Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tiểu luận thông tin đối ngoại những tài nguyên du lịch của vũng tàu, thành tựu và hạn chế nổi bật trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 36 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch là một ngành dịch vụ có ý nghĩa quan trọng ở nhiều nước,
thường được ví là “ngành cơng nghiệp khơng khói” hay “con gà đẻ trứng
vàng”. Phát triển ngành du lịch không những cho phép khai thác các tài
nguyên du lịch (phong cảnh đẹp, khí hậu tốt, biển, sơng, hồ, núi, các di sản
lịch sử văn hóa…) để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi và bồi
dưỡng sức khỏe cho người dân, mà còn là nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Sự
phát triển đúng đắn của hoạt động du lịch sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển
của các ngành kinh tế khác, tạo việc làm, bảo tồn và phát triển các giá trị văn
hóa, bảo vệ mơi trường.
Đặc biệt, du lịch chính là một trong những phương thức thơng tin đối
ngoại đối với nhân dân, chính phủ các nước trên thế giới về hình ảnh đất nước
mình một cách hiệu quả, trực quan và nhanh chóng nhất.
Việt Nam là đất nước có rất nhiều lợi thế để phát triển du lịch với tài
nguyên du lịch dồi dào: từ khí hậu đến các danh lam thắng cảnh, di tích lịch
sử, lễ hội văn hóa…Ngành du lịch cũng đang được xúc tiến phát triển ở nước
ta như việc phối hợp với các bộ, ngành khác tổ chức hàng trăm buổi giới thiệu
du lịch Việt Nam, Tuần Việt Nam, tham gia các hội chợ du lịch lớn, cũng như
tham gia nhiều hội nghị, diễn đàn quốc tế về du lịch, tổ chức nhiều lễ hội,
Festival du lịch…
Vì thế, ngành du lịch cần được đầu tư chú trọng, tập trung vào những
địa điểm du lịch có tiềm năng lớn để nâng cao hiệu quả. Qua đó nhằm quảng
bá hình ảnh đất nước Việt Nam ra thế giới, thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy sự
phát triển các lính vực khác nhau về kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa đất nước đi
lên và ngày càng phát triển mạnh mẽ theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
_ Mục đích: Quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè năm châu, thể
hiện những nét đẹp trong văn hóa truyền thống và văn hóa hiện đại của dân

1




tộc Việt Nam. Bên cạnh đó cần đưa ra những hạn chế, giải pháp khắc phục để
khai thác một cách có hiệu quả nhất tiềm năng du lịch của Vũng Tàu.
_ Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu Vũng Tàu – một trong những thành
phố du lịch hấp dẫn và thu hút nhiều du khách nhất nước ta hiện nay. Thể hiện
được những nét đẹp của Vũng Tàu, những thành tựu mà ngành du lịch thành
phố đã đạt được, đồng thời rút ra những hạn chế, những giải pháp để khắc
phục, qua đó thúc đẩy ngành du lịch của thành phố phát triển hơn nữa, đồng
nghĩa với việc quảng bá sâu rộng hơn hình ảnh đẹp của Việt Nam trong mắt
bạn bè quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
_ Đối tượng nghiên cứu: thành phố Vũng Tàu
_ Phạm vi nghiên cứu: Những tài nguyên du lịch của Vũng Tàu, thành
tựu và hạn chế nổi bật trong những năm gần đây
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được thực hiện thông qua những tiềm năng và hoạt động du
lịch ở thành phố Vũng Tàu. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là thu thập tài
liệu, chọn lọc, tổng hợp và phân tích tài liệu
5. Ý nghĩa thực tiễn
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu hưởng thụ của con người cũng
ngày càng cao. Du lịch ngày càng trở thành nhu cầu rất phổ biến. Vũng Tàu là
một địa điểm có rất nhiều tiềm năng du lịch. Việc quảng bá hình ảnh thành
phố sẽ thu hút sự quan tâm, ghé thăm của khách du lịch. Qua đó khơng chỉ
đáp ứng nhu cầu của con người, mà bên cạnh đó cịn đem lại lợi ích kinh tế
lớn, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực. Và quan
trọng hơn cả, du lịch là cách trực quan, đặc sắc và hấp dẫn nhất để đưa hình
ảnh Vũng Tàu nói riêng và Việt Nam nói chung ra thế giới.
6. Kết cấu của tiểu luận
Tiểu luận gồm các phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Tài liệu tham

khảo. Nội dung của tiểu luận được chia làm 3 chương, 7 tiết, 13 tiểu tiết
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VŨNG TÀU
2


Vũng Tàu là thành phố thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ở vùng Đông
Nam Bộ Việt Nam. Vũng Tàu từng là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hóa và
giáo dục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và là một trong những trung tâm kinh tế
của vùng Đông Nam Bộ. Vũng Tàu là một thành phố ven biển, một địa điểm
du lịch lý tưởng của miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung.

