Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Hap phu h2s bang vat lieu bun do hoat hoa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.98 KB, 6 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRẺ BÁCH KHOA 2019

Lâm P. T. Hiền, Lê T. A. Huy, Phạm Đ. Thanh, Đoàn Q. Vinh, Lê N. Đ. Khoa, Trần Đ. Vĩ, Phạm H.
Hải, Bùi K. Lê, Lê T. K. Thi, và Nguyễn N. Huy

Nghiên cứu chế tạo vật liệu bùn đỏ hoạt hóa ứng
dụng hấp phụ H2S trong khí thải


Tóm tắt—Nghiên cứu này được thực hiện nhằm
đáng giá khả năng hoạt hóa bùn đỏ và ứng
dụng để xử lý chất ô nhiễm H2S trong khí thải.
Bùn đỏ được lấy từ nhà máy bơxít ở Tân Rai và
được hoạt hóa với các loại axít ở nồng độ khác
nhau và nhiệt độ khác nhau. Kết quả cho thấy
bùn đỏ hoạt hóa ở 800 oC sử dụng axít H2SO4
nồng độ 1,5 M cho hiệu quả xử lý H 2S cao nhất.
Hiệu suất hấp phụ trung bình ở mức 80,2% và
dung lượng hấp phụ đạt đến 29,4 mgH 2S/g bùn
đỏ hoạt hóa. Ảnh hưởng của lưu lượng dịng khí
và nồng độ đầu vào lên quá trình hấp phụ cũng
được khảo sát và kết quả chỉ ra rằng hiệu suất
hấp phụ cao nhất ở lưu lượng 1 L/phút với nồng
độ H2S đầu vào là 100 mg/m3. Các kết quả này
cho thấy tiềm năng của bùn đỏ trong việc chế
tạo một loại vật liệu có khả năng hấp phụ cao
chất khí ơ nhiễm H2S trong thực tế.
Từ khóa—Bùn đỏ, hydro sulfua, hấp phụ, xử lý
khí thải

1



GIỚI THIỆU

H2S là một chất khí độc hại, khơng màu nhưng
có mùi hơi thối rất khó chịu, có nguồn gốc cả từ tự
nhiên và nhân tạo, chúng gây ảnh hưởng lớn tới
mơi trường khơng khí, bên cạnh đó chúng cịn là
tác nhân gây ăn mòn thiết bị và đường ống. H2S là
một loại khí ơ nhiễm phổ biến trong cơng nghiệp,
trong khí biogas, các kho than đá, và các q trình
phát sinh mùi hôi như nhà máy xử lý nước thải và
chế biến phân compost. Ơ nhiễm khí thải chứa H2S
là vấn đề đã được đề cập trong nhiều tài liệu và
cơng trình nghiên cứu.[3] Để xử lý H2S có nhiều
phương pháp đang được nghiên cứu và ứng dụng
như hấp thụ, hấp phụ, oxy hóa và sinh học… trong


Bài báo được nhận ngày 20/01/2019.
Nghiên cứu này được tài trợ bởi trường Đại học Bách Khoa
– ĐHQG-HCM trong khuôn khổ đề tài mã số T-MT-2018-114.
Lâm Phạm Thanh Hiền hiện đang là học viên cao học và kỹ
thuật viên của Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại
học Bách Khoa, ĐHQG-HCM.
Lê T. A. Huy và Phạm Đ. Thanh là hai sinh viên vừa tốt
nghiệp của Khoa Môi trường và Tài nguyên, Trường Đại học
Bách Khoa, ĐHQG-HCM.
Đoàn Q. Vinh, Lê N. Đ. Khoa, Trần Đ. Vĩ, Phạm H. Hải, Bùi
K. Lê và Lê T. K. Thi hiện đang là các sinh viên của Khoa Môi
trường và Tài nguyên, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQGHCM.

Nguyễn N. Huy hiện đang là giảng viên Khoa Môi trường và
Tài ngun, Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM.

