Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

skkn hướng dẫn học sinh cấp THPT nghiên cứu khoa học đạt giải lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.83 MB, 36 trang )

Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

Sở GDĐT An Giang

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trường THPT Nguyễn Trung Trực

Độclập - Tự do – Hạnh phúc
Tri Tôn, ngày 24 tháng 2 năm 2020

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I- SƠ LƯỢC LÝ LỊCH TÁC GIẢ:
- Họ và tên:
Châu Hải Yến

Giới tính: nữ

- Ngày tháng năm sinh: 07/06/1978
- Nơi thường trú: 90 Nguyễn Trãi, TT Tri Tôn, Huyện Tri Tôn, Tỉnh An Giang
- Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Trung Trực
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên
- Trình độ chun mơn: ĐHSP hóa
- Lĩnh vực cơng tác: Giảng dạy bộ mơn Hóa học
II- SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ:
1, Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo yêu cầu phục vụ cho hoạt động dạy, học và hoạt động
nghiên cứu khoa học
- Thành tích thi NCKH cấp tỉnh đều có giải hàng năm


- Kết quả bồi hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học của trường THPT Nguyễn
Trung Trực từ năm 2016 đến nay
Năm học

Số dự án dự
thi

Số dự án qua
vòng sơ loại
cấp tỉnh

Số dự án
đạt giải
cấp tỉnh

2016 - 2017

1

1

0

2017– 2018

5

4

4


1 giải I, 1 giải II, 1 giải III, 1 giải KK

2018 – 2019
2019 – 2020

3
3

3
3

2
2

1 giải II, 1 giải III
1 giải I, 1 giải III

Thành tích

2, Khó khăn:
- Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thực sự được chú trọng.
- Phần lớn học sinh không hiểu rõ về nghiên cứu khoa học, các em cho rằng việc nghiên
cứu khoa học là vấn đề rất cao siêu, mình làm khơng được.
- Học sinh có hứng thú với nghiên cứu khoa học rất ít
- Tên sáng kiến/ đề tài giải pháp: hướng dẫn học sinh cấp THPT nghiên cứu khoa học đạt
giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe.
- Lĩnh Vực: Giải pháp tác nghiệp
III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN:
1



Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Trường THPT Nguyễn Trung Trực tọa lạc tại thị trấn Tri Tôn, huyện Tri Tơn, Tỉnh An
Giang Huyện Tri Tơn có khoảng 1200 em học sinh. Số học sinh có hứng thú với nghiên cứu
khoa học rất ít, phần lớn học sinh khơng hiểu rõ về nghiên cứu khoa học, đa số các em cho
rằng việc nghiên cứu khoa học là vấn đề rất cao siêu, mình làm khơng được.
Hoạt động nghiên cứu khoa học chưa thực sự được chú trọng. Giáo viên có đề tài hướng
dẫn học sinh nghiên cứu khoa học rất ít chỉ thực hiện được 3 giáo viên/ 90 giáo viên của đơn
vị/ năm. Hoạt động ngiên cứu khoa học chỉ được thực hiện nhỏ lẻ, khơng có qui mơ tồn
trường, cịn ảnh hưởng bởi tư tưởng giáo viên là người giảng dạy, là người làm mọi việc….
Một số dự án nghiên cứu khoa học của một số giáo viên mới hướng dẫn học sinh lần đầu
chưa làm đúng qui định, còn lúng túng trong việc chọn lĩnh vực, đặt tên cho dự án, cách viết
bài, các tài liệu minh chứng,…
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
Nhằm mở rộng, phát triển phong trào nghiên cứu khoa học trong trường học, kích thích
các em học sinh có nhiều hứng thú với nghiên cứu khoa học, trợ giúp một số giáo viên mới
hướng dẫn học sinh lần đầu biết sẽ bắt đầu từ đâu, từ lúc chọn đề tài, tìm đúng lĩnh vực, đặt
tên cho dự án, cách viết bài, các tài liệu minh chứng,…
Bản thân tôi 3 năm liên tiếp hướng dẫn học sinh THPT thi nghiên cứu khoa học đều đoạt
giải cao cấp tỉnh, cụ thể như sau: năm học 2017-2018 với dự án “Nhang muỗi thảo dược”,
học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh - Năm học 2018-2019 với dự án “Sản xuất và phân tích thành
phần tinh dầu quýt Lai Vung và Núi Cấm” , học sinh đạt giải nhì cấp tỉnh - Năm học 20192020 với dự án “Xà phòng KOLSOL hương chúc”, học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh.
Từ những thực tế trên, bản thân tôi trăn trở:
-Làm thế nào để tăng sự say mê làm NCKH ở học sinh?
-Làm thế nào để hướng dẫn một dự án đạt kết quả cao?
-Làm thế nào để học sinh có thể tự trình bài báo cáo khoa học hồn chỉnh?...
Chính những lí do trên tơi đưa ra đề tài: “hướng dẫn học sinh THPT nghiên cứu khoa học

đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe”.
3. Nội dung sáng kiến:
Nghiên cứu khoa học là một lĩnh vực được sở giáo dục chú trọng phát triển trong những
năm gần đây. Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm … dựa trên
những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật chung của sự
vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng dụng kỹ thuật mới, những
mơ hình mới có ý nghĩa thực tiễn.
Ở Việt Nam chúng ta, Nghiên cứu khoa học còn “lạ lẫm” với đa số học sinh. Tuy nhiên,
có thể nói Nghiên cứu khoa học vừa là quyền lợi và cũng là nghĩa vụ của học sinh. Nghiên
cứu khoa học sẽ mang lại cho cho học sinh rất nhiều thứ, học sinh sẽ chủ động hơn trong học
tập, những phương pháp học tập và tư duy mới sẽ hình thành. Cách thức phát hiện vấn đề và
giải quyết vấn đề, học sinh sẽ giỏi hơn trong giao tiếp, trong cách làm việc nhóm (teams
2


