Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

BTL LTM 2 OFFICIAL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (794.23 KB, 20 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: LUẬT THƯƠNG MẠI 2
ĐỀ BÀI: 05
Trình bày quy định pháp luật về đấu giá hàng hóa

HỌ TÊN
MSSV

:
:

ĐINH THÚY HƯỜNG
442705

LỚP
NHĨM

:
:

N11.TL1
01

HÀ NỘI – 2020


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


LTM

Luật Thương Mại

LĐGTS

Luật đấu giá tài sản


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
NỘI DUNG........................................................................................................... 1
Khái quát chung về đấu giá hàng hóa ....................................................... 1

1.

1.1.

Đặc điểm của đấu giá hàng hóa ............................................................. 1

1.2.
2.

3.

4.

Khái niệm về đấu giá hàng hóa .......................................................... 1


Quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa ............................................ 2
2.1.

Quy định về khái niệm, đặc điểm của đấu giá hàng hóa.................... 2

2.2.

Quy định về đối tượng, chủ thể tổ chức đấu giá. ............................... 4

2.3.

Quy định về nguyên tắc thực hiện đấu giá ......................................... 6

2.4.

Quy định về trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa. ................................. 8

Thực tiễn thi hành pháp luật về đấu giá hàng hóa .................................... 9
3.1.

Thành tựu............................................................................................ 9

3.2.

Bất cập .............................................................................................. 11

Kiến nghị hoàn thiện toàn bộ hệ thống pháp luật về đấu giá hàng hóa

một cách tổng thể và toàn diện........................................................................ 13
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................... 16


MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường và xu hướng tồn cầu hóa, hội nhập kinh
tế quốc tế, hoạt động đấu giá nói chung ngày càng có vị trí quan trọng trong đời
sống kinh tế - xã hội, mang tính thiết thực và là nhu cầu cần thiết cho xu thế phát
triển của xã hội văn minh. Bán đấu giá đã có mặt ở Việt Nam từ khá lâu nhưng bán
đấu giá hàng hóa với tính chất là hành vi thương mại của thương nhân thì mới
được ghi nhận trong pháp luật những năm gần đây. Chính vì thế, nghiên cứu những
quy định pháp luật về đấu giá không chỉ giúp chúng ta hiểu và thực hiện nghiêm
túc hoạt động đấu giá trên thị trường mà hơn hết là cịn tìm ra những bất cập và sửa
đổi kịp thời cho phù hợp với thực tiễn. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề, trong
khuôn khổ bài tập lớn, em xin nghiên cứu về vấn đề “Trình bày quy định của
pháp luật về đấu giá hàng hóa”
NỘI DUNG
1. Khái quát chung về đấu giá hàng hóa
1.1. Khái niệm về đấu giá hàng hóa
“Đấu giá hàng hóa là một hình thức mua bán đặc biệt, theo đó, người mua tự trả
giá dựa trên giá khởi điểm do bên bán đưa ra. Người nào trả giá cao nhất sẽ được
quyền mua hàng hóa đấu giá. Đấu giá được tổ chức cơng khai theo những nguyên
tắc và trình tự, thủ tục nhất định”.
1.2.

Đặc điểm của đấu giá hàng hóa

 Đấu giá hàng hóa là hoạt động bán hàng đặc thù
Hoạt động đấu giá hàng hóa ngồi những đặc điểm chung của mua bán hàng hóa
thơng thường thì cịn có những đặc thù nhất định thể hiện bản chất của nó như: đấu
giá hàng hóa mang tính cạnh tranh, cơng khai, lành mạnh; đấu giá hàng hóa là một

hoạt động bán hàng thơng qua trung gian; đối tượng của đấu giá hàng hóa là những
loại hàng hóa có đặc thù về giá trị hoặc giá trị sử dụng.
 Đấu giá hàng hóa là một phương thức kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường mỗi bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa đều vì
mục tiêu lợi nhuận. Người tổ chức đấu giá là người đứng ra tổ chức, điều hành các
cuộc đấu giá của cá nhân, tổ chức để thu phí dịch vụ; người bán hàng muốn hàng
1


hóa của mình thơng qua đấu giá để bán được với giá cao nhất; người mua hàng
thông qua việc trả giá hàng hóa đấu giá sẽ mua được hàng hóa theo đúng kế hoạch
của mình đưa ra là mua được hàng hóa với mức giá tốt nhất. Phương thức và hình
thức đấu giá hàng hóa có tính đa dạng
- Thứ nhất, về phương thức đấu giá hàng hóa, tùy thuộc vào đối tượng hàng hóa,
mục đích và điều kiện tổ chức đấu giá mà đấu giá hàng hóa có thể được tổ chức
theo nhiều phương thức khác nhau: trả giá lên, đặt giá xuống, đấu giá ngược, đấu
giá kiểu nhượng quyền, tổ hợp,...
- Thứ hai, về hình thức đấu giá hàng hóa thì đấu giá hàng hóa có thể trực tiếp bằng
lời nói, bằng bỏ phiếu, thơng qua mạng internet. Trong thực tế khi áp dụng, mỗi
phương thức đều có những ưu nhược điểm riêng.
2. Quy định của pháp luật về đấu giá hàng hóa
Quy định về khái niệm, đặc điểm của đấu giá hàng hóa.

2.1.

