Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Candy, sách lược kinh doanh lớn với trái cam nhỏ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.4 KB, 4 trang )

Candy, sách lược kinh doanh lớn với
trái cam nhỏ



Hãng Candy Orange, Mỹ, chuyên sản xuất và cung cấp các loại cam cho thị
trường Mỹ và quốc tế. Sản phẩm cam của Candy không những chiếm lĩnh thị trường
Mỹ mà còn bán chạy ở hơn 100 nước và vùng lãnh thổ như Canada, Singapore, Nhật
Bản và châu Âu trở thành sản phẩm danh tiếng thế giới. Sản lượng cam của Candy
đứng đầu thế giới, khoảng 10 triệu tấn/năm, chiếm khoảng 1/6 - 1/5 tổng sản lượng
cam tại Mỹ; xuất khẩu mỗi năm khoảng 500 nghìn tấn.

Bảo quản – bài toán khó đã được giải

Cam của Candy sở dĩ chiếm lĩnh thị trường thế giới trước tiên do chất lượng.
Loại cam này nhiều thịt, ít hạt, tim mềm, quả to đều, màu vàng rực, nước quả đầy
mọng, vị ngọt hơi chua, vỏ mỏng dễ bóc, các đặc điểm này tập hợp các ưu điểm của
cam thanh và cam sành.

Rất nhiều nước trên thế giới có trồng cam. Hiện nay, tổng sản lượng cam quít
hàng năm của thế giới là 50-60 triệu tấn. Tuy nhiên, cam quít cũng giống như các quả
tươi khác, sau khi thu hoạch không thể bảo quản lâu, khoảng 10 ngày là biến chất hoặc
khô nước, vì vậy rất khó đem cam đi tiêu thụ ở nước khác. Để có được khả năng cung
cấp lâu dài như vậy, điểm mấu chốt của Candy là giải quyết được kỹ thuật giữ tươi.
Cam của Candy đã vượt qua được cửa ải giữ tươi, bảo quản nửa năm hay một năm đều
đảm bảo chất lượng, nước quả và mùi vị vẫn giữ như tươi, màu sắc không thay đối so
với khi thu hái. Chính nhờ vậy mà Candy có thể cung cấp cam đến bất cứ nơi nào của
thế giới và cung cấp quanh năm.

4 nguyên tắc trong tiêu thụ


Bên cạnh chất lượng, sản phẩm của Candy xưng bá lâu dài trên thị trường thế
giới còn do sách lược tiêu thụ thành công. Sách lược của Candy là luôn kiên trì với
Phương thức tiếp thị tiêu thụ - là phương thức tương đối tiên tiến hiện nay. Trong hoạt
động kinh doanh của Candy, sách lược tiêu thụ của hãng dựa vào bốn định hướng
chính sau:

- Chú trọng vào sản phẩm (Product Orientation):

Candy cho rằng chỉ cần giá bán hợp lý, chất lượng sản phẩm tốt thì quá trình
tiêu thụ sẽ tốt, bất kể nhu cầu của người tiêu dùng và thị trường ra sao, tư tưởng chỉ
đạo chung là lấy sản phẩm quyết định tiêu thụ.

- Lấy bán hàng làm định hướng (Selling Orientation):

Candy cho rằng doanh nghiệp chỉ cần thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng,
lấy tiêu thụ quyết định sản xuất. Tuy nhiên, theo Candy thì cần tránh chỗ bất cập của
phương pháp này là không xét tới lượng dung nạp của thị trường và ảnh hưởng lâu dài
dẫn tới thị trường “ứ đọng”, tự huỷ hoại thị trường hoặc tự huỷ hoại giá cả.

- Lấy thị trường làm định hướng (Marketing Orientation):

Đây là cách kinh doanh tương đối thành công trong lịch sử thương mại và đã
được Candy ứng dụng. Candy cho rằng, nhiệm vụ của doanh nghiệp là ở chỗ quyết
định giá trị, kỳ vọng vào nhu cầu của thị trường để từ đó đề ra mục tiêu và sách lược
hiệu quả hơn, hiệu suất hơn đối thủ cạnh tranh để thoả mãn nhu cầu của thị trường
mục tiêu, từ đó đạt được mục đích thu lợi nhuận. Trong thị trường buôn bán ngày nay,
tìm trăm phương nghìn kế đáp ứng sự vừa lòng của người tiêu thụ, vừa chú ý đến điều
chỉnh lượng dung nạp của thị trường, có thể làm cho sản phẩm kinh doanh của mình
chiếm lĩnh thị trường một cách ổn định, liên tục.


- Chú trọng vào tiếp thị xã hội (The Social Marketing Orientation): Đường lối
này giống với đường lối tiêu thụ tiếp thị nhưng việc tăng thêm tiêu thụ sản phẩm phải
xuất phát từ lợi ích lâu dài của người tiêu dùng và đại chúng xã hội.

×