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

word).... học sinh cũng sẽ có đựoc niềm vui từ sự thành cơng, sự tôn trọng, yêu quý từ mọi
người xung quanh. Đặc biệt đây là giai đoạn tiền đề tạo điều kiện cho học sinh có ý tưởng
khởi nghiệp sau này. Hơn nữa, học sinh sẽ có những khoản tiền thưởng (thường thì rất ít), học
sinh cịn đựoc cộng điểm và được các nhà tuyển dụng ưu tiên trong quá trình phỏng vấn.
Tuy nhiên, để thành công trong NCKH học sinh cũng phải mất đi nhiều thứ. Thời gian, tiền
bạc và công sức, Thời gian để tìm tịi, đọc tài liệu, đi thực tế, khảo sát, viết báo cáo... Tiền để
photo tài liệu, in ấn, và các chi phí khác,… Cơng sức là rất lớn, học sinh sẽ phải nỗ lực tư duy
trong một thời gian dài..
Để dễ dàng hướng dẫn học sinh làm đề tài nghiên cứu khoa học ở cấp THPT thì giáo
viên hướng dẫn cần làm một số cơng việc sau:
3.1. Tạo hứng thú đam mê khoa học cho học sinh:
Khi các em mới bước vào lớp 10 giáo viên giới thiệu cho các em 1 số dự án nghiên
cứu khoa học thành cơng, khích thích hứng thú khoa học cho học sinh, làm cho các em hiểu

việc nghiên cứu khoa học không phải là vấn đề cao siêu, ngồi tầm với mà chúng ta có thể
tìm hiểu làm ra những sản phẩm, sự vật gần gũi chúng ta như: tạo ra sản phẩm mới chưa ai
làm ra mang tinh đặc trưng của địa phương (tinh dầu chúc,…), cải tiến những sản phẩm thành
những sản phẩm thân thiện môi trường (nhang muỗi thảo dược, thuốc xua muỗi thảo dược,
tinh dầu thiên nhiên,…), công cụ lao động (máy cắt cỏ, máy gọt vỏ, …). Các em quan sát
trong cuộc sống xung quanh chung ta, tìm hiểu, tìm tịi những cái mới để hình thành ý tưởng
nghiên cứu khoa học.
3.2. Lập kế hoạch và Thực hiện kế hoạch nghiên cứu:
Sau khi các em hình thành được hứng thú, đam mê khoa học, giáo viên hướng dẫn nêu
lên những quyền lợi và thách thức khi các em tham gia nghiên cứu khoa học. Người muốn
làm nghiên cứu khoa học phải có những kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu, chủ yếu
là phải rèn luyện cách làm việc tự lực và có phương pháp. Do đó, là học sinh với những kiến
thức hạn chế thực hiện nghiên cứu khoa học càng phải phát huy khả năng tự học để trau dồi
những kiến thức cần thiết, đồng thời việc lựa chọn đề tài nên phù hợp với khả năng của mình
(bao gồm sự phụ hợp về kiến thức, thời gian, tiền bạc … ). Sau khi các em quyết tâm vượt
qua để tham gia nghiên cứu thì giáo viên vạch ra kế hoạch nghiên cứu cho các em theo các
bước sau:
STT

Nội dung cơng việc

Ngày thực hiện

Thực hiện

1

Hình thành ý tưởng, lựa chọn lĩnh vực
Trong năm học lớp 10
dự thi.


Học sinh + GVHD

2

Tìm hiểu các tư liệu liên quan trên sách,
Trong năm học lớp 10
báo, internet…

Học sinh + GVHD

3


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

3
4

Tìm kiếm ngun, vật liệu
Tiến hành thiết kế, làm ra sản phẩm và
sửa chữa sản phẩm

Hè lớp 10

Học sinh

Hè lớp 10

Học sinh + GVHD


5

Hoàn thiện sản phẩm, đặt tên

Đầu năm học 11

Học sinh

6

Gửi mẫu đến cơ quan chức năng kiểm
nghiệm sản phẩm

Đầu năm học 11

GVHD

7

Viết báo cáo hoàn thiện các yêu cầu của
cuộc thi với sự hướng dẫn của GVHD

năm học 11

Học sinh

Chuẩn bị poster, in báo cáo, bài power
8


point thuyết trình thi chung cuộc (nếu

năm học 11

Học sinh

vào vòng chung cuộc) vào tháng 12
3.2.1. Hình thành ý tưởng, lựa chọn lĩnh vực dự thi:
Một ý tưởng của đề tài nghiên cứu khoa học phải mang tính mới mẻ, thời sự, tính dặc
trưng của địa phương (nơi này có mà nơi khác khơng có) hướng vào những lĩnh vực hoạt
động đa dạng của khoa học và đời sống, hướng tới những vấn đề chưa được giải quyết triệt
để trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nào đó…. Cái mới trong nghiên cứu có thể là mới về
ý tưởng, mới về cách tiếp cận, mới về phương pháp, mới về kết quả hoặc mới về cách diễn
giải. Ngày nay, rất khó có một nghiên cứu hoàn toàn mới, mà chỉ mới trong một hay hai khía
cạnh trên. Do đó, một u cầu của nghiên cứu khơng cần phải hồn tồn mới và ngun thủy,
nhưng cần phải có cách tiếp cận hay phương pháp mới
Thật ra, công việc nghiên cứu khoa học (trong học sinh) chỉ là những nghiên cứu, tìm
tịi nhằm phát hiện ra những cái mới, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn và lý luận đặt ra.
Học sinh có thể tìm ý tưởng từ việc đọc sách, báo, Internet, nghe đài.. hoặc qua quan sát thực
tế. Khi học sinh phát hiện ra vấn đề, hãy chọn cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp và
có tính khả thi.
Với dự án “Nhang muỗi thảo dược” nhang muỗi thì khơng mới nhiều người đã làm,
tuy nhiên ở dự án này tính mới là trong thành phần nhang muỗi có lá cây chúc là cây đặc sản
địa phương. Với dự án “Sản xuất và phân tích thành phần tinh dầu quýt Lai Vung và Núi
Cấm” tính mới là tinh dầu quýt gắn với 2 địa phương là Lai Vung Và Núi Cấm chưa ai nghiên
cứu. Với dự án “Xà phịng KOLSOL hương chúc”, tính mới là chất tạo hương trong xà
phòng là tinh dầu chúc, đây là loại tinh dầu mới chỉ có tại Tri Tơn.
Huyện Tri Tơn là huyện miền núi, có thảm thực vật vơ cùng phong phú, có rất nhiều
loại cây cỏ, cây có dược tính đặc trưng của địa phương (cây chăm, cây ngành ngạnh, cây
nhàu,…) vẫn chưa được nghiên cứu triệt để, đây có thể là một kho ý tưởng tuyệt vời, các em

học sinh có thể nghiên cứu thêm.
3. 2.2. Tìm hiểu các tư liệu liên quan trên sách, báo, internet
Sau khi hình thành được ý tưởng là công tác nghiên cứu tài liệu, công tác nghiên cứu
tài liệu đóng vai trị rất quan trọng. Đó khơng phải là công việc chỉ làm một lần hay chỉ là một
4