Thành phố Vũng Tàu
1.1 Địa lý tự nhiên
Điều kiện địa lý tự nhiên ảnh hưởng rất lớn đến tiềm năng du lịch của
thành phố Vũng Tàu. Sự ưu đãi của tự nhiên là một trong những điều kiện
quan trọng nhất giúp du lịch thành phố Vũng Tàu phát triển mạnh được như
hiện nay
1.1.1 Vị trí địa lý
Vũng Tàu nằm ở tọa độ: 10°35′28″ Bắc, 107°15′05″ Đông.
Vũng Tàu tiền thân là đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo là một bán đảo
giáp Bà Rịa và huyện Long Điền qua sông Cỏ May, nằm trên bán đảo cùng
tên và có cả đảo Long Sơn và đảo Gị Găng, cách Thành phố Hồ Chí Minh
125 km về phía Đông Nam theo đường bộ và 80 km theo đường chim bay,
đây là cửa ngõ quan trọng của vùng Đông nam bộ ra biển.
3


Nếu nhìn theo chiều Bắc Nam, Vũng Tàu nằm ở khúc quanh đang đổi
hướng từ Nam sang Tây của phần dưới chữ S (bản đồ Việt Nam) và nhô hẳn
ra khỏi đất liền như một dải đất có chiều dài khoảng 14 km và chiều rộng

khoảng 6 km.
1.1.2 Địa hình
Vũng Tàu là một thành phố biển có 42 km bờ biển bao quanh, có núi
Lớn (núi Tương Kỳ) cao 245 m và núi Nhỏ (núi Tao Phùng) cao 170 m.
+Trên núi Nhỏ có ngọn hải đăng cao 18 m, chiếu xa tới 30 hải lý và có
tuổi đời trên 100 năm, được coi là ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam.
+Trên núi lớn có Hồ Mây là một hồ nước ngọt lớn và rừng
nguyên sinh.
Thành phố được bao bọc bởi biển, các cánh rừng nguyên sinh, các ngọn
núi cao, ngồi ra cịn có sơng và nhiều hồ nước lớn giúp khí hậu nơi đây
quanh năm mát mẻ ơn hịa, trong thành phố có rất nhiều cây xanh và hoa được
trồng ở mọi nơi.
1.1.3 Khí hậu – Thủy văn
Đất nước Việt Nam trải dài từ Bắc xuống Nam, có đèo Hải Vân cao vút
chắn ngang ở miền trung, ngăn ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc xuống phía
Nam, khiến cho khí hậu hai miền khác nhau.
Nếu như vào thời điểm ở Hà Nội thời tiết còn rất lạnh, mọi người cịn
phải mặc áo ấm thì ở Vũng Tàu khí hậu vẫn nóng bức. Tuy nhiên, bán đảo
Vũng Tàu có nhiệt độ trung bình thấp hơn so với các tỉnh phía nam bởi ba mặt
giáp biển Đơng, quanh năm lộng gió, nhiệt độ trung bình khoảng 28 độ C,
lượng mưa trung bình 1.500mm/năm. Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, một năm chia 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng
10, thời gian này Vũng Tàu chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam; mùa khô
bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này chịu ảnh hưởng của
gió Tín phong Bắc bán cầu.
Gió thổi mạnh, tốc độ khoảng 35km/giờ. Tháng 4 và tháng 10 là những
tháng chuyển mùa, gió thổi nhẹ, ngồi khơi sóng nhỏ. Biển Vũng Tàu ít bão
4



tố hoặc ảnh hưởng của bão khơng đáng kể vì thế trở thành nơi trú ngụ tốt cho
thuyền bè.
Thuỷ triều thuộc loại bán nhật triều, mỗi ngày đều có hai lần thuỷ triều
lên xuống. Biên độ triều lớn nhất là 4 - 5 m.
Nhiệt độ nước biển ít thay đổi, quanh năm nhiệt độ tầng mặt nước
khoảng 24 - 29 độ C, nhiệt độ tầng đáy khoảng 26,5 - 27 độ C. Biển Vũng
Tàu là biển nóng, tắm được quanh năm.
Với đặc điểm khí hậu, thời tiết và thiên nhiên ưu đãi, Vũng Tàu đã và
sẽ luôn là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước.
1.2. Điều kiện xã hội
Diện tích 140,1 km², dân số 322 873 người (năm 2011). Nếu tính cả
những người đang làm việc và sinh sống lâu năm nhưng khơng có hộ khẩu tại
Vũng Tàu thì dân số thực tế lớn hơn rất nhiều. Trên địa bàn Thành phố có
34.980 người theo đạo cơng giáo, chiếm tỉ lệ 11%
1.2.1 Hành chính
Vũng Tàu gồm 16 phường : 1, 2, 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Thắng Nhất,
Thắng Nhì, Thắng Tam, Rạch Dừa, Nguyễn An Ninh, và xã đảo Long Sơn.
1.2.2 Lịch sử
Trước kia vùng đất này là bãi lầy, nơi thuyền bn nước ngồi thường
vào trú đậu nên gọi là Vũng Tàu. Các nhà hàng hải Bồ Đào Nha khi đi qua
mũi đất này đã lấy tên Thánh Giắc đặt cho nó, do đó người Pháp gọi nơi này
là Cap Saint Jacques (mũi đất mang tên Thánh Giắc), tiếng Việt là Cap Xanh
Giắc. Người Việt theo đó gọi là Cấp (gốc tiếng Pháp: Cap) hoặc Ô Cấp (gốc
tiếng Pháp: au Cap). Hiện nay mũi đất cực đông của Vũng Tàu có tên gọi là
"mũi Nghinh Phong".
Vũng Tàu cũng từng có tên là Tam Thoàn hay Tam Thắng để ghi lại sự
kiện thành lập ba làng đầu tiên ở đây: Thắng Nhất, Thắng Nhị, Thắng Tam.
Vũng Tàu từng thuộc trấn, sau là tỉnh Biên Hòa thời nhà Nguyễn.
Năm 1876 Vũng Tàu thuộc tiểu khu Bà Rịa, nằm trong khu vực hành
chính Sài Gịn, theo nghị định phân chia hành chính của thực dân Pháp.

