I. PHẦN LUẬT TƯ DUY:
Các quy luật cơ bản:
1. Luật đồng nhất
Yc 1: Phải có khái niệm đúng về các đối tượng mà ta đang tư duy về chúng,
nghĩa là phải định hình chính xác vào trong tư duy các dấu hiệu bản chất của
các đối tượng mà ta phản ánh, nhờ đó sẽ tránh được sự lẫn lộn các đối tượng,
các khái niệm về đối tượng, tránh được sự đồng nhất sai lầm.
Yc2. Các sự vật, hiện tượng, tư tưởng…giống nhau về bản chất thì khơng
được xem là khác nhau , ngược lại, các sự vật, hiện tượng, tư tưởng…khác
nhau về bản chất thì khơng được đồng nhất với nhau, nghĩa là sau khi đã định
hình chính xác vào tư duy các khái niệm, các hiểu biết về các đối tượng nào đó
thì khơng vì bất cứ lý do gì, khi các sự vật hiện tượng ấy giống hệt nhau ở các
dấu hiệu bản chất mà ta lại tùy tiện xem chúng là khác nhau và ngược lại.
Yc3. Không được đánh tráo tư tưởng, khái niệm, đối tượng của tư duy, nghĩa
là một tư tưởng đã định hình trong tư duy để phản ánh đối tượng ở một phẩm
chất xác định nào đó, thì nó phải phản ánh chính khái niệm ấy, chính đối
tượng ấy, ở chính phẩm chất ấy trong suốt q trình tư duy chứ khơng được
xun tạc sang khái niệm khác, phẩm chất khác, đối tượng khác, cả khi chúng
được dùng bằng những từ ngữ giống hệt nhau.
Yc4. Ý nghĩ, tư tưởng tái tạo phải đồng nhất với ý nghĩ, tư tưởng ban đầu ,
nghĩa là, khi giải thích, khi nhắc lại, khi tái tạo ý nghĩ, tư tưởng của mình, hay
của người khác thì ý nghĩ, tư tưởng được giải thích, được tái tạo, được nhắc
lại, dẫn lại ấy phải giống với ý nghĩ, tư tưởng ban đầu (về mặt giá trị logic).
(thêm, bớt, thay đổi vị trí từ, câu, dấu câu, giải thích văn bản sai, dịch thuật
sai)
Yc5. Ngôn ngữ dùng để cố định, để chuyển đạt một đối tượng, một tư tưởng
phải được lựa chọn tuyệt đối chính xác, nghĩa là phải chọn từ, chọn câu phù
hợp với đối tượng, với tư tưởng ấy
2. Luật Cấm mâu thuẫn
Yc1: khơng được có mâu thuẫn logic trực tiếp trong tư duy => không được
đồng thời khẳng định và phủ định một tư tưởng nào đó.
Yc2: không được đồng thời khẳng định tư tưởng và phủ định hệ quả tất yếu
của điều vừa khẳng định đó.
u cầu 3. Khơng được đồng thời khẳng định cho đối tượng hai đặc điểm nào
đó mà trong thực tế là chúng loại trừ nhau.
3. Luật triệt tam (hoặc là A hoặc là không A)
4. Luật lý do đầy đủ
Yêu cầu 1: Chỉ được sử dụng các sự kiện có thật và có quan hệ nhân quả với sự kiện đang
được xem xét làm căn cứ cho việc lý giải vấn đề. Trong pháp luật, chúng phải được thu
thập theo trình tự, thủ tục nhất định. (phải đáp ứng sự kiện có thật và mối quan hệ nhân
quả)
Yêu cầu 2: Chỉ được sử dụng các tư tưởng mà tính đúng đã được khoa học chứng minh
hay thực tế kiểm nghiệm là đúng hoặc pháp luật quy định dùng làm luận cứ cho việc
chứng minh.
Giải thích lý do sai:
- Tư tưởng đang gây tranh cãi, chưa có kết luận khoa học cuối cùng chưa hoặc không
được khoa học chứng minh.
- Tư tưởng khơng có giá trị đúng ở hiện tại.
- Tư tưởng cá nhân: Tuyệt đối hóa uy tín, bằng cấp, địa vị của cá nhân, lấy đó làm cơ sở
cho việc lý giải vấn đề – tức đồng nhất hóa tính đúng của tư tưởng làm căn cứ với đặc
điểm cá nhân của người phát biểu nó.