Đấu giá hàng hóa được Luật thương mại (2005) ghi nhận là hoạt động thương
mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc th người tỏ chức đấu giá thực hiện
việc bán hàng hóa cơng khai để chọn người mua trả giá cao nhất.1 Đấu giá hàng
hóa vừa mang bản chất kinh tế và bản chất pháp lý. Dưới góc độ kinh tế, đấu giá là
một phương thức bán hàng đặc biệt, chịu sự tác động của các quy luật kinh tế thị

trường. Dưới góc độ pháp lý, đấu giá được hiểu là một quan hệ dân sự và thương
mại, bao gồm các yếu tố cấu thành như chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ
đấu giá, được thể hiện như sau:
Thứ nhất, chủ thể tham gia vào hoạt động đấu giá hàng hóa bao gồm: Người
bán hàng hóa là chủ sở hữu hàng hóa, người được chủ sở hữu hàng hóa ủy quyền
hoặc người có quyền bán hàng hóa theo quy định của pháp luật2. Người tham gia
đấu giá hàng hóa chính là những người đăng kí tham gia cuộc đấu giá để mua hàng
hóa, trừ những đối tượng khơng được tham gia đấu giá quy định tại điều 198 LTM
2005.

1
2

Khoản 1 Điều 185 LTM 2005
Khoản 2 Điều 186 LTM 2005

2


Thứ hai, về hình thức đấu giá hàng hóa. Nếu áp dụng theo LTM 2005, các
bên chỉ có thể áp dụng hình thức đấu giá trực tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá.
Điều này là một điểm còn rất hạn chế của LTM 2005, những đã được LĐGTS
2016 khắc phục.
Thứ ba, về cơ sở pháp lý của quan hệ đấu giá được thiết lập dưới một dạng
đặc biệt là hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa3. Hợp đồng đấu giá được
xác lập giữa người bán và người kinh doanh dịch vụ đấu giá trong đó ghi nhận các
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.
Mặt khác, Khái niệm đấu giá tài sản được LĐGTS ghi nhận, theo đó, đấu
giá tài sản là hình thức bán tài sản có từ hai người trở lên tham gia đấu giá theo
nguyên tắc, trình tự và thủ tục được quy định tại Luật này, trừ trường hợp quy định

tại Điều 49 của Luật này4.
Như vậy, nếu so với khái niệm đấu giá hàng hóa được ghi nhận trong LTM
2005 thì có thế thấy khái niệm đấu giá hàng hóa được hiểu hẹp hơn, bởi lẽ tất cả
hàng hóa là tài sản nhưng có một số tài sản khơng được coi là hàng hóa. Hơn nữa,
theo LTM 2005, đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại tức là hoạt động của
thương nhân thì LĐGTS lại khơng hạn chế chủ thể tham gia đấu giá và có thể hiểu
đây là hoạt động của bất cứ cá nhân tổ chức nào bán hàng theo phương thức đấu
giá. Khái niệm về đấu giá tài sản trong LĐGTS 2016 và đấu giá hàng hóa trong
LTM 2005 nêu trên đều có thể hiểu là cùng điều chỉnh về đối tượng là hàng hóa
trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức tự nguyện lựa chọn bán
thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại LĐGTS 2016 và các trường
hợp cịn lại theo trình tự, thủ tục quy định tại LTM 2005. Dưới góc độ pháp lý,
khái niệm đấu giá tài sản theo LĐGTS phản ánh mối quan hệ dân sự và thương
mại, bao gồm các yếu tố cấu thành như chủ thể, khách thể và nội dung của quan hệ
đấu giá, cụ thể:
Thứ nhất, chủ thể tham gia vào hoạt động đấu giá hàng hóa bao gồm:
3
4

Điều 193 LTM 2005
Khoản 2 Điều 5 LĐGTS 2016.

3


(i)

Người bán hàng hóa là chủ sở hữu hàng hóa, người được chủ sở hữu hàng

hóa ủy quyền hoặc người có quyền bán hàng hóa theo quy định của pháp luật

như tổ thanh toán tài sản (Luật Phá sản) hay các trường hợp xử lý tài sản cầm
cố; thế chấp theo quy định của pháp luật dân sự5.
(ii)

Người tham gia đấu giá hàng hóa chính là những người đăng ký tham giá

cuộc đấu giá để mua hàng hóa, trừ những đối Tượng không được tham gia đấu
giá quy định tại Điều 198 LTM 2005.
Thứ hai, về hình thức bán đấu giá hàng hóa:
Nếu áp dụng theo LĐGTS 2016, hình thức đấu giá hàng hóa là rất đa dạng,
các bên có thể tự thỏa thuận lựa chọn một trong các hình thức như: (i) Đấu giá trực
tiếp bằng lời nói tại cuộc đấu giá; (ii) đấu giá bằng bỏ phiếu trực tiếp tại cuộc đấu
giá; (iii) đấu giá bằng bỏ phiếu gián tiếp; (iv) đấu giá trực tuyến. 6
Thứ ba, về cơ sở pháp lý, quan hệ đấu giá được thiết lập dưới một dạng đặc
biệt là Biên bản đấu giá7 và hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hóa8 (trong
trường hợp người bán hàng yêu cầu tổ chức đấu giá tổ chức cuộc đấu giá). Hợp
đồng đấu giá được xác lập giữa người bán và người kinh doanh dịch vụ đấu giá
trong đó ghi nhận các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên. Văn bản đấu
giá hàng hóa thực chất là hợp đồng mua bán hàng hóa xác lập quyền sở hữu của
người mau đối với hàng hóa đấu giá.
2.2. Quy định về đối tượng, chủ thể tổ chức đấu giá.
Thứ nhất, về đối tượng của hoạt động đấu giá
Trong LTM 2005 quy định đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa là các loại
hàng hóa được phép giao dịch9 (nếu hàng hóa đó thuộc trường hợp hạn chế lưu
thơng hoặc kinh doanh có điều kiện thì chủ sở hữu hàng hóa đó phải thỏa mãn điều
kiện luật định và không nằm trong danh mục bị cấm lưu thông theo quy định của
pháp luật). Thông thường, chỉ những hàng hóa có đặc thù về giá trị cũng như giá trị