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

q trình đơn tuyến, mà được lặp đi lặp lại nhiều lần, giúp củng cố các luận cứ, luận chứng,
bổ sung các đánh giá phê bình khoa học.
Với dự án “Nhang muỗi thảo dược” các em cần tìm hiểu về cách làm nhang muỗi,
các nguyên liệu, thành phần nguyên liệu (lá chúc, lá sả, lá trà), chuẩn bị nguyên liệu làm
nhang, những chất nào, loại cây nào tự nhiên có khả năng chống muỗi tốt . Với dự án “Sản
xuất và phân tích thành phần tinh dầu quýt Lai Vung và Núi Cấm” các em cần tìm hiểu về
khái niệm tinh dầu, tính chất lý hóa, các phương pháp sản xuất tinh dầu, ưu và khuyết của
mỗi phương pháp, từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp. Với dự án “Xà phòng KOLSOL
hương chúc”, các em cần tìm hiểu về cách làm xà phòng, nguyên liệu, thành phần của nguyên
liệu ( dầu oive, dầu dừa, dầu cọ, tinh dầu chúc),…
Có những tài liệu cần dùng, rất cần thiết cho dự án mà sách báo tiếng việt khơng có,
các em phải tìm hiểu từ những tư liệu từ tiếng nước ngoài rồi phải phiên dịch sang tiếng Việt.
Ví dụ như tìm hiểu về thành phần dầu olive, dầu cọ các em phải tham khảo tài liệu tiếng nước
ngồi. Cơng việc này cũng chiếm khá nhiều thời gian và công sức các em phải bỏ ra.
3.2.3. Tìm kiếm nguyên, vật liệu, dụng cụ cần chuẩn bị:
Sau khi đã có được những tư liệu, cách làm trong tay, một cơng việc khơng kém phần
quan trọng đó là tìm kiếm cho đủ nguyên vật liệu cần thiết để làm ra sản phẩm, có những
nguyên liệu có sẵn tại địa phương thì dễ tìm, có những ngun, vật liệu khơng có phải tự chế
ra hoặc tìm kiếm nơi nào bán để mua công việc này cũng tốn khá nhiều tiền bạc và công súc
của giáo viên hướng dẫn và học sinh, như dự án “Nhang muỗi thảo dược” lá chúc, lá sả, thì
dễ kiếm tại địa phương, lá trà tươi, bột keo phải tìm mua, tại Tri Tơn khong có phải ra Long

Xun mua, khn nhang thì các em phải làm khuôn tự chế, máy nghiền nguyên liệu thì các
em sử dụng máy xay sinh tố của gia đình. Với dự án “Sản xuất và phân tích thành phần tinh
dầu quýt Lai Vung và Núi Cấm” quýt Núi Cấm dễ tìm vì gần địa phương, quýt Lai Vung
phải tìm qua những vườn quýt tại Lai Vung mua, hệ thống chưng cất tinh dầu nhờ sự hỗ trợ
của phòng thí nghiệm của nhà trường. Với dự án “Xà phịng KOLSOL hương chúc”, dấu
dừa, tinh dầu chúc các em tốn thời gian, công sức chế biến ra; NaOH, dầu olive, dầu cọ,
khn xà phịng phải tìm mua từ nhiều nơi khác nhau, máy khuấy, bếp điện nhờ sự hỗ trợ của
gia đình.
3.2.4. Tiến hành thiết kế, làm ra sản phẩm và điều chỉnh sản phẩm
Công ciệc tiến hành thiết kế và làm ra sản phẩm và điều chỉnh sản phẩm là việc quan
trọng nhất, cơng việc này địi hỏi phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Những lần đầu, sản phẩm làm
ra chưa hồn thiện hoặc khơng thành cơng, hình thức chưa đẹp, phải làm đi, làm lại nhiều lần,
điều chỉnh thao tác, thiêt kế, cách thức, liều lượng pha chế hoặc tỉ lệ phối trộn để cho đạt được
sản phẩm hồn chỉnh nhất. Đây là cơng việc tốn nhiều thời gian và công sức nhất nên tôi
thường cho các em thực hiện việc này trong mùa hè để không ảnh hưởng đến việc học của
các em. Công việc này rèn luyện cho các em cách thức làm việc nhóm, cách làm việc, thao
tác, công thức làm, nguyên liệu phối trộn phải được cân đo đong đếm và ghi nhận lai. Có
những sản phẩm phải làm 4,5 lần vẫn thất bại. Do đó, Cơng việc này địi hỏi các em phải kiên
5


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

trì, làm việc tỉ mỉ mới thành công, những lần đầu làm chưa ra mà các em nản, khơng kiên trì
sẽ thất bại.
Với dự án “Nhang muỗi thảo dược” từ lá sả. lá chúc, lá trà các em phải phơi khô rồi
cắt nhỏ, xay nhiễn. Việc phơi khô 3 loại lá phải phơi vừa phải sao cho lá vẫn còn giữ được
màu xanh lúc này tinh dầu vẫn còn trong lá nên việc này cũng phải làm đi làm lại để canh
thời gian phù hợp. Lá sau phơi khô được cắt nhỏ, xay nhiễn, do các em khơng có máy chun
dụng nên xay mằng máy sinh tố và phải xay đi xay lại nhiều lần lá mới nhiễn. Sau khi chuẩn

bị xong nguyên liệu thì đến khâu cân và phối trộn nguyên liệu
Các em đã thử nghiệm nhiều lần và những lần đầu làm thì lượng ngun liệu khác
nhau, sau đó từ từ điều chỉnh được kết quả để làm 1 khoanh nhang như sau:
Bột

Bột

Bột

Bột

Bột

Số buổi

Thời gian cháy

Khả năng

sả

trúc

trà

nhang

keo

phơi


Lần 1

5g

5g

5g

5g

5g

3 nắng

5 phút

30%

Lần 2

5g

5g

5g

5g

2.5g


3 nắng

10 phút

40%

Lần 3

5g

5g

2.5g

5g

2.5g

4 nắng

20 phút

50%

Lần 4

5g

2.5g


2.5g

5g

2g

4 nắng

35 phút

60%

Lần 5

5g

5g

5g

2.5g

2g

5 nắng

Cháy gần hết

90%


Lần 6

3g

5g

5g

5g

1.5g

5 nắng

Cháy hoàn toàn

90%

đuổi muỗi

Trộn toàn bộ nguyên liệu theo tỉ lệ (lần 6) và pha với 0,5ml nước. nhồi đều hỗn
hợp

