Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Giáo trinh điện tử căn bản - Chipkool

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 42 trang )

1
GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ CĂN BẢN
NVN LAB
Vươn tới tầm cao
Biên soạn:Đỗ văn Trí
Chịu trách nhiệm:Nguyễn Quốc Dũng,Phan Thanh
Tuyến
2
PHẦN A: TÌM HIỂU CÁC LINH KIỆN RLC(điện trở,tụ điện,cuộn cảm).
I: Điện trở
1.Khái niệm về điện trở.
Điện trở là gì ?
Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì
điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.
Hình dạng:
Ký hiệu của điện trở trên các sơ đồ nguyên lý.:
Đơn vị của điện trở :
Đơn vị điện trở là Ω (Ohm) , KΩ , MΩ
1KΩ = 1000 Ω
1MΩ = 1000 K Ω = 1000.000 Ω
Lưu ý:Trên thực tế điện trở công suất thường có cá giá trị như sau:
0,5W,1W,2W,3W,5W,10W(Oat)
Điện trở có công suất càng lớn thì tiêu thụ điện càng nhiều và sẻ chịu được dòng
điện lớn đi qua nó.
3
Điện trở công suất thường được ứng dụng nhiều trong các board mạch công
suất(mạch khuyech đại âm thanh,mạch động lực điều khiển động cơ )
Cách ghi trị số của điện trở :
Các điện trở có kích thước nhỏ được ghi trị số bằng các vạch mầu theo một quy
ước chung của thế giới.( xem hình ở trên )
Các điện trở có kích thước lớn hơn từ 2W trở lên thường được ghi trị số trực tiếp


trên thân. Ví dụ như các điện trở công xuất, điện trở sứ.
Trở sứ công xuất lớn , trị số được ghi trực tiếp.
Cách xác định giá trị điện trở:
1.Dùng đồng hồ VOM
2.Dựa vào các vòng màu có trên thân điện trở.
Phương pháp đọc vòng màu:
Đối với các điện trở có giá trị được định nghĩa theo vạch màu thì chúng ta có 3 loại
điện trở:
4
Điện trở 4 vạch màu và điện trở 5 vạch màu và 6 vạch màu. Loại điện trở 4
vạch màu và 5 vạch màu được chỉ ra trên hình vẽ.
Khi đọc các giá trị điện trở 5 vạch màu và 6 vạch màu thì chúng ta cần phải để ý
một chút vì có sự khác nhau một chút về các giá trị. Tuy nhiên, cách đọc điện trở màu đều
dựa trên các giá trị màu sắc được ghi trên điện trở 1 cách tuần tự:
Đối với điện trở 4 vạch màu:
- Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá
trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Đối với điện trở 5 vạch màu
- Vạch màu thứ nhất: Chỉ giá trị hàng trăm trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ hai: Chỉ giá trị hàng chục trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ ba: Chỉ giá trị hàng đơn vị trong giá trị điện trở
- Vạch màu thứ 4: Chỉ hệ số nhân với giá trị số mũ của 10 dùng nhân với giá trị
điện trở
- Vạch màu thứ 5: Chỉ giá trị sai số của điện trở
Ví dụ như trên hình vẽ:Điện trở 4 vạch màu ở phía trên có giá trị màu lần lượt là: xanh
lá cây/xanh da trời/vàng/nâu sẽ cho ta một giá trị tương ứng như bảng màu lần lượt là
5/6/4/1%. Ghép các giá trị lần lượt ta có 56x104Ω=560kΩ và sai số điện trở là 1%.