Khoản 2 Điều 186 LTM 2005 và khoản 5 Điều 5 LĐGTS 2016.
Khoản 1 Điều 40 LĐGTS 2016.

7
Điều 44 LĐGTS 2016.
8
Điều 193 LĐGTS 2016.
9
Khoản 11 Điều 5 LĐGTS 2016
5
6

4


sử dụng mới được cân nhắc để lựa chọn bán theo phương thức bán đấu giá. Tại
LĐGTS 2016 quy định, đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa là các loại hàng
hóa được phép giao dịch10, và cụ thể hóa trong phân loại tài sản:
 Loại 1 là tài sản thuộc quyền sở hữu của cá nhân/tổ chức. Đây là loại tài sản thuộc
quyền sở hữu của cá nhân/tổ chức (ví dụ: bất động sản, tác phẩm nghệ thuật, vật
dụng gia đình, ...). Đây là loại tài sản mà có thể được bán đấu giá tự nguyện.
 Loại 2 là tài sản phục vụ hoạt động tư pháp. Đây là tài sản để thi hành án theo quy
định của pháp luật, ví dụ tang vật của các vụ án, phương tiện vi phạm pháp luật, tài
sản sung công, ... Đây là các tài sản phải được tiến hành bán đấu giá theo quy định
quản lý tài sản của Nhà nước.
Tuy nhiên, hàng hóa là đối tượng của hoạt động đấu giá hàng hóa chỉ có thể là
các tài sản thuộc loại 1 như nêu ở trên, các tài sản tư pháp khơng được coi là hàng
hóa vi khơng thỏa mãn điều kiện về được phép giao dịch và phải thực hiện theo
quy định về quản lý tài sản của Nhà nước
Thứ hai, về chủ thể tổ chức đấu giá
Theo quy định của LTM 2005, người tổ chức đấu giá là thương nhân có
đăng kí kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường
hợp người bán hàng tự tổ chức đấu giá11, bao gồm 2 trường hợp: (i) Trường hợp

người bán hàng tự tổ chức đấu giá, đối với trường hợp này, người bán hàng cũng
đồng thời là người tổ chức đấu giá trong LTM 2005, người này có đầy đủ quyền và
nghĩa vụ của người bán hàng và người tổ chức đấu giá như quy định tại Điều 186,
189, 190 LTM 2005; (ii) trường hợp người bán hàng thơng qua thương nhân có
đăng kí kinh doanh dịch vụ đấu giá: theo trình tự, thủ tục quy định trong LTM
2005.
Chủ thể tổ chức đấu giá được quy định trong LĐGTS 2016 khác so với LTM 2005,
cụ thể, tổ chức đấu giá tài sản chỉ bao gồm Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản và

10
11

Khoản 11 Điều 5 LĐGTS 2016.
Khoản 1 Điều 186 LTM 2005

5


doanh nghiệp đấu giá tài sản, người có tài sản đấu giá ký kết hợp đồng dịch vụ đấu
giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản để thực hiện việc đấu giá tài sản. Hợp đồng
dịch vụ đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản, được thực hiện theo quy định
của pháp luật về dân sự và quy định của LĐGTS 201612 . Từ quy định trên, người
có hàng hóa đẩu giá bắt buộc thơng qua tổ chức đấu giá tài sản để tổ chức đấu giá
bất kể tự nguyện lựa chọn hay thuộc các trường hợp pháp luật quy định phải bán
thông qua đấu giá theo trình tự, thủ tục quy định tại LĐGTS 2016. Nếu người tổ
chức đấu giá là doanh nghiệp đấu giá tài sản thì phải có đủ điều kiện kinh doanh
dịch vụ đấu giá như quy định tại Điều 23 LĐGTS 2016
2.3. Quy định về nguyên tắc thực hiện đấu giá
LTM 2005 quy định cuộc đấu giá cần tuân thủ những nguyên tắc như sau:
Thứ nhất, nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết trong đấu giá hàng hóa. Đây