5


Ngày 1 tháng 5 năm 1895 Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định tách thị xã
Cap Saint Jacques ra khỏi tiểu khu Bà Rịa để lập thành phố tự trị Cap Saint
Jacques. Đến ngày 20 tháng 1 năm 1898, Cap Saint Jacques hợp nhất trở lại
với tiểu khu Bà Rịa, đến năm 1899 lại tách ra thành hai đơn vị hành chính độc
lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1899 thành phố tự trị Cap Saint Jacques thành lập
tổng Vũng Tàu gồm 7 xã.
Năm 1901, dân số Vũng Tàu là 5.690 người, trong đó có gần 2.000
người di cư từ miền Bắc vào, sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt thủy hải sản.
Ngày 1 tháng 4 năm 1905 theo nghị định của Tồn quyền Đơng Dương,
Cap Saint Jacques khơng cịn là thành phố tự trị và trở thành đại lý hành chính
thuộc tỉnh Bà Rịa.
Năm 1929 Cap Saint Jacques trở thành tỉnh riêng, rồi đến năm 1935
tỉnh Cap Saint Jacques lại hạ cấp xuống thành thành phố. Năm 1947 tái lập
tỉnh với tên Vũng Tàu gồm cả quận Cần Giờ của tỉnh Gia Định nhập vào,
nhưng đến năm 1952 lại giải thể tỉnh, hạ thành thị xã. Ngày 22/10/1956 giải
thể thị xã Vũng Tàu, chuyển thành quận thuộc tỉnh Phước Tuy. Đến
08/09/1964 thành lập thị xã Vũng Tàu trực thuộc chính quyền trung ương cho
đến 30/04/1975.

Biển Bãi Trước ở Vũng Tàu năm 1967
1.2.3 Kinh tế
Vũng Tàu có thế mạnh về phát triển dầu khí, cảng biển và du lịch.
6


Nằm trên thềm bờ biển của một khu vực giàu dầu khí và khí đốt, Vũng
Tàu hay cả tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là tỉnh xuất khẩu dầu khí lớn nhất Việt

Nam, nơi có trụ sở của Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xơ (Vietsovpetro).
Trên địa bàn thành phố hiện có 2 khu công nghiệp lớn là khu công nghiệp
Đông Xuyên (160 Ha), khu cơng nghiệp dầu khí Long Sơn (1.250 Ha).
Nghề thủ công sản xuất hàng mỹ nghệ của Vũng Tàu cũng phát triển.
Những đồ trang sức được làm công phu từ các sản phẩm như vỏ ốc, đồi mồi...
Là trung tâm hành chính- chính trị- kinh tế- văn hóa tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu, Vũng Tàu được nhiều người biết đến khơng chỉ với hình ảnh một thành
phố biển tươi đẹp, quyến rũ, mà còn là một trong những địa phương làm tốt
công tác xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn trong và ngồi nước. Giai
đoạn 2005-2010, đã có thêm 51 dự án nước ngồi có vốn đầu tư đăng ký
6,806 tỷ USD và trong 3 năm 2007- 2009, có 11 dự án trong nước đã được
cấp phép với vốn đăng ký 12.457 tỷ đồng. Từ nguồn ngân sách tỉnh tăng
cường, cùng một phần ngân sách của nguồn vượt thu, thành phố đã từng bước
hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng cơ sở. Nhiều cơng trình trọng điểm trong các lĩnh
vực giao thơng, cấp thốt nước, trường học, trạm y tế, trụ sở văn phịng làm
việc và các cơng trình phúc lợi khác hoàn thành đã phát huy hiệu quả, thúc
đẩy kinh tế- xã hội thành phố phát triển, cải thiện đời sống nhân dân.

7


Thành phố Vũng Tàu nhìn từ trên cáp treo lên Núi Lớn
Trong 20 năm (1/11/1991 – 1/11/2011) với tốc độ tăng trưởng hàng
năm bình quân là 18%/năm, TP. Vũng Tàu đã không ngừng vươn lên về mọi
mặt để xứng đáng với vai trị là một đơ thị tỉnh lỵ, trung tâm chính trị, kinh tế,
văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh. Phát triển kinh tế tại TP. Vũng Tàu trong
những năm qua không chỉ đạt được sự tăng trưởng cao mà còn bảo đảm
những yêu cầu của sự phát triển bền vững, theo đúng định hướng, cơ cấu phát
triển kinh tế của địa phương. Tổng sản phẩm nội địa (khơng tính dầu khí) tăng
bình qn hàng năm 22,6%. Thu nhập bình qn đầu người (khơng tính dầu

khí) đạt 6.060 USD/người/năm. Doanh thu ngành dịch vụ năm 2011 là 9.000
tỷ đồng, gấp 170 lần so với năm 1992. Trong đó, doanh thu dịch vụ du lịch
đến năm 2011 ước đạt 2.500 tỷ đồng, tăng gấp 100 lần so với năm 1992. Tổng
thu ngân sách năm 2011 ước đạt 2.500 tỷ đồng, gấp 179 lần so với thời điểm
mới thành lập thành phố. Đời sống nhân dân được nâng cao, không có hộ đói,
tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống cịn 0,03%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng theo hướng dịch vụ - cơng nghiệp –
chế biến trong đó dịch vụ – du lịch chiếm 71,01%; công nghiệp – tiểu thủ
công nghiệp: 14,01%; hải sản: 14,98%.Phấn đấu GDP bình quân đầu người
8


đến năm 2015 đạt 7.690 USD. Trong đó, chú trọng tăng vốn đầu tư cho ngành
thương mại (tăng bình quân 29%/năm), doanh thu tăng bình quân 35%/năm.
1.2.4 Khoa học và giáo dục
Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp tại thành phố
Vũng Tàu
Đại học

Cao đẳng

ĐH Bà Rịa Vũng Tàu

Trung cấp

CĐ cộng đồng Bà Rịa- Trung cấp Y tế Vũng
Vũng Tàu

Tàu


ĐH Mỏ Địa chất phân Cao Đẳng Sư Phạm Bà Trung cấp Công nghệ
hiệu Vũng Tàu.