1

đó việc tìm ra một loại vật liệu hấp phụ mới, hiệu
quả và rẻ tiền đang được quan tâm. Bùn đỏ là chất
thải rắn có tính kiềm cao, pH từ 10 – 12, kích
thước hạt rất mịn, dưới 10µm, dện tích bề mặt
riêng khoảng 10 – 30 m2/g [9], có nguồn gốc từ
ngành cơng nghiệp chế biến và khai thác Nhơm,
do đó thành phần chủ yếu chứa torng bùn đỏ gồm
hỗn hợp nhiều oxit của các kim loại như Fe 2O3,
Al2O3, SiO2, Na2O…. Bên cạnh đó, trong q trình
chế biến quặng Bauxit có sử dụng một lượng lớn
NaOH do đó đã làm bùn đỏ có pH trên 10, một
giá trị khá cao [4 - 8], vì vậy việc nghiên cứu ứng
dụng bùn đỏ để sử dụng làm vật liệu hấp phụ đang
là xu hướng được quan tâm. Nhiều nghiên cứu cho
thấy bùn đỏ có khả năng hấp phụ khá tốt. Để dung
lượng hấp phụ được đạt hiệu quả cao hơn, người ta
đã biến tính bùn đỏ bằng cách hoạt hóa nó bằng
nhiều phương pháp khác nhau như: acid, nhiệt, hay
hoạt hóa kết hợp [6]. Hiện nay, việc nghiên cứu sử
dụng bùn đỏ để hấp phụ khí thải H 2S cịn hạn chế.
Trong nghiên cứu này, bùn đỏ từ nhà máy bơxít
Tân Rai sẽ được thu về và sau đó hoạt hóa bởi các
axít khác nhau và ở các nồng độ, nhiệt độ khác
nhau và được dùng làm chất hấp phụ trong việc xử
lý H2S. Bên cạnh đó cũng khảo sát sự ảnh hưởng

của lưu lượng dịng khí và nồng độ đầu vào của
H2S cùng với việc nhả hấp và tái sử dụng chất hấp
phụ.
2

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU


HỘI NGHỊ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRẺ BÁCH KHOA 2019
Bùn đỏ khô sau khi được xử lý sơ bộ đến kích
thước u cầu (0,097 – 0,45 mm) sau đó đem đi

2

Hình 2. Sơ đồ mơ hình nghiên cứu

biến tính ở các nhiệt độ khác nhau 200, 400, 600
và 800 oC trong 4 giờ. Bùn đỏ sau biến tính sẽ
được lần lượt hoạt hóa bằng các dung dịch H 2SO4
và HCl ở các nồng độ khác nhau từ 0,5M; 1,5M;
2,5M theo các quy trình đã được cơng bố trên thế
giới [1, 2]. Vật liệu bùn đỏ được hoạt hóa bằng
HCl được ký hiệu là RMXC-Y và hoạt hóa bằng
H2SO4 được ký RMXS-Y, với X là nhiệt độ hoạt
hóa và Y là nồng độ acid hoạt hóa. Than hoạt tính
được chuẩn bị từ than viên lọc nước hồ cá thương
mại. Than sau khi mua về được đập nhỏ và rây lấy
ở kích thước 0,097 – 0,45 mm.
Hình 1. Quy trình chế tạo vật liệu bùn đỏ hoạt hóa


Mơ hình thí nghiệm hấp phụ được thể hiện trong
Hình 2. Khí H2S được tạo ra bằng cách với nhỏ
dung dịch H2SO4 từ trên ống chứa xuống bể phản
ứng chứa dung dịch Na2S. Dòng khí sinh ra có lưu
lượng 0,05– 0,2 L/phút được phối trộn với khơng
khí bên ngồi đã được làm sạch bụi, khử ẩm bằng
than hoạt tính có lưu lượng 1–3 L/phút và đưa vào
đi vào mơ hình thí nghiệm.

Tháp hấp thụ được làm bằng vật liệu silica có
đường kính trong 16 mm có chứa bơng thuỷ tinh
để đỡ vật liệu hấp phụ và chiều cao cột hấp phụ từ
15 – 25 mm. Vận tốc dịng khí trong tháp khoảng
0,2 m/s và lưu lượng trong khoảng 1,0 – 3,0
L/phút. Khí H2S ở đầu vào và đầu ra được lấy mẫu
và phân tích theo TCN 676 – 2006. Cụm thiết bị
lấy mẫu: gồm hai impinger mắc nối tiếp nhau để
lấy mẫu khí H2S đi phân tích và xác định nồng độ.