- Tư tưởng sơ đơng: Tuyệt đối hóa tính đúng của tư tưởng với sơ lượng lớn người thừa
nhận tính đúng của tư tưởng đó. Số đơồng thường đúng nhưng khơng phải ln ln đúng
Những phát biểu, lập luận sau có vi phạm quy luật cơ bản nào của tư duy hay
khơng? Phân tích biểu hiện vi phạm.
1: “Tôi không cần tiền mà chỉ cần truy nhận cha cho con tôi. Đối với tôi, tiền bạc
không phải là vấn đề tôi quan tâm ! Tình phụ tử mới là vấn đề tơi coi trọng. Tồ cứ
nghĩ coi, sau này khi con tơi lớn lên mà khơng có cha thì nó sẽ bị ảnh hưởng như
thế nào về tâm lý, tình cảm, nhân cách, đạo đức, học hành… Vì vậy, với những
chứng cứ mà tơi đã cung cấp cho Tồ, tơi u cầu Tồ phải buộc ông ấy nhận ông
ấy là cha của con tôi” .
Thêm một hồi lập luận, nguyên đơn chốt lại: “Tuy nhiên, nếu ông ấy chịu đưa
ngay cho mẹ con tôi 100 triệu đồng, nghĩa là tương đương 20 cây vàng, thì nói thật
với Tồ, tơi cũng khơng nhất thiết u cầu Tồ buộc ông ấy nhận ông ấy là cha của
con tôi nữa”.
Những lập luận của nguyên đơn vi phạm luật cấm mâu thuẫn vì nguyên đơn đồng
thời khẳng định tư tưởng “tình phụ tử mới là vấn đề tơi coi trọng” và phủ định hệ
quả tất yếu của điều vừa khẳng định (khơng nhất thiết u cầu Tịa buộc ơng ấy
nhận ông ấy là cha của con tôi)
2: “Đảng viên Đảng cộng sản được phép tham gia mọi thành phần kinh tế nhưng
khơng được phép bóc lột”.
Phát biểu trên đây vi phạm luật cấm mâu thuẫn vì phát biểu đồng thời khẳng định
tư tưởng “được phép tham gia mọi thành phần kinh tế” và phủ định hệ quả tất yếu
của điều vừa khẳng định (khơng được phép bóc lột)
3:Platon nói: “Bình đẳng giữa những người khơng bình đẳng ấy là sự bất bình
đẳng”.
Câu bình thường, tư tưởng hợp logic
4: Biệu chạy ngay vào nhà lấy cây rựa ra và chém chị Thu chết ngay tại chỗ(ban
đầu). Hành động xong Biệu vào nhà chốt tất cả các cửa lại rồi uống một hơi hết
chai thuốc diệt cỏ để tự sát. Quần chúng đưa chị Thu đi cấp cứu nhưng chị Thu đã
chết trên đường đến bệnh viện. (Báo Công an số 908 ngày 6-1-2001)
Câu này vi phạm luật đồng nhất vì chị Thu không thể chết ở hai nơi. Lý do chết của
chị Thu khi tái tạo không đồng nhất với lý do chết ban đầu.
5: Trong một giáo trình có đoạn viết: “Nhà nước và pháp luật là 2 hiện tượng đồng
thời xuất hiện, đồng thời tồn tại và sẽ đồng thời mất đi” Trong giáo trình này cũng
có đoạn: “Khi chưa có nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Chỉ đến khi chế độ thị
tộc tan rã mới hình thành nhà nước. Khi có nhà nước, giai cấp thống trị thông qua
bộ máy nhà nước hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội đã có sẳn hoặc đặt ra các
quy phạm mới và dùng quyền lực nhà nước buộc mọi người phải tuân theo. Từ đó
pháp luật ra đời”.
Những lập luận trên vi phạm luật đồng nhất vì có hai khái niệm không đồng nhất về
sự ra đời của nhà nước và pháp luật mà ta đang tư duy về chúng (đoạn trước tư duy
khái niệm Nhà nước và pháp luật là 2 hiện tượng đồng thời xuất hiện, đồng thời tồn
tại và sẽ đồng thời mất đi trong khi đoạn sau lại tư duy Nhà nước ra đời từ đó dẫn
đến sự ra đời của pháp luật)
6: Phát biểu sau tuân thủ luật nào của tư duy: “Trong nội dung bản án (hình sự) chỉ
có thể kết luận hoặc là bị cáo phạm tội, hoặc là bị cáo không phạm tội chứ khơng
thể đưa ra kết luận nào khác ngồi hai kết luận nói trên”.