Đem hỗn hợp cho vào khuôn để cho ra khoanh nhang, sau đó lấy ra, phơi khơ ra
nhang thành phẩm. Nhang lấy ra phải khéo, không sẽ bị gãy khoanh nhang

6



Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

thử đốt sản phẩm và kiểm nghiệm

Với dự án “Sản xuất và phân tích thành phần tinh dầu quýt Lai Vung Và Núi Cấm”
Bản thân tôi và các em đã tiến hành tách lấy tinh dầu từ phương pháp chưng cất hơi nước, sau
nhiều lần thử nghiệm để đạt được lượng tinh dầu cao nhất cần xử lý nguyên liệu như sau: lột
lấy vỏ trái quýt rồi ngâm qua đêm với nước (tỉ lệ khoảng 1: 2 là tốt nhất vì nguyên liệu sẽ
khơng bị khét), ngâm sau đó hỗn hợp được cho vào máy nghiền nát nguyên liệu.
Các em đã thử nghiệm nhiều lần những lần đầu làm thì lượng tinh dầu thu được rất ít,
sau đó từ từ điều chỉnh được kết quả như sau:
Trái
quýt
tươi

Vỏ
trái
quýt

Tỉ lệ khối
lượng
vỏ/nước
muối

Lượng tinh
dầu quýt
Lai Vung
thu được

Lượng tinh

dầu quýt
Núi Câm
thu được

Tình trang
nguyên liệu sau
khi chưng cất

Trọng lượng (vỏ cắt
to) làm liền

500g

100g

1/1,5

1,25ml

1,25ml

Bị cháy khét

Trọng lượng (vỏ cắt
to) ngâm qua đêm

500g

100g


1/2

2,0ml

1,8ml

Bình thường

Trọng lượng (vỏ xay
nhiễn) làm liền

500g

100g

1/1,75

3,25ml

3,0ml

Bị cháy khét

Trọng lượng (vỏ xay
nhiễn) ngâm qua đêm

500g

100g


1/1,75

5,25ml

5,0ml

Bị cháy khét

Trọng lượng (vỏ xay
nhiễn) ngâm qua đêm

500g

100g

1/2

6,35ml

6,0ml

Bình thường

Tiến hành chưng cất theo phương pháp lôi cuốn hơi nước :

7


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe


Thời gian chưng cất kéo dài cho đến khi thấy lượng tinh dầu trong ống thu khơng đổi
thì ngưng lại.
Hỗn hợp tinh dầu và nước được đưa vào thiết bị phân ly để tách tinh dầu thô và nước
chưng. Tinh dầu thô được làm khan bằng Na2SO4 khan để được tinh dầu thành phẩm, nước
chưng cho tiếp tục phân ly để thu tinh dầu loại II (hoặc có thể tận dụng nước chưng để gội
đầu).

Tinh dầu Quýt Lai Vung
Tinh dầu quýt Núi Cấm
Với dự án “Xà phòng KOLSOL hương chúc”, Cân nguyên liệu cho 1 kg xà phòng
Các em thừ nghiệm nhiều lần và kết quả như sau:
Tên Vật liệu

Lần 1

Lần 2

Lần 3

Lần 4

Dầu dừa

195g

195g

195g

195g


Dầu oliu

195g

195g

195g

195g

Dầu cọ

195g

195g

195g

195g

NaOH

80g

90g

95g

92,5g


Nước hòa tan NaOH

290g

280g

275g

277,5g

Tinh dầu chúc

10g

12g

15g

15g

0.1g+ 30g

0.07g+ 30g

0.05g+ 30g

0.05g+ 30g

Màu+ H2O

Kết quả

Xà phòng khá Xà phòng cứng Xà phòng quá Xà phòng cứng
mềm, mùi nhạt, hơn, mùi nhạt, màu cứng, mùi thơm, vừa phải, mùi
màu đậm
vẫn còn đậm
màu đẹp
thơm, màu đẹp

pha dung dịch NaOH 25% (100g NaOH+ 300g H2O), để nguội

8


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

Trộn dầu oliu, dầu cọ, dầu dừa và gia nhiệt khoảng 60-70oC (không được cho nhiệt
độ cao quà vì như thế sẽ hư mẻ xà phịng, cũng khơng được thấp q vì phản ứng xảy ra
chậm)

Cho từ từ dung dịch NaOH đã để nguội vào, tiếp tục khuấy trộn
Cho tinh dầu chúc và cho màu theo ý thích:

Đổ dung dịch vào khn và đợi cho cứng lại:

9


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe


Sản phẩm
3.2.5. Thử nghiệm, hoàn thiện sản phẩm, đặt tên:
Sản phẩm làm ra phải được thử nghiệm nhiều lần, đưa cho mọi người thuộc nhiều đối
tượng khác nhau sử dụng và lấy ý kiến đóng góp để tiến hành sữa chữa hồn thiện sản phẩm
của mình. Với nhang muỗi thảo dược sau khi làm ra thì chia cho mọi người sử dụng, kiểm
chứng khả năng cháy, khả năng diệt muỗi,…; Tinh dầu quýt thì sau khi làm ra thì chia cho
mọi người sử dụng dùng để xơng phịng để kiểm chứng tác dụng. Xà phịng KOLSOL sau khi
làm ra thì chia cho mọi người sử dụng kiểm chứng độ cứng, mùi thơm, khả năng tẩy rửa,…Từ
đó, các em rút kinh nghiệm điều chỉnh liều lượng nguyên liệu sao cho phù hợp nhất. Sau khi
sản phẩm hoàn thiện và thử nghiệm lần cuối lấy phiếu ý kiến mọi người cho vào bài thu hoạch.
(phụ lục)
Việc đặt tên đề tài một cách chuẩn xác là rất quan trọng vì nó giúp học sinh xác định
được đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Tên đề tài phải ngắn gọn, súc tích, ít chữ nhất nhưng
chứa đựng nhiều thông tin nhất. Ngôn ngữ dùng trong tên đề tài phải rõ ràng, chuẩn xác để
có thể được hiểu theo một nghĩa duy nhất, không tạo khả năng hiểu thành nhiều nghĩa. Do đó,
việc đặt tên cũng khơng phải là một công việc dễ dàng, các em cũng tốn khơng ít thời gian
cho nó. Ví dụ: “Nhang muỗi thảo dược” , “Sản xuất và phân tích thành phần tinh dầu quýt
Lai Vung Và Núi Cấm” , “Xà phòng KOLSOL hương chúc”, nhìn vào tên đề tài chúng ta thấy
rõ được đối tượng và phạm vi nghiên cứu. (chữ KOLSOL là tiếng khmer của cây chúc nên
các em lấy từ này đặt tên cho xà phịng).
Sau khi làm hồn chỉnh sản phẩm, việc chọn lĩnh vực để đăng ký dự thi cũng là công
việc khá mất nhiều thời gian, giáo viên hướng dẫn và học sinh phải nghiên cứu kỹ các lĩnh
vực dự thi, xem xét sản phẩm của mình gần giống với lĩnh vực nào nhất từ đó lựa chọn lĩnh
vực phù hợp.
10


