Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Từ vay mượn tiếng Pháp trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.69 KB, 3 trang )

Triết lý tiếng Việt trong “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”
TT - 1. Tơi thường nghe nhiều lời bình (và cả một số bài viết) về những
hiện tượng “phi lý”, “thiếu lơgic” ở tiếng Việt. Trong số này có thành
ngữ “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Chân thấp tay cao, sao lại
thượng cẳng chân?
Có giáo sư giải thích chân đá hất lên cao, tay đập xuống nên mới nói vậy. Và
cũng có bài viết theo như thế. Bạn có thể hỏi cắc cớ thế chân đạp, tay thụi có
phải là thượng cẳng chân, hạ cẳng tay không? Cái “phi lý” của thành ngữ này
mạnh đến nỗi hai nhà nghiên cứu văn học dân gian N.L. và L.V.Đ. trong
quyển từ điển Thành ngữ tiếng Việt (1978, nxb KHXH) được đánh giá cao,
khi trích dẫn thành ngữ này cũng sửa lại cho “lôgic” hơn (?): “Bà cai Hách
không dám hé răng nửa lời, vì cai Hách là kẻ phàm phu, chỉ biết có thượng
cẳng tay, hạ cẳng chân (Vũ Trọng Phụng, Giơng tố)”. Quyển Từ điển thành
ngữ VN (1993, nxb VH) của một nhóm tác giả thuộc Viện NNH cũng dựa theo
lời trích dẫn đã bị sửa lại này. Thật ra nhà văn họ Vũ viết “thượng cẳng chân,
hạ cẳng tay” (Giông tố, chương 27).
Tơi tâm đắc câu cái gì hợp lý thì tồn tại của triết gia người Đức G.W.Leibniz
và đi tìm cái lý cho những cách nói có vẻ “phi lý” nhưng vẫn được dùng rất
bình thường này.
2. Trước hết, mời các bạn quan sát và trả lời những câu hỏi sau:
Trong vở Thị Mầu lên chùa, người mõ “chiềng làng chiềng chạ, thượng hạ,
tây đông, con gái phú ông là Thị Mầu khơng chồng mà chửa...”. Vì sao lời
trình thượng hạ, tây đơng được hiểu là lời trình tới cả làng?
Tơ Hồi viết: “Họ bn ghê lắm, thượng vàng hạ cám. Từ cái bát ăn đến sợi
tơ bóng, tơ mờ của Nhật nhà cậu vẫn làm đấy...”. (Mười năm). Vì sao bn
thượng vàng hạ cám được hiểu là bn đủ mọi thứ?
Nghĩa của câu “Làm trai cho đáng nên trai//Xuống đơng, đơng tĩnh; lên đồi,
đồi n” là “tài trai là đi tới nơi nào liền đưa lại yên bình cho nơi đó”. Vì sao
xuống đơng lên đồi được hiểu là đi khắp nơi?
Vì sao “đầu đi câu chuyện” được hiểu là “tồn bộ câu chuyện”?
Cịn “chuyện bậy bạ của quan chức X chỉ một hơm là trong Nam ngồi Bắc


đều biết” có nghĩa “... chỉ một hơm cả nước đều biết”. Vì sao cặp từ Nam Bắc lại là cả nước?


3. Chúng ta quy nạp: các cặp từ thượng - hạ, đầu - đi, đơng - đồi, Nam Bắc... giống nhau ở chỗ đều trỏ hai cực của một chỉnh thể và chung nghĩa
“tất cả”. Vậy đã rõ: người Việt có triết lý lấy hai cực để biểu trưng tổng thể và
tạo ra nghĩa tất cả. Chúng ta nêu vài ví dụ:
Đất nước hình chữ S có hai cực Bắc - Nam, nên câu “từ Bắc chí Nam người
ta đều làm thế” có nghĩa “cả nước đều làm thế”.
Theo chiều thẳng đứng có hai cực trên - dưới, nên câu “trên dưới một lòng”
được hiểu là “mọi người đều một lịng”.
Theo phương mặt trời mọc lặn có hai cực Đơng - Tây (Đồi là phương Tây),
nên “chuyện Đơng, chuyện Tây” là chuyện đủ mọi nơi trong thiên hạ. Cịn
“xuống đơng, đơng tĩnh; lên đồi, đồi n” có nghĩa là “đi đến nơi nào là dẹp
yên loạn lạc nơi đó”.
Theo trục thời gian có hai cực xưa - nay, trước - sau nên “lệ làng này xưa nay
là vậy” có nghĩa là “mọi thời, lệ làng này là vậy”. Còn “trước sau vẫn vậy”
nghĩa là “ln ln vậy”.
Theo phương nhìn thẳng có hai cực trước - sau nên “trước sau nào thấy
bóng người” nghĩa là “khơng thấy một ai quanh ta”. Còn “mắt trước mắt sau”
là “để ý tới mọi phương”.
4. Nghĩa của “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” được hình thành thế nào?
Thành ngữ này có hai cặp từ thượng, hạ và cẳng chân, cẳng tay. Cặp
thượng, hạ trỏ tổng thể. Còn cẳng chân, cẳng tay là những bộ phận cơ bắp
nên trỏ hành động đánh đập (giới ngôn ngữ học gọi là biểu trưng hành động
đánh đập). Ghép hai phần nghĩa này lại sẽ được nghĩa của thành ngữ trên:
về tổng thể là những hành động đánh đập vũ phu.
Nhiều thành ngữ có nghĩa được hình thành từ những cặp từ biểu trưng và
chúng ta dễ dàng giải thích nghĩa của chúng. Ví dụ: (những mảnh ruộng,
mảnh vải...) đầu thừa đi thẹo. Thành ngữ này có hai cặp đầu, đi và thừa,
thẹo. Đầu đi trỏ tổng thể, cịn thừa, thẹo trỏ những thứ khơng ra gì. Vậy đó

là “những mảnh ruộng, mảnh vải... nhìn chung (về tổng thể) khơng ra gì”.
(Bọn) đầu trộm đi cướp. Thành ngữ này có hai cặp đầu, đuôi và trộm,
cướp. Cặp trộm, cướp trỏ hạng lưu manh. Vậy “nhìn chung, đó là bọn lưu
manh”.


5. Trong nhiều ngơn ngữ khác, rất ít cách nói lấy hai cực trỏ tổng thể như đã
thấy trong tiếng Việt.
Và trong bài viết này, tơi cố gắng nói có đầu có đi để minh oan cho một
thành ngữ mà khơng ít người đến nay vẫn tưởng là vơ lý, thiếu lôgic.
TS NGUYỄN ĐỨC DÂN
/>


×