Tương tự điện trở 5 vạch màu có các màu lần lượt là: Đỏ/cam/tím/đen/nâu sẽ tương
ứng với các giá trị lần lượt là 2/3/7/0/1%. Như vậy giá trị điện trở chính là 237x100=237Ω,
sai số 1%
Các cách ghép điện trở thông dụng:Ghép nối tiếp ,ghép song song
Ở đây chương trình sẻ đề cập tới cách ghép nối tiếp:
Sơ đồ nguyên lý:
R(toàn mạch)=R1+R2+R3
VD:Khi ta có 3 điện trở lần lượt có giá trị như sau(100 Ω,330 Ω,470 Ω).
Khi ta nối 3 điện trở này lại với nhau thì ta sẻ được một con điện trở có giá tri
bắng tổng 3 giá trị trên bắng 900 Ω.
Ứng dụng thực tế của điện trở:
Giả sử ta có mạch như sau:
5
Từ sơ đồ nguyên lý ta có các thông số như sau:
-Nguồn điện là nguồn điện 1 chiều DC:U= 12v
-Bóng đèn sử dụng có mức điện áp chịu đựng là 9V(DC),dòng chịu đựng là
I=20mA=0,02A (1A=1000mA)
-Rỏ ràng khi mắc nguồn 12v vào đèn 9V thì bóng đèn sẻ cháy.Vì vậy ta phải dung 1
con điện trở để hạ áp làm cho đện áp từ 12v xuống 9v.Vậy giá trị điện trở bao nhiêu là hợp
lý?
Chúng ta sẻ làm như sau:
Bước 1:[U(nguồn) – U(đèn)]/I
Bước 2:Thế số vào ta được kết quả là (12-9)/0,02=150
Và 150 sẻ là giá trị con điện trở cần chọn để lắp vào mạch trên.R=150 Ω.
Ghi nhớ:Ta sẻ chọn nhửng điện trở có giá trị lớn hơn hoặc bằng 150 Ω.Không được
chon ngược lại.Nhưng không được quá lớn sẻ làm cho đèn sang quá yếu.
Phương pháp trên dùng đúng cho các mạch dùng nguồn điện 1 chiều DC.
Biến trở, triết áp :
Biến trở là điện trở có thể chỉnh để thay đổi giá trị, có ký hiệu là VR chúng có hình
dạng như sau :


Kí hiệu biến trở trong sơ đồ nguyên lý:
Bản chất của biến trở củng chính là điện trở nhưng biến trở có thêm 1 chân thứ 3 có
thể thay đổi vị trí để thay đổi được giá trị điện trở.
6
Các thuộc tính khác của biến trở đều giống điện trở.
Quang trở
Là loại điện trở có giá trị điện trở biến đổi theo cường độ ánh sáng.Là một loại cảm
biến được dùng trong các mạch cảm biến như mạch dò line,mạch đèn ngủ tự động…
Hình dạng:
Kí hiệu:
-Quang trở gồm 2 loại:Quang trở có điện trở tăng khi cường độ ánh sáng tăng và
loại quang trở có điện trở giảm theo ánh sáng.
-Giá trị điện trở của quang trở khi có ánh sáng chiếu đến khoảng 2k,khi không có
ánh sáng chiếu đến khoảng 20k
II.Tụ điện
Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử,
chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều,
mạch tạo dao động .vv
Cấu tạo của tụ điện .
- Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện
gọi là điện môi.
-Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và
tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như tụ giấy, tụ gốm, tụ
hoá.
7

Cấu tạo tụ gốm Cấu tạo tụ hoá
Hình dáng thực tế của tụ điện.
Hình dạng của tụ gốm.

