Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

DHTHB K5 Nguyen Thi Anh KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.91 KB, 7 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI
KHOA SƯ PHẠM TIỂU HỌC - MẦM NON



Bài kiểm tra giữa học
phần
Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1

Giảng viên hướng dẫn: Trần Dương Quốc Hòa
Sinh viên thực hiện
Lớp : ĐH THB-K5
Năm học: 2017-2018

: Nguyễn Thị Anh


Sau kì kiến tập tại Trường Tiểu học Tân Phong B em đã được học thêm rất
nhiều điều mà ngồi trên ghế nhà trường không thể giúp em trải nghiệm được
hết. Bốn tuần trơi qua nhanh chóng với nhiều kiến kiến thức mới, được trau dồi
thêm kĩ năng và đặc biệt là đã được dự các tiết dạy mẫu của các GV có kinh
nghiệm trong trường Tiểu học Tân Phong B về môn Tiếng Việt. Những tiết dạy
của các thầy cô đều đảm bảo đầy đủ 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt

⸭ Yêu cầu 1: Đánh giá thực hiện 3 nguyên tắc dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu
học: Nguyên tắc phát triển tư duy, Nguyên tắc giao tiếp, Ngun tắc chú ý đến
tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH
Bài: Tập đọc Cảnh đẹp non sông ( Tiếng Việt lớp 3 )

 Nguyên tắc phát triển tư duy:
- Năng lực tư duy là điều kiện cần và đủ để khám phá và lĩnh hội tri thức. Trong


tiết dạy phát triển tư duy cho học sinh là mục tiêu quan trọng. Để đạt được mục
tiêu đó trong tiết học Giáo viên phải luôn tôn trọng lợi ích, quyền sáng tạo của
học sinh. Giáo viên đã đi đúng trình tự bài dạy, đặt ra các câu hỏi liên tục để gợi
mở bài cho học sinh, giúp học sinh tự khai thác thông tin bài mới. Cho học sinh
xem tranh ảnh cụ thể về bài học như ( các hình ảnh về các địa danh được nêu ở
trong bài Tập đọc : Lạng Sơn, Hà Nội, Nghệ An – Hà Tĩnh, Huế - Đà Nẵng,…)
Giáo viên không giới hạn các câu trả lời của học sinh, để các em trả lời theo
những gì mình suy nghĩ ( Gv sẽ chỉnh lỗi về câu do diễn đạt câu cho các em ),
từ đó nhận xét và chốt ý. Cho học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi theo nhóm đơi
để phát triển khả năng đọc, nắm vững nội dung bài đọc hơn, khả năng giải quyết
vấn đề linh động. Học sinh đã biết vận dụng kiến thức của bài Tập đọc vào các
tình huống mà cơ giáo đưa ra ( Các em thích nhất địa danh nào? Vì sao e lại
thích địa danh đó? Khi đi du lịch đến các nơi đó em phải làm sao để giữ gìn
cảnh quan cho Đất nước? ). Từ đó Gv đã giúp học sinh phát triển tư duy một
cách tốt nhất
- Tuy nhiên trong lớp học rất đông các em học sinh, không phải em nào cũng
phát triển tư duy một cách tích cực theo bài dạy của Gv. Những em hoạt động
tốt thì phát triển tư duy rất tốt, cịn một số em học chậm, hay ngồi bàn cuối vẫn
chưa theo kịp bài dạy của giáo viên.

 Nguyên tắc giao tiếp:


- Giáo viên cần hình thành và phát triển ở các em học sinh các kĩ năng sử dụng
Tiếng Việt như : Nghe, nói, đọc, viết, để các em học tập, giao tiếp trong hoạt
động lứa tuổi. Trong tiết dạy trên của giáo viên luôn đảm bảo học sinh sử dụng
được các kĩ năng ( nghe, nói, đọc, viết ). Tuy nhiên vì là bài Tập đọc nên kĩ
năng nghe, đọc, nói sẽ được hình thành nhiều hơn kĩ năng còn lại. Cả lớp theo
dõi và lắng nghe giáo viên đọc bài mẫu. Giáo viên cho học sinh đọc bài ( đọc
từng câu, đọc theo đoạn, đọc cả bài ) và hầu hết các em trong lớp đều luyện

được kĩ năng đọc. Cho học sinh đọc nhóm đơi theo đoạn, để học sinh tự do thể
hiện điểm mạnh của mình và đọc trước lớp các nhóm khác theo dõi. Đến phần
tìm hiêu bài thì kĩ năng viết cũng được hình thành ( học sinh trả lời các câu hỏi
trong sách giáo khoa đưa ra ).
- Trong tiết học này giáo viên đã tổ chức tiết học để học sinh có thể phát triển
tốt nhất hoạt động giao tiếp và đảm bảo được nguyên tắc giao tiếp

 Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt của HSTH:
- Vốn Tiếng Việt của học sinh được hình thành từ rất nhiều nguồn, gắn liền với
môi trường sống, giao tiếp của các em. Vì thế mà nó khơng đồng đều ở mọi đối
tượng học sinh và phức tạp ngay trong cả việc hình thành nên chúng. Giáo viên
đã phát huy đươc tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học bằng các
ngữ liệu, quan sát phân tích tranh ảnh, khái quát và tổng hợp. Giáo viên nắm
vững kỹ năng trình độ, vốn kinh nghiệm ngơn ngữ của học sinh và điều chỉnh
thích hợp nội dung, phương pháp

 Đánh giá tiết dạy theo tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực:
- Mọi học sinh đều được tham gia hoạt đông trên lớp ( hoạt động dọc bài ), hoạt
động theo nhóm đơi. Dẫn dắt tốt lơi cuốn học sinh vào tiết học, thúc đẩy học
dinh tích cực phát biểu.
- Tự học sinh có thể sản sinh ra tri thức qua 3 bước ( khám phá, tìm kiếm, phát
hiện ). Đây là tiêu chí khó mà khơng phải một tiết dạy nào cũng đạt được. Trong
tiết dạy trên giáo viên đã giúp học sinh tự sản sinh ra tri thức bằng cách chiếu
hình ảnh cho học sinh xem thảo luận nhóm và trả lời, đặt những câu hỏi gợi mở
cho học sinh tự tư duy.
- Bao quát lớp tốt, không khí lớp học sinh động, học sinh tích cực phát biểu.
Khơng gị bó câu trả lời của học sinh, giúp các em thoải mái, tự tin phát biểu,
tham gia hoạt động nhóm tích cực



Bài: Chính tả: Nhớ Việt Bắc ( Tiếng Việt lớp 3 )

 Nguyên tắc phát triển tư duy:
- Trong một tiết dạy luôn hướng đến mục tiêu phát triển tư duy cho học sinh
một cách tích cực nhất. với tiết Chính tả: Nhớ Việt Bắc, giáo viên đã đi đúng
các hoạt động cảu một tiết học. Kiểm tra bài cũ đã đưa ra hình ảnh của anh Kim
Đồng để giúp học sinh nhớ lại. Bắt đầu bài mới bằng một hoạt động nhỏ giúp
học sinh thoải mái. Bài Nhớ Việt Bắc đặc biệt được viết dưới thể thơ lục bát,
giáo viên đã đặt nhiều câu hỏi để học sinh tự trả lời, và biết cách trình bày bài
( thể thơ lục bát có đặc điểm gì?, cách trình bày thể thơ lục bát ?). Cho học sinh
tự đọc và nêu từ khó, phân tích từ khó, viết bảng con. Khi viết bài học sinh có
thể nhớ những câu hỏi mà giáo viên đã đặt về bài chính tả trình bày cho đúng,
nhắc lại những từ khó, những từ viết hoa ( học sinh tự trả lời ). Hoạt động chấm
bài giáo viên cho học sinh đổi vở cho nhau chấm, tự học sinh phải quan sát và
nắm được cách trình bày để chấm bài cho bạn.Về phần bài tập, giáo viên hướng
dẫn cho học sinh làm nhóm ( nhóm bàn, nhóm 4 ), chơi trị chơi, mọi hoạt động
học sinh làm chủ, giáo viên chỉ cũng cố và nhận xét.
- Giáo viên luôn cân nhắc đặt ra các câu hỏi cho phù hợp với nội dung bài,
khơng q khó để học sinh có thể tư duy và trả lời. Tơn trọng mọi ý kiến trả lời
và góp ý, sự sáng tạo của các em học sinh

 Nguyên tắc giao tiếp :
- Trong tiết dạy chính tả thì kĩ năng giao tiếp chính là nghe và viết, các kĩ năng
cịn lại sẽ được củng cố. Với kĩ năng nghe giáo viên hình thành cho học sinh
bằng các hoạt động ( viết bảng con từ khó bài cũ và bài mới, viết bài chính tả
vào tập ), kĩ năng nghe được hình thành khi học sinh nghe giáo viên đọc mẫu
bài chính tả, nghe các bạn dọc bài chính tả, nghe giáo viên đọc từ khó để viết
bảng con, đọc để viết bài ), các kĩ năng còn lại sẽ được giáo viên củng cố bằng
cách gọi học sinh nhật xét các câu trả lời của bạn và đọc bài.
- Với môn chính tả này có nhiều tiếng khó viết : thắt lưng, dao, sợi giang, chuốt,

… giáo viên đã phân tích rất rõ rang để học sinh quan sát và ghi nhớ để khơng
sai khi viết bài chính tả.Giáo viên đã phát triển tối ưu kĩ năng giao tiếp của học
sinh trong tiết dạy.