3

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Kết quả hấp phụ của các loại vật liệu
Thí nghiệm tiến hành hấp phụ H2S khoảng nồng
độ đầu vào 90 – 110 mg/m3, chiều cao vật liệu
khoảng 18 – 22 mm nhằm so sánh hiệu quả hấp
phụ theo khối lượng H2S bị loại bỏ bằng than hoạt
tính và các bùn đỏ được hoạt hóa ở nhiệt độ khác

nhau và nồng độ acid khác nhau với khối lượng vật
liệu hấp phụ là 3 g. Hiệu suất hấp phụ và dung
lượng hấp phụ được thể hiện trong Hình 3 và Hình
4.

Hình 3. Hiệu suất hấp phụ H2S của các loại vật liệu khác nhau


HỘI NGHỊ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRẺ BÁCH KHOA 2019

Hình 4. Dung lượng hấp phụ H2S của các loại vật liệu khác
nhau

Dựa vào đồ thị biểu hiện kết quả thí nghiệm cho
thấy rằng tại điều kiện khảo sát, trong các vật liệu
hấp phụ chỉ có mẫu vật liệu RM2, RM2C-0.5 và
RM4 có dung lượng hấp phụ lần lượt là 3,64 mg/g,
6,48 mg/g và 5,08 mg/g là nhỏ hơn so với than
hoạt tính có dung lượng là 6,56 mg/g. Và theo đó 4
mẫu có hiệu quả hấp phụ tốt nhất được ghi nhận là
RM6S-1.5, RM8S-1.5, RM8S-2.5 và RM8C-1.5.
Mẫu RM8S-1.5 cho hiệu quả tốt nhất với dung
lượng 29,38 mg/g, hiệu suất xử lý trung bình 80,19
% sau 540 phút.
Với bùn đỏ được hoạt hóa ở các nhiệt độ khác
nhau 200, 400, 600, và 800 oC, thí nghiệm cho thấy
ở nhiệt độ càng cao thì dung lượng hấp phụ và
hiệu suất trung bình của vật liệu bùn đỏ hoạt hóa
càng tăng. Nhiệt độ hoạt hóa 800 oC cho hiệu quả
hấp phụ tốt nhất ở mẫu RM8S-1.5 có dung lượng

gấp 2,2 lần so với mẫu bùn đỏ hiệu quả nhất ở
nhiệt độ 200oC là RM4S-2.5. Với cùng một nhiệt
độ hoạt hóa, các mẫu bùn đỏ được hoạt hóa bằng
H2SO4 và HCl tại các nồng độ khác nhau là 0,5M,
1,5M và 2,5M khối lượng vật liệu hấp phụ là 3g và
chiều cao lớp hấp phụ từ 18 – 22 mm thì hoạt hóa
bằng H2SO4 cho dung lượng hấp phụ và hiệu suất
trung bình lớn hơn so với hoạt hóa bằng HCl. Ở
cùng một nhiệt độ và cùng loại acid hoạt hóa, thí
nghiệm cho thấy ở nhiệt độ 200 và 400 oC hiệu quả
hấp phụ H2S cao hơn khi tăng nồng độ acid. Tuy
nhiên ở nhiệt độ 600 và 800oC nồng độ acid là 1,5
M cho hiệu quả tốt nhất.
3.2. Xác định các thông số động học
Thí nghiệm hấp phụ H2S sau đó được tiến hành
ở 5 khoảng nồng độ H2S đầu vào từ 40 – 130
mg/m3 bằng mẫu bùn đỏ hoạt hóa RM8S-1.5 với
khối lượng 3 g và chiều cao hấp phụ 19 mm. Kết
quả thí nghiệm được thể hiện trong Hình 5.

3

Hình 5. Dung lượng hấp phụ và hiệu suất của RM8S-1.5 ở các
nồng độ đầu vào.

Theo đồ thị biểu diễn kết quả, ở cùng khối
lượng vật liệu hấp phụ, khi nồng độ H2S đầu vào
tăng từ 40 đến 100 mg/m 3 thì dung lượng hấp phụ
cũng tăng nhưng sau đó giảm nhanh ở nồng độ ở
100 – 120 mg/m3.