là nguyên tắc tối cao trong quan hệ hợp đồng nói chung và quan hệ đấu giá nói
riêng. Nguyên tắc này được thể hiện trong suốt quá trình đấu giá là khi các bên
tham gia phải hồn tồn tự nguyện, khơng bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng
ép, đe dọa, ngăn cản bên nào. Quyền tự do cam kết, thỏa thuận của các bên làm
xác lập quyền và nghĩa vụ trong quan hệ đấu giá hàng hóa được pháp luật bảo đảm
nếu cam kết, thỏa thuận đó khơng vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội
Thứ hai, ngun tắc bảo đảm tính độc lập, trung thực, cơng khai, minh bạch,
cơng bằng, khách quan. Đấu giá là hình thức cơng khai lựa chọn người mua hàng
hóa nên mọi vấn đề liên quan đến cuộc đấu giá và những thơng tin về hàng hóa bán
đấu giá phải được cơng khai cho tất cả những người mua biết bằng các hình thức
như: Niêm yết, thơng báo, trưng bày, giới thiệu về hàng hóa; cơng khai về thời
gian, địa điểm tiến hành tổ chức đấu giá; tên loại hàng hóa đấu giá; số lượng, chất
lượng, giá khởi điểm của hàng hóa…Người bán hàng hóa, người tổ chức bán đấu
giá, người điều hành đấu giá cần phải thông tin đầy đủ về cuộc đấu giá, về hàng
hóa, các giấy tờ có liên quan đến hàng hóa bán đấu giá. Người bán hàng hóa cần
12

Điều 33 LĐGTS 2016.

6


phải trung thực khi xác định giá khởi điểm của hàng hóa, khơng nên dựa ra các
mức giá khởi điểm quá cao so với giá trị thực tế của hàng hóa. Ngồi ra, u cầu
về tính trung thực cịn thể hiện ở việc pháp luật quy định những người có thân
phận pháp lý hay hoàn cảnh đặc biệt mà sự tham dự của họ ảnh hưởng đến sự trung
thực, khách quan của cuộc đấu giá thì khơng được tham gia trả giá.
Thứ ba, nguyên tắc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham
gia đấu giá hàng hóa. Trong quan hệ đấu giá hàng hóa thì quyền lợi và lợi ích hợp

pháp của tất cả các bên phải được coi trong và bảo đảm. Người bán hàng có quyền
xác định giá khởi điểm của hàng hóa, có quyền yêu cầu tổ chức đấu giá thanh toán
đầy đủ tiền bán hàng hóa ngay sau khi cuộc đấu giá kết thúc, được bồi thường thiệt
hại nếu tổ chức đấu giá hoặc bên mua có hành vi xâm hại đến lợi ích của mình.
Người mua hàng có quyền xem hàng hóa, u cầu cung cấp đầy đủ thơng tin về
hàng hóa, được tự đặt giá, được xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa sau khi
hồn thành văn bản đấu giá và thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán. Người mua có
quyền trả lại hàng hóa cho tổ chức đấu giá và yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại nếu
chất lượng hàng hóa khơng đúng như thơng báo. Tổ chức đấu giá được thu của
người bán hàng hóa lệ phí và các khoản chi phí khác cho việc tổ chức đấu giá theo
quy định của pháp luật. Trường hợp người bán hàng hóa khơng thơng tin đầy đủ về
giá trị, chất lượng hàng hóa thì người tổ chức đấu giá không phải chịu trách nhiệm
bồi thường thiệt hại cho người mua hàng hóa.
Về cơ bản, nguyên tắc thực hiện đấu giá theo LĐGTS 2016 cũng giống với
quy định tại LTM 2005, chỉ khác một nguyên tắc, đó là: Nguyên tắc cuộc đấu giá
phải do đấu giá viên điều hành, trừ trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng đấu giá
tài sản thực hiện13 . Theo đó, quy chế pháp lý về đấu giá viên được quy định cụ thể
từ Điều 10 đến Điều 21 trong LĐGTS 2016, là người trực tiếp điều hành cuộc đấu
giá, trừ trường hợp quy định tại Điều 60 LĐGTS 2016 về các trường hợp mà việc
đấu giá phải thông qua Hội đồng đấu giá tài sản để thực hiện.

13

Khoản 4 Điều 6 LĐGTS 2016.

7


2.4. Quy định về trình tự, thủ tục đấu giá hàng hóa.
Theo quy định tại LTM 2005, đấu giá hàng hóa sẽ được thực hiện theo trình tự, thủ

tục sau đây:
Bước 1: Lập hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá. Trong trường hợp chủ sở hữu
lựa chọn phương thức bán hàng qua trung gian được thực hiện bởi các nhà tổ chức
đấu giá chuyên nghiệp, cơ sở pháp lý của phương thức đấu giá này sẽ được xác lập
bởi hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý
tương đương giữa các bên14. Hợp đồng dịch vụ đấu giá ghi nhận và đảm bảo tính
hiệu lực trên nhiều phương diện như chủ thể, hình thức, nội dung xác lập quyền –
nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong đấu giá theo sự thỏa thuận hoặc theo
quy định của pháp luật.
Bước 2: Xác định giá khởi điểm. Việc xác định giá khởi điểm của hàng hóa có ý
nghĩa trong việc tác động đến tâm lý và hiệu quả của cuộc đấu giá, điều này được
quy định cụ thể tại Điều 194 LTM 2005.
Bước 3: Chuẩn bị bán đấu giá hàng hóa. Những cơng việc chuẩn bị cần thiết để tổ
chức thành công cuộc bán đấu giá gồm các công việc chủ yếu như: (i) niêm yết,
thông báo, công khai việc bán đấu giá15; (ii) đăng ký tham gia đấu giá và đặt cọc
trưng bày, xem hàng hóa bán đấu giá16. Việc trưng bày hàng hóa nhằm mục đích
người tham gia đấu giá có dịp tận mắt xem hàng hóa và hồ sơ gốc của hàng hóa,
giúp họ yên tâm về chất lượng và tính hợp pháp của hàng hóa để có những quyết
định đúng đắn khi đấu giá.
Bước 4: Tiến hành đấu giá. Phiên đấu giá có thể được tổ chức tại trụ sở của tổ chức
bán đấu giá hoặc tại nơi có tài sản bán đấu giá và phải đảm bảo tính cơng khai. Địa
điểm và thời gian tổ chức cuộc bán đấu giá phải được công bố rộng rãi. Xuất phát
từ tính chất cạnh tranh trong đấu giá, nhất là cạnh tranh về giá hàng hóa, cuộc bán