Phát biểu sau tuân thủ luật triệt tam (một đối tượng hoặc phạm tội hoặc không
phạm tội)
7: Có một nạn nhân chết dưới chân một ngơi nhà hai tầng , tư thế mằm ngữa. Giám
định dấu vết thấy vết thương trên đỉnh đầu nạn nhân có hình vng ứng với mặt
mặt đóng đinh chiếc b tang vật thu được ở hiện trường. Bị can khai: Tôi đóng
đinh ở cửa sổ, chiếc b tuột khỏi tay tơi rơi xuống, chẳng may lúc ấy nạn nhân đi
qua và búa rơi đúng vào đầu nạn nhân. Điều tra viên tiến hành thực nghiệm điều
tra: cho búa rơi tự do từ vị trí bị can khai là đã đứng đóng đinh ở đó. Cả 10 lần đầu
buá đều rơi xuống trước và đều tạo thành vết hình chữ nhật trên đỉnh đầu của hình
nhân giả. Điều tra viên kết luận: Bị can khai không đúng sự thật.
Lời khai của bị can vi phạm luật đồng nhất vì bị can đồng nhất hệ quả của việc vô ý
làm rơi cây búa sẽ tạo thành vết hình chữ nhật với vết thương hình vng ứng với
mặt mặt đóng đinh chiếc b ban đầu.
8: Trong phiên toà phúc thẩm vụ án sừng tê giác giả ngày 7-5-2001 của TANDTC
tại Tp. HCM luật sư M là người bào chữa cho bị cáo H. Sau khi viện dẫn các quy
định của pháp luật, các chứng cứ... luật sư M hùng hồn nói: Với các lý lẽ trên, tơi
khẳng định rằng, thân chủ của tơi hồn tồn khơng có tội. Ngay sau đó, ơng cúi
xuống mở cặp tài liệu và trưng ra huân chương của cha bị cáo và xin Tồ giảm nhẹ
hình phạt cho thân chủ của mình.
Lời bào chữa của luật sư M vi phạm luật cấm mâu thuẫn vì luật sư M đồng thời
khẳng định lập luận “thân chủ của tơi hồn tồn khơng có tội” và phủ định hệ quả
tất yếu (trắng án) của điều vừa khẳng định “xin Toà giảm nhẹ hình phạt cho thân
chủ của mình” (phải có tội mới dẫn đến được giảm nhẹ hình phạt)
9: Tên chủ hỏi gã đầy tớ với giọng bực dọc: Ta nghe nhiều người nói mặt ta giống
khỉ lắm phải khơng? Tên đầy tớ khôn khéo: Bẩm! Ai lại dám thế ạ? Họ chỉ bảo có
nhiều con khỉ có cái mặt giống ơng chủ thơi ạ ! Tên chủ hài lịng bảo: Ừ!có thế chứ
và hắn khơng cịn bực bội nữa.
Câu trả lời của tên đầy tớ vi phạm luật đồng nhất vì tư tưởng được giải thích, được
tái tạo, được nhắc lại ở đây “nhiều con khỉ có cái mặt giống ông chủ” không giống
với ý nghĩ ban đầu “mặt ông chủ giống khỉ” (về mặt giá trị logic) (thay đổi vị trí từ)
10: Anh Nguyễn Hữu Phước bị chồng của chủ quán mát-xa đánh gây thương tích
tối 12-02-2008. Viện kiểm sát truy tố bị cáo Nguyễn văn Hùng về tội cố ý gây
thương tích theo điều 104 (dùng hung khí đánh liên tục vào đầu, gáy gây vỡ sọ,
chấn thương vùng chẩm sau đầu và gây liệt nửa người). Trong phiên toà sơ thẩm
ngày 29-5-2008, tại TAND tỉnh Bình Phước, đại diện VKS sau khi tranh luận với
các luật sư vẫn bảo vệ quan điểm của mình trong việc truy tố Hùng về tội danh trên
là đúng, song ngay sau đó, Kiểm sát viên giữ quyền cơng tố lại “thịng” thêm câu:
Tơi cũng khơng dám khẳng định việc truy tố bị cáo Nguyễn văn Hùng về tội này là
đúng hay không.(theo PL Tp HCM ngày 31-5-2008)
Lập luận của đại diện VKS vi phạm luật triệt tam vì lúc đầu đại diện VKS khẳng
định quan điểm của đại hiện VKS trong việc truy tố Hùng về tội danh trên là đúng
trong khi chốt lại lại phủ định lập luận ban đầu của mình (khơng biết đúng hay sai)
II. KHÁI NIỆM
Quan hệ giữa các khái niệm (Về mặt ngoại diên)
Quy tắc định nghĩa (lỗi logic)
Quy tắc 1: định nghĩa phải cân đối (A=B) => vi phạm khi định nghĩa (B) quá rộng hoặc
quá hẹp hoặc khi định nghĩa mà ngoại diên của A và B giao nhau.