Hình dạng của tụ hoá
Tất cả các loại tụ trên đều được phân thành 2 nhóm thông dụng:Tụ phân cực và
tụ không phân cực.
Kí hiệu:
8
Nhửng điều cần lưu ý về tụ điện:
- Trong mạch 1 chiều, tụ điện sẻ không cho dòng điện đi qua.
- Trong mạch xoay chiều khi mắc tụ nối tiếp tụ sẻ trở thành 1 điện trở có
chức năng cản trở dòng điện.(sẻ rỏ hơn ở phần ứng dụng thực tế)
Cách xác định chân của tụ phân cực trong thực tế:
-Chân dài là chân
-Chân ngắn là chân
Đơn vị :
Fara(F),micro Fara(uF) ,picoFara(pF)
Các thông số trên tụ phân cực:
-Điện áp định mức:Cho biết mức điện áp tối đa mà nguồn cung cấp cho tụ hoạt
động mà tụ không bị cháy.
-Điện dung C cho biết năng lượng mà tụ điện tích trử được.
VD:Trên thân 1 tụ hóa hình trên có ghi 16v,100uF
+16V cho biết mức điện áp tối đa cấp cho tụ phải bé hơn hoặc bằng 16v nếu lớn
hơn 16v thì tụ sẻ bị hỏng
+100uF cho biết
Ứng dụng :
Tụ đện có nhửng chức năng cơ bản sau:
1-Nạp điện và xả điện:
Người ta dựa vào đặc tính nạp xả của tụ điện để làm cho các mạch điện
tử luôn dử được mức ổn định.
VD:Cho mạch điện sau
Dạng sóng ra :
9

2-Cản trở dòng điện(Có tác dụng đối với dòng điện xoay chiều)
3-Triệt xung dòng điện:
Thường được ứng dụng trong các mạch điện tần số,các mạch phát sóng truyền
thông các mạch có độ chính xác cao…Tụ điện được sử dụng để triệt xung chống nhiểu cho
các mạch.
Loại tụ điện thường được sử dụng cho các mạch này là:Tụ không phân cực,tụ
gốm tụ kẹo,các tụ thường có trị số điện dung nhỏ….
Cách kiểm tra tụ điện:
III.Cuộn cảm
Hình dạng :
-Cuộn cảm được cấu tạo từ 1 đoạn dây cách điện được quấn lại nhiều vòng khít nhau
.
10
- Cuộn cảm có thể chỉ đơn thuần là 1 cuộn dây được quấn quấn lại nhiều vòng thì
được gọi là “cuộn cảm lỏi không khí” .Nếu cuộn cảm được quấn xung quanh 1 lỏi thép thì
gọi là “cuộn cảm lỏi thép “ngoài ra còn có lỏi feralit…
Hình ảnh :
Cuộn dây lõi không khí
Cuộn dây lõi Ferit
Cấu tạo của cuộn cảm.
Cuộn cảm gồm một số vòng dây quấn lại thành nhiều vòng, dây quấn được
sơn emay cách điện, lõi cuộn dây có thể là không khí, hoặc là vật liệu dẫn từ như Ferrite
hay lõi thép kỹ thuật .
Kí hiệu:
Ký hiệu cuộn dây trên sơ đồ : L1 là cuộn dây lõi không khí, L2 là cuộn
dây lõi ferit, L3 là cuộn dây có lõi chỉnh, L4 là cuộn dây lõi thép kỹ thuật
Điện trở cuộn cảm:
-Cuộn cảm bản chất là một cuộn đây dài được quấn lại nên sẻ có tính trở kháng
rất lớn
-Điện trở cuộn cảm là điện trở mà ta có thể đo được bằng đồng hồ vạn năng,