Điều 193 LTM 2005.
Điều 196, 197 LTM 2005.
16
Điều 199 LTM 2005
14
15


8


đấu giá chỉ được tiến hành khi đảm bảo số lượng tối thiểu người tham gia trả giá.
Cuộc đấu giá hàng hóa được tiến hành theo quy định tại Điều 201 LTM 2005.
Trong trường hợp khơng có người tham gia đấu giá, trả giá; hoặc là giá cao nhất đã
trả thấp hơn mức giá khởi điểm đối với phương thức trả giá lên thì cuộc đấu giá coi
như khơng thành. Tổ chức bán đấu giá và người bán hàng hóa có thể thỏa thuận tổ
chức bán đấu giá lần thứ hai hoặc các lần tiếp theo với thủ tục như lần bán đầu
tiên.
Bước 5: Hoàn thành văn bản đấu giá hàng hóa. Văn bản bán đấu giá hàng hố phải
có đầy đủ các nội dung như quy định tại Điều 203 LTM 2005, văn bản đấu giá
hàng hóa là căn cứ pháp lý xác nhận việc mua bán và chuyển giao quyền sở hữu
hàng hóa bán đấu giá. Văn bản bán đấu giá hàng hóa được lập ngay tại cuộc đấu
giá, kể cả trường hợp đấu giá không thành. Căn cứ vào văn bản bán đấu giá hàng
hóa và các giấy tờ hợp lệ khác, cơ quan Nhà nước thẩm quyền có trách nhiệm đăng
ký quyền sở hữu hàng hóa cho người mua theo quy định của pháp luật. Biên bản
đấu giá sẽ được hoàn thành như quy định tại Điều 44 của LĐGTS 2016 và Điều 12
Nghị định số 62/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 05 năm 2017 về quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật đấu giá tài sản.
Về cơ bản, trình tự, thủ tục bán đấu giá tài sản được quy định trong LĐGTS 2016
giống như LTM 2005
3. Thực tiễn thi hành pháp luật về đấu giá hàng hóa
3.1. Thành tựu
Thứ nhất, hoạt động bán đấu giá hàng hóa được phát triển theo hướng chuyên
nghiệp hóa. Trong đó, một điểm mới quan trọng của pháp luật về đấu giá hàng hóa
là đã xây dựng hành lang pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động bán đấu giá hàng
hóa để phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa hoạt động này. Theo bảng tổng
hợp số liệu tổng kết năm 2017 của Bộ Tư pháp, tính đến hết ngày 31/12/2017, nhìn

chung trên cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng, đấu giá hàng hóa có những
bước tiến bộ rõ rệt, cả nước có 529 tổ chức đấu giá chuyên nghiệp (trong năm 2016
là 428 tổ chức), đội ngũ đấu giá viên ngày càng được nâng cao về số lượng và chất
9


lượng, cụ thể là: 1.164 người (trong năm 2016 là 956 người). Tổng số cuộc đấu giá
đã thực hiện là 24.490 cuộc (trong năm 2016 là 21.261 cuộc), trong đó, số lượng
cuộc bán đấu giá thành là 20.979 cuộc (trong năm 2016 là 18.157 cuộc) với số phí
đấu giá thu được là 139.278.025.829 Đồng (trong năm 2016 là 119.007.460.865
Đồng), đã nộp ngân sách theo quy định 1.110.075.352.268 Đồng (trong năm 2016
là 381.592.910.671 Đồng).
Thứ hai, hình thức đấu giá trực tuyến lần đầu tiên được ghi nhận trong văn
bản luật và một các văn bản hướng dẫn thi hành. Với hình thức đấu giá trực tuyến,
thay vì tiêu tốn hàng trăm triệu đồng cho mỗi phiên đấu giá trực tiếp tại khách sạn
5 sao, việc đấu giá được thay thế từng bước bằng các phần mềm trực tuyến an toàn,
bảo mật và đạt độ chính xác cao, bình đẳng, đảm bảo lợi ích, quyền lợi của các bên
tham gia. Hồ sơ pháp lý, chất lượng tài sản đưa ra bán được thể hiện rõ ràng, công
khai, minh bạch trên mạng Internet. Hình thức đấu giá trực tuyến cịn giúp cơ quan
quản lý Nhà nước khơng bị thất thốt thuế, giúp người mua và người bán gia tăng
lợi nhuận, bởi cắt giảm các khâu trung gian không cần thiết. Dẫn đầu xu hướng đó,
Cơng ty cổ phần bán đấu giá Lạc Việt – một công ty đấu giá hàng đầu tại Hà Nội
cũng đã tham khảo mơ hình đấu giá trực tuyến của MUV Marketplace (thuộc Tập
đoàn Warisan TC Holdings Berhad) - thị trường đấu giá xe cũ trực tuyến lớn nhất
tại Malaysia. Bằng cách áp dụng nền tảng trực tuyến, tập đồn này đã cách mạng
hóa và định nghĩa lại ngành công nghiệp ô tô đã qua sử dụng, cho thấy các cơng cụ
kỹ thuật số có thể mang lại một tầm cao mới cho trật tự và sự minh bạch đối với thị
trường truyền thống. Chỉ trong 2 năm áp dụng nền tảng trực tuyến, MUV đã tổ
chức 204 cuộc đấu giá, bán 39.970 xe ơ tơ cũ và có 3.899 người mua sử dụng ứng
dụng.

