Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Phân tích tác động khi lộ trình cắt giảm giảm hàng rào thuế quan của EU với hàng dệt may xuất khẩu của việt nam khi hiệp định EVFTA có hiệu lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (671.43 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
--------------------------

BÀI THẢO LUẬN
Mơn: Chính sách Kinh tế quốc tế
Đề tài: Phân tích tác động khi lộ trình cắt giảm giảm hàng rào thuế
quan của EU với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam khi Hiệp định
EVFTA có hiệu lực.

Lớp học phần: 2154FECO2051
Nhóm thực hiện: Nhóm 3
Giảng viên hướng dẫn: TS. Lê Hải Hà

Hà Nội – 2021


BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ
STT

Họ và tên

1

Lê Mạnh Hiếu

Chứ
c
trách
NT

2



Đào Thị Huệ

TK

3

Lê Phương Hằng

4

Lê Thị Hằng

5

Nguyễn Thị
Thanh Hằng

6

Nguyễn Thị Hảo

7

Bùi Thị Hiền

8

Nguyễn Thúy
Hoa


Cơng việc

Đánh giá tình hình
xuất khẩu dệt may
của Việt Nam sang
EU trong tương lai
+Tổng hợp word +
Hỗ trợ các phần
Tình hình chung về
xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam
trước khi hiệp định
có hiệu lực
Khái quát quan hệ
Việt Nam và EU +
lời cảm ơn
Đề xuất giải pháp
+ Powerpoint
Tổng quan về lý
thuyết + Lời mở đầu
Đánh giá tác động
của việc cắt giảm
thuế đối với mặt
hàng dệt may của
Việt Nam
Đánh giá tác động
của việc áp dụng thuế
đối với mặt hàng dệt
may của Việt Nam

Đánh giá tác động
của việc cắt giảm
thuế đối với mặt
hàng dệt may của

Tự
đánh
giá

Nhóm
đánh
giá

Kết
luận


9

Nguyễn Thu
Hồng

10

Hồng Thị Huệ

Việt Nam
Tình hình chung về
xuất khẩu hàng dệt
may của Việt Nam

sau khi hiệp định có
hiệu lực
Thuyết trình

Thư ký

Đào Thị Huệ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại học Thương Mại

Nhóm trưởng

Lê Mạnh Hiếu

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHĨM 3 (Lần 1)
Học phần: Chính sách Kinh tế quốc tế
15/9/2021

Thời gian: 20 giờ ngày


Địa điểm: Họp online qua Google meeting
I. Thành phần tham dự:
❖ Lê Mạnh Hiếu – Nhóm trưởng
❖ Đào Thị Huệ – Thư kí
❖ Lê Phương Hằng

❖ Lê Thị Hằng
❖ Nguyễn Thị Thanh Hằng
❖ Nguyễn Thị Hảo
❖ Bùi Thị Hiền
❖ Nguyễn Thúy Hoa
❖ Nguyễn Thu Hồng
❖ Hoàng Thị Huệ
II. Nội dung cuộc họp:
1. Xác định đề tài của nhóm là: “ Phân tích tác động khi lộ trình cắt giảm giảm
hàng rào thuế quan của EU với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam khi Hiệp định
EVFTA có hiệu lực.”

2. Nhóm trưởng phân cơng cơng việc cụ thể cho các thành viên trong nhóm
theo bảng phân cơng.
Các bạn đều tích cực tham gia đóng góp ý kiến và đồng ý với phân cơng trên của
nhóm trưởng. Cuộc họp kết thúc tốt đẹp vào lúc 21 giờ cùng ngày!
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2021
Thư ký

Nhóm trưởng

Đào Thị Huệ

Lê Mạnh Hiếu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại học Thương Mại


Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM 3 (Lần 2)
Học phần: Chính sách Kinh tế quốc tế
7/10/2021

Thời gian: 20 giờ ngày


Địa điểm: Họp online qua Google meeting
I. Thành phần tham dự:
❖ Lê Mạnh Hiếu – Nhóm trưởng
❖ Đào Thị Huệ - Thư kí
❖ Lê Phương Hằng
❖ Lê Thị Hằng
❖ Nguyễn Thị Thanh Hằng
❖ Nguyễn Thị Hảo
❖ Bùi Thị Hiền
❖ Nguyễn Thúy Hoa
❖ Nguyễn Thu Hồng
❖ Hoàng Thị Huệ
II. Nội dung cuộc họp:
1. Các thành viên sau khi về tham khảo và nghiên cứu đã đưa ra các ý tưởng
và một số nguồn tài liệu hữu ích cho bài thảo luận của nhóm. Nhóm trưởng và các
thành viên khác đọc và đưa ra một số nhận xét và cùng góp ý sửa chữa.
2. Dựa trên dàn ý được cả nhóm đồng ý và đã được sửa chữa trước đó nhóm
trưởng đề nghị các thành viên cần hồn thiện phần của mình một cách hiệu quả.
Các bạn đều tích cực đóng góp ý kiến và đồng ý với phân cơng của nhóm trưởng.
Cuộc họp kết thúc tốt đẹp vào lúc 21 giờ cùng ngày!

