Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tài liệu Làm sao tránh cái mác “nhà tạo spam đáng ghét”? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.02 KB, 8 trang )

Làm sao tránh cái mác “nhà tạo
spam đáng ghét”?


Ngày nay, trước sự tấn công của thư rác (spam), nhiều chiến dịch tiếp thị email
đang dần mất đi tính hiệu quả do mọi người thường xoá ngay đi những email có nội dung
mà họ nghi là spam. Vậy làm thế nào để các khách hàng chú ý và mở những email tiếp thị
bạn gửi tới?

Vào thời gian đầu, hoạt động tiếp thị qua email được xem như một công cụ tiếp
thị hoàn hảo: rẻ, nhanh chóng và có thể đánh giá kết quả phản hồi ngay. Tỷ lệ các cú
click chuột vào email là những con số luôn được quan tâm, và mọi người thường vui
lòng nhận và mở tất cả các email có trong hộp thư của họ. Tuy nhiên, ngày nay, mọi
việc đã thay đổi. Sự bùng nổ của spam và số lượng email quảng cáo gửi tới từng cá
nhân tăng vọt đã huỷ hoại tính hiệu quả của email như một công cụ tiếp thị hoàn hảo.
Thậm chí cả những email chính thống nhất cũng rơi vào các bộ lọc spam hay bị xoá đi
bởi nhiều người nhận khác nhau.

Mặc dù vậy, theo một nghiên cứu đây của Dự án PIAL (Pew Internet and
American Life), e-mail vẫn là hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của mọi người khi
sử dụng Internet, và bởi vì ngày càng nhiều người có thể nhận email trên điện thoại di
động hay PDA, cơ hội thành công cho các chiến lược tiếp thị email sáng tạo sẽ tiếp tục
được mở ra không ngừng. Hoạt động tiếp thị email có thể vẫn đem lại những kết quả
tuyệt vời hơn các biện pháp khác như direct mail, báo chí và truyền thanh truyền hình.
Vì vậy, nếu một ai đó cố nói với bạn rằng tiếp thị email đã “chết yểu”, đừng tin họ!

Sự thật là, spam và số lượng email tăng vọt không giết chết chiến lược tiếp thị
email, nhưng chúng tạo ra một số rào cản đòi hỏi ở bạn nhiều hơn các nỗ lực và thời
gian để sáng tạo ra những cách thức mới giúp email của bạn tiếp tục được chú ý và mở
ra.


Dưới đây là 5 thủ pháp quan trọng nhất đảm bảo chiến dịch tiếp thị email của
bạn được thành công, các khách hàng sẽ chú ý và không xoá đi những email bạn gửi
tới. Thực hiện đúng những thủ pháp này, bạn có thể tối đa hoá lợi nhuận từ những cơ
hội kinh doanh mới mà tiếp thị email đem lại.

Thủ pháp 1: Quản lý tốt các yêu cầu “Đăng ký” (Subscribe) và “Huỷ bỏ
đăng ký” (Unsubscribe).

Một trong những công việc quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giảm thiểu
các khó khăn - và gia tăng lợi nhuận – đó là dành sự quan tâm lớn cho các yêu cầu
“Đăng ký” và “Huỷ bỏ đăng ký”. Điều này là đặc biệt cần thiết nếu bạn không có một
hệ thống quản lý đăng ký tự động đối với danh sách những người tham gia.

Hãy luôn xem xét và giải quyết các yêu cầu huỷ bỏ đăng ký khỏi danh sách của
bạn một cách nghiêm túc. Những người không được nhanh chóng loại bỏ khỏi danh
sách của bạn sau khi có yêu cầu huỷ bỏ đăng ký và vẫn nhận được các email quảng
cáo có thể buộc tội bạn đang gửi spam cho họ, và do vậy bạn sẽ nhanh chóng gặp rắc
rối lớn với các ISP, hoặc có thể là đối tượng mới của các bộ lọc spam.

Đương nhiên, cũng sẽ không thể bỏ qua những yêu cầu đăng ký mới vào danh
sách của bạn. Bạn cần nhanh chóng thực hiện yêu cầu của họ, còn bằng không, bạn sẽ
mất đi những khách hàng mới quan trọng và cơ hội tiếp thị email cũng không còn nữa.