Thứ ba, doanh nghiệp đấu giá được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp tư
nhân và công ty hợp danh, đây là các tổ chức kinh tế mà chủ sở hữu chịu trách
nhiệm vô hạn với hoạt động của doanh nghiệp. Điều này sẽ góp phần nâng cao
trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đấu giá trong hành nghề, qua đó góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có hàng hóa đấu giá, người tham gia
đấu giá. Theo số liệu thống kê về danh sách các tổ chức đấu giá tài sản trên địa bản
10


Hà Nội, trước 1/7/2017, cả thành phố mới chỉ có 39 doanh nghiệp được đăng ký,
đến ngày 31/01/2018, con số này đã tăng lên đến 73 doanh nghiệp – tức là gần gấp
đơi so với trước đó 6 tháng. Có thể thấy, việc LĐGTS 2016 ra đời, quy định cụ thể
chi tiết về đấu giá hàng hóa, tạo khung pháp lý vững chắc đã góp phần thúc đẩy
các tổ chức cá nhân đầu tư vào lĩnh vực còn mới mẻ này.
3.2. Bất cập
Thứ nhất, theo quy định của LĐGTS 2016, trong thời gian 2 năm kể từ ngày
Luật có hiệu lực, các doanh nghiệp đấu giá tài sản phải tiến hành chuyển đổi thành
doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh. Tuy nhiên, khi tiến hành chuyển đổi,
một số doanh nghiệp đã gặp vướng mắc trong quá trình tưởng chừng đơn giản này.
Do đó, từ ngày 1/7/2017 đến nay, thực hiện đúng quy định của LĐGTS 2016,
nhiều doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn…) đã tiến hành
các thủ tục để chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo phản ánh, việc
thực hiện các thủ tục chuyển đổi này đang gây khó khăn cho doanh nghiệp. Văn
bản mà Cục Thuế TP. Hà Nội gửi Sở Tư pháp Thành phố về việc triển khai thực
hiện LĐGTS 2016 cho biết, trường hợp doanh nghiệp nhiều ngành nghề được Sở
KH&ĐT cấp đăng ký kinh doanh trước ngày 1/7/2017 chuyển đổi toàn bộ sang
hoạt động bán đấu giá tài sản hoặc doanh nghiệp chỉ kinh doanh lĩnh vực bán đấu
giá tài sản nay chuyển đổi theo LĐGTS 2016 được Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký
hoạt động thì theo quy định về đăng ký thuế phải thực hiện thủ tục chấm dứt hiệu
lực mã số thuế cũ và xin cấp mã số thuế mới.

Thứ hai, “cò đấu giá” vẫn là vấn nạn nhức nhối chưa được giải quyết triệt để.
Theo ơng Nguyễn Anh Dũng, Phịng Quản lý các hoạt động bổ trợ tư pháp thuộc
Sở Tư pháp TP. Hà Nội, tình trạng “cị” tham gia vào các phiên đấu giá trong thời
gian qua vẫn là vấn nạn trong hoạt động bán đấu giá tài sản nói chung và đấu giá
hàng hóa nói riêng. Ơng Dũng phân tích, khi đủ điều kiện tham gia đấu giá thì
quyền và nghĩa của mọi khách hàng tham gia đấu giá là như nhau. Do đó, có nhiều
doanh nghiệp và cá nhân chỉ tham gia đấu giá với mục đích phá quấy, chèn ép

