Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tiet 5 OBH Li dia banh bo NL Gam thu giong thu TDN TDN so 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.5 KB, 3 trang )

Tuần: 5- Tiết: 5
Ngày dạy: 27 /9/16

Ôn tập bài hát: Lí dĩa bánh bị
Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ

Tập đọc nhạc: TĐN Số 2
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
- HS hát thuộc bài Lí dĩa bánh bị và thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát.
- HS biết: Cấu tạo của gam thứ, giọng thứ. Tìm một vài bài hát viết ở giọng thứ.
- Đọc đúng giai điệu, ghép lời bài TĐN số 2.
1.2 Kĩ năng:
- HS thực hiện: + Hát( đọc nhạc- ghép lời ca TĐN) kết hợp với gõ đệm phách. Trình bày bài hát
theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca, hát hoà giọng cùng tập thể.
+ Hát to, rõ lời, tư thế ngồi hát thẳng lưng.
1.3 Thái độ:
- Qua nội dung bài học nhằm hướng các em thêm yêu quê hương, đất nước, yêu những làn điệu dân
ca của quê hương đất nước mình, đồng thời ra sức học hành để gắng công xây dựng đất nước ngày một
giàu đẹp hơn.
2. Nội dung học tập:
- Ơn tập bài hát: Lí dĩa bánh bị
- Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ
- Tập đọc nhạc : TĐN số 2.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên:
- Đàn Organ, đĩa nhạc, thanh phách.
- Bảng phụ chép bài TĐN Số 2.
3.2 Học sinh:
- Thanh phách.
- Đọc trước phần nhạc lí và đọc tên nốt nhạc TĐN Số 2.


4. Tổ chức các hoạt động học tập:
4.1 Ổn định tổ chức và kiểm diện: (1 phút)
- GV: Ổn định trật tự, kiểm tra sĩ số .
- HS: Ổn định chỗ ngồi, báo cáo sĩ số.
8a1:
8a2:
8a3:
8a4:
8a5:
4.2 Kiểm tra miệng: “Lí dĩa bánh bị ” ( Thực hiện trong q trình ơn tập).
- Hát đúng giai điệu, thuộc lời ca, to, rõ, có vận động theo bài hát (9đ).
- Nêu đúng tên bài, tác giả, vở ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch đẹp (1đ)
- Em hiểu gam thứ là gì?
* GV đánh giá xếp loại căn cứ vào số điểm HS đạt được : Đ( 5-10đ); CĐ( 1- 4đ)
4.3 Tiến trình bài học:
* Giới thiệu bi mới: Ở tiết trước, chúng ta đã được học bài hát Lí dĩa bánh bị và Hơm nay, chúng
ta sẽ cùng ôn lại để hát bài hát được hay hơn và tìm hiểu thêm về Nhạc lí Gam thứ, giọng thứ và
bài TĐN Số 2.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ1: Ơn tập bài hát: Lí dĩa bánh bị(10 phút)
1. Ơn tập bài hát: Lí dĩa bánh bị
*Luyện thanh.
GV: Đệm đàn


HS: Luyện theo mẫu (mi…ma…) 1-2 phút.
* Ôn tập:
GV : Mở đĩa giai điệu hoàn chỉnh bài hát.
GV: Đàn giai điệu

HS: Hát hoà giọng 1-2 lần kết hợp nhún theo nhịp.
GV: Nhận xét, sửa sai. (Hát và đàn giai điệu nhiều lần
những chỗ sai cho HS sửa).
GV: Lưu ý HS hát thể hiện sắc thái, tình cảm của bài
hát.
Yêu cầu 1-2 tổ trình bày tại chỗ kết hợp gõ
phách.
GV: Gọi 1-2 HS trình bày bài hát trước lớp.
HS: Nghe, nhận xét
GV: Nhận xét, xếp loại.
* Chuyển ý: Các em vừa được ơn tập bài hát “Lí dĩa
bánh bị ”. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu sang nội
dung thứ 2 của bài học hơm nay - Nhạc lí.
HĐ2: Nhạc lí: Gam Thứ, giọng thứ(8 phút)
GV: ? Thế nào là gam thứ?
HS: Suy nghĩ, trả lời.
GV: Tổng hợp ý và đưa ra kết luận.
? Bạn nào viết được công thức cấu tạo gam thứ?
HS: Suy nghĩ, xung phong viết.
GV: Nhận xét.
HS: Nghe, ghi chép.
GV: Giới thiệu các bậc âm trong gam thứ được dùng
để viết lên giai điệu của bản nhạc hay bài hát gọi là
giọng thứ.
Cách gọi tên giọng thứ.
HS: Nghe, ghi chép.
* Chuyển ý: Vừa rồi các em đã được tìm hiểu về
giọng thứ và bây giờ chúng ta sẽ học bài TĐN được
viết ở giọng thứ nhé.
HĐ3: TĐN số 2 – Trở về su-ri-en-to(20 phút)