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

Với “Nhang muỗi thảo dược” tôi và các em học sinh chọn lĩnh vực số 4 (Y Sinh và khoa

học Sức khỏe) vì liên quan đến thử nghiệm dược liệu. Với “Sản xuất và phân tích thành phần tinh
dầu quýt Lai Vung và Núi Cấm” tôi và các em học sinh chọn lĩnh vực số 3 (Hóa Sinh) vì liên
quan đến Hóa-Sinh phân tích thành phần . Với dự án “Xà phịng KOLSOL hương chúc” tôi và các
em học sinh chọn lĩnh vực số 4 (Y Sinh và khoa học Sức khỏe) vì liên quan đến vấn đề dưỡng
da, diệt khuẩn của xà phòng.
Dưới đây là 22 lĩnh vực nghiên cứu khoa học mà các em được chọn
STT

Lĩnh vực

Lĩnh vực chuyên sâu

1

Khoa học động Hành vi; Tế bào; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và
vật
di truyền; Dinh dưỡng và tăng trưởng; Sinh lý; Hệ thống và tiến hóa;…

2

Khoa học xã Điều dưỡng và phát triển; Tâm lý; Tâm lý nhận thức; Tâm lý xã hội và xã
hội và hành vi hội học;...

3
4

5
6

Hóa Sinh


Hóa-Sinh phân tích; Hóa-Sinh tổng hợp; Hóa-Sinh-Y; Hóa-Sinh cấu trúc;...

Y Sinh và
Chẩn đốn; Điều trị; Phát triển và thử nghiệm dược liệu; Dịch tễ học; Dinh
khoa học Sức
dưỡng; Sinh lý học và Bệnh lý học;...
khỏe
Kỹ thuật Y
Sinh

Vật liệu Y Sinh; Cơ chế Sinh học; Thiết bị Y sinh; Kỹ thuật tế bào và mô;
Sinh học tổng hợp;..,

Sinh học tế
Sinh lý tế bào; Gen; Miễn dịch; Sinh học phân tử; Sinh học thần kinh;...
bào và phân tử

7

Hóa học

Hóa phân tích; Hóa học trên máy tính; Hóa mơi trường; Hóa vơ cơ; Hóa vật
liệu; Hóa hữu cơ; Hóa Lý;...

8

Sinh học trên
máy tính và
Sinh-Tin


Kỹ thuật Y sinh; Dược lý trên máy tính; Sinh học mơ hình trên máy tính;
Tiến hóa sinh học trên máy tính; Khoa học thần kinh trên máy tính; Gen;...

9

Khoa học Trái
Khí quyển; Khí hậu; Ảnh hưởng của môi trường lên hệ sinh thái; Địa chất;
đất và Môi
Nước;...
trường

10

Hệ thống
nhúng

Kỹ thuật mạch; Vi điều khiển; Giao tiếp mạng và dữ liệu; Quang học; Cảm
biến; Gia công tín hiệu;...

11

Năng lượng:
Hóa học

Nhiên liệu thay thế; Năng lượng hóa thạch; Phát triển tế bào nhiên liệu và
pin; Vật liệu năng lượng mặt trời;.,.

12


Năng lượng:
Vật lý

Năng lượng thủy điện; Năng lượng hạt nhân; Năng lượng mặt trời; Năng
lượng nhiệt; Năng lượng gió;...

13

Kỹ thuật cơ
khí

Kỹ thuật hàng khơng và vũ trụ; Kỹ thuật dân dụng; Cơ khí trên máy tính;
Lý thuyết điều khiển; Hệ thống vận tải mặt đất; Kỹ thuật gia cơng cơng
nghiệp; Kỹ thuật cơ khí; Hệ thống hàng hải;...

14

Kỹ thuật môi
trường

Xử lý môi trường bằng phương pháp sinh học; Khai thác đất; Kiểm sốt ơ
nhiễm; Quản lý chất thải và tái sử dụng; Quản lý nguồn nước;...

15

Khoa học vật
liệu

Vật liệu sinh học; Gốm và Thủy tinh; Vật liệu composite; Lý thuyết và tính
tốn; Vật liệu điện tử, quang và từ; Vật liệu nano; Pô-li-me;...

11


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

16

Tốn học

Đại số; Phân tích; Rời rạc; Lý thuyết Game và Graph; Hình học và Tô pô;
Lý thuyết số; Xác suất và thống kê;...

17

Vi Sinh

Vi trùng và kháng sinh; Vi sinh ứng dụng; Vi khuẩn; Vi sinh môi trường;
Kháng sinh tổng hợp; Vi-rút;...

18

Vật lý và
Thiên văn

Thiên văn học và Vũ trụ học; Vật lý nguyên tử; phân tử và quang học; Lý Sinh; Vật lý trên máy tính; Vật lý thiên văn; Vật liệu đo; Từ, Điện từ và
Plasma; Cơ học; Vật lý hạt cơ bản và hạt nhân; Quang học; La-de; Thu phát
sóng điện từ; Lượng tử máy tính; Vật lý lý thuyết;...

19


Khoa học
Thực vật

Nông nghiệp; Mối liên hệ và tương tác với môi trường tự nhiên; Gen và sinh
sản; Tăng trưởng và phát triển; Bệnh lý thực vật; Sinh lý thực vật; Hệ thống
và tiến hóa;...

20

Rơ bốt và máy
Máy sinh học; Lý thuyết điều khiển; Rô bốt động lực;...
thông minh

21

Phần mềm hệ Thuật tốn; An ninh máy tính; Cơ sở dữ liệu; Hệ điều hành; Ngơn ngữ lập
thống
trình;...

22

Y học chuyển Khám bệnh và chẩn đốn; Phịng bệnh; Điều trị; Kiểm định thuốc; Nghiên
dịch
cứu tiền lâm sàng;...

