụ động. Chính nhờ vậy, GV đã thành
cơng trong việc gây chú ý và truyền tải kiến thức.
+ GV đã tích cực trong việc lắng nghe, điều tiết cảm xúc của cá
nhân, sử dụng từ ngữ để khích lệ, động viên cũng như góp ý để HS
rút kinh nghiệm, khắc phục những sai sót cịn mắc phải.

u cầu 2: Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp
cận thực tế với các tiết dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học. Thử
đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải
pháp khắc phục (nếu thấy bất cập).


Băn khoăn, thắc mắc

Lí giải

Trong q trình dạy học Đa số hoạt động kiểm
trên lớp đa số các GV

tra bài cũ khơng cịn.

khơng thực hiện đủ quy GV đã quen với việc
trình của một tiết đúng

dạy học khơng cần lên

chuẩn.

kế hoạch giảng dạy

Đề xuất
GV nên thực hiện đầy
đủ các bước để HS tiếp
thu kiến thức có hệ
thống hơn
GV nên thường xuyên


GV chuẩn bị kĩ các tiết

áp dụng CNTT vào

dạy hội giảng còn các

GV tiết kiệm thời gian,

giảng để tăng chất

tiết trên lớp sơ sài và

công sức và tiền bạc

lượng học tập thay vì

nhanh chóng

chỉ dành riêng CNTT
cho các tiết hội giảng.
Nên cho HS tìm từ khó

Q trình tìm từ khó
trong phân mơn chính

GV đã nêu ra từ khó và

tả trên lớp diễn ra


yêu cầu HS quan sát

không tuân thủ đúng

nên khơng cần viết

quy trình có khi bị cắt

bảng con

bỏ

và giải nghĩa từ khó để
HS khắc sâu kiến thức
vào việc áp dụng cho
chính tả âm vần cũng
như các phân mơn khác
của Tiếng Việt.


Trong suốt một học kì qua, em rất vui vì có thể lĩnh hội và trau dồi
những kiến thức vơ cùng quý báu. Những bài học ở trường cũng như
những trải nghiệm của một tháng kiến tập đã giúp em tích lũy được rất
nhiều kinh nghiệm cho bản thân mình sau này. Trên dây là những tiết
dạy em đã được tham dự và một số băn khoăn về việc giảng dạy Tiếng
Việt, em mong Thầy xem xét và góp ý giúp em. Em xin chân thành cảm
ơn!




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×