Quy tắc 2: định nghĩa khơng được vịng quanh (phần B dung để định nghĩa sử dụng các
khái niệm, thuật ngữ đã biết, đã được định nghĩa)
Quy tắc 3: định nghĩa phải ngắn gọn: chỉ nêu vừa đủ dấu hiệu bản chất giúp xác định khái
niệm cần được định nghĩa với các khái niệm khác.
Quy tắc 4: định nghĩa phải chuân xác rõ ràng: phải chỉ rõ nội hàm hoặc ngoại diên của
khái niệm, ngơn ngữ diễn đạt phải tuyệt đối chính xác và mang nghĩa tường minh.
(thường vi phạm về lỗi phủ định hoặc có hàm ý, ví von)
Các cách định nghĩa khái niệm:
1. định nghĩa nội hàm
2. định nghĩa ngoại diên
3. định nghĩa qua quan hệ
4. định nghĩa qua việc vạch rõ nguồn gốc phát sinh
Cấu trúc của định nghĩa
1. A là B: trẻ em (theo quy định của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em) là công
dân Việt Nam dưới 16 tuổi.
2. B được gọi là A: hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng nhau được gọi là hình vuông.
3. A khi và chỉ khi B: tam giác vuông khi và chỉ khi tam giác có một góc vng.
Câu 1: Về mặt logic, định nghĩa sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì do nó vi phạm
quy tắc nào? “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội”
Định nghĩa sau đây là sai, vi phạm quy tắc 1 định nghĩa phải cân đối (định nghĩa
hành vi nguy hiểm cho xã hội quá rộng)
Câu 2: Nếu định nghiã có dạng A là B thì phần B và nội hàm của khái niệm cần
được định nghiã có ln đồng nhất với nhau khơng? Tại sao ? Lấy một ví dụ để
minh họa.
Xét về phần B thì phần khơng nhất thiết phải đồng nhất với A, cịn nội hàm thì B
ln đồng nhất với A.
VD: Điện thoại thông minh là chỉ các loại thiết bị di động kết hợp điện thoại di
động các chức năng điện toán di động vào một thiết bị. Ở đây, về mặt nội hàm nó
đồng nhất với nhau nhưng xét B thì B có thể là một
Câu 3: Nêu các quy tắc định nghiã khái niệm. Mỗi quy tắc hãy cho một ví dụ để
thấy được có sự vi phạm quy tắc đó (khơng lấy lại các ví dụ trong giáo trình, tập
bài giảng)
Quy tắc 1: định nghĩa phải cân đối (A=B) => vi phạm khi định nghĩa (B) quá rộng
hoặc quá hẹp hoặc khi định nghĩa mà ngoại diên của A và B giao nhau.
VD: giao dịch dân sự là hợp đồng. (định nghĩa quá hẹp)
Quy tắc 2: định nghĩa khơng được vịng quanh (phần B dung để định nghĩa sử dụng
các khái niệm, thuật ngữ đã biết, đã được định nghĩa)
VD: chó dại là chó bị bệnh dại
Quy tắc 3: định nghĩa phải ngắn gọn: chỉ nêu vừa đủ dấu hiệu bản chất giúp xác
định khái niệm cần được định nghĩa với các khái niệm khác.
VD: hình chữ nhật là hình tứ giác có bốn góc vng và hai cặp cạnh song song với
nhau.
Quy tắc 4: định nghĩa phải chuân xác rõ ràng: phải chỉ rõ nội hàm hoặc ngoại diên
của khái niệm, ngôn ngữ diễn đạt phải tuyệt đối chính xác và mang nghĩa tường
minh.
VD: Thanh xuân như một tách trà.
