Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Vắng thì tìm đến, đông thì tránh xa pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.78 KB, 5 trang )

Vắng thì tìm đến, đông thì tránh xa


Trong kinh doanh luôn có một quy luật quan trọng mà nếu doanh nghiệp nhận
ra và ứng dụng thì sẽ thu đuợc những trận mưa lợi nhuận cho mình. Quy luật đó đòi
hỏi: Ở nơi nào đã quá đông các nhà kinh doanh rồi thì bạn cần phải tìm đến những thị
trường mới còn trống vắng để thể hiện. Bí quyết này nằm gọn trong một câu: “Vắng
thì tìm đến, đông thì tránh xa”.

Thực ra bí quyết trên đã diễn tả được nội dung quan trọng của các quy luật cạnh
tranh, độc quyền và cung cầu trong nền kinh tế. Bởi vì, nếu ở một thị trường nào đó
mà có quá nhiều doanh nghiệp cùng tung ra thị trường một loại hàng hoá, dịch vụ nhất
định hoặc với kết cấu mẫu mã không khác nhau lắm thì sẽ diễn ra cuộc cạnh tranh
khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Như vậy, vô hình chung các hãng sản xuất đã rơi vào
tình trạng chỉ thu được những khoản lợi nhuận ít ỏi hoặc thậm chí lỗ vốn không cạnh
tranh nổi? Trong bối cảnh đó, nếu một doanh nghiệp nào đó khôn ngoan tìm cách ra
khỏi thị trường cạnh tranh gay gắt này để vươn đến những thị trường mới, những nơi
không có hay có rất ít đối thủ cạnh tranh thì sẽ có hy vọng thu được những khoản lợi
nhuận độc quyền. Điều này là hoàn toàn đúng với nhiều thị trường lớn hiện nay.

Ở New York, Mỹ đã có khá nhiều hãng kinh doanh và sự cạnh tranh luôn diễn
gay gắt. Nhiều doanh nghiệp nếu kinh doanh ở New York thì ít phát huy được khả
năng kinh doanh, lợi nhuận thu được không cao nhưng nếu mạnh dạn lập chi nhánh,
mở thêm các cơ sở kinh doanh ở các khu vực khác của Mỹ như Texax, Alaska… thì họ
lại phất lên nhanh chóng. Một số doanh nghiệp lớn của New York tuy chưa gặp khó
khăn về việc tiêu thụ song họ cũng sớm nhìn ra những khoảng trống của các thị trường
tại nhiều khu vực khác tại Mỹ và họ đã nhanh chóng vươn tới tận các bang xa xôi của
Mỹ như Alska, New Jeysey

Trên thế giới, các hãng sản xuất nổi tiếng đều đã vươn tay ra các nước châu Á,
châu Âu, châu Phi, Châu Mỹ nhằm tìm kiếm những thị trường còn ít đối thủ cạnh


tranh hoặc còn trống chưa ai đến được, thậm chí chưa ai dám đến để mặc sức tung
hoành tại những thị trường đó. Những hãng này thường liên doanh với các doanh
nghiệp ở các nước mới đến để sản xuất tại chỗ nhằm tận dụng giá nhân công, giá
nguyên liệu rẻ và thuế thấp. Nếu như ông chủ hãng Honda chỉ giữ khư khư một thị
trường nhỏ bé xung quanh xưởng sản xuất của Honda tại Nhật thì có lẽ Honda không
thể nổi tiếng như hiện nay, song Sochiro Honda đã không làm như vậy, ông đã mở
rộng thị trường ra toàn nước Nhật rồi mở rộng sang các nước khác và kết quả thật chói
ngời như chúng ta đã thấy hiện nay.