3.2.6. Gửi mẫu đến cơ quan chức năng kiểm nghiệm sản phẩm:
Rất nhiều sản phẩm tham gia nghiên cứu khoa học cấp tỉnh thiếu khâu này với nhiều
lý do khác nhau như không biết, không đủ thời gian, tiền bạc, … Đây là khâu quan trọng trong
việc quyết định sản phẩm của mình hơn kém đối với những sản phẩm thuộc cùng lĩnh vực,
đây là nội dung quan trọng quyết định sản phẩm đạt giải hay khơng. Làm khoa học phải có

tài liệu minh chứng kết quả đạt được của sản phẩm tài liệu minh chứng có mộc đỏ của cơ
quan chức năng có thẩm quyền cấp thì càng có giá trị hơn. Đây cũng là một công việc gây
lúng túng đối với nhiều giáo viên hướng dẫn, kể cả bản thân tôi sau khi hướng dẫn các em
học sinh nhiều năm, có nhiều câu hỏi dược đặt ra:
sản phẩm của mình cần có những giấy chứng nhận gì?
Do cơ quan, cở sở có thẩm quyền nào cấp?
Tiền để phân tích mẫu thì như thế nào?
Liều lượng mẫu đi phân tích là bao nhiêu.?...
vấn đề này, giáo viên hướng dẫn nên nhờ nhà trường viết giấy giới thiệu xuống liên hệ
với sở khoa học công nghệ để được hướng dẫn rõ ràng hơn. Tùy vào từng đề tài, từng lĩnh
vực mà có những tư liệu minh chứng khác nhau. Bản thân tôi làm những dự án liên quan đến
hóa sinh, y sinh sức khỏe, hóa học muốn phân tích thành phần sản phẩm tơi cũng tìm hiểu
một thời gian, tơi gửi mẫu phân tích tại 2 nơi:
1, Trung tâm dịch vụ phân tích thí nghiệm TP.HCM (CASE). Địa chỉ Số 2 Nguyễn
Văn Thủ, P. Đa Kao, Quận 1, Tp.HCM - Điện thoại : 0283-829-5087 - Fax : 0283-911-5119
Chi nhánh tại Cần Thơ: F2-67, F2-68, đường số 6 (KDC 586) P.Phú Thứ, Q.Cái Răng,
Tp.Cần Thơ
Với giá tiền là 1.500.000đ/mẫu chất lỏng liều lượng khoảng 5,00ml; phân tích chất rắn
trọng lượng 300g.
12


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

2, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 gọi tắt là Trung tâm Kỹ
thuật 3 (QUATEST 3) - là tổ chức khoa học và công nghệ trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn
Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ 64 Lê Hồng Phong, Phường 2,
Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc Thứ Hai đến Thứ Sáu 7:30 – 16:30; Thứ Bảy 7:30 - 11:30
Điện thoại: 028 392 323 30 - 028 220 030 12 - 028 392 323 29

Mail:
- Phân tích thành phần sản phẩm giá tiền là 500.000đ/mẫu.
Dự án “Nhang muỗi thảo dược thất sơn” tơi phân tích tại trung tâm phân tích thí
nghiệm TPHCM 1 mẫu tinh dầu chúc hết 1.500.000đ, với “Sản xuất và phân tích thành
phần tinh dầu qt Lai Vung và Núi Cấm” tơi phân tích tích tại trung tâm phân tích thí
nghiệm TPHCM 2 mẫu tinh dầu quýt hết 3.000.000đ ; dự án “Xà phòng KOLSOL hương
chúc”, tơi phân tích tại trung tâm 3 1 mẫu là 500.000đ. Thời gian gửi mẫu phân tích đến khi
nhận kết quả khoảng dao động 7-10 ngày.
Ngồi phân tích thành phần với những dự án y sinh sức khỏe cần kiểm nghiệm khả
năng diệt khuần thì cần đến viện pasteur phân tích diệt 1 loại vi khuẩn là 500.000 (nếu có giấy
giới thiệu nhờ hỗ trợ nghiên cứu khoa học giá là 1 loại vi khuẩn là 100.000đ). Với những sản
phẩm có khí thải có ảnh hưởng đến sức khỏe, mơi trường thì phân tích tại trung tâm phân tích
thí nghiệm TPHCM với giá tiền là 2.000.000đ/mẫu trọng lựơng 300g. Dự án “Nhang muỗi
thảo dược thất sơn” tôi kiểm nghiệm khả năng diệt khuẩn của tinh dầu chúc ở viện pasteur 1
loại vi khuẩn 500.000đ, sau nhở bạn bè hỗ trợ giới thiệu qua, tơi phân tích 5 loại vi khuẩn
cũng tốn 500.000đ, dự án này (còn thiếu bảng phân tích khói nhang khơng làm kịp); dự án
“Xà phịng KOLSOL hương chúc” chúng tơi cịn cần bổ sung giấy kiểm nghiệm khả năng
diệt khuẩn của xà phòng của viện pasteur.
3.2.7. Viết báo cáo hoàn thiện các yêu cầu của cuộc thi
Sau khi hoàn thành sản phẩm, kiểm nhiệm sản phẩm, Giáo viên hướng dẫn các em học sinh
hoàn thành các loại bản biểu sau:
- Phiếu học sinh (Phiếu 1A); (dung lượng tối đa 1 mb)
- Phiếu phê duyệt dự án (Phiếu 1B); (dung lượng tối đa 1 mb)
- Phiếu người hướng dẫn/bảo trợ (Phiếu 1); (dung lượng tối đa 1 mb)
- Đề cương nghiên cứu (theo mẫu hướng dẫn kèm theo Phiếu 1A); (dung lượng tối đa
1 mb)
- Phiếu xác nhận của cơ quan nghiên cứu (nếu có); (dung lượng tối đa 1 mb)
- Phiếu xác nhận của nhà khoa học chuyên ngành (nếu có); (dung lượng tối đa 1 mb)
- Phiếu đánh giá rủi ro (nếu có); (dung lượng tối đa 1 mb)
- Phiếu dự án tiếp tục (nếu có); (dung lượng tối đa 1 mb)

- Phiếu tham gia của con người (nếu có); (dung lượng tối đa 1 mb)
- Phiếu cho phép thơng tin (nếu có); (dung lượng tối đa 1 mb)
- Phiếu nghiên cứu động vật có xương sống (nếu có); (dung lượng tối đa 1 mb)
13