Phân tích đẳng nhiệt hấp phụ được thiết lập để
xác định các thông số đặc trưng trong việc chế tạo
vật liệu hấp phụ. Các số liệu thực nghiệm được
phân tích với mơ hình đẳng nhiệt Langmuir và
Freundlich. Để xác định các thông số đặc trưng, thí
nghiệm hấp phụ H2S được tiến hành ở các nồng độ
khác nhau lần lượt từ 40 – 130 mg/m 3 ở khối lượng
bùn đỏ là 3g. Tại mỗi nồng độ đầu vào, thời gian
bão hòa của vật liệu hấp phụ được ghi nhận đồng
thời dung lượng hấp phụ cũng được xác định. Từ
kết quả thí nghiệm, dựng phương trình hấp phụ
đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich cho mẫu bùn
đỏ RM8S-1.5 với các thông số tương ứng và được
thể hiện trong hình 6.

Hình 6. Phương trình đẳng nhiệt Langmuir thí nghiệm hấp phụ
H2S bằng RM8S-1.5

Kết quả từ Hình 6 cho thấy mơ hình hấp phụ
đẳng nhiệt Langmuir mơ tả tương đối chính xác
q trình hấp phụ H 2S trên vật liệu RM8S-1.5
thông qua hệ số tương quan r = 0,906 và dung
lượng hấp phụ lớn nhất của vật liệu đạt a max =
36,68 mg/g. Để đánh giá quá trình hấp phụ có phù
hợp với dạng hấp phụ đơn lớp theo mơ tả của
phương trình Langmuir hay khơng cần phải đánh


HỘI NGHỊ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRẺ BÁCH KHOA 2019
4

giá thông qua tham số cân bằng RL (equilibrium tâm hấp phụ trên bề mặt vật liệu này tương đối
parameter):
đồng nhất và hiện tượng hấp phụ đơn lớp chiếm ưu
thế hơn. Từ đồ thị có thể tính được dung lượng hấp
1
phụ cực đại của vật liệu amax = 36,68 mg/g. Thí
RL 
1  K L Co
nghiệm hấp phụ chứng tỏ rằng bùn đỏ được xử lý
Dựa vào tham số RL để đánh giá mức độ nhiệt ở 800°C sau đó tiếp tục hoạt hố bằng acid
H2SO4 1,5 M có khả năng hấp phụ H 2S cao nhất ở
phù hợp của mơ hình hấp phụ Langmuir.
nồng độ 100 mg/m3.
Bảng 1. Sự phù hợp mơ hình đẳng nhiệt bằng tham số RL [2]
Bảng 2: Giá trị của tham số RL theo nồng độ đầu vào
Co
(mg/m3)

45,13

RL

0,45

63,78
0,37

85,74
0,30


105,71
0,26

126,16
0,23

Từ Bảng 2 thấy được giá trị tham số R L đều nhỏ
hơn 1 với các nồng độ đầu vào được khảo sát nên
có thể xác định mơ hình đẳng nhiệt Langmuir phù
hợp với quá trình hấp phụ H2S bằng mẫu bùn đỏ
RM8S-1.5 và được thể hiện trong hình 7.

Giá trị RL

Mức phù hợp

RL > 1

Khơng phù hợp

RL = 1

Tuyến tính

0 < RL < 1

Phù hợp

RL = 0


Khơng thuận nghịch

3.3 Ảnh hưởng của lưu lượng dịng khí đầu vào
Thí nghiệm này được thực hiện với nồng độ đầu
vào nằm trong khoảng 100 – 110mg/m 3, khối
lượng vật liệu hấp phụ RM8S-1.5 là 2g, chiều cao
lớp hấp phụ 13mm. Kết quả thí nghiệm được trình
bày trong Hình 8. Khi tốc độ dịng càng nhỏ thì
thời gian tiếp xúc giữa chất bị hấp phụ và chất hấp
phụ càng lớn, Thời gian khuếch tán H2S lên bề mặt
bùn đỏ lâu hơn nên dung lượng hấp phụ càng tăng
và ngược lại. Kết quả là khi lưu lượng tăng từ 1
đến 3L/phút thì dung lượng hấp phụ của mẫu bùn
đỏ RM8S-1.5 giảm dần từ 30,49 mg/g xuống cịn
16,58 mg/g, hiệu suất trung bình giảm từ 80,31 %
đến 49,87 %.