Rịa Vũng Tàu

thông tin

ĐH Giao thơng vận tải Cao đẳng nghề dầu khí

Trung cấp nghề Giao

TPHCM

Thông Vận Tải

phân

hiệu

Vũng Tàu
Trường

quốc

tế CĐ nghề du lịch Vũng Trung cấp kinh tế - kỹ

Singapore

Tàu


thuật - Cơng đồn

CĐ nghề Vũng Tàu
CĐ nghề Việt Mỹ
Ngoài ra trên địa bàn thành phố cịn có 8 trường THPT, 16 trường
THCS và 22 trường Tiểu học
1.2.5 Giao thông
_ Đường bộ: Hiện nay có các tuyến xe chất lượng cao từ bến xe Miền
Đơng (Tp.Hồ Chí Minh) đến bến xe khách Vũng Tàu, 15 phút có một tuyến,
thời gian chạy từ 2 giờ. Đang tiến hành đầu tư xây mới tuyến đường cao tốc
Biên Hòa - Vũng Tàu kết nối với đường cao tốc Bắc Nam
_Đi tàu cánh ngầm : Phương tiện tàu cánh ngầm đi từ Tp.HCM về
Vũng Tàu và ngược lại gồm nhiều tuyến. Cứ 30 phút có một chuyến, chạy từ

9


6g00 đến 16g30, thời gian chạy 1g45 phút đưa khách đến cảng Cầu Đá Vũng Tàu.
_Hàng không: Sân bay Vũng Tàu chủ yếu phục vụ cho máy bay trực
thăng thăm dị khai thác dầu khí. Trong tương lai, Sân bay Quốc tế Long
Thành được xây dựng cách Vũng Tàu 70 km, ranh giới tỉnh khoảng 20 km.
Tỉnh cũng đang triển khai di dời sân bay Vũng Tàu sang đảo Gò Găng thuộc
ngoại thành Vũng Tàu và xây dựng sân bay Gò Găng thành sân bay Quốc Tế
kết hợp với phục vụ hoạt động bay thăm dò và khai thác dầu khí.
_Đường sắt: hiện tại chưa có đường sắt đến Vũng Tàu. Theo quy hoạch
đến năm 2015 của ngành đường sắt, một đường sắt đôi cao tốc khổ rộng
1.435 m sẽ được xây dựng nối Tp HCM và Vũng Tàu, tốc độ thiết kế: trên
300 km/h. Đang đầu tư dự án đường sắt cao tốc Vũng Tàu - Biên Hòa TP.HCM kết nối với hệ thống đường sắt quốc gia

10



CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DU LỊCH VŨNG TÀU
2.1. Tài nguyên du lịch của Vũng Tàu
2.1.1 Ẩm thực


Bánh khọt Vũng Tàu

Vũng Tàu được biết đến là thành phố du lịch với các món hải sản tươi
ngon, bên cạnh đó, món ăn dân dã được nhiều du khách chọn lựa trong cuộc
hành trình của mình mỗi khi đến Vũng Tàu là món bánh khọt.
Nguyên liệu để tạo nên những chiếc bánh khọt nhỏ xinh là bột gạo với
cách pha chế khéo léo. Chiếc bánh khọt ngon phải vừa giòn vừa dai. Mỗi
chiếc bánh khọt chỉ vừa bằng miệng tách uống trà, bên trên được trang trí
bằng màu đỏ của mấy con tơm lột sạch vỏ, màu xanh của hành lá xắt nhuyễn,
đôi khi lại có bột tơm xay rải lên mặt bánh.

Bánh khọt
Nước chấm dùng cho bánh khọt là nước mắm pha chua ngọt. Đồng thời
để tạo cảm giác ngon miệng, hạn chế cảm giác ngán vì dầu mỡ, ăn kèm với
bánh khọt là đu đủ, cà rốt xắt sợi ngâm giấm đường, cùng với xà lách và các
loại rau thơm như húng quế, ngị gai, tía tơ... làm cho món ăn thêm đậm đà
hương vị.
11




Bánh xèo Long Hải


Bánh xèo là món ăn quen thuộc và phổ biến của người dân Việt Nam.
Nguyên liệu chính để làm bánh xèo là tôm, thịt heo, hành tây, giá, mộc nhĩ,
đậu xanh, trứng gà và bột gạo. Bánh xèo miền Trung và miền Nam rất đa
dạng và có nhiều hương vị khác nhau từ những chiếc bánh xèo xứ Huế,
Quảng Ngãi, Phan Thiết cho đến bánh xèo nổi tiếng Mười Xiềm… Tuy nhiên
món bánh xèo Long Hải thơm ngon với những bí quyết riêng của mình vẫn
cuốn hút bước chân của rất nhiều du khách.