Việc tìm kiếm được một thị trường mới cũng như người đi câu cá là cần chỉ ra
được loại cá đang tìm để câu. Ở nơi nào đã có quá nhiều cần câu đang thả xuống hồ,
thì chỉ cần tìm đến một chỗ mới chưa ai biết là có thể câu được nhiều cá. Một nhà kinh
doanh không được phép ngần ngại về khoảng cách địa lý khó khăn. Chỗ kinh doanh
mới dù có xa xôi, đường sá có khó đi nhưng bù lại đó là một thị trường hoàn toàn mới
mẻ, còn nguyên sơ với doanh nghiệp của bạn để bạn mặc sức khai phá. Và khi bạn đã
tìm thấy một thị trường mới thì vấn đề còn lại là cần đặt doanh nghiệp của bạn gần sát
với doanh nghiệp khác hiện đang phục vụ tại thị trường đó và không có sản phẩm cạnh
tranh với doanh nghiệp bạn, bởi họ sẽ làm tăng khách hàng cho bạn. Chẳng hạn, một
loại hàng hoá đặc biệt có thể kinh doanh cạnh cửa hàng bán trang phục thời trang cao
cấp, một hiệu sách hay giữa những quán ăn. Vô hình chung các doanh nghiệp địa
phương này sẽ cuốn hút khách hàng giúp cho doanh nghiệp của bạn.

Trong thực tế có rất nhiều doanh nghiệp sống dựa vào khách hàng của nhau.
Nếu có ai đó hỏi bạn rằng: “Đặc điểm này đối với một doanh nghiệp mới khai trương
quan trọng đến mức độ nào?” thì câu trả lời sẽ là: Điều đó rất quan trọng, nó phụ thuộc
vào tính chất riêng của mỗi doanh nghiệp, vào thị trường. Mục tiêu kinh doanh và khả
năng cạnh tranh chiến lược trên thị trường phải là một phần cực kỳ quan trọng trong hệ
thống marketing của bạn. Chiến lược đó phải phối hợp một cách đồng bộ với các chiến
lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược quảng cáo… Hiện nay hầu hết những hãng
thành đạt trên thế giới đều là những hãng thiết lập hàng trăm chi nhánh tại các thị

trường nguyên sơ ở nước ngoài như:
1/ Hãng bia Anheuser của Mỹ có mặt ở trên 65 nước trên thế giới.
2/ Hãng McDonald có hàng ngàn chi nhánh trên khắp thế giới.
3/ Hãng quảng cáo Affiliated Advertising Agencies International có tới 90 hãng
thành viên phân tán trên khắo thế giới.
4/ Hãng Baskin Robbins ở Mỹ có tới trên 3000 cửa hàng trên khắp các nước.
5/ Tập đoàn Siam Group của Thái Lan có tới 31 công ty.
6/ Công ty Amlo của Mỹ có tới trên 150 trung tâm ở 26 bang của Mỹ.
7/ Tập đoàn Royal Dutch Shell Group có vốn đầu tư sản xuất kinh doanh trong
hơn 2000 công ty ở hơn 130 quốc gia trên thế giới.

Quả thật, chỉ có một sự dũng cảm khai phá các thị trường còn nguyên sơ mới có
hy vọng thu về những trận mưa lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, không
thể quên một điều quan trọng là ngay cả thị trường nguyên sơ khi bạn vừa mới thâm
nhập cũng luôn biến động. Mối quan tâm của khách hàng có thể thay đổi, các đối thủ
cạnh tranh, các trung tâm mua bán mới có thể mọc lên… hầu như mọi thứ có thể biến
động trong một khoảng thời gian nhất định. Vì thế, doanh nghiệp luôn luôn phải theo
dõi thị trường để phát hiện ra những thay đổi và những xu thế mới để có chiến lược
điều chỉnh ngay khi chúng đang hình thành chứ không đợi “nước đến chân mới nhảy”.
Dự báo được những thay đổi đó và áp dụng các chiến lược marketing một cách kịp
thời và phù hợp với những thay đổi này thì doanh nghiệp của bạn có thể biến thay đổi
đó thành những cơ may giàu có.

×