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

- Phiếu đánh giá rủi ro chất nguy hiểm (nếu có); (dung lượng tối đa 1 mb)
- Phiếu sử dụng mô người và động vật (nếu có). (dung lượng tối đa 1 mb)
- Báo cáo tóm tắt kết quả nghiên cứu (theo mẫu Đề cương nghiên cứu kèm theo Phiếu
học sinh 1A, không quá 15 trang đánh máy; khổ A4 (trái 3cm, phải 2cm, trên 2cm, dưới 2cm;
cách dòng đơn); kiểu chữ Times New Roman, cỡ chữ 14; báo cáo không ghi tên đơn vị, tên
người bảo trợ, tên người hướng dẫn khoa học). (dung lượng tối đa 5 mb)
Học sinh viết báo cáo, giáo viên hướng dẫn đọc và góp ý sữa chữa cho học sinh. (Giáo
viên hướng dẫn có thể đưa 1 số bài mẫu cho các em học sinh tham khảo để viết bài).
Gửi bài dự thi nghiên cứu khoa học vòng trường vào đẩu tháng 11.
Sau khi vượt qua vịng trường, hồn chỉnh các bản biểu gửi bài dự thi lên trường học
kết nối đúng thời gian qui định (ngày 25/11 hàng năm là hạn chót gửi bài), theo các bước sau:
1, đăng nhâp tài khoản của học sinh trên trường học kết nối.
2, nhấp vào cuộc thi, kéo xuống dưới chọn không gian cuộc thi cấp tỉnh, thành phố,
chọn cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh cấp trung học, nhập mã dự thi
(mã được sở giáo dục gửi về trường trước đó).

3. nhấp vào mục 1 nhập thông tin dự án: nhập tên dự án, lĩnh vực, số tác giả, người
hướng dẫn (nhập tên tk GV hướng dẫn, hệ thống sẽ tự cập nhật).
4. nhấp vào mục 2 thơng tin nhóm: nếu nhóm 2 người thì bổ sung đồng tác giả (nhập
tên TK học sinh đồng tác giả hệ thống sẽ cập nhật)
5. nhấp vào mục 3 đăng ký dự thi : click vào đường dẫn gửi phiếu học sinh 1A, phiếu
phê duyệt dự án 1B, phiếu người bảo trợ, kế hoạch nghiên cứu, tóm tắt dự án,….kiểm dị lại

từng mục, nếu chưa chính xác thì chọn sửa, nếu chính xác thì sang mục 4 nhấn xác nhận.
6. nhấp vào mục 5 nộp bài dự thi: click vào đường dẫn chọn thư mục gửi bài báo cáo
nghiên cứu. kiểm tra lại lần nữa nếu chưa đúng thì sửa, nếu đúng thì xác nhận nộp bài dự thi.
Bài dự thi sau khi xác nhận nộp bài thì khơng thể chỉnh sửa được nữa.
14


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

3.2.8. Chuẩn bị poster, in báo cáo, bài power point thuyết trình thi chung cuộc (nếu
vào vòng chung cuộc) vào tháng 12:
Sau khi hoàn thành tất cả và được giám khảo chấm qua vịng sơ loại, cơng việc của
giáo viên là hướng dẫn các em học sinh như sau:
- Thí sinh chuẩn bị poster và khung treo poster: Poster in trên chất liệu bạt hoặc decal
(hoặc vẽ trên giấy) với nội dung theo quy định Cuộc thi. Trên poster được trình bày nơi dung
ngắn gọn, hình ảnh rõ ràng của sản phẩm, tài liệu minh chứng có chú thích. (tên, hình ảnh,
giới thiệu, tài liệu minh chứng, các bước tiến hành, nguyên liệu làm sản phẩm). Khung treo
poster có thể làm bằng sắt, nhơm, gỗ …; có thể xếp gọn để dễ dàng di chuyển. Kích thước
poster: cao 140cm, chiều ngang mặt chính 100cm, chiều ngang (sâu) của mỗi mặt bên 50cm.

- Chuẩn bị bản in báo cáo dự án : Mỗi dự án cần in, đóng quyển báo cáo nghiên cứu
05 quyển (03 quyển nộp cho BTC, 02 quyển để tại gian trưng bày) , ghi mã dự thi lên báo
cáo. Năm 2017 lần đầu tham gia dự thi bản thân tôi khơng tìm hiểu kĩ nên trên bản báo cáo
có in tên đơn vị, qua những năm sau bản thân tôi rút được kinh nghiệm.

15


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe


- Chuẩn bị bài thuyết trình power point, bài thuyết trình chuẩn bị rõ ràng, súc tích, nêu
bật được vấn đề các em cần truyền tải gồm 3 phần: phần 1: giới thiệu, phần 2: tóm tắt phương
pháp, sản phẳm nghiên cứu từ đó cho thấy điểm mới của sản phẩm, phần 3: kết luận.
- Khi tham gia cuộc thi giáo viên hướng dẫn học sinh cách trưng bày gian hàng: bố trí
logic của vật/tài liệu; có sự hỗ trợ của các tài liệu trưng bày sao cho đẹp mắt, làm nổi bật sản
phẩm của mình. Dự đốn những tình huống và câu hỏi giám khảo chấm có thể đặt ra, từ đó
các em có thể trả lời rõ ràng, súc tích, sâu sắc các câu hỏi; trình bày được hiểu biết cơ sở khoa
học liên quan đến dự án; Hiểu biết về sự giải thích về hạn chế của các kết quả và các kết luận.
IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Khi tôi hướng dẫn các em học sinh làm ra sản phẩm, các em học sinh cảm thấy rất
hứng thú bởi vì các em cảm thấy mình đã làm ra được thêm một sản phẩm tó ích cho xã hội,
đem cho bạn bè, thầy cô sử dụng.
1. Với dự án nhang muỗi thảo dược:
- Năm học 2017-2018 với dự án “Nhang muỗi thảo dược”, tơi hướng dẫn nhóm 2
học sinh là Nguyễn Phạm Như Bình, Nguyễn Thị Kim Hai làm ra được khoanh nhang muỗi
thảo dược có mùi thơm dễ chịu, khả năng cháy, chống muỗi tốt. Sản phẩm đạt giải nhất cấp
tỉnh

Tôi cho cải tiến Dự án, bổ sung thêm sản phẩm xịt chống muỗi, các em tham gia thi
sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2018 do hội LHKHKT An Giang tổ chức và đạt giải
ba

16


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

Ngồi những kết quả đạt được thì dự án cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
+ Do các em làm nhang thủ cơng nên bột nhang làm ra cịn to, khoanh nhang số vịng
ít, mất nhiều thời gian để làm ra 1 khoanh nhang.