Hình 7. Phương trình đẳng nhiệt Freundlich thí nghiệm hấp phụ
H2S bằng RM8S-1.5

Hệ số n đặc trưng định tính cho bản chất tương
tác của hệ hấp phụ của bùn đỏ hoạt hóa RM8S-1.5
thỏa điều kiện n < 1 (n = 0,392). Việc đánh giá sự
phù hợp của hệ hấp phụ (sự phù hợp giữ chất hấp
phụ với chất bị hấp phụ) dựa trên hệ số K F và giá
trị R2 = 0,662. Kết quả từ Hình 7 cho thấy quá
trình hấp phụ H2S trên vật liệu RM8S-1.5 khơng
phù hợp với mơ hình hấp phụ Freundlich.
Có thể thấy rằng quá trình hấp phụ của H 2S trên
RM8S-1.5 phù hợp với mơ hình hấp phụ đẳng

nhiệt Langmuir (R2 = 0,906) hơn là Frendlich (R2
= 0,662). Sự hấp phụ H2S trên bùn đỏ ngoài hấp
phụ vật lý do lực hút tĩnh điện mà cịn có tương tác
hóa học các khống của sắt với H 2S. Thí nghiệm
hấp phụ H2S bằng bùn đỏ vẫn thiên về hấp phụ vật
lý, lực hấp phụ yếu do hấp phụ hóa học trong thí
nghiệm này là do phản ứng của Fe2O3 từ quá trình
chuyển pha khi tăng nhiệt độ hoạt hóa lên 800 oC
với H2S. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao, một phần Fe 2O3
trong bùn đỏ cũng phản ứng với acid H 2SO4. Các

Hình 8. Dung lượng hấp phụ và hiệu suất trung bình của
RM8S-1.5 ở các lưu lượng

3.4Thí nghiệm giải hấp và tái sinh vật liệu hấp
phụ
Thí nghiệm được tiến hành để khảo sát ảnh hưởng
của quá trình giải hấp đến khả năng tái hấp phụ
của bùn. Quá trình giải hấp được thực hiện sấy
mẫu vật liệu ở nhiệt độ 200oC và 400oC trong 20


HỘI NGHỊ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRẺ BÁCH KHOA 2019
5
Malone Rubright, S.L., L.L. Pearce, and J. Peterson,
phút với mẫu RM8S-1.5 đã bão hòa, tại nhiệt độ 3.
Environmental toxicology of hydrogen sulfide. Nitric
này, chất bị hấp phụ sẽ được giải phóng ra ngồi.
Oxide, 2017. 71: p. 1-13
Sau khi giải hấp, vật liệu được để nguội và sau đó

4.
Yanju Liu, R.N., Hui Ming, Red mud as an
tái sử dụng hấp phụ để khảo sát. Kết quả thí
amendment for pollutants in solid and liquid phases.
Geoderma, 2011. 163(1-2): p. 1-12
nghiệm được trình bày trong hình 9.
5.

Dựa vào đồ thị khảo sát sau khi giải hấp tuy dung
lượng và hiệu suất trung bình thấp hơn khá nhiều
so với vật liệu ban đầu, tuy nhiên vẫn ở vào mức
cao.Ở nhiệt độ giải hấp 400oC cho ta được dung
lượng hấp phụ lẫn hiệu suất cao hơn so với khi giải
hấp ở 200oC, tuy nhiên sự chênh lệch này không
nhiều, hiệu suất chỉ tăng khoảng 2% từ 76,17 lên
đến 78,24% và dung lượng tăng từ 24 đến 26,9
mg/g so với chi phí năng lượng phải bỏ ra.
4