Bánh xèo Long Hải


Bánh bèo Tuyết Mai

Bánh bèo Tuyết Mai
12


Đến với quán Bánh bèo Tuyết Mai, du khách sẽ được thưởng thức các
món bánh mang đậm hương vị quê hương như: vị thơm của bột hồ quyện với
vị tơm trong món bánh bèo tơm, bánh bèo bì tơm, hay vị ngọt của mía thấm
sâu vào thịt tơm trong món chạo tơm, hoặc thưởng thức món bánh hỏi với một
trong ba loại thức ăn như thịt nướng, nem nướng, chả giị giá.


Hủ tíu mì sườn Tùng Hưng

Vũng Tàu khơng chỉ nổi tiếng với các lọai hải sản, bánh bèo hay bánh
khọt. Nơi đây còn là thiên đường của các lọai thức ăn ngon khác. Nếu yêu
thích hủ tíu Tùng Hưng ở Sài Gịn, du khách khi đến Vũng Tàu có thể ghé

thăm qn hủ tíu mì sườn ở đây. Bởi đây cũng chính là nơi đã khơi nguồn ra
thương hiệu Tùng Hưng nổi tiếng.

Hủ tíu mì sườn Tùng Hưng
Ngồi các món kể trên, do là một thành phố biển nên ở Vũng Tàu bạn có thế
có cơ hội thưởng thức các món hải sản tươi ngon, được chế biến rất đặc biệt,
đáp ứng tốt nhu cầu của du khách
2.1.2 Các lễ hội văn hóa


Lễ hội Dinh Cơ

Dinh Cơ là một cơng trình kiến trúc uy nghi, được xây dựng trên một
diện tích rộng lớn vào cuối thế kỷ XVIII, nằm bên sườn đồi nhỏ, trước mặt là
bãi biển Long Hải.

13


Theo truyền thuyết kể rằng: cách đây 200 năm có một cô gái trẻ tên Lê
Thị Hồng (tục danh là Thị Cách) quê ở Phan Rang trên đường đi qua đây
thuyền gặp giông bão, cô bị rớt xuống biển tử nạn, xác trơi dạt vào Hịn Hang.
Nhân dân vùng này đã chôn cất cô trên đồi Cô Sơn và lập đền thờ gần biển.

Dinh Cô
Đền thờ được dời đến chân núi Kỳ Vân chính là Dinh Cơ ngày nay. Tại
đây vào các ngày 10, 11, 12 tháng 2 âm lịch hàng năm đều có lễ hội lớn.
Hàng ngàn du khách từ khắp nơi xa gần đổ về Long Hải để tham dự lễ
hội và dâng hương tưởng niệm vong hồn vị Thần Nữ linh thiêng. Các ngư dân
lớn tuổi trong trang phục cổ truyền điều khiển buổi lễ theo đúng nghi thức

truyền thống. Họ cầu nguyện cho năm mới tốt lành, đánh bắt được nhiều cá
tôm và cuộc sống an bình.


Lễ hội Nghinh Ơng

Lễ hội Nghinh Ơng đình Thắng Tam được tổ chức vào ngày 16, 17, 18
tháng 8 âm lịch hàng năm.
Lễ hội Nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân. Những
người dân vùng ven biển tơn vinh cá Ơng (cá voi) như một vị thần thiêng
liêng, chỗ dựa tinh thần mỗi khi ngư dân gặp sóng to gió lớn, con người bị đe
doạ… Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế
hệ ngư dân ở các địa phương.
14


Lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu được Bộ VH-TT-DL và Tổng cục Du
lịch chọn là 1 trong 15 lễ hội lớn của cả nước từ năm 2000. Lễ hội không chỉ
là ngày Tết của riêng ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu mà còn là điểm hẹn của
hàng chục ngàn du khách từ các tỉnh, thành lân cận như: TP.HCM, Bến Tre,
Cần Thơ, Vĩnh Long, Cà Mau, Bạc Liêu…và du khách nước ngồi.
Lễ hội Nghinh Ơng Thắng Tam Vũng Tàu được tổ chức với nhiều hoạt
động phong phú mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống như: lễ rước dưới
biển, đồn Nghinh Ơng khởi hành từ cảng Cầu Đá (Bãi Trước) đến miếu Hòn
Bà – mũi Nghinh Phong, sau đó diễu hành qua nhiều tuyến đường để về lại
Đình thần Thắng Tam, các nghi thức cúng cầu ngư, cầu quốc thái dân an, cầu
cho người dân được ấm no hạnh phúc, đánh bắt được nhiều tôm cá…Cùng
với các nghi thức quan trọng như lễ Nghinh Ông, lễ cúng tiền hiền, cúng Ông
Nam Hải và biểu diễn hát bả trạo, tuồng cổ. Du khách đến với lễ hội còn được

tham gia các trò chơi dân gian mang đặc trưng miền biển, như: bơi biển, chạy
tiếp sức trên cát, gánh cá chạy trên cát, đan lưới…
Ngoài ý nghĩa là một hoạt động văn hóa dân gian thường niên, lễ hội
cịn góp phần quảng bá, nâng tầm thương hiệu du lịch tỉnh, có giá trị như một
bức thơng điệp gửi đến bạn bè và du khách gần xa về TP.Vũng Tàu văn minh,
thân thiện nhưng cũng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa dân gian.
15