Hà Nội, ngày 7 tháng 10 ăm 2021
Thư ký

Nhóm trưởng

Đào Thị Huệ

Lê Mạnh Hiếu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường Đại học Thương Mại

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHĨM 3 (Lần 3)
Học phần: Chính sách Kinh tế quốc tế
Thời gian bắt đầu: 20h ngày 19/10/2021


Địa điểm: Họp online qua Google meeting
I. Thành phần tham dự:
❖ Lê Mạnh Hiếu – Nhóm trưởng











Đào Thị Huệ - Thư kí
Lê Phương Hằng
Lê Thị Hằng
Nguyễn Thị Thanh Hằng
Nguyễn Thị Hảo
Bùi Thị Hiền
Nguyễn Thúy Hoa
Nguyễn Thu Hồng
Hoàng Thị Huệ

II. Nội dung cuộc họp:
1. Nhóm trưởng kiểm tra lại lần cuối bài thảo luận về bản word, slide và bản
tóm tắt thuyết trình cũng như các câu hỏi.
2. Các thành viên có nhiệm vụ thuyết trình tiến hành diễn tập trước tồn thể
nhóm.
3. Các thành viên trong nhóm tự đánh giá bản thân và đưa ra nhận xét về thái
độ làm việc của các bạn trong nhóm
4. Nhóm trưởng xếp loại các thành viên trong nhóm dựa trên sự tích cực và
năng lực của từng người.
5. Các thành viên đều đồng ý với đánh giá của nhóm trưởng.
Các bạn đều tích cực tham gia đóng góp ý kiến và đồng ý với phân cơng trên của
nhóm trưởng.
Cuộc họp kết thúc tốt đẹp vào lúc 21h cùng ngày!
Hà Nội, ngày 19.tháng 10 năm 2021
Thư ký


Nhóm trưởng

Đào Thị Huệ

Lê Mạnh Hiếu


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã, đang và sẽ hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Trong quá trình
hội nhập, việc xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan là một xu thế tất yếu khách
quan. Đứng trước xu thế tất yếu khách quan đó, Việt Nam đã thành cơng kí kết Hiệp định
Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA).
Hiệp định này đã chính thức có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020 vừa qua. Đây là một
cơ hội rất lớn giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có thể gia tăng thị phần trong “miếng
bánh” tại thị trường này. Với quy mô nhập khẩu hàng dệt may hàng năm hơn 250 tỷ USD,


EU hiện là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 34% tổng kim
ngạch nhập khẩu dệt may thế giới, với tổng cầu may mặc tăng trưởng bình quân 3%/năm,
trong khi thị phần xuất khẩu của dệt may Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 2,7%, dư địa
để ngành dệt may Việt Nam gia tăng xuất khẩu vào thị trường EU sau khi Hiệp định
EVFTA có hiệu lực là rất triển vọng.
Do đó, nhận thấy được tầm quan trọng của việc cắt giảm hàng rào thuế quan của
hiệp đinh này đối với ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam, nhóm 3 đã quyết định lựa
chọn đề tài “Phân tích tác động khi lộ trình cắt giảm giảm hàng rào thuế quan của EU
với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.”. Trong
bài thảo luận này, nhóm 3 sẽ đề cập trọng tâm đến tác động của việc áp dụng và cắt giảm
hàng rào thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trước và sau khi
EVFTA có hiệu lực. Bên cạnh đó nhóm cũng sẽ có những đánh giá về triển vọng của

ngành này trong tương lai và đề xuất một số giải pháp khắc phục.

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến cô Lê Hải Hà. Trong quá trình
tìm hiểu và học tập bộ mơn Chính sách kinh tế quốc tế, chúng em đã nhận được sự giảng
dạy và hướng dẫn rất tận tình, tâm huyết của cơ. Cơ đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều
kiến thức hay và bổ ích. Cơ cũng đã định hướng, trực tiếp dẫn dắt và cố vấn cho chúng
em trong suốt thời gian học tập cũng như tiến hành thảo luận. Những bài giảng và tài liệu
bổ ích mà cơ đã truyền đạt, giúp chúng em mở mang kiến thức, ứng dụng thực tế về học
phần Chính sách kinh tế quốc tế.


Tuy nhiên, kiến thức về bộ mơn Chính sách kinh tế quốc tế của chúng em vẫn còn
những hạn chế nhất định. Do đó, sẽ khơng tránh khỏi những thiếu sót trong q trình hồn
thành đề tài thảo luận này. Chúng em rất mong nhận được các ý kiến đóng góp chân thành
từ cơ và các bạn để đề tài thảo luận của chúng em được hồn thiện hơn.
Kính chúc cô hạnh phúc và thành công hơn nữa trong sự nghiệp “trồng người” của
mình và chúc cơ ln dồi dào sức khỏe để tiếp tục dìu dắt nhiều thế hệ học trò đến những
bến bờ tri thức. 
Chúng em xin chân thành cảm ơn!