11


khách hàng có nhu cầu thực mua và gây lũng đoạn phía ngồi trụ sở tổ chức bán
đấu giá chun nghiệp đang thực hiện phiên đấu giá
Thứ ba, quy định của pháp luật còn nhiều mâu thuẫn, chồng chéo, chưa hoàn
thiện đã tạo cơ hội cho một số tổ chức lợi dụng để cố tình thực hiện sai mục đích
của cuộc đấu giá. Theo Báo cáo chuyên đề tại Hội nghị tồn quốc triển khai cơng
tác tư pháp năm 2019, sau khi Luật Ðấu giá tài sản 2016 đi vào thực tiễn, vẫn có
nhiều khiếu nại, tố cáo. Năm 2018. Bộ Tư pháp đã tổ chức một số đoàn thanh tra,
kiểm tra, thanh tra đột xuất về việc chấp hành quy định pháp luật về đấu giá tài sản
đối với một số tổ chức bán đấu giá tài sản. Thanh tra đã phát hiện một số tổ chức
bán đấu giá tài sản có vi phạm như thực hiện khơng đúng quy định về thông báo,
niêm yết bán đấu giá tài sản; đăng báo không đúng về đấu giá tài sản; ghi biên bản
không đúng quy định tại cuộc đấu giá tài sản; cho người không đủ điều kiện tham
gia đấu giá tài sản; đưa thêm các điều kiện vào Thông báo đấu giá tài sản. Tổ chức
đấu giá tài sản và thẩm định giá cùng một chủ sở hữu, nhưng pháp nhân khác nhau;
đưa người là họ hàng vào tham gia đấu giá tài sản. Hợp đồng đấu giá tài sản ký kết
giữa tổ chức đấu giá tài sản với người có tài sản cịn có các thỏa thuận khơng đúng
quy định của Luật Ðấu giá tài sản về việc thu tiền đặt trước hoặc về thù lao, chi phí
dịch vụ đấu giá. Một số tổ chức đấu giá tài sản còn ban hành quy chế chung cho
các cuộc đấu giá, nội dung quy chế chưa đầy đủ là không đúng quy định Luật Ðấu

giá tài sản.
Một số quy chế đặt ra những điều kiện không hợp lý, dẫn đến việc hạn chế
người tham gia đấu giá. Việc bán hồ sơ tham gia đấu giá tại một vài tổ chức có
biểu hiện chưa minh bạch, dẫn tới có khiếu kiện, tranh chấp..., cịn có dấu hiệu
thơng đồng, dìm giá nhưng rất khó phát hiện và xử lý. Kết quả thanh tra đều đã kết
luận, kiến nghị xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Một số vụ việc điển hình như
Công ty trách nhiệm hữu hạn Dịch vụ đấu giá tài sản Miền Nam, Trung tâm Dịch
vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc; Công ty cổ phần Ðấu giá Minh Pháp. Ðặc
biệt, Thanh tra Bộ Tư pháp đã kiến nghị hủy hai cuộc bán đấu giá do có hành vi
thông đồng và vi phạm về tài sản không được bán, đồng thời chuyển hồ sơ sang cơ
quan điều tra xử lý về thông đồng trong đấu giá. Cụ thể, thanh tra việc chấp hành
12


quy định pháp luật đối với Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An, Công ty trách
nhiệm hữu hạn Dịch vụ đấu giá tài sản Miền Nam và thanh tra việc chấp hành các
quy định pháp luật trong việc bán đấu giá tài sản đối với Trung tâm Dịch vụ bán
đấu giá tài sản tỉnh Vĩnh Phúc; yêu cầu xử lý trách nhiệm đối với các tổ chức, cá
nhân có vi phạm17 .
4. Kiến nghị hồn thiện tồn bộ hệ thống pháp luật về đấu giá hàng hóa một
cách tổng thể và toàn diện
Thứ nhất, Bộ Tư pháp cần nhanh chóng cơng bố danh sách tổ chức đấu giá trên
phạm vi cả nước để đảm bảo quyền lợi của người có hàng hóa cũng như các doanh
nghiệp đấu giá hàng hóa.
Thứ hai, bổ sung quy định về giám định hàng hóa đấu giá.
Phải quy định rõ hàng hóa đấu giá được giám định bởi cá nhân, tổ chức có trình
độ, kinh nghiệm, chun mơn trong lĩnh vực giám định tài sản. Như ở Pháp, đấu
giá viên là những người được đào tạo hết sức nghiêm ngặt, bài bản, họ có kiến thức
sâu rộng trong việc xác định giá cả thị trường. Người bán thường sẽ đưa ra mức giá
tối thiểu và mức giá này sẽ phải được đấu giá viên đồng ý. Đấu giá viên sẽ là người

xác định giá khởi điểm dựa trên khả năng am hiểu kiến thức sâu rộng về giá cả thị
trường18. Trình tự, thủ tục giám định hàng hóa đấu giá được thực hiện theo quy
định của pháp luật áp dụng với loại hàng hóa đó.
Việc giám định hàng hóa đấu giá phải được thực hiện công khai, trung thực
và lập thành văn bản. Chi phí giám định do người chủ sở hữu hàng hóa và người tổ
chức đấu giá thỏa thuận với nhau, nếu khơng có sự thỏa thuận thì người chủ sở hữu
hàng hóa sẽ chịu tồn bộ chi phí liên quan đến giám định hàng hóa.
Thứ ba, nâng mức tiền đặt trước trong đấu giá hàng hóa thương mại lên để
tránh tình trạng đấu giá ảo. Pháp luật thương mại cần quy định bắt buộc tại Khoản
2 Điều 199 Luật Thương mại 2005: “Người tham gia đấu giá phải nộp một khoản
tiền đặt trước từ 2% đến 15% giá khởi điểm của hàng hóa đấu giá. Khoản tiền đặt
17

/>Bộ Tư pháp (2015), Báo cáo tổng thuật pháp luật nước ngoài về đấu giá hàng hóa – Hồ sơ Dự án Luật đấu
giá trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (ngày 20/10/2015 – 27/11/2015).
18

13


trước được nộp vào tài khoản riêng của doanh nghiệp đấu giá mở tại tổ chức tín
dụng hoặc các bên có thể thỏa thuận thay thế nộp tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân
hàng19”. Điều này sẽ giúp cho việc quản lý số tiền đặt trước của phiên đấu giá hàng
hóa được minh bạch hóa, góp phần đảm bảo chất lượng dịch vụ đấu giá hàng hóa
trong thương mại.
Thứ tư, xây dựng các quy định tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển
quyền sở hữu hàng hóa đấu giá. Tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi các quy định liên quan
đến quá trình chuyển đổi quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản trong toàn bộ hệ
thống pháp luật. Xây dựng quy trình thủ tục chuyển quyền sở hữu hàng hóa đầy
đủ, chính xác, nhanh gọn.