Festival Diều Quốc tế Vũng Tàu

Hình ảnh Festival Diều Quốc tế lần III năm 2011 với chủ đề “Chung
một bầu trời”
Festival Diều Quốc tế Vũng Tàu là sự kiện lễ hội diễn ra hàng năm tại
thành phố Vũng Tàu từ năm 2009. Đây là lễ hội thả diều có quy mô lớn nhất
Việt Nam, quy tụ sự tham gia của nhiều câu lạc bộ và hiệp hội chơi diều từ
các nước trên thế giới. Lễ hội tập hợp những con diều độc đáo và đa dạng về
màu sắc lẫn kích cỡ và phong cách. Ngồi tính chất là mơn thể thao đậm chất
văn hóa, đây cịn là chương trình nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài
nước của địa phương. Tại lễ hội đầy màu sắc, các quốc gia tham dự đưa ra
những cánh diều mang phong cách truyền thống riêng. Trong đó, Việt Nam
đem đến những cánh diều Huế mang sắc thái cung đình như rồng, phượng;
diều, sáo của miền Bắc, các loại diều hiện đại theo nguyên lý khí động
học hay những con diều độc đáo có hình sinh vật đặc trưng của biển. Festival
diễn ra vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm, đến năm 2012 đã thu
hút 25 quốc gia và hàng trăm nghệ nhân diều đến từ khắp 5 châu.
Đây chính là cơ hội để Việt Nam quảng bá hình ảnh của mình với bạn
bè khắp nơi trên thế giới


16


2.1.3 Các địa điểm tham quan


Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu

Đức Mẹ Bãi Dâu là tên gọi một tổ hợp cơng trình đền thánh và tượng
đài Đức Mẹ Maria, tọa lạc trên sườn Núi Lớn, thành phố Vũng Tàu, Việt
Nam. Nơi đây cũng là nơi thường diễn ra các cuộc họp thường niên của Hội
đồng Giám mục Việt Nam.

Đền thánh Đức Mẹ Bãi Dâu
Tượng Ðức Mẹ Thiên Chúa, màu trắng, cao 25m với trọng lượng gần
500 tấn, được đặt trên sườn Núi Lớn trên độ cao 60m so với mặt biển. Tượng
Đức Mẹ hướng ra biển, bế Chúa Jesus. Tượng Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đã
được làm phép và khánh thành ngày 31/12/1994, với sự chủ lễ của Đức Giám
Mục Xn Lộc Phaolơ Nguyễn Minh Nhật. Thánh Đường dâng kính Đức Mẹ
Thiên Chúa tọa lạc trên sườn núi phía bên trái Tượng đài Đức Mẹ, với độ cao
khoảng 28m so với mặt biển và hướng ra biển. Đền thánh có chiều dài 49m,
rộng 38m, với hình dáng của một con thuyền buồm đang căng gió, ngọn tháp
cao 27,5m như là một cột buồm nhẹ nhàng nhưng vững chắc để hứng gió đưa
con thuyền lướt sóng về bến bình an.
Ngồi ra cịn có những cơng trình khác như: nhà truyền thống dâng
kính các thánh tử đạo, đường suy niệm mầu nhiệm mân côi, nhà hành
hương… Tất cả đã tạo nên một tổng thể hài hồ, đẹp mắt và đầy tính thánh
thiêng của trung tâm hành hương này.
17



Ở khuôn viên nhà thờ Đức Mẹ Bãi Dâu không chỉ có tượng đài Đức Mẹ
và Đền thánh mà cịn cả một cụm kiến trúc tôn giáo khá kỳ vĩ. Nơi đó có
đường đi lên đỉnh núi Lớn để ngắm tồn cảnh biển Vũng Tàu. Đích đến là
thánh giá và dọc theo đường đi là thánh tích cơng giáo gồm 14 chặng đường
thánh giá của chúa Jesus.


Tượng Chúa Ki Tô

Tượng Chúa Ki-tô hay Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng
Chúa Giê-su đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, được xây từ
năm 1974. Bức tượng này cao 32 m, sải tay dài 18,3m đứng trên độ cao 170m
nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng.

Tượng Chúa Ki Tô trên đỉnh Núi Nhỏ


Đình Thắng Tam

Đình Thắng Tam tọa lạc ở phố Hoàng Hoa Thám, phường Thắng Tam,
thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được xây dựng vào năm 1820
đời Minh Mạng, là biểu hiện đặc trưng văn hố độc đáo của ngư dân miền
biển. Đình thần Thắng Tam lúc đầu xây dựng chỉ là nhà tranh vách lá. Năm
1835 mái được lợp ngói, năm 1965 được trùng tu mới như hiện nay.

18



Đình Thắng Tam
Kiến trúc Đình Thần Thắng Tam có Cổng Tam Quan, Nhà Tiền Hiền,
Hội Trường, Ngơi Đình Trung, sân khấu võ ca. Trong đình bài trí nhiều đồ lễ,
chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Ngôi tiền hiền gồm một gian
hai chái, mái lợp ngói âm dương, trên bờ nóc có gắn tượng “lưỡng long triều
nguyệt”, các đầu dư chạm hình đầu rồng, xây kiểu “vai chồng”, các cột bằng
gỗ, bốn cột lớn và bốn cột con. Đình Thắng Tam hiện nay cịn lưu giữ được
mười hai đạo sắc của triều Nguyễn phong cho các vị thần được thờ tại đình là:
Thiên Y A Na, Đại Càn Quốc Gia Nam Hải tứ vị Thượng đẳng thần, Cá Ơng,
Thủy Long thần nữ.
Ngồi những giá trị mang ý nghĩa lịch sử, văn hố, đình thần thắng tam
cịn lưu giữ những lễ hội in đậm văn hoá dân gian và bản sắc dân tộc. Hàng
năm Đình Thần Thắng Tam đều có tổ chức lễ hội cầu an trong 4 ngày, từ 17
đến 20 tháng 2 âm lịch. Đây là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu
hoạch tôm cá. Việc tổ chức cúng tế lễ vật tế thần, cách dâng hương quỳ lạy,
chiêng trống kèn nhạc của lễ hội cầu kỳ và nhiều vẻ. Lại có những tục kiêng
kỵ trong tế lễ được lưu truyền, gìn giữ và chấp hành đầy đủ từ xưa đến nay.