Câu 4: Trong một văn bản có định nghĩa về “lề đường” và “lịng đường” như sau:
“lề đường là phần đất và không gian được giới hạn bởi lịng đường với các cơng
trình xây dựng hợp pháp và lòng đường là phần đất và không gian nằm giữa hai lề
đường”
Hỏi: Định nghiã trên là :
a) quá rộng
cân đối
b) quá hẹp
d) coi như chưa định nghĩa.
c) khơng
Câu 5: Có người định nghĩa các khái niệm điểm, đường thẳng, mặt phẳng như
sau: “điểm là giao của 2 đường thẳng, đường thẳng là giao tuyến của 2 mặt phẳng,
còn mặt phẳng là cái được tạo nên khi ta cho một đường thẳng bắc ngang qua 2
đường thẳng song song với nhau trượt trên 2 đường thẳng đó”.
Hỏi : Định nghĩa trên vi phạm quy tắc định nghĩa nào? Tại sao?
Định nghĩa trên vi phạm quy tắc định nghĩa phải cân đối:
Điểm là giao của 2 đường thẳng. (định nghĩa q hẹp vì khơng cần đường thẳng,
chỉ cần là một dấu chấm nhỏ trên trang giấy)
đường thẳng là giao tuyến của 2 mặt phẳng. (định nghĩa quá hẹp vì đường thẳng
được tạo bằng cách nối hai điểm khơng trùng nhau với nhau)
mặt phẳng là cái được tạo nên khi ta cho một đường thẳng bắc ngang qua 2 đường
thẳng song song với nhau trượt trên 2 đường thẳng đó (định nghĩa q hẹp vì chưa
bao gồm trường hợp chỉ 1 đường thẳng cũng có thể tạo nên mặt phẳng)
Câu 6: “Thiếu úy là sỹ quan trong lực lượng vũ trang dưới trung úy, còn trung úy là
sỹ quan trong lực lượng vũ trang trên thiếu úy”. Định nghĩa trên vi phạm quy tắc
định nghiã nào?
Định nghĩa trên vi phạm quy tắc định nghĩa khơng được vịng quanh.
III. PHÁN ĐỐN
Phân loại phán đốn đơn:
a. phân loại theo chất:
b.
Phân
theo Lượng
(1) Phán đốn chung (MỌI S
là/khơng là P):
mọi, tồn bộ, tồn thể, tất cả, tất tần tật,
ai,….
(2) Phán đoán đơn nhất:
tên riêng, tên địa danh hoặc các danh từ kèm từ chỉ định.
không
(3) Phán đốn riêng (Mợt sớ S là/khơng là P):
phần lớn, rất ít, một vài, tuyệt đại đa số, …
c. Phân theo Chất và Lượng
A, E có S là MỌI / I,O có S là MỘT SỐ
A, I có P là khẳng định / E, O có P là phủ định
+ là mọi/phủ định
Quan hệ giữa các phán đoán:
Phán đốn phức:
1. phán đốn điều kiện: (nếu thì)
Nếu bị cáo /kháng cáo thì vụ án /được đem ra xử phúc thẩm
P
→
Q
Nếu phụ nữ/đang có thai thì khơng thi hành án tử hình.
P
→
~Q
các hình thức của PĐ điều kiện:
Hình thức đặc biệt của phán đoán điều kiện: Chỉ P mới Q (~P => ~Q)
Ví dụ:
Chỉ có sinh viên đại học ngành luật mới có thể trở thành luật sư.
Chỉ có người có chức, có quyền mới phạm tội nhận hối lộ.
2. phán đoán lựa chọn: (hoặc)
3. phán đoán phủ định
4. phán đoán hội (và)
5. phán đoán tương đương (=)
Câu 1: Có PĐ “Nam là kẻ phạm tội”. Phán đốn nào sau đây mâu thuẫn với phán
đoán đã cho:
a) Nam không thể không là kẻ phạm tội
b) Không phải Nam là kẻ phạm tội
c) Nói Nam khơng là kẻ phạm tội là không đúng.
d) Nam không là kẻ phạm tội.
Câu 2: Hãy xác định tình hình ngoại diên của S và P trong phán đốn “Trẻ em
khơng là tử tù”
a) S+ ; P+
P–
b) S+ ; P –
c) S –; P+
d) S –;
Câu 3: Các câu sau có là phán đốn khơng? nếu có, thuộc dạng phán đốn gì? Tình
hình ngoại diên của S và P trong các phán đoán ấy?
a.