* Tìm hiểu bài:
GV: Treo bảng phụ.
Giới thiệu tên bài, tác giả.
GV?: Bài được viết ở nhịp mấy? ( 3 )
Trong bài có sử dụng những nốt gì (cao độ)?
Trường độ?
HS: Quan sát, trả lời.
GV: Ghi bảng.
GV?: Bài cịn sử dụng kí hiệu gì? (dấu nhắc lại).
HS: Trả lời.
GV: Chỉ bảng, gõ phách.

2. Nhạc lí: Gam thứ, giọng thứ
* Gam thứ:
- Là hệ thống 7 âm được sắp xếp liền
bậc, hình thành dựa trên công thức cung và
nửa cung như sau:
I II III
IV V VI VII (I)
Âm ổn định được gọi là âm chủ.
* Giọng thứ:
- Là những bậc âm trong gam thứ dùng
để xây dựng lên giai điệu của một bài hát
hay bản nhạc.
- Tên của giọng = âm chủ + thứ.

3. Tập đọc nhạc: TĐN số 2
Trở về su-ri-en-to
Nhạc Italia
- Nhịp 3

- Cao độ: la, si, đô, rê, mi, pha.
- Trường độ: Nốt đen, nốt trắng, nốt tròn.
- KH: Dấu nhắc lại.


HS: Đọc tên nốt.
GV: Yêu cầu HS đọc cao độ từ thấp lên cao.
GV: Đàn cho HS đọc cao độ.
* Tập đọc nhạc.
GV: Đàn giai điệu cả bài trên đàn 1-2 lần.
HS: Nghe, cảm nhận.
Tập đọc câu 1:
GV: Đàn giai điệu 2-3 lần.
HS: Nghe, nhẩm theo.
GV: Đàn, bắt nhịp.
HS: Đọc hoà giọng kết hợp gõ phách 1-2 lần.
GV: Nhận xét, sửa sai.
GV: Chỉ định 1-2 HS đọc nhạc.
HS: Nghe, nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai.
* Tập câu còn lại: GV hướng dẫn tương tự câu 1 sau
đó ghép câu theo lối móc xích.
* Ghép cả bài và ghép lời ca:
GV: Đàn giai điệu ( 1 lần).
HS: Nghe, nhẩm theo.
GV: Đàn, bắt nhịp.
HS: Đọc hoà giọng kết hợp gõ phách 1-2 lần.
GV: Nhận xét, sửa sai.
GV: Yêu cầu từng dãy thực hiện.
Gọi 1-2 cặp đứng dậy đọc.

HS: Nghe, nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai.
GV: Chia lớp thành hai dãy, 1 dãy đọc nhạc, 1 dãy
ghép lời ca và ngược lại.
HS: Nghe, nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương.
Gọi 1-2 tổ thực hiện.
GV: Gọi 1-2 HS thực hiện.
HS: Nghe, nhận xét.
GV: Nhận xét, sửa sai, tuyên dương, khuyến khích.

* Lời ca: Biển hiền hồ lớp sóng đẹp bao
la, lịng ta như rộn vang ngàn câu ca, ôi đất
nước xinh tươi những mộng đời, xao xuyến
trong tâm hồn bao người.

4.4 Tổng kết: (4 phút)
- GV: Đàn, bắt nhịp
- HS: Đọc nhạc, ghép lời ca kết hợp gõ phách bài TĐN Số 2(1-2 lần).
- GV: Nhận xét chung.
4.5 Hướng dẫn học tập: (2 phút)
- Đối với bài học tiết này: + Ôn lại bài hát: Lí dĩa bánh bị, TĐN Số 2, học thuộc lời ca, ơn lại
phần nhạc lí.
- Đối với bài học tiết sau: + Đọc trước bài : Nhạc sĩ Hồng Vân và bài hát Hị Kéo pháo.
5. Phụ lục:



×