Mục lục
Chương I: Tổng quan lý thuyết.....................................................................................................2
1.1.

Thuế quan...................................................................................................................................2

1..1.


Khái niệm thuế quan..............................................................................................................2

1..2.

Phân loại thuế quan................................................................................................................2

1.1.3.
1.2.

Tác động của thuế quan.....................................................................................................2

Hiệp định EVFTA.......................................................................................................................5

1.2.1.

Giới thiệu.............................................................................................................................5

1.2.2. Lộ trình cắt giảm hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng – dệt may...............................5

Chương II. Tác động của thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trước và
sau khi EVFTA có hiệu lực............................................................................................................8
2.1

Khái quát quan hệ Việt Nam và EU..........................................................................................8

2.1.1.

Quan hệ ngoại giao.............................................................................................................8

2.1.2.


Quá trình hợp tác phát triển............................................................................................10

2.1.3.

Đánh giá.............................................................................................................................11

2.2.
Tình hình chung và đánh giá tác động của thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu của
Việt Nam trước và sau khi EVFTA có hiệu lực..................................................................................12
2.2.1.
Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trước khi có hiệp định EVFTA (Giai
đoạn từ năm 2015 – 2019)................................................................................................................13
2.2.2.
Tình hình chung về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sau khi có hiệp định
EVFTA có hiệu lực...........................................................................................................................14
2.2.3.

Đánh giá tác động của việc áp dụng thuế đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam.. . .16

2.2.4.

Đánh giá tác động của việc cắt giảm thuế đối với mặt hàng dệt may của Việt Nam....17

Chương III. Triển vọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU trong tương lai và đề
xuất giải pháp................................................................................................................................22
3.1.

Triển vọng xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang EU trong thời gian tới..........................22


3.2. Đề xuất giải pháp...........................................................................................................................23

1


Chương I: Tổng quan lý thuyết
1.1.Thuế quan
1.1. Khái niệm thuế quan
Thuế quan: là loại thuế đánh lên sản phẩm đi chuyển qua biên giới quốc gia. Nói
một cách khác, thuế quan là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng xuất khẩu hay nhập
khẩu của một quốc gia.
Chính sách thuế quan: là một bộ phận của chính sách thương mại quốc tế nhằm
điều chỉnh khối lượng, cơ cấu và điều kiện xuất khẩu và nhập khẩu hàng hoá.
Thuế xuất khẩu: Thuế xuất khẩu là khoản thuế đánh vào hàng hóa, dịch vụ xuất
khẩu của một quốc gia hay vùng lãnh thổ.
Thuế nhập khẩu: là loại thuế chính phủ đánh vào hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu vào
một quốc gia hay vùng lãnh thổ.
1.2. Phân loại thuế quan
-

Theo đối tượng chịu thuế: thuế quan bao gồm thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.

-

Theo mục đích tính thuế : gồm thuế quan tài chính và thuế quan bảo hộ

-

Theo phương pháp tính thuế: gồm phương pháp tính thuế tương đối, phương pháp
tính thuế tuyệt đối, phương pháp tính thuế hỗn hợp.


-

Theo mức tính thuế: gồm thuế ưu đãi và thuế phổ thơng.
1.1.1.3.

Tác động của thuế quan

 Tác động tích cực
- Điều tiết hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu: Lượng hàng hóa xuất khẩu và nhập
khẩu phụ thuộc vào sự tiêu thụ hàng hóa, yếu tố này lại phụ thuộc vào giá cả. Giá cả lên
xuống làm giảm hoặc tăng sức cạnh tranh của hàng hóa. Một bộ phận quan trọng tác động
đến sự lên xuống của giá cả hàng hóa ngoại thương đó là thuế quan. Thuế quan đánh thấp
hay đánh cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa, do đó thơng qua mức thuế
quan đánh vào hàng hóa xuất nhập khẩu người ta gián tiếp Điều tiết hoạt động xuất nhập
khẩu hàng hóa.

2


- Bảo hộ và Khuyến khích sản xuất trong nước: vì đánh thuế cao vào những hàng
hóa nhập khẩu, giúp các nhà sản xuất trong nước bằng giá rẻ có thể cạnh tranh với hàng
hóa nhập khẩu. Đặc biệt thuế quan giúp các xí nghiệp sản xuất non trẻ ở trong nước có
thời gian để phát triển và sinh lời nhằm có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu trong tương
lai. Vì những xí nghiệp non trẻ thường phải chi phí ban đầu cao, chưa có thị trường rộng
lớn nên những xí nghiệp này có thể bị bóp chết trong trường hợp thương mại tự do khi bị
hàng nhập khẩu cạnh tranh.
- Tăng thu cho ngân sách quốc gia: với chi phí rẻ hơn so với nhiều loại thuế tiêu
dùng, vì điểm thu thuế nhập khẩu ít hơn nhiều so với các điểm của loại thuế tiêu dùng.
- Giảm bớt nạn thất nghiệp: vì sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu là do việc đánh