Văn bản pháp luật không thể không tuân theo Hiến pháp.
PĐ=> phán đốn đơn dạng A, tình hình ngoại diên là S+ P-
b.
Platơn là nhà triết học.
PĐ=> phán đốn đơn nhất, tình hình ngoại diên là S P-
c.
Tuyệt đại đa số tù nhân là người thành niên.
PĐ=>PĐ đơn dạng I, tình hình ngoại diên là S- P-
d. Trong hội nghị này khơng phải khơng có một vài người khơng đồng ý với ý
kiến đó.
PĐ đơn O, tình hình ngoại diên là S- P+
e.
Trong hội nghị này khơng có ai khơng đồng ý với ý kiến đó.
PĐ đơn A, tình hình ngoại diên là S+ P-
f.
Phịng vệ chính đáng khơng là tội phạm.
PĐ đơn E, tình hình ngoại diên là S+ P+
g.
Không tử tù nào không là người thành niên.
PĐ đơn A, tình hình ngoại diên là S+ P-
h.
Bị cáo này khơng phạm tội.
PĐ đơn nhất, tình hình ngoại diên S+ P+
i.
Đây là hợp đồng dân sự hay hợp đồng thương mại?
Không phải là PĐ
IV. SUY LUẬN
Cấu trúc suy luận:
Tiền đề => kết luận
Các loại suy luận:
Suy luận từ một tư tưởng
Suy luận từ nhiều phán đoán
Diễn dịch (C=>R) từ một đề lớn để giải thích
1. Suy luận diễn dịch trực tiếp (1 TĐ=> 1KL)
a. phép đổi chỗ:
VD: Một số hoa là vật có màu đỏ
Một số vật có màu đỏ là hoa
b. phép đổi chất:
VD: Mn phải chết
Mn không bất tử
c. phép vừa đổi chỗ vừa đổi chất:
VD: một số luật sư không là người tốt nghiệp đại học Luật
Một số người không tốt nghiệp đại học Luật là luật sư
Lưu ý: Dạng I không thể thực hiện phép này.
d. theo hình vng Logic:
2. Suy luận diễn dịch gián tiếp (>1 TĐ => 1 KL)
Quy nạp (R=>C) từ nhiều lý luận dẫn đến kết luận
Tương tự (R=>R) song hành
Tam đoạn luận:
Các loại tam đoạn luận:
1. tam đoạn luận đơn:
2. tam đoạn luận phức
a. TĐL điều kiện
b. TĐL lựa chọn
các khái niệm cần ghi nhớ:
Hạn từ
Trung từ (M)
Hạn từ còn lại
VD:
Mn đều phải chết
M
Đ
C là người
T
M
Vậy, C phải chết
T
Đ
Đại từ (Đ)
Hạn từ đứng sau KL
Đại tiền đề (ĐTĐ)
Chứa Đ
Tiểu từ (T)
Hạn từ đầu tiên trong KL
Tiểu tiền đề (TTĐ)
Chứa T
Quy tắc vẽ các loại hình TĐL đơn: bắt đầu từ Đ nối M và M kết thúc ở T
Quy tắc chung của TĐL:
a. Quy tắc về hạn từ:
QT1: Chỉ được phép có 3 hạn từ
QT2: Trung từ phải có ngoại diên ít nhất 1 lần đầy đủ. (M phải có một lần mang dấu+)
QT3: Ngoại diên của Đ hoặc T ở TĐ khơng đầy đủ thì ngoại diên của chúng ở KL cũng
phải không đầy đủ.
QT4: Nếu cả hai tiền đề là phán đốn phủ định thì khơng thể rút ra kết luận đúng được.
QT5: Nếu một trong hai phán đốn tiền đề là phán đốn phủ định thì kết luận phải là phán
đoán phủ định.
QT6: Nếu cả hai phán đốn tiền đề là phán đốn riêng thì khơng thể rút ra kết luận đúng
được.
QT7: Nếu một trong hai phán đốn tiền đề là phán đốn riêng thì kết luận phải là phán
đoán riêng
CÁCH GIẢI BT:
1. Kiểm tra SL hạn từ
2. xác định vị trí của các loại hạn từ và mơ hình hóa
3. xác định ngoại diên (dấu)
4. đối chiếu với QT 2 và 3
Vì là con người(M) nên tuấn(T) có thể bị mất trí (đúng)(D)
T->M(1)
M->D(1)
T->D(1)
Câu 1: Cho phán đoán “Một số trẻ em là đại biểu Quốc hội” biết rằng , giá trị logic
của nó là sai. Bằng “hình vng logic” hãy thiết lập các phán đốn cịn lại và cho
biết giá trị logic của chúng.