thông thường cuộn dây có phẩm chất tốt thì điện trở thuần phải tương đối nhỏ so với cảm
kháng, điện trở thuần còn gọi là điện trở tổn hao vì chính điện trở này sinh ra nhiệt khi
cuộn dây hoạt động.
Tính chất nạp , xả của cuộn cảm
11
Thí nghiệm về tính nạp xả của cuộn dây.
Khi K1 đóng, dòng điện qua cuộn dây tăng dần ( do cuộn dây sinh ra cảm kháng
chống lại dòng điện tăng đột ngột ) vì vậy bóng đèn sáng từ từ, khi K1 vừa ngắt và K2
đóng , năng lương nạp trong cuộn dây tạo thành điện áp cảm ứng phóng ngược lại qua
bóng đèn làm bóng đèn loé sáng => đó là hiên tượng cuộn dây xả điện.
Nguyên lý hoạt động cuộn cảm:
“Khi có dòng điện biến thiên chạy qua cuộn dây thì trong cuộn dây sẻ sinh ra 1
dòng điện có chiều ngược chiều với dòng ban dầu(gọi là suất điện động tự cảm) đồng thời
xung quanh cuộn đây sẻ sinh ra 1 từ trường cảm ứng”
Ứng dụng cuộn cảm:
1-Cuộn cảm hay được sử dụng trong các mạch tách sóng,phân tần và kết hợp với
các linh kiện tụ điện ,điện trở để tạo ra cá mạch dao động điều hoà.
2-Cuộn cảm có tính trở kháng rất lớn nên thường được dùng như một điện trở để
cản trở dòng điện.
Các thiết bị ứng dụng cuộn cảm
Loa ( Speaker )
Loa là một ứng dụng của cuộn dây và từ trường.
12
Cấu tạo và hoạt động của Loa ( Speaker )
Cấu tạo của loa : Loa gồm một nam châm hình trụ có hai cực lồng vào nhau
, cực N ở giữa và cực S ở xung quanh, giữa hai cực t ạo thành một khe từ có từ trường khá
mạnh, một cuôn dây được gắn với màng loa và được đặt trong khe từ, màng loa được đỡ
bằng gân cao su mềm giúp cho màng loa có thể dễ dàng dao động ra vào.
Hoạt động : Khi ta cho dòng điện âm tần ( điện xoay chiều từ 20 Hz =>
20.000Hz ) chạy qua cuộn dây, cuộn dây tạo ra từ trường biến thiên và bị từ trường cố định

của nam châm đẩy ra, đẩy vào làm cuộn dây dao động => màng loa dao động theo và
phát ra âm thanh.
Chú ý : Tuyệt đối ta không được đưa dòng điện một chiều vào loa , vì dòng
điện một chiều chỉ tạo ra từ trường cố định và cuộn dây của loa chỉ lệch về một hướng rồi
dừng lại, khi đó dòng một chiều qua cuộn dây tăng mạnh ( do không có điện áp cảm ứng
theo chiều ngược lai ) vì vậy cuộn dây sẽ bị cháy .
Micro
Thực chất cấu tạo micro là một chiếc loa thu nhỏ, về cấu tạo Micro giống loa nhưng
Micro có số vòng quấn trên cuộn dây lớn hơn loa rất nhiều vì vậy trở kháng của cuộn dây
micro là rất lớn khoảng 600Ω ( trở kháng loa từ 4Ω - 16Ω ) ngoài ra màng micro cũng được
cấu tạo rất mỏng để dễ dàng dao động khi có âm thanh tác động vào. Loa là thiết bị để
chuyển dòng điện thành âm thanh còn micro thì ngược lại , Micro đổi âm thanh thành dòng
điện âm tần.
13
Relay

Cấu tạo gồm:
-Một cuộn dây quấn quanh một lỏi thép (gọi là cuộn coil) và
hệ thống các tiếp điểm thường đóng(Kí hiệu NC) ,thường hở(NO),chân chung(C) như hinh
vẻ.
-Chỉ duy nhất có 2 chân nguồn,nhưng chân COM,2 chân NC vafNO thì
có thể gấp đôi hay gấp 3 thuỳ vào loại relay.
-Hai đầu dây của cuộn cảm sẻ là nguồn của relay
Phân loại:
-Dựa vào số chân của relay thì sẻ có relay 5 chân(cơ bản), relay 8 chân,relay
11 chân…
-Dựa vào điện áp định mức cung cấp cho relay hoạt đọng mà ta sẻ có:relay 5V,
relay 12V…
Nguyên lý:
Nguyên lý hoạt động của relay tương tự như của cuộn cảm.Được giải thích bằng