KẾT LUẬN

Những vật liệu hấp phụ chế tạo từ bùn đỏ phần
lớn có khả năng xử lý H 2S tốt hơn so với than hoạt
tính. Hiệu quả hấp phụ tăng khi tăng nhiệt độ hoạt
hóa và H2SO4 cho thấy hiệu quả xử lý tốt hơn HCl.
Càng tăng nồng độ H2S đầu vào thì dung lượng
hấp phụ tăng và hiệu suất trung bình giảm. Tuy
nhiên khi tăng nồng độ từ 100 – 120 mg/m 3 thì
dung lượng giảm và hiệu suất hấp phụ giảm mạnh.
Dung lượng hấp phụ tốt nhất được ghi nhận ở

nồng độ 100 mg/m3 là 29,38 mg/g. Quá trình hấp
phụ phù hợp với mơ hình hấp phụ Langmuir (R 2 =
0,906) hơn là mơ hình hấp phụ Freundlich (R 2 =
0,662). Kết quả phù hợp với các số liệu thực
nghiệm và quá trình hấp phụ là đơn lớp. Mẫu bùn
đỏ hoạt hóa ở nhiệt độ 800oC, sau đó tiếp tục hoạt
hóa bằng acid H2SO4 1,5M đạt hiệu quả xử lý H 2S
tốt nhất và nồng độ đầu vào tốt nhất là 100mg/m 3.
Quá trình giải hấp để tái sử dụng bùn đỏ làm chất
hấp phụ được tiến hành cho kết quả khá cao đạt
hiệu suất đến trên 75%. Tuy nhiên nhiệt độ giải
hấp là 200oC và 400oC thì cần phải xem xét lại nhu
cầu bởi vì tuy giải hấp ở 400oC thì hiệu suất hấp
phụ và dung lượng hấp phụ sau đó có cao hơn so
với giải hấp ở 200oC nhưng giá trị này là không
nhiều.

REFERENCES
1.

2.

Vũ Đức Lợi, Dương Tuấn Hưng and N. T. Vân,
"Nghiên cứu xử lý ion phosphat trong nước bằng
bùn đỏ biến tính," Tạp chí phân tích Hóa, Lý và
Sinh học, vol. 20, no. 3, 2015.
H. K. P. Ha, T. T. N. Mai and N. L. Truc, "A sutdy
on activation process of red mud to use as an
Arsenic adsorption," vol. 1, no. 4.


6.

7.
8.
9.

Nguyễn Thị Thanh Thảo, Vũ Huyền Trân, Nguyễn
Văn Chánh, Tận dụng phế thải bùn đỏ từ quặng
Bauxite để sản xuất gạch đất sét nung ở nhiệt độ
thấp
Nguyễn Tuấn Dung, Vũ Xuân Minh, Nguyễn Thanh
Mỹ, Lê Thị Mai Hương, Nghiên cứu hoạt hoá bùn
đỏ bằng Acid Sulfuric và khảo sát khả năng hấp phụ
Cr(VI). Tạp chí hố học, 2015
Trần Mạnh Hùng, Nghiên cứu thành phần, tính chất
của bùn đỏ và định hướng ứng dụng trong lĩnh vực
môi trường, Master's Thesis Science, 2012
Phạm Trần Thúy An, Nghiên cứu ứng dụng bùn đỏ
làm vật liệu xúc tác xử lý nước thải bằng phương
pháp oxy hoá ướt, Master's Thesis Science, 2011
Harekrushna Sutar, et al., Progress of Red Mud
Utilization: An Overview. Review Article.


HỘI NGHỊ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ TRẺ BÁCH KHOA 2019

6

Preparation of activated red mud and its
application for removal of hydrogen sulfide

in air
Lam P. T. Hien, Le T. A. Huy, Pham D. Thanh, Doan Q. Vinh, Le N. D. Khoa, Tran D. Vi, Pham
H. Hai, Bui K. Le, Le T. K. Thi, and Nguyen N. Huy
Abstract: In this work, we prepared activated red mud by thermal and acid treatment method and
applied it for adsorption of H2S in air. Results showed that red mud activated at 800 0C and with 1.5M
H2SO4 solution had the highest adsorption capacity of 29.4 mg/g with average removal efficiency of
80.2%. The effect of flowrate and initial concentration were also investigated and highest removal
capacity was achieved at inlet concentration of 100mg/m3 and flowrate of 1L/min. The thermal desorption
and recyclability test were also conducted for evaluating the practical application of red mud.
Keywords: red mud, hydrogen sulfide, adsorption, air pollution control



×