Một số trẻ em là đại biểu quốc hội (I) (s)
Trẻ em là đại biểu Quốc hội (A) (s)
Trẻ em không là đại biếu Quốc hội (E) (đ)
Một số trẻ em không là đại biểu Quốc hội (O) (đ)
Câu 2: Hãy cho một tam đoạn luận kiểu IAA với trung từ là chủ từ trong đại tiền đề
và là thuộc từ trong tiểu tiền đề và cho biết tam đoạn luận ấy đúng hay sai? Tại sao?
Một số bông hoa có màu đỏ (I)
M-
Đ-
Hoa hồng là bơng hoa
T+
M-
Vậy, hoa hồng có màu đỏ
T+
Đ-
TĐL này sai vì vi phạm QT2
Câu 3: Từ phán đoán “Mọi tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội”, có người
suy ra “ vậy mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm” suy luận này đúng hay
sai? Tại sao?
Mọi tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
S+
P-
vậy mọi hành vi nguy hiểm cho xã hội là tội phạm
P+
S-
Suy luận này sai vì quy phạm quy tắc của phép đổi chỗ (Hạn từ P có ngoại diên
khơng đầy đủ ở tiền đề, thì khơng được có ngoại diên đầy đủ ở kết luận).
Câu 4: Mọi vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi. Mọi hành vi có lỗi không là hành
vi do người tâm thần gây ra. Vậy, mọi hành vi do người tâm thần gây ra không là vi
phạm pháp luật. Hỏi: tam đoạn luận trên thuộc hình và kiểu gì? Đúng hay sai? Tại
sao?
Mọi vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi
Đ+
M-
Mọi hành vi có lỗi khơng là hành vi do người tâm thần gây ra
M
T+
Vậy, mọi hành vi do người tâm thần gây ra khơng là vi phạm pháp luật.
T+
Đ+
TĐL này thuộc hình số 4 và thuộc kiểu AEE, và TĐL này đúng vì khơng vi phạm
quy tắc nào.
Câu 5: Viên chức ngoại giao không chịu chế tài của pháp luật nước sở tại. Ông
Maxell là nhân viên ngoại giao. Vậy, chắc chắn ông Maxell không chịu chế tài của
pháp luật nước sở tại. Hỏi: suy luận trên đúng hay sai? Tại sao?
Viên chức ngoại giao không chịu chế tài của pháp luật nước sở tại
Ông Maxell là nhân viên ngoại giao.
Vậy, chắc chắn ông Maxell không chịu chế tài của pháp luật nước sở tại.
Suy luận trên là sai vì có 4 hạn từ
Câu 6: Ai là vua?
Nghe đồn hơm nay có vua đi chơi, anh nơng dân ra đứng đợi bên đường.
Chờ một hồi lâu, thấy có người cưỡi ngựa đi đến, anh nơng dân hỏi người cưỡi
ngựa:
- Sao không thấy vua đi, hả anh?
Người cưỡi ngựa ghìm ngựa lại, nói với anh nơng dân:
- Có muốn thấy vua thì leo lên ngựa, ngồi sau lưng ta đây.
Người nông dân nghe theo lời.
Đi một đỗi, người chủ ngựa nói với anh nơng dân:
- Đây có ba đứa mình. Có một đứa là vua anh đốn coi ai.
Anh nông dân đáp tỉnh khô;
- Con ngựa, con ngọ thì khơng phải là vua rồi. Cịn tơi, tơi biết, cũng khơng phải là
vua.Vậy vua thì là anh. Mà nếu quả thật anh là vua thì con ngựa và tơi là tôi và con
ngựa.
Hãy viết lại suy luận của anh nơng dân bằng một TĐL tương ứng. Sau đó chuyển
thành câu L và cho biết TĐL ấy đúng hay sai? Tại sao?
Con ngựa không phải là vua
T+
M+
Anh nông dân không phải là vua
Đ+
M+
KL: Con ngựa là anh nông dân
T+
Đ-
TĐL này sai vì quy phạm quy tắc số 4 nếu cả hai tiền đề là phán đốn phủ định thì
khơng thể rút ra kết luận đúng được.