hiện tượng từ trường của cuộn cảm.
Xét ví dụ:Mắc mạch điện giống như sơ đồ
14
-Ban đầu khi chưa khoá chưa đóng cuộn đây không hoạt động do đó relay không
hoạt động.Các tiếp điểm relay không thay đổi trạng thái đoạn ab bị hở vì vậy đèn không
sáng.
-Khi đóng khoá K ,cuộn dây relay sẻ được cấp nguồn.Cuộn đây hoạt động sinh ra
từ trường hút thanh dập relay chuyển động về phía b ,lúc này đoạn ab kín do đó đèn sáng.
Bài tập áp dụng:
Cho 1 relay 8 chân như hình vẻ:
a.Hảy Trình bày cấu tạo và giải thích hoạt động của relay đó.
b.Relay 8 chân như trên khác và giống relay 5 chân ở điểm nào?Mục
đích mà nhà sản xuất tạo ra relay 5 chân để làm gì?
c.Relay được ứng dụng vào các mạch động lực công suất cao có ưu
điểm hơn công tắc (nút nhấn) ở điểm nào?
d.Nêu nhửng lưu ý khi chọn và sử dụng relay?
PHẦN B:LINH KIỆN BÁN DẪN
I.ĐI-OT
Phân loại diode
Diode gồm các loại sau:Diode ổn áp, Diode thu quang, Diode phát quang,
Diode biến dung, Diode xung, Diode tách sóng, Diode nắn điện.
Cấu tạo
Điode bán dẩn được cấu tạo từ 2 lớp bán đẩn loại P và loại N như hình
vẻ,chính giửa 2 lớp bán dẩn là lớp cách điện.
15
Cấu tạo bên trong diode
Tìm hiểu hoạt động diode nắn điện
Khái niệm:
DIODE nắn điện là loại diot chỉ cho dòng điện một chiều đi qua.
Kí hiệu và hình dạng:

Hình ảnh thực tế diode
Khảo sát hoạt động diode trong mạch điện:
Phân cực thuận cho Diode.
Khi ta cấp điện áp dương (+) vào Anôt ( vùng bán dẫn P ) và điện áp âm (-
) vào Katôt ( vùng bán dẫn N ) ,diode sẻ cho dòng điện chạy qua theo hướng từ
anot sang katot.Lúc này điện áp rơi trên diode luôn ở mức ổn định là 0,7V.
16
Sơ đồ phân cực thuận diode
Kết luận : Khi Diode (loại Si) được phân cực thuận, nếu điện áp phân cực
thuận < 0,7V thì chưa có dòng đi qua Diode, Nếu áp phân cực thuận đạt = 0,7V thì có dòng
đi qua Diode sau đó dòng điện qua Diode tăng nhanh nhưng điện áp trên diode vẫn giữ ở
giá trị 0,7V .
Phân cực ngược cho Diode.
Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katôt
(bán dẫn N),Khi đó diode sẻ không dẩn điện.Gọi là hiện tượng phân cực ngược cho
diode.
Lúc này điện áp trên diode bằng điện áp nguồn.Tuy nhiên khi điện áp
ngược là quá lớn vượt mức định mức của điode thì diode sẻ bị đánh thủng và bị hỏng.
Sơ đồ phân cực ngược cho diode
-Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngựơc tăng > = 1000V

17
Phương pháp đo kiểm tra Diode
Kiểm tra Diode
-Đặt đồng hồ ở thang x 1Ω , đặt hai que đo vào hai đầu Diode, nếu :
-Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt => kim lên, đảo chiều đo
kim không lên là => Diode tốt
-Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là Diode bị chập.
-Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là Diode bị đứt.
-Ở phép đo trên thì Diode D1 tốt , Diode D2 bị chập và D3 bị đứt

-Nếu để thang 1KΩ mà đo ngược vào Diode kim vẫn lên một chút là Diode bị dò.
Ứng dụng của Diode bán dẫn .
-Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diode thường được sử dụng trong các mạch
chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch tách sóng, mạch gim áp phân cực
cho transistor hoạt động .
-Trong mạch chỉnh lưu Diode có thể được tích hợp thành Diode cầu có dạng :
18
Diot cầu
Mạch chỉnh lưu toàn sóng(dùng diode cầu)
Khảo sát các mạch chỉnh lưu nguồn:
Mạch chỉnh lưu nửa chu kì