thuế cao gây nên sẽ đòi hỏi mở thêm sản xuất tạo thêm công ăn việc làm giải quyết bớt
nạn thất nghiệp trong nội địa.
- Giúp Nhà nước thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mơ: Thuế quan là cơng cụ hỗ
trợ các chính sách bảo hộ cho các lĩnh vực sản xuất then chốt của đất nước, bảo vệ các
ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh sòng
phẳng trên thị trường quốc tế. thuế quan gắn liền với hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi
quốc gia nên nó cịn thể hiện cả những chủ trương, chính sách đối ngoại của nhà nước
trong từng thời kỳ một cách rõ ràng.
- Giảm thâm hụt trong cán cân thương mại: Thuế nhập khẩu có thể được dùng như
công cụ bảo hộ mậu dịch. Giảm thâm hụt trong các cân giảm nhập khẩu. Bằng cách này
hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước
- Chống lại hành vi phá giá: Tăng giá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới
mức giá chung của thị trường bằng cách tăng thuế nhập khẩu của mặt hàng đó
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại: các quốc gia gia nhập vào nhiều tổ chức, hiệp
định thương mại quốc tế với các cam kết cắt giảm thuế quan đã mang lại cơ hội cho
doanh nghiệp trong nước trong tiến trình hội nhập với kinh tế thế giới.
 Tác động tiêu cực

3


- Làm giảm hiệu quả khai thác nguồn lực của doanh nghiệp: Việc áp dụng thuế
xuất khẩu cao sẽ làm giảm khả năng xuất khẩu dẫn tới giảm hiệu quả khai thác nguồn lực
của doanh nghiệp để sản xuất và phát triển sản phẩm ra thế giới. Thuế nhập khẩu cao là
biện pháp khuyến khích sản xuất khơng hiệu quả trong nước bởi khi nó làm tăng giá hàng
hóa nhập khẩu, các doanh nghiệp trong nước không cần thiết khai thác hết các nguồn lực
và sử dụng một cách hiệu quả để cạnh tranh với các mặt hàng xuất khẩu nữa, điều này lâu
dần cũng sẽ kéo lùi nền kinh tế của đất nước.
- Làm mất động lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước: Việc thuế nhập khẩu
cao sẽ làm mất động lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước bởi vơ hình chung nhà

nước đang ưu tiên sản phẩm trong nước hơn sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy mà sự cạnh
tranh giữa các mặt hàng bị mất đi, các sản phẩm khơng có sự cạnh tranh sẽ khơng thể phát
triển và hiện đại hơn nữa, điều này khiến sản phẩm của doanh nghiệp trong nước theo kịp
bước chân của thế giới, doanh nghiệp không cạnh tranh sẽ trở nên lạc hậu dần. Tổng kết
sẽ dẫn đến sự lạc hậu của nền kinh tế.
- Làm tăng giá hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, gây ảnh hưởng khả năng cạnh
tranh của hàng hóa cũng như lợi ích của người tiêu dùng: Các mặt hàng bị đánh thuế
xuất khẩu thì giá cả sẽ tăng, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong thị trường
nước ngồi trước rất nhiều sản phẩm thay thế của thị trường đó, gây giảm hiệu quả của
hoạt động xuất khẩu. Các mặt hàng bị đánh thuế nhập khẩu thì giá cả sẽ tăng cũng làm
giảm khả năng cạnh tranh với các sản phẩm trong nước đồng thời sẽ làm giảm lợi ích của
người tiêu dùng khi lựa chọn các loại hàng hóa, ảnh hưởng đến khả năng mua sắm hàng
nhập khẩu của người dân tại quốc gia đó.
- Gia tăng phân biệt đối xử: Thuế quan là công cụ phân biệt đối xử trong quan hệ
thương mại và gây áp lực đối với các bạn hàng phải nhượng bộ trong đàm phán. Nó cũng
là công cụ trả đũa trước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu của mình, điều này lâu dài sẽ dẫn đến các cuộc chiến tranh
thương mại.

4


- Gây phát sinh bn lậu: Các chính sách thuế quan khơng hợp lí, q cao đã phần
nào thúc đẩy công cuộc buôn lậu trốn thuế để tránh được một khoản thuế xuất nhập khẩu
cao.
1.1.2.