 Nguyên tắc chú ý đến tâm lý và trình độ Tiếng Việt của HSTH:


- Vốn Tiếng Việt của học sinh được hình thành từ rất nhiều nguồn, gắn liền với
môi trường sống, giao tiếp của các em. Vì thế mà nó khơng đồng đều ở mọi đối
tượng học sinh và phức tạp ngay trong cả việc hình thành nên chúng. Giáo viên
đã phát huy đươc tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học bằng các
ngữ liệu, phân tích bài, giải bài tập ( điền vào chỗ trống thích hợp ) khái quát và
tổng hợp. Giáo viên nắm vững kỹ năng trình độ, vốn kinh nghiệm ngơn ngữ của
học sinh và điều chỉnh thích hợp nội dung, phương pháp.

 Đánh giá tiết dạy theo tiêu chí của 1 tiết dạy tích cực:
- Mọi học sinh đều được tham gia hoạt đông trên lớp ( hoạt động viết bảng con
bài cũ và bài mới), hoạt động theo nhóm đơi, hoạt động đổi vở chéo cho nhau
chấm bài. Giáo viên dẫn dắt tốt lôi cuốn học sinh vào tiết học, thúc đẩy học sinh
tích cực phát biểu.
- Tự học sinh có thể sản sinh ra tri thức qua 3 bước ( khám phá, tìm kiếm, phát
hiện ). Đây là tiêu chí khó mà không phải một tiết dạy nào cũng đạt được. Trong
tiết dạy trên giáo viên đã giúp học sinh tự sản sinh ra tri thức bằng cách đặt ra
các câu hỏi để tìm hiểu bài chính tả, u cầu học sinh tự tìm ra từ khó, làm bài
tập theo nhóm sau đó lên trình bày trước lớp, chơi trị chơi dành cho bài tập 3
(ai nhanh hơn ).
- Bao quát lớp tốt, khơng khí lớp học sinh động, học sinh tích cực phát biểu.
Khơng gị bó câu trả lời của học sinh, giúp các em thoải mái, tự tin phát biểu,
tham gia hoạt động nhóm tích cực.


⸭ u cầu 2 : Các băn khoăn, thắc mắc của em khi tiếp nhận thực tế với các tiết
dạy Tiếng Việt ở trường tiêu học:
1. Em thường được dự các tiết dạy mẫu, các tiết hội giảng mà giáo viên đã
chuẩn bị rất kĩ càng. Em thấy lớp hoạt động ổn định, nhưng các bạn khá, giỏi sẽ
được ưu tiên trả lời hơn, các em chậm hơn sẽ gọi phát biểu ít hoặc khơng được
phát biểu.
Đề xuất: Em nghĩ giáo viên nên gọi đều các em, câu khó thì gọi các bạn khá
giỏi, câu dễ thì gọi các bạn khác, như thế các em sẽ tự tin hơn và tích cực trong
tiết học nhiều hơn.
2. Giáo viên đã quen với các cách dạy không trên lớp, nên khi dạy bằng giáo án
điện tử trên phòng máy còn lúng túng mất rất nhiều thời gian vào việc chỉnh sửa
làm tiết dạy bị cháy nhất là bôn môn Tiếng Việt.


Đề xuất: Các cơ có thể dạy thử các lớp khác để thành thạo các thao tác và canh
thời gian trước khi bắt đầu tiết dạy chính của lớp mình.
3. Đa số các tiết học trên lớp chỉ học chủ yếu là Tốn và Tiếng Việt, những mơn
khác cho các em ghi vào vở bài học và về nhà tự làm.
Đề xuất: Giáo viên cần phân bố thời gian tiết học hợp lý, để cho các em được
học đều các mơn để phát triển kĩ năng tốt hơn.
4. Từ khó trong phân mơn Chính tả cịn ép buộc học sinh, đưa ra những từ có
sẵn và bắt học sinh viết theo.
Đề xuất: Nên cho học tự tìm từ khó và gạch chân, phân tích ( chi ghi những từ
khó chung lên bảng). Như vậy các em mới nhớ lâu và viết đúng trong bài chính
tả.
5. Tiết tập đọc giáo viên thường bỏ qua việc đọc theo câu đối với những bài quá
dài vì sợ bị mất thời gian, như thế có những em sẽ khơng được đọc bài.
Đề xuất: Giáo viên nên cho các e đọc đầy đủ theo trình tự hoạt động, thay vào
đó thì sẽ giảm lượt đọc đi ( bài ngắn đọc 2 lượt, bài dài đọc 1 lượt ) thì mọi học
sẽ được đọc bài.





Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×