19




Thích ca Phật đài

Thích Ca Phật Đài
Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến trúc Phật giáo lớn, cũng là một
điểm tham quan du lịch và tín ngưỡng nổi tiếng ở thành phố Vũng Tàu. Ngôi
chùa nằm trên mạn sườn phía Bắc của Núi Lớn, nổi bật với bức tượng
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền. Tồn thể khuôn viên chùa rộng chừng

5 ha, bao gồm một quần thể các chùa và các tượng Đức Phật.
Vẻ đẹp của ngơi chùa chính là sự kết hợp giữa kiến trúc tơn giáo và
phong cảnh thiên nhiên. Tồn bộ khn viên Thích Ca Phật Đài như một vầng
trăng khuyết chia thành ba cấp theo hình tháp, cao dần từ 3m đến 29m so với
mực nước biển. Cấp 1 là Tam quan và khu vườn hoa. Cấp 2 là khu nhà mát và
nhà trưng bày truyền thống. Cấp 3 là Thiền Lâm tự và khu Phật tích, bao gồm
các cơng trình kiến trúc-điêu khắc
 Niết Bàn Tịnh xá
Niết Bàn Tịnh Xá nằm ở trung tâm Bãi Dứa, toạ lạc trên triền núi,
hướng mặt ra biển. Ở vào vị trí nên thơ đó, Niết Bàn Tịnh Xá có sức hấp dẫn
lớn đối với du khách. Di tích này được khởi cơng xây dựng năm 1969, đến
năm 1974 mới hoàn thành. Đây là một cơng trình đồ sộ gồm nhiều phân,
nhiều cấp, toạ lạc trên diện tích gần 10.000m2. Lối lên rộng rãi, dọc theo
triền dốc.
20


Niết Bàn Tịnh Xá
Cổng chính nổi bật với bốn chữ Hán: Niết Bàn Tịnh Xá. Hai trụ cổng
được khắc đôi câu đối đầy ý nghĩa :
Niết Bàn thị hiện, độ chúng niệm phật tâm thơn, chân giải thốt.
Tịnh xá quang minh, vơ lậu giác ngộ chánh pháp, hiển như lai.
Chính điện Niết Bàn thể hiện một bức tượng Phật nhập Niết Bàn rất
lớn. Tượng Phật nhập Niết Bàn, màu nâu hồng tạo khắc đánh bóng cơng phu,
khéo léo nằm nghiêng nhìn về hướng Tây, đầu gối lên tay phải, dài 12m nổi
bật giữa chính điện. Vị thế của bức tượng, đầu quay về hướng bắc, chân duỗi
thẳng hướng nam, theo truyền thuyết là tư thế của Đức Phật khi nhập Niết
Bàn trên tảng đá tại Kusinara, gan bàn chân Phật được khắc 52 điểm ấn. Bức
tượng Phật nhập Niết Bàn càng trở nên sinh động, cuốn hút vì được đặt trong
khơng gian có nhiều cơng trình Phật giáo mang tính nghệ thuật cao.

Với một phong cách kiến trúc đặc biệt toạ lạc ở một vị trí tươi đẹp của
Bãi Dứa, Niết Bàn Tịnh Xá là một thắng cảnh nổi tiếng của Vũng Tàu được
rất nhiều người ở mọi miền đất nước mến mộ và ước mong được một lần vãn
cảnh, chiêm bái.
 Bạch Dinh
Bạch Dinh là một dinh thự có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nằm
bên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Nơi đây từng được dùng làm nơi
nghỉ mát cho Tồn quyền Đơng Dương, Hoàng đế Bảo Đại và các đời Tổng
21


thống Việt Nam Cộng hòa. Nơi đây cũng là nơi chính quyền thuộc địa Pháp
làm nơi giam lỏng vua Thành Thái từ ngày 12 tháng 9 năm 1907 đến năm
1916. Ngày nay, dinh là một địa điểm tham quan của du khách khi đến Vũng
Tàu.