Dòng xoay chiều được hạ áp qua biến áp đặt vào 2 đầu AB
+Nửa chu kì đầu diot phân cực thuận cho dòng điện đi qua
+Nửa chu kì sau dòng điện đổi chiều nên diot phân cực ngược.Không có
dòng điện qua diot
Như vậy trong 1 chu kì xoay chiều,điên áp 1 chiều thu được trên tải khi sử
dụng 1 điot luôn bằng ½ nguồn đầu vào.
Mạch chỉnh lưu cầu:
Mặc dù mạch chỉnh lưu nửa chu kì dùng 1 diot đã chuyễn được nguồn AC
sang DC nhưng giá trị áp ra chỉ là ½ giá trị áp vào nên hiệu suất của nguồn bị giảm rất
lớn.Để khắc phục điều này người ta sử dụng mạch chỉnh lưu cầu để chỉnh lưu nguồn.
Sơ đồ mạch:
19
Mạch chỉnh lưu cầu
???Hảy giải thích hoạt động của mạch chỉnh lưu cầu?
Diode Zener
Chức năng :
-Trong mạch điện di-ot zener làm cho điện áp ra trên tải luôn ở một mức ổn
định ở giá trị tuỳ ý

-Tuy nhiên dòng điện thu được sau khi chỉnh lưu bằng zener có dòng không cao
thường nhỏ hơn 25mA.
Cấu tạo :
- Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode thường nhưng có hai lớp bán dẫn P - N
ghép với nhau, Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực ngược, khi phân cực
thuận Diode zener như diode thường nhưng khi phân cực ngược Diode zener sẽ gim lại một
mức điện áp cố định bằng giá trị ghi trên diode.
Hình dáng Diode Zener ( Dz )
-Dưới đây là một mạch điện ứng dụng zener,đi-ot zener được dùng để chỉnh được
dòng điện ra 6V từ nguồn ban đầu 18V
-Đi-ot zener được mắc song song với nguồn và tải R
20
Mạch ứng dụng zener
Lưu ý:
-Diode luôn được mắc song song
-Tuy nhiên dòng điện trên tải sẻ thấp nếu dùng diode zenner.(<25mA)
LED
-Là một loại diot nhưng có khà năng phát sáng.Còn gọi là đèn led.
-Led mang các đặc tính cơ bản của một diot. Và đặc tính của một thiết bị tiêu thụ điện.
Hình dạng & cấu tạo:
Trên thị trường có khá nhiều loại led khác nhau:
- Led được phân loại dựa vào kích thước thì có:led 3mm,5mm ,màu sắc….
-Mổi loại có một thông số kỉ thuật khác nhau nhưng nhìn chung led đều có thông số
-Điện áp chịu đựng tối đa để led hoạt động là 3v,dòng là 20mA.Mổi màu có một
thông số riêng.
Các chế độ hoạt động của led:
Chế độ hoạt động(Phân cực thuận):
21
-Trong chế độ hoạt động,anot của led được cấp mức cao(cực dương của
nguồn),katot được cấp mức áp thấp(cực âm nguồn).Led cho dòng điện 1 chiều đi qua theo

hướng từ anot sang katot(giống diot).
Chế độ tắt(Phân cực ngược)
Ở chế độ này,led được mắc ngược lại so với chế độ phân cực
thuận.Đèn led sẻ tắt,không có dòng điện chạy qua trong mạch.
Kiểm tra Led bằng đồng hồ VOM.
-Đưa đồng hồ về than đo điện trở(x1).
-Đưa que đỏ vào katot,que đen vào anot của led nếu đèn sáng và kim đồng hồ lên thì
led còn hoạt động
LED 7 ĐOẠN
Hình dạng và Cấu tạo :
Led 7 đoạn có hình dạng như một số 8 được ghép lại bằng 8 thanh như hình vẻ.Mổi
thanh tương ứng với một led sáng.Như vậy led 7 đoạn là sự tích hợp của 8 led đơn trong đó
1 led dành cho dấu chấm.