Hiệp định EVFTA

1.1.1. Giới thiệu

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU
(EVFTA) là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và
28 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng
và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
Ngày 01/12/2015, EVFTA đã chính thức kết thúc đàm phán và đến ngày
01/02/2016, văn bản hiệp định được công bố. Hiệp định được ký kết ngày 30/06/2019.
EVFTA được phê chuẩn bởi Nghị viện châu Âu vào ngày 12/2/2020, và được Quốc hội
Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020. Do đã hoàn tất thủ tục phê chuẩn, Hiệp định này
đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020
Hiệp định gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và một số biên bản ghi nhớ kèm theo
với các nội dung chính là: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở
cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp vệ
sinh an tồn thực phẩm (SPS), các rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT), thương mại
dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương
mại, cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương
mại và Phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, các vấn đề pháp lý-thể chế.
1.2.2. Lộ trình cắt giảm hàng rào thuế quan đối với các mặt hàng – dệt may.
 Đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng
85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU.

5


Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2%
số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng
0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan
với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.

Như vậy, có thể nói gần 100% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ
được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Cho đến nay, đây là mức cam kết cao
nhất mà một đối tác dành cho ta trong các hiệp định FTA đã được ký kết. Lợi ích này đặc
biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của ta hiện
nay.

 Đối với ngành dệt may xuất khẩu:
Dệt may được coi là một trong những mặt hàng được kỳ vọng sẽ hưởng lợi nhiều
từ các hiệp định này. 100% các mặt hàng dệt may của Việt Nam sẽ được giảm thuế nhập
khẩu về 0% sau tối đa 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực. Ưu đãi EVFTA đem lại là
vượt trội so với cơ chế GSP đang được hưởng. Cụ thể, theo thống kê của Bộ Công
Thương đối với mặt hàng dệt may, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất
khẩu của Việt Nam sau 5 năm, trong đó khoảng 18% KNXK về 0% ngay khi Hiệp định
có hiệu lực và 22,7% kim ngạch cịn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm. Thuế suất cơ sở cho
hàng may mặc là 12%, từ mức thuế này các mặt hàng sẽ về 0% ngay khi Hiệp định có
hiệu lực hoặc về 0% theo lộ trình B3, B5, B7, tức sau 3 – 7 năm từ khi Hiệp định có hiệu
lực.
Bảng 1: Cắt giảm thuế quan đối với các mặt hàng may mặc xuất khẩu vào EU

6


Bảng 2: Lộ trình giảm thuế cho top 10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất vào EU

7


Chương II. Tác động của thuế quan đối với hàng dệt may xuất khẩu
của Việt Nam trước và sau khi EVFTA có hiệu lực
.1 Khái quát quan hệ Việt Nam và EU.

2.1.1. Quan hệ ngoại giao.
Quan hệ ngoại giao Liên minh châu Âu (EU)Việt Nam được chính thức thiết lập vào ngày 28-111990. Cơ quan đại điện ngoại giao của EU - Phái
đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam được thành
lập tại Hà Nội vào năm 1996. Phạm vi hợp tác song
phương trải rộng khắp các lĩnh vực, từ các vấn đề
chính trị, các thách thức mang tính tồn cầu tới kinh
tế, thương mại đầu tư và phát triển. EU qua đó đã đóng góp tích cực vào q trình phát
triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

 Về chính trị:
Lãnh đạo hai bên coi trọng việc tăng cường hợp tác về nhiều mặt giữa Vietnam
-EU. Các hoạt đông trao đổi đồn:
Về phía Việt Nam thăm EU có: chuyến thăm EU của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng (năm 2013), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (năm 2015), Thủ tướng
Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (năm 2019)...
8


Về phía EU thăm Việt Nam có: Chủ tịch Hội đồng châu Âu Hơ-man Van Rôm-pơi
(năm 2012), Đại diện cấp cao về đối ngoại và an ninh của EU Ca-tơ-rin Át-xtơn (năm
2014), Chủ tịch Ủy ban châu Âu Giô-giê Man-nu-en Ba-rô-sô (năm 2007 và năm 2014)...
 Nhiều cơ chế hợp tác được thiết lập, triển khai hiệu quả :
 Tham vấn chính trị cấp Thứ trưởng ngoại giao VN-EU
 Đối thoại nhân quyền Việt Nam- EU
 Hợp tác trong khuôn khổ ASEM, ASEAN-EU, ARF,… v.v
 Việt Nam đã thiếp lập quan hệ đối tác chiến lược với 7 nước EU (Anh, Tây
Ban Nha, Đức, Hà Lan, Đan Mạch, Italia và Pháp).