Câu 7: Không VBPL nào là không tuân thủ Hiến pháp. Văn bản này tuân thủ Hiến
pháp. Vậy, văn bản này là VBPL. Suy luận này là:
Mọi VBPL đều tuân thủ HP
Đ+
M-
Văn bản này tuân thủ Hiến pháp
T
M-
Vậy, văn bản này là VBPL.
T
Đ-
a) Sai do M cả 2 lần mang dấu trừ. b) Sai do T trái dấu.
c) Sai do Đ trái
dấu. d) Đúng.
e) a và b đều đúng.
f) a và c đều đúng.
Câu 8: Sơ đồ suy luận nào sau đây đúng (Quyết tiền chối hậu)
a) [(~ a -> b)^ ~ a ] -> b
~a -> b
~a
--------b
b) [(~ a -> ~ b) ~ b ] -> ~ a
~a -> ~b
~b
-----------~a
c) [(a -> ~ b) b ] -> ~ a.
a->~b
b
-------~a
d) [(a -> b) ~ a ] -> ~ b.
a->b
~a
------~b
CÁCH GIẢI SUY LUẬN ĐÚNG SAI
Vẽ bảng:
Ngang: 2A (A số lượng chữ cái khác nhau)
Dọc: tùy đề cho
Về điều kiện: (A=>B)
Nó chỉ sai khi A đung B sai
Về phép hội (A^B)
Nó chỉ đung khi đung hết
Về tương đương: A=B
Nó chỉ đúng khi cùng đung hoặc cùng sai
Về hoặc tuyệt đối (A v B)
Nó chỉ đúng khi hai cái khác nhau
Về hoặc tương đối (A v1 B)
Nó chỉ sai khi cùng sai
Về phủ định (~A/~B)
Ngược lại
T
Tam đoạn luận có điều kiện
Quyết tiền và chối hậu
1. xác định TĐL khẳng định or phủ định
Dựa vào phán đoán đơn ở tiểu tiền đề và kết luận khẳng định hay phủ định phán đoán
của đại tiền đề mà ta xác định TĐL thuộc hình thức khẳng định hay phủ định
2. Xác định đúng sai:
Đối với TĐL hình thức khẳng định: TĐL đúng khi tiểu tiền đề khẳng định tiền từ, kết
luận khẳng định hậu từ.
Đối với TĐL hình thức phủ định: TĐL đúng khi tiểu tiền đề phủ định hậu từ, kết luận
phủ định tiền từ.
Cách khơi phục TĐL tỉnh lược
• Nếu kết luận bị lược bỏ: Căn cứ vào 2 tiền đề để xác định trung từ-> suy ra TTĐ và
ĐTĐ.
• Nếu kết luận khơng bị lược bỏ: Căn cứ vào KL để xác định tiểu từ, đại từ-> TTĐ, ĐTĐ
TĐL lựa chọn:
Là TĐL mà ĐTĐ là một phán đoán lựa chọn, TTĐ và KL là các phán đoán đơn được cấu
thành từ các phán đoán đơn đã tạo nên phán đoán ĐTĐ.
Xác định TĐL hình thức khẳng định & phủ định:
Dựa vào phán đoán đơn ở kết luận khẳng định hay phủ định phán đoán của đại tiền
đềê mà ta xác định TĐL thuộc hình thức phủ định hay khẳng định.
Qt 1: (dành cho TĐL hình thức khẳng định)
• ĐTĐ là phán đốn lựa chọn (tuyệt đối hoặc tương đối)
• TTĐ: Phủ định các khả năng (trừ 1 khả năng).
• KL: Khẳng định khả năng còn lại.
Qt 2: (dành cho TĐL hình thức phủ định)
• ĐTĐ là phán đốn lựa chọn tuyệt đối và nêu hết các khả năng
• TTĐ: Khẳng định một khả năng
• KL: Phủ định các khả năng cịn lại.
Điều kiện để có Kết Luận đúng trong suy luận diễn dịch
• Phán đốn tiền đề đúng (nếu phán đốn tiền đề sai thì
tất cả sai)
• Suy luận phải đúng theo quy tắc logic.
TĐL Quy nạp
Hai loại: quy nạp hồn tồn và quy nạp khơng hồn tồn (quy nạp phổ thông và
quy nạp khoa học)
Đi từ những trường hợp riêng lẻ đến kết luận chung.