PHỊNG GD&ĐT MAI SƠN
CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS CHIỀNG LƯƠNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn: Ngữ văn 7 (Đề số 2)
Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian chép đề)
Câu 1: (3 điểm)
Em hãy nêu ý nghĩa của những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất. Em
hãy chép ba câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ?
Câu 2: (3 điểm):
Thế nào là câu chủ động và câu bị động mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động
thành câu bị động ? Lấy ví dụ có sử dụng câu chủ động và câu bị động ?
Câu 3: (2 điểm)
Nêu đặc điểm về ý nghĩa và hình thức của trạng ngữ. Lấy ví dụ minh họa ?
Câu 4: (2 điểm)
Em hãy nêu nội dung chính của văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” của tác giả
Phạn Văn Đồng
Câu 5 ( 2 điểm):
Thế nào là phép liệt kê. Có mấy kiểu liệt kê, lấy ví dụ có sử dụng phép liệt kê ?
Câu 6: (8 điểm)
Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đó cũng chính là truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta. Em hãy làm sáng tỏ vấn đề đó?
ĐÁP ÁN
Câu 1: (3 điểm)
Bằng lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp điệu, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về
thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của
nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản xuất. Những
câu tục ngữ ấy là “túi khơn”của nhân dân nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì
khơng ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.
(2 điểm)
HS nhớ và chép chính xác 3 câu TN (1 điểm)
Câu 2: (3 điểm)
- Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào
người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động) (0,5 điểm)
- Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác
hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động) (0,5 điểm)
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên
nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nê trong câu(0,5 điểm)
- Về hình thức: (0,5 điểm)
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một
dấu phẩy khi viết.
- Lấy được 2 ví dụ trở lên có thêm trạng ngữ cho câu. (1 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
- Về ý nghĩa, trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên
nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nê trong câu.(0,5 điểm)
- Về hình thức: (0,5 điểm)
+ Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu hay giữa câu.
+ Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một
dấu phẩy khi viết.
- Lấy được 2 ví dụ trở lên có thêm trạng ngữ cho câu. (1 điểm)
Câu 4: (2 điểm)
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi
người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong
phú, với tư tưởng và tinh cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét
sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm chân thành. (2 điểm)
Câu 5: (2 điểm)
- Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ
hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng, tình cảm.(0,5
điểm)
- Các kiểu cấu tạo: (0,5 điểm)
+ Xét về cấu tạo: có thể phân biệt kiểu liệt kê theo từng cặp với kiểu liệt kê không
theo từng cặp.
+ Xét về ý nghĩa: có thể phân biệt kiểu liệt kê tăng tiến với liệt kê không tăng tiến.
- Lấy được 2 ví dụ có sử dụng phép liệt kê (1 điểm)
Câu 6: (8 điểm)
* Mở bài: (1,5 điểm)
Dẫn dắt giới thiệu được câu tục ngữ, truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta.
Nêu ngắn gọn vấn đề nghị luận.
* Thân bài: (5 điểm)
Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ, điều đó thể hiện trong truyền thống của người
Việt Nam. Chứng minh làm sáng tỏ vấn đề. (1 điểm).
- Câu tục ngữ nói đến truyền thống tương thân, tương ái, giúp đỡ, bao bọc, thương yêu
những con người xung quanh ta như chính bản thân mình. (1 điểm).
- Truyền thống q báu đó được biểu hiện qua hành động, việc làm của nhân dân ta từ
xưa đến nay ( như giúp đỡ kẻ khó, những người sa cơ, lỡ vận, đồng bào bị thiên tai .....) (1
điểm):
+ Nêu lên các việc làm cụ thể
+ Liên hệ đến các câu tục ngữ khác.
- Chính truyền thống ấy đã tạo sự đồn kết của mội người với nhau để vượt qua những
khó khăn, thử thách, tạo thành sức mạnh cộng đồng, tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân
tộc. (1 điểm)
- Câu tục ngữ chính là bài học làm người cho mỗi chúng ta. ngày nay chúng ta cần
phát huy nhiều hơn nữa tinh thần tốt đẹp đó. (Liên hệ bản thân và mọi người xung quanh
em) (1 điểm)
* Kết luận: (1,5 điểm)
- Khẳng định vấn đề.
- Nêu lên ý nghĩa của câu tục ngữ khơng chỉ có ý nghĩa cho một thời đại mà có ý
nghĩa cho mọi thời đại
* BiĨu ®iĨm :
Điểm 8
+ Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự liên kết giữa các đoạn, các phần trong bài
+Trình bày sạch đẹp, không mắc lỗi chính tả
+ Đảm bảo đầy đủ các ý chính nh dàn bài
+ Luận điểm, luận cứ rõ ràng, cụ thể, xác thực, cách lập luận phù hợp với các sự việc
+ Các dẫn chứng phù hợp, chính xác, làm nổi bật vấn đề nghị luận
im 6
+ Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sự liên kết giữa các đoạn, các phần trong bài
+ Trình bày sạch, còn mắc ớt lỗi chính tả,
+ Đảm bảo đầy đủ các ý chính nh dàn bài
+ Có luận điểm, luận cứ để phân tích sự việc
+ Các dẫn chứng phù hợp, chính xác, làm nổi bật vấn đề nghị luận
Điểm 4
+ Bố cục rõ ràng, có lập luận phù hợp
+ Trình bày sạch, còn mắc ớt lỗi chính tả,
+ Đảm bảo ý chính nh dàn bài
+ Nội dung nghị luận ụi ch cũn sơ sài.
Điểm 2
+ Bè cơc chưa râ rµng, lËp ln chưa chặt ch
+ còn mắc nhiều lỗi chính tả, câu văn lủng củng
+ Đảm bảo ý chính nh dàn bài
+ Nội dung nghị luận sơ sài, nghèo dẫn chứng, phân tích bình luận sơ sài
+ Nhận xét, đánh giá của bản thân còn hạn chế