Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận thực tiễn áp dụng về chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế và giải pháp hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.88 KB, 18 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN
THỰC TIỄN ÁP DỤNG VỀ CHẾ ĐỘ CHĂM SĨC,
NI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI
CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Họ tên học viên:…………………….
Lớp:…………….,

- 2021


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
CHẾ ĐỘ CHĂM SĨC, NI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG
I.
BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI CỘNG ĐỒNG
1.1.

Những vấn đề chung về bảo trợ xã hội tại cộng đồn
Chế độ chăm sóc, ni dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại
1.2.
cộng đồng
THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG VỀ CHẾ ĐỘ CHĂM SĨC,


II.
NI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI
TẠI CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
2.1.
Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thực tiễn áp dụng về chế độ chăm sóc, ni dưỡng đối
2.2.
tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế
Giải pháp hoàn thiện về chế độ chăm sóc, ni dưỡng đối
2.3.
tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
2
2
2
3

6
6
7
13
15
16



MỞ ĐẦU
Bảo trợ xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện
tính nhân văn sâu sắc, tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành đùm lá
rách” vốn là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc. Là một bộ phận của hệ
thống chính sách an sinh xã hội, bảo trợ xã hội hướng tới những đối tượng có
hồn cảnh đặc biệt khó khăn như người già, người tàn tật, trẻ em mồ côi không
nơi nương tựa, người nhiễm HIV/AIDS, hoặc người gặp rủi ro do thiên tai,…
nhằm giúp họ vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống, hịa nhập cộng đồng. Thời
gian qua, chính sách bảo trợ xã hội đã và đang phát huy tác dụng là tấm lưới an
toàn cho các đối tượng bảo trợ xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu “Tăng
trưởng kinh tế phải đi đôi với thúc đẩy tiến bộ xã hội và công bằng ở mỗi giai
đoạn và trong suốt quá trình phát triển” [3, tr.190].
Là một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, lại bị
ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu; đang trong q trình cơng nghiệp
hóa, đơ thị hóa nhanh nên hiện nay số người cần trợ giúp xã hội của Việt Nam
rất lớn, chiếm hơn 20% dân số cả nước. Trong đó có khoảng 9,2 triệu người cao
tuổi, 7,2 triệu người khuyết tật, 1,5 triệu trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, gần 5%
hộ nghèo, 1,8 triệu hộ gia đình cần được trợ giúp đột xuất hàng năm do thiên tai,
hỏa hoạn, mất mùa, 234 nghìn người nhiễm HIV được phát hiện, 204 nghìn
người nghiện ma tuý, khoảng 30 nghìn nạn nhân bị bạo lực, bạo hành trong gia
đình; ngồi ra, cịn nhiều phụ nữ, trẻ em bị ngược đãi, bị buôn bán, bị xâm hại
hoặc lang thang kiếm sống trên đường phố... [1, tr.90].
Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Thực tiễn áp dụng về chế độ chăm sóc, ni
dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế và giải pháp hoàn thiện” làm đề tài tiểu luận có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn sâu sắc.

1



NỘI DUNG
I. CHẾ ĐỘ CHĂM SĨC, NI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ
XÃ HỘI TẠI CỘNG ĐỒNG
1.1. Những vấn đề chung về bảo trợ xã hội tại cộng đồng
* Bảo trợ xã hội
Bảo trợ xã hội (tiếng Anh: Social protection) là những biện pháp công
cộng nhằm giúp các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng ứng phó với và kiềm chế
được nguy cơ có tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và
những bấp bênh thu nhập.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), bảo trợ xã hội là những biện pháp công
cộng nhằm giúp các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng ứng phó với và kiềm chế
được nguy cơ có tác động đến thu nhập nhằm giảm tính dễ bị tổn thương và
những bấp bênh thu nhập. Nhấn mạnh sự kiềm chế nguy cơ, bảo trợ xã hội vừa
là mạng lưới an toàn, vừa là cơ sở để phát triển vốn con người.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho rằng bảo trợ xã hội là việc cung cấp
phúc lợi cho các hộ gia đình và cá nhân thông qua cơ chế nhà nước hoặc tập thể,
cộng đồng nhằm ngăn chặn sự suy giảm mức sống hoặc cải thiện mức sống thấp.
Nhấn mạnh chiều cạnh bảo hiểm và mở rộng cơ hội việc làm và tạo việc làm cho
những đối tượng có nhu cầu và trong khu vực kinh tế phi chính thức.
Ở Việt Nam, bảo trợ xã hội gần với khái niệm trợ giúp xã hội, là một
trong ba trụ cột cơ bản của hệ thống an sinh.
Với mục đích khắc phục rủi ro, trợ giúp xã hội cùng với bảo hiểm xã hội
có chức năng giảm thiểu rủi ro, và chính sách thị trường lao động chủ động
nhằm phòng ngừa rủi ro cho người dân.
Từ điển thuật ngữ an sinh xã hội của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội khơng có thuật ngữ “bảo trợ xã hội” mà chỉ có khái niệm “trợ giúp xã hội”
(social assistance) là sự trợ giúp bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật của nhà nước
(lấy từ nguồn thuế, khơng phải đóng góp từ người dân) nhằm bảo đảm mức sống
tối thiểu cho đối tượng được nhận.