 Về kinh tế - thương mại - đầu tư:
Với một thị trường 512 triệu dân, chiếm 22% GDP thế giới, thu nhập bình quân

đầu người 36.580 USD/năm, EU là một đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, một trong
ba đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu quan trọng nhất của Việt Nam (sau Trung
Quốc, Hoa Kỳ). Kim ngạch thương mại Việt Nam-EU đã tăng 17 lần trong 20 năm qua,
đạt 62.2 tỉ USD năm 2020 và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong
ASEAN (sau Singapore), trong đó Việt Nam xuất khẩu vào EU 43.7 tỉ USD hàng hóa và
nhập khẩu từ EU 18.5 tỉ USD. EU luôn là thị trường Việt Nam xuất siêu lớn thứ hai (sau
Hoa Kỳ), khối lượng ngày càng tăng, giúp Việt Nam bù đắp được thâm hụt thương mại
lớn với Trung Quốc, Hàn Quốc... Ngay khi EVFTA có hiệu lực, tháng 8/2020, kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU đã đạt 3,25 tỷ USD, tăng 4,65% so với tháng 7
và tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2019. Nhờ EVFTA có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt
Nam tuy bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19 vẫn tăng xuất khẩu sang EU.
Bên cạnh đó, EU cũng nằm trong nhóm năm nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn
nhất vào Việt Nam (cùng với Hàn Quốc, Nhật, Singapore và Đài Loan - Trung Quốc). Xu
thế đầu tư của EU chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, gần đây
có xu hướng phát triển sang các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thơng, tài chính ngân
hàng, văn phịng cho thuê, bán lẻ...). Các nhà đầu tư EU có ưu thế về cơng nghệ, đóng
góp tích cực vào việc chuyển giao công nghệ, tạo ra một số ngành, nghề mới và sản phẩm

9


mới có hàm lượng cơng nghệ cao, tạo thêm nhiều việc làm mới. Đầu tư của Việt Nam
sang EU không nhiều, nhưng các dự án đầu tư này đã góp phần giúp doanh nghiệp Việt
Nam khai thác được lợi thế kinh doanh, tiếp cận và mở rộng thị trường EU có sức mua
lớn.

 Về hỗ trợ phát triển:
EU là nhà cung cấp viện trợ phát triển khơng hồn lại lớn nhất của Việt Nam.
Trong giai đoạn 1993 - 2013, tổng số cam kết của các quốc gia thành viên và EU đạt gần
14 tỷ USD, chiếm 20% tổng cam kết của các nhà tài trợ quốc tế đối với Việt Nam, trong

đó viện trợ khơng hồn lại của EU là khoảng 1,5 tỷ USD. Ủy ban châu Âu cam kết cung
cấp 400 triệu ơ-rô viện trợ cho Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2020 tập trung vào hai
lĩnh vực năng lượng bền vững và quản trị nhà nước, tăng cường năng lực thể chế. Đây là
những điểm sáng trong hợp tác phát triển giữa hai bên, trong khi danh sách các nước châu
Á hưởng lợi từ viện trợ phát triển chính thức của EU đã giảm từ 19 nước xuống cịn 12
nước.

 Hỗ trợ hồn thiện thể chế và hội nhập quốc tế:
Có thể nói, EU đã đồng hành cùng Việt Nam trong suốt thời kỳ bắt đầu hội nhập
đầy khó khăn với những hoạt động hỗ trợ quan trọng. Thành tựu hội nhập quốc tế mà Việt
Nam đạt được có đóng góp khơng nhỏ từ EU. Từ một quốc gia bị bao vây, cấm vận, Việt
Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 với tư cách là thành
viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia đàm phán FTA với
Trung Quốc (năm 2004), Hàn Quốc (năm 2005), Nhật Bản (năm 2008), Ô-xtrây-li-a - Niu
Di-lân (năm 2009), Hiệp định Đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình Dương
(CPTPP) (năm 2018) và EVFTA (năm 2020)...
2.1.1.2.

Quá trình hợp tác phát triển.

 1990: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao
 1992: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định dệt may.
 1995: Việt Nam và Cộng đồng châu Âu ký Hiệp định Khung Hợp tác VN - EC.

10


Hiệp định cụ thể hóa 4 mục tiêu: I) đảm bảo các điều kiện và thúc đẩy sự phát triển
của thương mại - đầu tư song phương, II) hỗ trợ sự phát triển bền vững nền kinh tế Việt
Nam, III) tăng cường hợp tác kinh tế, trong đó có bao gồm việc hỗ trợ những nỗ lực của