Nếu các yêu cầu đăng ký và huỷ bỏ đăng ký của bạn không được giải quyết một
cách tự động, bạn nên quan tâm chu đáo tới chúng trước khi gửi đi các email. Công
việc này sẽ đảm bảo cho danh sách địa chỉ email người dùng của bạn luôn thích hợp
nhất, và bạn cũng không phải đương đầu với những rắc rối liên quan tới spam thường
nhật.

Thủ pháp 2: Loại bỏ những địa chỉ trùng lặp.


Trước khi gửi đi bất cứ email tiếp thị nào, bạn cần đảm bảo rằng bạn không có
bất cứ địa chỉ email nào trùng lặp trong danh sách. Sẽ luôn có một vài người (có thể
nhiều hơn bạn nghĩ) đã đăng ký vào danh sách của bạn trước đây và sau này lại đăng
ký một lần nữa do quên mất mình đã tham gia.

Giờ đây, mọi người luôn cảm thấy thoải mái khi nhận được duy nhất một bản
email của bạn. Trường hợp nhận được nhiều bạn giống hệt nhau, họ sẽ nghĩ tới việc
huỷ bỏ đăng ký, xoá đi các email hoặc tồi tệ hơn họ sẽ xem bạn như người tạo spam!

Những lời phàn nàn về kiểu spam này dường như rất dễ làm sáng tỏ, nhưng nó
vẫn tạo ra nhiều sự khó chịu, và thay vì có được một khách hàng tiềm năng thực sự vui
vẻ với những gì bạn đưa ra khi đăng ký đến lần thứ hai, bạn sẽ không có gì cả.

Thủ pháp 3: Làm sạch danh sách của bạn.

Làm sạch danh sách của bạn đồng nghĩa với việc sàng lọc thông qua các thông
điệp được gửi trả lại cho bạn sau khi gửi thư đi, và quyết định xem địa chỉ nào nên
hoàn toàn được loại bỏ khỏi danh sách, và địa chỉ nào bạn có thể muốn gửi lại một lần
nữa.

Các email gửi trả lại, vì bất cứ lý do gì, đều không được gửi thành công tới một
người nhận nhất định. Phần lớn có thể được phân thành hai loại: Email trả lại “mềm”
("soft" bounces) và Email trả lại “cứng” ("hard" bounces).

Soft bounces là những email không thể gửi được vào thời gian gửi, nhưng có
thể được gửi vào một thời gian nào đó trong tương lai. Nguyên nhân chủ yếu là do ISP
người nhận đang bận hay hộp thư đã đầy.

Hard bounces là những email có thể không bao giờ gửi được. Nguyên nhân là

do sai tên địa chỉ email trong danh sách của bạn, hay người nhận không còn sử dụng
địa chỉ email như họ đã đăng ký nữa.

Bạn hãy xoá các email hard bounces ngay lập tức. Nếu để lại những địa chỉ này
trên danh sách của bạn, bạn sẽ phải nhận những thông điệp gửi trả lại vào bất cứ khi
nào bạn gửi email, và điều đó sẽ làm lãng phí thời gian vô giá của bạn.

Hơn thế nữa, nếu bạn tiếp tục gửi email đến những địa chỉ hết hiệu lực, bạn có
thể gặp phải rắc rối thực sự. Các địa chỉ email “chết” được sử dụng như một cái bẫy
spam, và nếu bạn bị phát hiện liên tục gửi email đến một trong các địa chỉ đó, bạn sẽ
có vấn đề lớn với ISP nhận chúng. Trong khi đó, các email được trả lại dưới dạng soft
bounces là kết quả của các vấn đề khúc mắc tạm thời, vì vậy bạn có thể gửi lại email
tiếp thị của bạn tới tất cả các địa chỉ gửi trả lại một vài ngày sau đó. Bạn sẽ ngạc nhiên
khi thấy rằng có bao nhiêu email gửi đi thành công vào lần gửi thứ hai.

Thủ pháp 4: Phân nhóm danh sách người nhận email.