2


* Vai trị, mục đích
Dù theo định nghĩa nào, các tổ chức quốc tế đều thống nhất trong cách
tiếp cận coi bảo trợ xã hội như một biện pháp kiềm chế nguy cơ bị tổn thương,
duy trì được thu nhập, sinh kế, tránh rơi vào đói nghèo.
Mục đích của bảo trợ xã hội nhằm đảm bảo thu nhập và các điều kiện
sống thiết yếu đối với các trường hợp bất hạnh, rủi ro, nghèo đói, khơng đủ sức
lo liệu được cuộc sống.
1.2. Chế độ chăm sóc, ni dưỡng đối tượng bảo trợ xã
hội tại cộng đồng
* Đối tượng được chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà
xã hội
Theo Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng được chăm sóc, ni dưỡng
tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội bao gồm:
1) Đối tượng bảo trợ xã hội có hồn cảnh đặc biệt khó khăn
- Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định
136/2013/NĐ-CP thuộc diện khó khăn khơng tự lo được cuộc sống và khơng có
người nhận chăm sóc, ni dưỡng tại cộng đồng, bao gồm:
+ Trẻ em dưới 16 tuổi khơng có nguồn ni dưỡng;
+ Trẻ em bị nhiễm HIV thuộc hộ nghèo; người bị nhiễm HIV thuộc hộ
nghèo khơng cịn khả năng lao động mà khơng có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã
hội hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có cơng hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
- Người cao tuổi thuộc diện được chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở bảo trợ
xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người cao tuổi;
- Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, ni
dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội theo quy định của pháp luật về người
khuyết tật.

2) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp

3


- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân
bị bn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
- Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quyết định của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh.
Lưu ý: Thời gian chăm sóc, ni dưỡng đối với đối tượng này tại cơ sở
bảo trợ xã hội, nhà xã hội tối đa không quá 03 tháng.
3) Đối tượng tự nguyện sống tại cơ sở bảo trợ xã hội
- Người cao tuổi thực hiện theo hợp đồng ủy nhiệm chăm sóc;
- Người khơng thuộc diện đối tượng bảo trợ xã hội có hồn cảnh đặc biệt
khó khăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp, khơng có điều kiện sống tại gia
đình, có nhu cầu vào sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội.
* Thẩm quyền tiếp nhận
Thẩm quyền tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội: Người đứng đầu cơ sở
trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ sở trợ giúp xã hội.
* Chế độ chăm sóc, ni dưỡng đối tượng tại cơ sở bảo trợ xã hội,
nhà xã hội
Đối tượng có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và đối tượng cần bảo vệ khẩn
cấp khi sống tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được hưởng chế độ như sau:
- Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng
mức chuẩn trợ giúp xã hội (270.000đồng) nhân với hệ số tương ứng sau đây:
+ Hệ số 5,0 đối với trẻ em dưới 04 tuổi;
+ Hệ số 4,0 đối với trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 60
tuổi trở lên;
+ Hệ số 3,0 đối với người từ 16 tuổi đến đủ 60 tuổi;

+ Hệ số đối với người khuyết tật, trẻ em khuyết tật thực hiện theo quy
định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế;