Việt Nam nhằm hướng tới nền kinh tế thị trường, và IV) hỗ trợ Việt Nam trong công tác
bảo vệ môi trường và quản trị bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
 1996: Ủy ban châu Âu thành lập Phái đoàn Đại diện thường trực tại Việt Nam.
 1997: Việt Nam tham gia Hiệp định hợp tác ASEAN – EU.
 2003: Việt Nam và EU chính thức tiến hành đối thoại nhân quyền.
 2004: Hội nghị Cấp cao Việt Nam - EU lần thứ I tại Hà Nội.
 2005: Việt Nam thông qua Đề án tổng thể và Chương trình hành động đến 2010 và
định hướng tới 2015 về quan hệ Việt Nam - EU
 2007: Tuyên bố chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn
diện Việt Nam - EU (PCA).
 2008: Đàm phán Hiệp định PCA Việt Nam - EU
 2010: Ký tắt Hiệp định PCA Việt Nam - EU.
Tháng 6 năm 2012, Hiệp Định Đối Tác và Hợp Tác Toàn Diện EU - Việt Nam
(PCA), được ký kết, thể hiện cam kết của Liên minh châu Âu trong việc tiến tới mối quan
hệ hiện đại, trên diện rộng và cùng có lợi với Việt Nam. Hiệp định PCA mở rộng hơn nữa
phạm vi hợp tác EU - Việt Nam trên các lĩnh vực như thương mại, môi trường, năng
lượng, khoa học và kỹ thuật, quản trị công hiệu quả, cũng như du lịch, văn hóa, di cư và
cuộc chiến chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức.
 Tháng 10/2010, hai bên đã nhất trí khởi động đàm phán FTA Việt Nam - EU
(EVFTA).
 Tiến trình đàm phán EVFTA đã bắt đầu từ tháng 6-2012 và kết thúc vào tháng
12/2015.
 Ngày 30/6/2018, EU và Việt Nam đã chính thức ký kết EVFTA và IPA.
 Hai năm sau,  EVFTA được Hội đồng châu Âu thông qua vào ngày 30/3/2020 và
phía Việt Nam phê chuẩn vào ngày 8/6/2020.
11


 Ngày 1/8/2020, EVFTA chính thức có hiệu lực.
.1.3. Đánh giá

 Cơ hội:
 Sau Hiệp ước Li-xbon, EU muốn tăng cường mạnh mẽ hơn nữa vị thế trên trường
quốc tế, trong đó có việc đẩy mạnh quan hệ với châu Á. Việt Nam là đối tác hàng
đầu của EU ở khu vực Đông Nam Á. Việc phát triển quan hệ với một đối tác đặc
biệt gồm 27 thành viên như EU khơng chỉ phù hợp với chính sách đối ngoại đa
phương của Việt Nam mà còn giúp Việt Nam cân bằng quan hệ với các nước lớn.
Mối quan hệ này còn được củng cố bằng các mối quan hệ song phương, đối tác
chiến lược, đối tác toàn diện giữa Việt Nam và các nước thành viên chủ chốt của
EU, như Đức, Pháp, I-ta-li-a, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Hà Lan,... tạo nên sự đan
xen lợi ích và chiến lược cho tất cả các bên.
 Với EVFTA và IPA, quan hệ thương mại đã trở thành trụ cột trong phát triển quan
hệ giữa hai bên. Việc triển khai hai hiệp định này sẽ mở rộng thị trường cho các
ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam (dệt may, giầy dép, hàng nông sản...), cũng
là cơ hội tiếp cận với các thiết bị, công nghệ, kỹ thuật cao của EU, đồng thời có
điều kiện để hồn thiện hơn nữa thể chế, chính sách, pháp luật theo hướng minh
bạch, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế.
 Thách thức
 Sự khắt khe của thị trường EU với nhiều tiêu chuẩn mới, đòi hỏi cao hơn về kỹ
thuật, mơi trường, vệ sinh an tồn, bảo vệ quyền người lao động,... cùng với chính
sách bảo hộ nông nghiệp...
 Việc EU tập trung vực dậy thị trường nội khối, thắt chặt chi tiêu và hạn chế đầu tư
ra bên ngồi... sẽ có những tác động nhất định đến việc thu hút dòng đầu tư chất
lượng cao của Việt Nam.
 Việt Nam cần tận dụng tối đa cơ hội mà Hiệp định EVFTA mang lại. Số liệu thống
kê đến tháng 10/2020 cho thấy thương mại hai chiều Việt Nam-EU chưa có dấu
hiệu bứt phá, trong bối cảnh đại dịch Covid vẫn đang tác động nặng nề đến nền

12



kinh tế của mỗi bên, đặc biệt là EU. Để tăng tốc về xuất khẩu vào một thị trường
khó tính như EU, các doanh nghiệp Việt Nam phải có nhiều đổi mới, nâng cao chất
lượng sản phẩm, thương hiệu, đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm…
 Mặt khác, để tận dụng cơ hội từ EVFTA và tiếp cận được các dịng đầu tư với cơng
nghệ cao từ EU, địi hỏi Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hồn thiện thể chế, chính
sách, pháp luật theo hướng minh bạch, phù hợp với thơng lệ quốc tế, qua đó góp
phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng
bền vững, bao trùm hơn.
.2. Tình hình chung và đánh giá tác động của thuế quan đối với hàng dệt
may xuất khẩu của Việt Nam trước và sau khi EVFTA có hiệu lực.
.2.1. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trước khi có hiệp
định EVFTA (Giai đoạn từ năm 2015 – 2019).
Với quy mô nhập khẩu hàng dệt may hàng năm hơn 250 tỷ USD, EU hiện là thị
trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu
dệt may thế giới, với tổng cầu may mặc tăng trưởng bình quân 3%/năm. Tuy nhiện, thị
phần xuất khẩu dệt may Việt Nam tại thị trường này trong những năm qua mới chỉ chiếm
khoảng 2,7%.
Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường

Nguồn: Tổng cục thống kê

13


Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may VN - EU
(Giai đoạn 2015-2020)
5
4.5
4
3.5

3
2.5
2
1.5
1
0.5
0
2015

2016

2017

2018

2019

2020

KNXK (tỷ USD)

Cụ thể trong giai đoạn (2015-2020), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU
giao động từ 3.4 – 4.4 tỷ đô chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù EU là
nước nhập khẩu dệt may lớn nhất thế giới song EU cũng là nước xuất khẩu dệt may đứng
thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc, chiếm 24% kim ngạch xuất khẩu dệt may thế giới.
Các quốc gia EU nhập khẩu hàng may mặc từ các nước đang phát triển và tái xuất khẩu
cho chính các quốc gia khác trong khối EU. Chính vì thế, hàng dệt may các nước EU xuất
khẩu nội khối chiếm hơn 40,1% tổng nhập khẩu của thị trường này, khoảng 60% lượng
nhập khẩu còn lại đến từ các nước ngoài khối EU, chủ yếu là các nước đang phát triển.
.2.2. Tình hình chung về xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sau khi có

hiệp định EVFTA có hiệu lực.
14


Đầu năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, xuất khẩu hàng may mặc của
Việt Nam sang EU đã giảm mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm
2020, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU đạt 1,68 tỷ USD, giảm 15,98% so
với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, giảm mạnh nhất là các mặt hàng quần, áo Jacket, đồ lót,
áo sơ mi….
Tuy nhiên từ ngày 1-8-2020, khi EVFTA có hiệu lực, xuất khẩu dệt may nhanh
chóng “đổi chiều”. Từ đó đến hết quý I-2021, xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam bắt
đầu cải thiện. Mức giảm tăng trưởng xuất khẩu (tính lũy kế từ đầu năm) đã chậm lại kể từ
tháng 8-2020 và bắt đầu ghi nhận tăng trưởng trong 3 tháng đầu năm 2021.
Cụ thể, xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường EU trong 5 tháng cuối năm 2020
đạt 1,1 tỷ USD, giảm 6,4% so với 5 tháng cuối năm 2019. Bước sang quý I-2021, kim
ngạch xuất khẩu sang thị trường này đã tăng 3,44% so với cùng kỳ năm trước. Sự cải
thiện này một phần là do sự phục hồi sau khủng hoảng của dịch Covid-19 trong giai đoạn
này, một phần là do tác động tích cực từ EVFTA và các doanh nghiệp EU cũng tăng
cường đa dạng hóa thị trường.
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 5 tháng cuối
năm 2020, kim ngạch hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang EU cấp C/O mẫu
EUR.1 theo Hiệp định EVFTA đạt 216 triệu USD. Trong quý 1/2021, con số này đã đạt
hơn 199 triệu USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sử dụng
C/O mẫu EUR.1 trong năm 2021 có sự gia tăng so với năm 2020, nhưng con số này vẫn
chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may nói chung sang thị
trường EU (chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu quý 1/2021).

15



Biểu đồ 2: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam - EU
(5 tháng cuối năm 2020 - quý 1/2021)
220
215
210
205
200
195
190

5 tháng cuối - 2020

Qúy 1 - 2021
Column2

Nguồn: Tổng cục hải quan

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 8/2021, do tác động của đại
dịch Covid khiến kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giảm 14,9% so với tháng 7/2021 và
giảm 10,8% so với tháng 8/2020, đạt 2,65 tỷ USD. Tuy nhiên, cộng dồn 8 tháng kim
ngạch vẫn tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2020, đạt gần 21,11 tỷ USD, chiếm 9,9% trong
tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước. Trong đó, thị trường EU đứng
thứ 2 về kim ngạch xuất khẩu đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 9,9%, tăng 6%. Theo Hiệp hội Dệt
may Việt Nam (VITAS) EVFTA là động lực tốt cho phát triển dài hạn của Dệt may Việt
Nam, sẽ tạo ra thị trường mở, thúc đẩy phát triển công nghệ về tự động hóa, quản trị số,
tạo lợi thế cạnh tranh tồn cầu, cùng đó chủ động xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực
xuất khẩu, đặc biệt khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, biện pháp vệ sinh dịch tễ
vào thị trường EU.
.2.3.


Đánh giá tác động của việc áp dụng thuế đối với mặt hàng dệt may của

Việt Nam.
Tác động lớn nhất có thể thấy là việc áp dụng thuế quan làm giảm khả năng
cạnh tranh của Việt Nam so với các thị trường khác xuất khẩu vào EU.
Trong nhóm các nước đang phát triển xuất khẩu vào EU, Trung Quốc, Thổ Nhĩ
Kỳ, Bangladesh là 3 quốc gia có thị phần xuất khẩu nhiều nhất vào EU, chiếm gần 36%
tổng nhập khẩu với trị giá 100 tỷ USD.
16


×