Đặt ra quy định về nghĩa vụ của người bán hàng hóa phải giao đầy đủ các
giấy tờ liên quan đến hàng hóa đấu giá trong trường hợp hàng hóa đó phải chuyển
quyền sở hữu theo pháp luật ngay sau khi kết thúc phiên đấu giá. Nếu người bán
hàng chậm trễ trong việc bàn giao các giấy tờ liên quan đến hàng hóa phải chuyển
quyền sở hữu thì tùy theo mức độ sẽ phải chịu các hình phạt như phạt hành chính,
phạt bồi thường thiệt hại vì có hành vi xâm phạm quyền lợi của người mua hàng
hóa.
Thứ năm, hồn thiện quy định của pháp luật về đấu giá trực tuyến:
 bổ sung các quy định cụ thể, chi tiết đối với việc giao kết hợp đồng trong bán đấu
giá hàng hóa qua mạng internet. Cần siết chặt quy chế quản lý đối với những nhà
đầu tư (người bán, người mua) và cả người tổ chức đấu giá.
 bổ sung quy chế thẩm định tư cách tham gia bán đấu giá qua mạng. Với một
website đấu giá, người bán và người mua có thể sử dụng nhiều hình thức gian lận
nhằm thu lợi bất hợp pháp như người bán khai gian lận về các thông số hàng hóa
hoặc người mua là một thực thể ma, gây nhiễu và cản trở trong quá trình kinh
doanh của người bán. Do vậy, cần tăng cường các quy định về xác định tư cách

Căn cứ điều 335 BLDS năm 2015 quy định về bảo lãnh, “Bảo lãnh ngân hàng” là cam kết bằng văn bản của tổ
chức tín dụng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho
khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam
kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hồn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay.
19

14


chủ thể tham gia bán đấu giá, yêu cầu trách nhiệm cao đối với những chủ thể này
khi thực hiện bán đấu giá hàng hóa.
 thành lập các website trung gian để giám sát việc hoạt động bán đấu giá giữa các
chủ thể. Các website này có thể do Bộ Tư pháp quản lý hoặc là do một công ty

quản lý việc đấu giá thực hiện. Công ty trung gian sẽ giúp cho cả người có hàng
hóa, người mua và doanh nghiệp bán đấu giá xác định sự tổn tại và tính trung thực
từ nhiều phía.
 xây dựng các quy định quản lý nhà nước về bán đấu giá qua mạng. Nhà nước cần
phải quản lý tất cả mọi thứ liên quan đến vấn đề này như về số lượng giao dịch, số
lượng giao dịch thành công và đánh thuế với những giao dịch thành công.
KẾT LUẬN
Qua bài nghiên cứu trên có thể thấy rằng, hoạt động đấu giá tài sản đang ngày càng
phát triển và có những thành tựu trong cả lĩnh vực pháp luật và trong đời sống thực
tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh đó, bài viết cũng chỉ ra những điểm hạn chế trong quy
định pháp luật về đấu giá hàng hóa. Để hoạt động đấu giá hàng hóa có hiệu quả,
chất lựợng tốt, trở thành một phương pháp hữu hiệu để thúc đẩy kinh tế phát triển,
Nhà nước cần phải xây dựng một khung pháp lý đồng bộ và tương thích giữa các
quy định của LTM, LĐGTS và các văn bản pháp luật có liên quan trong hoạt động
đấu giá hàng hóa để tránh tình trạng chồng chéo, khơng rõ ràng, tạo sân chơi lành
mạnh, bình đẳng cho những cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua bán hàng hóa thơng
qua đấu giá.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật thương mại 2005.
2. Luật đấu giá tài sản 2016.
3. Luật doanh nghiệp 2014
4. Nghị định số 62/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành luật đấu giá tài sản.
5. Thông tư 06/2017/TT-BTP ngày 16 tháng 05 năm 2017 quy định về chương
trình khung của khóa đào tạo nghề đấu giá, cơ sở đào tạo nghề đấu giá, việc tập

sự và kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá và biểu mẫu trong lĩnh vực đấu
giá tài sản.
6. Vũ Hồng Dương (2016), “Pháp luật về đấu giá tài sản ở Việt Nam”, Đại học
Luật Hà Nội.
7. Hoàng Đức Anh (2017), “Pháp luật đấu giá hàng hóa – Thực trạng áp dụng
và giải pháp hoàn thiện”, Đại học Luật Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Loan, Võ Thị Thanh Linh (2019), “Pháp luật về đấu giá hàng
hóa trong thương mại - những bất cập và kiến nghị hồn thiện”, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp số 10(386), tháng 5/2019. Truy cập
tại: 01/10/2019.

16


1



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×