4


- Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức bằng 20 lần mức chuẩn trợ
giúp xã hội;
- Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu,
quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải
đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với
đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng
đang đi học và các chi phí khác theo quy định;
- Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức trợ cấp ni dưỡng
hàng tháng khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất;
- Trường hợp đối tượng đã được hưởng chế độ trợ cấp ni dưỡng hàng
tháng thì khơng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
* Hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm
Theo Điều 27 Nghị định 136/2013/NĐ-CP, Đối tượng được chăm sóc,
ni dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội được hỗ trợ giáo dục, đào tạo và tạo việc làm
như sau:
- Đối tượng được chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội được
hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học theo quy định của pháp luật.
- Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên
đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng,
đại học thì tiếp tục được chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã
hội cho đến khi tốt nghiệp văn bằng thứ nhất, nhưng không quá 22 tuổi.
- Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, ni dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã

hội, nhà xã hội khơng cịn học phổ thơng thì được giới thiệu học nghề.
- Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên
không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại
học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo
điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.
5


- Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên
không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại
học thì cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi
ở, tạo việc làm và trợ cấp xã hội hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống,
nhưng không quá 24 tháng.
II. THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP
DỤNG VỀ CHẾ ĐỘ CHĂM SĨC, NI DƯỠNG ĐỐI TƯỢNG
BẢO TRỢ XÃ HỘI TẠI CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Tỉnh Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế (còn được viết là Thừa Thiên - Huế) là một tỉnh ven biển
nằm ở cực nam của vùng Bắc Trung bộ, miền Trung Việt Nam.
Năm 2018, Thừa Thiên Huế là đơn vị hành chính Việt Nam đơng thứ 36
về số dân, xếp thứ 39 về Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP, xếp thứ 42 về
GRDP bình quân đầu người, đứng thứ về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với
1.163.500 người dân, GRDP đạt 47.428 tỉ đồng (tương ứng với 2,0600 tỉ USD),
GRDP bình quân đầu người đạt 40,76 triệu đồng (tương ứng với 1.770 USD),
tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,08% [6, tr.9].
Hiện nay, tỉnh đang xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, đậm đà bản
sắc văn hoá dân tộc và bản sắc văn hóa Huế gắn với bảo tồn, phát huy giá trị các
di sản văn hoá truyền thống, là khâu đột phá để phát triển du lịch. Nghiên cứu,

từng bước hồn thiện bản sắc văn hố Huế, đặc trưng văn hoá Huế để xây
dựng Huế trở thành trung tâm văn hoá đặc sắc của Việt Nam; xem đây là lợi thế
so sánh lâu dài để phát triển Huế, làm cho Huế ngày càng đặc sắc, thúc đẩy các
ngành du lịch, dịch vụ phát triển. Trong đó quy hoạch, xây dựng hệ thống công
viên, tượng, các công trình văn hố, trọng tâm là: Trung tâm hội nghị, Bảo tàng
Lịch sử Cách mạng, Bảo tàng thiên nhiên các tỉnh Duyên hải miền Trung, Trung
tâm Điện ảnh, Địa đạo Khu ủy Trị thiên. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Văn hóa, Thể

6


thao và Du lịch tập trung đầu tư hoàn thành cơ bản trùng tu Đại Nội và một số di
tích quan trọng để xứng đáng là trung tâm du lịch đặc sắc của Việt Nam.
Thừa Thiên Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông
nghiệp (năm 2018, tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 36,5%, ngành
dịch vụ 45,3%, ngành nơng nghiệp giảm cịn 18,2%). Thu ngân sách tăng bình
qn đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ
20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm
trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu tồn quốc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp
tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2018) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm
2008. Quy mơ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cịn nhỏ, và siêu nhỏ. Ngân sách
đạt thấp, thu ngân sách chưa bền vững, đến nay chưa cân đối được ngân sách,
hằng năm ngân sách nhà nước phải bù vào ngân sách địa phương khoảng 1.500
(tỷ đồng) [6, tr.11].
2.2. Thực tiễn áp dụng về chế độ chăm sóc, ni dưỡng đối tượng bảo
trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
* Những kết quả đạt được
Chính sách bảo trợ xã hội được thể chế hóa trong một số luật như Luật
người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,

Luật phịng, chống HIV/AIDS, Luật phịng chống bạo lực gia đình, Luật phịng,
chống bn bán người,... và được cụ thể hóa trong các văn bản dưới luật, đặc
biệt là Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ
về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội; Nghị định số 13/2010/NĐCP ngày 27 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP; Thông tư liên tịch số 24/2010/TTLTBLDTBXH-BTC ngày 18/8/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
67 và Nghị định 13; Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008
của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải
thể cơ sở bảo trợ xã hội; Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm
7