Phân loại:Gồm led 7 đoạn anot chung và led 7 đoạn katot chung
22
-Led anot thì chân chung là chân anot
-Led katot thì chân chung là chân katot
-Phía sau led 7 đoạn gồm 10 chân thứ tự tương ứng như
hình vẻ.Các chân này dùng để cấp nguồn cho led hoạt
động.
-Hai chân số 0 là 2 chân chung của 8 led này.
+Nếu các led được nối chung katot thì chân 0 sẻ được
kích bằng mức điện áp thấp 0v(trong kỉ thuật số gọi là mức
0) các chân còn lại được kích ở mức cao.
+Nếu các led mắc chung anot thì chân 0 sẻ được mắc ở
mức áp cao > 0.5V(gọi là mức 1) các chân còn lại được
mắc ở mức thấp.
Để led hoạt động ta phải đảm bảo cấp đúng nguồn cho led.
Quy tắc đặt chế độ hoạt động cho led 7 đoạn:

-Mức điện áp cao là mức 1
- Mức điện áp thấp là mức 0
Giả sử ta cấn led 7 đoạn anot chung sáng số 0 thì chân chung phải được cấp mức
điện áp cao( khoảng 3v) và các chân a,b,c,d,e,f phải cấp mức điện áp 0V,chân g phải cấp
mức điện áp cao.
Nếu ta dùng theo quy ước mã nhị phân thì ta phải cấp cho các chân a,b,c,d,e,f,g
theo thứ tự các mức tương ứng:0000001. thì led sẻ sáng số 0
Tương tự như cách quy ước trên ta sẻ có bảng giải mã cho led 7 đoạn như sau:
Led anot chung(chân chung cấp mức cao)
23

Led katot chung(chân chung cấp mức 0)
24
LINH KIỆN BÁN DẪN 3 LỚP
TRANSITO
Phân loại:
-Gồm transito lưởng cực(Bjt)
-Transito trường (mosfet)
Định nghỉa:Là loại linh kiện trong họ bán dẫn với 3 lớp bán dẩn.Gồm transitor
thuận(PNP) và transitor ngược(NPN)
Hình dạng thực tế:
Cấu tạo Transistor
Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B (
Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp.
Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát ( Emitter ) viết tắt là E, và
cực thu hay cực góp ( Collector ) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn
(loại N hay P ) nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho
nhau được.
Chân kích là chân B.Chân C ,chân E là 2 chân dẫn.(dẫn từ E sang C đối với transito
loại PNP ,dẫn từ C sang E đối với loại NPN)

Nguyên lý hoạt động của transito trong mạch điện:
Transito có 3 chế độ hoạt động trong mạch:
-Chế độ ngưng dẫn:transito hoàn toàn không hoạt động
25
-Chế độ khuyêch đại:Là chế độ mà transito hoạt động nhưng có thêm đặc tính
khuếch đại tín hiệu
Ở chế độ này tín hiệu hình sine thu được từ
sơ đồ mạch trên sau khi mắc transito lớn hơn nhiều so với tín hiệu đầu vào.

-Chế độ bảo hoà:Là chế độ transito hoạt động như một khoá điện tử trong
mạch điện(không có tín khuyech đại)
-Mạch điện trên mô phỏng transito hoạt động ở chế độ bảo hoà:transito hoạt
động nhưng vấn đảm bảo tín hiệu đầu ra và tín hiệu đầu vào là không đổi.
-Đây là chế độ hoạt động thường được sử dụng nhiều trong nganh cơ-điện
tử.
Đối với transito loại NPN:
-Khi cấp mức điện áp cao ( > 0.5 V ) vào chân B của transito.Transito dẫn điện
từ C sang E
-Khi cấp mức điện áp Thấp (<0.5V ) vào chân B của transito .Transito không
dẫn.
-Dòng Ib càng lớn transito dẫn càng mạnh.

×