Trong hàng núi các email mà mọi người nhận được mỗi ngày, phần lớn họ đều
mong muốn tìm kiếm những gì có liên quan. Và không may mắn thay, bất kế thứ gì
không liên quan tới sở thích, mối quan tâm của họ đều có thể được xem như spam
hoặc sẽ bị xoá đi ngay lập tức khi mới lướt qua tiêu đề.

Nếu mọi người trong danh sách của bạn biết được email bạn gửi có những thứ
họ muốn, họ sẽ mở nó!

Việc sử dụng email tiếp thị gửi tới các phân đoạn người nhận khác nhau là một
trong những cách thức hiệu quả nhất để quảng bá sản phẩm hay dịch vụ trên internet.
Một bản báo cáo mới đây của hãng MarketingSherpa đã cho thấy các nhà tiếp thị
email nào sử dụng phương thức phân đoạn này sẽ có được tỷ lệ mở email lên đến 72%,
cao hơn nhiều so với những nhà tiếp thị email không phân loại danh sách các địa chỉ

email người nhận.

Bạn có thể phân loại người nhận theo nhiều tiêu chí khác nhau, chẳng hạn như
theo loại sản phẩm họ đã từng mua từ bạn, địa điểm sinh sống, nhãn hiệu quen thuộc,
tuổi tác, giới tính,…. Tiếu chí phân loại là không có giới hạn tuỳ thuộc vào thông tin
bạn thu thập được – và luôn có nhiều phần mềm tự động hoá giúp bạn thực hiện công
việc này một cách dễ dàng!

Hãy thử nó và bạn có thể đảm bảo kết quả những nỗ lực tiếp thị email của bạn
được cải thiện đáng kể.

Thủ pháp 5: Thu hút sự chú ý của người nhận bằng việc sử dụng tên riêng.

Nếu có một “bí mật” để có được sự chú ý của người nhận email, đó là: Cá nhân
hoá dòng tiêu đề. Không có bất cứ một kỹ thuật nào có thể đẩy mạnh tỷ lệ phản hồi
email của bạn bằng việc cá nhân hoá.

Bạn đã từng bao giờ để ý rằng một nhân viên bán hàng vĩ đại sẽ ghi nhớ tên của
bạn và sau đó sử dụng nó một cách thường xuyên trong khi nói chuyện với bạn? Đó là
cách thức để thiết lập lòng tin và xây dựng mối quan hệ. Và sự thật chính là ở chỗ
không có gì thu hút sự chú ý của mọi người nhanh hơn việc nghe thấy hay nhìn thấy
tên riêng của mình!

Bằng hoạt động cá nhân hoá dòng tiêu đề email, bạn cũng có thể khiến cho
email trở nên đáng tin và an toàn hơn để mở ra, bởi vì người nhận sẽ nhanh chóng hiểu
được email được gửi từ một nguồn đáng tin cậy.

Một trở ngại đó là việc đánh máy tên riêng từng cá nhân vào dòng tiêu đề của
từng email bạn gửi đi không phải dễ dàng trong mọi trường hợp. Một khi bạn phát
triển danh sách địa chỉ lên trên 100, nó trở nên khó có thể quản lý được. Và việc đánh

tên riêng sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, may mắn là hiện trên thị
trường đã có những phần mềm tiếp thị email giúp bạn thực hiện công việc này hoàn
toàn tự động, tiết kiệm đáng kế thời gian và công sức của bạn.

Tóm lại,

Tiếp thị email vẫn là một công cụ hiệu quả cao đối với bất cứ hoạt động kinh
doanh nào, và thành công của chiến dịch phụ thuộc phần lớn vào tỷ lệ phần trăm email
của bạn được gửi đi và mở ra.

Ngày nay, có đôi chút thách thức xuất hiện để để đảm bảo rằng các email được
gửi đi thành công và mở ra đầy đủ, nhưng bằng việc giữ cho danh sách của bạn được
hợp lý, gửi đi những thông điệp có liên quan mật thiết và cá nhân hoá email người
nhận, bạn sẽ không chỉ cải thiện đáng kể khả năng mọi người mở email ra đọc mà còn
tránh được bị gán mác “nhà tạo spam đáng ghét”.

×