+ Chưa kiểm chứng được thành phần khói nhang (vì khơng biết). Khi các em thuyết
trình lại khẳng định khói nhang khơng có độc hại mà khơng qua kiểm chứng. Chính vì thế,
khi học sinh có thuyết trình thì cần nên nói theo thực tế, phần nào đã có kiểm chứng rồi thì
khẳng định có, phần nào chưa làm kịp, hoặc làm chưa được cũng nên nêu cụ thể.
2. Với dự án Sản xuất và phân tích thành phần tinh dầu quýt Lai Vung Và Núi
Cấm:
- Năm học 2018-2019 với dự án “Sản xuất và phân tích thành phần tinh dầu quýt
Lai Vung Và Núi Cấm” , tôi hướng dẫn nhóm 2 học sinh Nguyễn Thị Hoa Xuân, Phan Thị
Ngọc Diễm làm ra được 2 loại tinh dầu từ vỏ và lá quýt ở Lai Vung và Núi Cấm. Sản phẩm
đạt giải nhì cấp tỉnh

17


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

Dự án này tôi cho các em tham dự cuộc thi ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp do Tỉnh đoàn
tổ chức vào ngày 12/8/2019 và đạt giải khuyến khích

Sau khi tham gia cuộc thi, các em được tham gia trưng bày bán sản phẩm tại phố đi bộ
Long Xuyên trong 2 ngày 13,14/08/2019. Sau cuộc thi này các em rèn luyện được kỹ năng
giao tiếp, bán hàng, tiếp thị sản phẩm, giao lưu học hỏi với nhiều người.

Ngoài những kết quả đạt được thì dự án cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
+ Do các em làm thủ công nên mất rất nhiều thời gian để làm ra tinh dầu, giá nguyên
liệu cao, tốn nhiều chi phí sản xuất.
+ Khi trình bày trước giám khảo cuộc thi, các em còn lúng túng khi so sánh thành phần
2 loại tinh dầu. Vì thế giáo viên hướng dẫn cần đặt ra những câu hỏi, những tình huống cho
các em trả lời, giúp các em tự tin hơn khi tham gia cuộc thi.


18


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

3. Với dự án Xà phòng KOLSOL hương chúc:
- Năm học 2019-2020 với dự án “Xà phịng KOLSOL hương chúc”, tơi hướng dẫn 1
học sinh Phạm Thế Hiển làm ra được bánh xà phòng với nhiều màu sắc, kiểu dáng bắt mắt,
mùi thơm đặc trưng. Sản phẩm đạt giải nhất cấp tỉnh.

Các em đem dự án tham gia thi sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng năm 2019 do hội
LHKHKT An Giang tổ chức và đạt giải khuyến khích

19


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

Ngồi những kết quả đạt được thì dự án cũng tồn tại một số nhược điểm sau:
+ Bánh xà phịng làm ra có giá thành cao, khả năng lưu hương chưa tốt, khi mới làm
ra thì rất thơm, nhưng sau khoảng 2 tháng thì mùi hương nhạt đi, sản phẩm cần nghiên cứu
thêm về khả năng lưu hương.
+ Chưa kịp đem mẫu xà phịng phân tích khả năng diệt khuẩn tại viện pasteur.
Các em học sinh tham gia cuộc thi nghiên cứu khoa học dành cho học sinh phổ thông
do sở GDĐT An Giang tổ chức và đạt giải việc này kích thích được những bạn học sinh khác
cũng hứng thú tham gia làm ra sản phẩm mới có ích cho xã hội, góp phần thúc đẩy cuộc thi
nghiên cứu khoa học ở trường phổ thông ngày càng phổ biến và chất lượng hơn, đồng thời
cũng thúc đẩy các em học sinh hình thành nên các ý tưởng khởi nghiệp để tham gia vào phong
trào khởi nghiệp mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đưa vào các trường học.
V. MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG:

Khi tôi hướng dẫn các em học sinh làm ra sản phẩm có giải hưởng, các em học sinh
cảm thấy rất hứng thú đam mê với khoa học, giúp các em biết tự tìm tịi sáng tạo, cách làm
việc nhóm, làm việc khoa học, cách trình bày, nói chuyện trước đám đơng, kích thích được
những bạn học sinh khác cũng tham gia làm ra sản phẩm mới có ích cho xã hội, góp phần
thúc đẩy cuộc thi nghiên cứu khoa học ở trường phổ thông ngày càng tăng về số lượng và
chất lượng.
Sau khi hướng dẫn thành công 3 dự án ở 3 năm học liên tiếp, chúng tôi đã cho các học
sinh và giáo viên trong trường THPT nguyễn Trung Trực dùng thử nghiệm những sản phẩm
của chúng tôi, đa số đều cho phản hồi rất tích cực, từ đó thúc đẩy các em nghiên cứu thêm,
hồn thiện sản phẩm từ đó đưa sản phẩm ra thị trường, tạo ra nguồn thu nhập cho các em.
Đề tài được triền khai đại trà sẽ thúc đẩy phong trào nghiên cứu khoa học tại trường
THPT mạnh về số lượng lẫn chất lượng.
VI. KẾT LUẬN:
Sáng kiến này sẽ giúp cho các giáo viên khác một số kinh nghiệm khi hướng dẫn học
sinh nghiên cứu khoa học. Việc hướng dẫn học sinh tham gia nghiên cứu khoa học đoạt giải
kích thích được những em học sinh khác cũng hứng thú tham gia làm ra sản phẩm mới có ích
cho xã hội, góp phần làm cho cuộc thi nghiên cứu khoa học ở trường phổ thông ngày càng
lớn mạnh. Phong trào nghiên cứu khoa học ở trường phổ thông phát triển cũng giúp các em
học sinh hình thành nên các ý tưởng khởi nghiệp để tham gia vào phong trào khởi nghiệp mà
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang đưa vào các trường học. Nếu phong trào này thành công,
doanh nghiệp khởi nghiệp chính là những đối tượng tạo ra nhiều việc làm, mang lại giá trị gia
tăng vượt bậc cho nền kinh tế của mỗi quốc gia../.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến

Châu Hải Yến
20



Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

Phụ lục :

21


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

22


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

23


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

24


Hướng dẫn học sinh THPT NCKH đạt giải - lĩnh vực hóa sinh và y sinh sức khỏe

Phụ lục

25



×