Bạch Dinh
Ngày 4 tháng 8 năm 1992, Bạch Dinh đã được Bộ Văn hóa-Thơng tin
cơng nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Bạch Dinh nằm ở phía nam núi Lớn, nằm ở vị trí cao 27m so với mực
nước biển. Dinh có kiến trúc châu Âu cuối thế kỷ 19, nhìn ra Bãi Trước, xung
quanh là một khu rừng nhỏ với nhiều loại cây, đặc biệt là cây sứ.
Có hai lối lên Bạch Dinh. Một đường uốn quanh chạy dưới rừng cây
giá tỵ, dành cho xe hơi lên tới tiền sảnh. Một đường đi bộ qua 146 bậc tam
cấp cổ xưa, kín đáo nằm giữa hai hàng sứ cao niên. Bạch Dinh cao 19m, có ba
tầng, mang đậm sắc thái kiến trúc của Pháp thời cuối thế kỷ 19. Tầng hầm
dùng cho việc nấu nướng. Tầng trệt dùng làm khánh tiết. Tại đây còn bài trí
những hiện vật cổ xưa dùng để trang trí nội thất như: Song bình Bách điểu
chầu phụng, bộ tràng kỷ Hoàng Gia ghi niên đại Khải định năm 1921, cặp ngà
voi Châu Phi dài 170cm, bộ tam đa ngũ thái Phúc – Lộc – Thọ. Tầng lầu

thoáng đạt dành cho việc nghỉ ngơi. Dạo quanh Bạch Dinh, du khách không
khỏi ngạc nhiên về tám bức tượng đá bán thân gắn trên một đường thẳng bao
quanh ba mặt tường chính của toà nhà. Hầu hết tượng đều mang phong cách
22


của nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Lúc bình minh hay khi chiều xế bóng, những
bức tượng ký hoạ chân dung đối xứng trên nền chim công lấp lánh, trông thật
tráng lệ và kỳ diệu.
Hiện nay, Bạch Dinh được dùng làm nhà bảo tàng, trưng bày các
chuyên đề như: đồ gốm thời Khang Hy vớt được từ xác tàu cổ đắm tại khu
vực Hịn Cau – Cơn Đảo, súng thần cơng cùng nhiều hiện vật có giá trị khác
được tìm thấy qua các đợt khai quật khảo cổ ở Bà Rịa – Vũng Tàu… đến
Bạch Dinh, du khách có thể tận hưởng khơng khí trong lành của biển, vẻ đẹp
kiều diễm của Bạch Dinh hòa lẫn trong thiên nhiên cây cỏ, và được tận mắt
thưởng ngoạn những cổ vật tiêu biểu, quý hiếm.
 Đèn Hải Đăng

Đèn Hải Đăng
Hải đăng Vũng Tàu nằm trên đỉnh núi Nhỏ, được xây dựng và khánh
thành năm 1862. Đến năm 1913, ngọn hải đăng này được chuyển từ độ cao
149m lên vị trí hiện nay (cao khoảng 170m). Ngọn hải đăng là một tháp tròn,
sơn trắng, cao 18m. Đèn ở đỉnh tháp chiếu xa 30 hải lý.
Đến đây, sau khi men theo đường hầm được xây kiên cố trong ngôi nhà
hai tầng vốn là nơi cư trú và sinh hoạt của những người gác hải đăng bạn sẽ
lên đến đỉnh tháp. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cả thành phố Vũng Tàu
23


ẩn hiện trong sương, các bãi tắm hình lưỡi liềm, núi Minh Đạm xanh ngát.

Hay nhìn xuống ngay bên dưới, cả rừng hoa sứ rực sáng làm nổi bật nét kiên
cố, vững chải của toàn bộ cụm tháp.
 Mũi Nghinh Phong ( Hạ Long, P.2)
Mũi Nghinh Phong nằm ở hướng cực nam Thành Phố Vũng Tàu. Bãi
tắm này hẹp, Nước rất sạch, sóng gió dồn dập, ba bề vách đá cheo leo vô cùng
hùng vĩ.

Mũi Nghinh Phong
Mũi Nghinh Phong nhô ra biển Đông trông như một chiếc đầu cá sấu
khổng lồ. Quanh mũi có nhiều tảng đá lớn hình thù kỳ dị vơ cùng lạ mắt, đây
là nơi hẹn hị tuyệt vời cho những người thích câu cá và ưa mạo hiểm.
 Hồ Mây trên đỉnh Núi Lớn
Khu du lịch Hồ Mây nằm trên đỉnh Núi Lớn là một trong những Khu
du lịch sinh thái - văn hóa đẹp vừa được xây dựng ở Vũng Tàu. Trước đây, để
tham quan núi Lớn, du khách chỉ có 1 cách là chinh phục bằng đường bộ. Từ
năm 2010, với việc đưa giai đoạn 1 dự án cáp treo Núi Lớn – Núi Nhỏ vào
họat động, du khách đã có thể dễ dàng lên đến đỉnh núi Lớn chỉ sau chưa đầy
10 phút ngồi trong cabin cáp treo để hịa mình vào thiên nhiên của khu du lịch
sinh thái Hồ Mây - Núi Lớn.
24


Đi cáp treo lên đỉnh Núi Lớn
Điểm nhấn của khu du lịch Hồ Mây chính là 2 hồ nước nhân tạo mang
tên Hồ Mây thượng và Hồ Mây hạ với diện tích khoảng 3ha nằm trên đỉnh
núi. 2 hồ nước được thiết kế nằm ở độ cao chênh hàng chục mét, tạo nên một
thác nước có chiều cao 9m. Ngồi các cảnh quan thiên nhiên như vườn Hoa
Bác Hồ, rừng Thông Caribe, Rừng Hoa Anh Đào, khu nuôi chim Công, ....
khu du lịch Hồ Mây cịn có các cơng trình Văn Hóa, Lịch sử như: Lơ Cốt thời
Pháp, Rada Vi ba, hang đá Belem ... nhưng điểm tập chung nhất là Khu Đền

Thờ: Tượng phật Di Lặc cao 30m, La Hán Đường với 18 vị La Hán, Phật tích
Động thờ 33 vị Tổ Thiền Tông.

Thác nước và Tượng Phật Di Lặc trên Núi Lớn
25


×