2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người cao
tuổi và các văn bản pháp luật khác có liên quan…
Nhìn chung, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đã cơ bản đảm bảo
cơ sở pháp lý cho chính sách bảo trợ xã hội, đáp ứng được địi hỏi tình hình
thực tiễn trong q trình triển khai chính sách. Việc xác định đối tượng, chế
độ, chính sách, nguồn lực, cơ chế tổ chức, bộ máy triển khai thực hiện chính
sách đã được quy định cụ thể, thủ tục và chi phí hành chính từng bước được
cắt giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở cũng như đối tượng tiếp cận chính
sách nhà nước.
Kết quả thực hiện chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội. Hệ thống chính
sách bảo trợ xã hội gồm trợ giúp xã hội ở cộng đồng, nuôi dưỡng chăm sóc
trong các cơ sở bảo trợ xã hội và trợ giúp đột xuất khi thiên tai, hỏa hoạn, tai
nạn,…
Trợ giúp xã hội ở cộng đồng. Theo quy định hiện hành, đối tượng thuộc
diện hưởng chính sách trợ giúp xã hội cộng đồng gồm 9 nhóm đối tượng. Ngồi
việc được hưởng khoản trợ cấp hàng tháng theo quy định, các đối tượng bảo trợ
xã hội còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hưởng thêm các khoản trợ giúp như:
các đối tượng học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách,
vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật; khi chết được hỗ trợ kinh phí

mai táng. Các đối tượng ở cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước, ngoài các khoản
trợ giúp trên còn được trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh
hoạt đời sống thường ngày; trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng
người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội…
Ni dưỡng, chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội. Trong giai đoạn vừa
qua, hệ thống cơ sở bảo trợ xã hội đã phát huy hiệu quả vai trị của mình trong
việc tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội; tổ
chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng
trong các hoạt động tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp
với lứa tuổi và sức khoẻ của từng nhóm đối tượng; phối hợp, tổ chức để dạy văn
8


hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển tồn diện
về thể chất, trí tuệ và nhân cách.
Bên cạnh đó, để bảo đảm từng bước nâng cao chất lượng chăm sóc, ni
dưỡng đối tượng, các địa phương đã đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa huy
động nguồn lực và khuyến khích thành lập cơ sở tư nhân để chăm sóc đối tượng
bảo trợ xã hội, nhằm từng bước giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước.
Trợ giúp đột xuất. Hàng năm, do đặc điểm thời tiết khí hậu phức tạp, tỉnh
Thừa Thiên Huế phải hứng chịu khoảng 10 cơn bão lớn, nhỏ, mưa lũ, lốc, nước
biển dâng... đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân, ảnh hưởng trực
tiếp đến đời sống dân sinh. Hậu quả của thiên tai cũng đã làm cho hàng vạn
người thiếu lương thực cần hỗ trợ gạo ngay sau thiên tai, giáp hạt, dịp Tết
nguyên đán. Hầu hết những hộ gia đình và cá nhân chịu hậu quả thiên tai đều
được hỗ trợ theo quy định của Nhà nước. Từ năm 2015 đến 2020, Tỉnh Thừa
Thiên Huế đã hỗ trợ 6.097 tấn gạo và 63 tỷ đồng để cứu trợ đột xuất. Các địa
phương cũng đã tổ chức huy động ngân sách địa phương, cộng đồng và các nhà
hảo tâm hỗ trợ hàng ngàn tỷ đồng.
Theo kế hoạch, Thừa Thiên Huế đặt mục tiêu cụ thể, từ năm 2021 đến

năm 2025 phấn đấu đạt 60% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai
nghiện ma túy, trại giam, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã,
phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân cơng, bố trí nhân sự làm
cơng tác xã hội, trong đó, có ít nhất 1 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên
công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách với mức phụ
cấp hàng tháng tối thiểu bằng mức lương cơ bản do Chính phủ quy định (Từ
năm 2026 đến năm 2030, phấn đấu đạt 90%). Ít nhất có 50% số cán bộ, công
chức, viên chức, nhân viên đang làm việc tại các xã, phường, thị trấn, các cơ sở
có cung cấp dịch vụ công tác xã hội, trại giam, hệ thống tư pháp, ngành Lao
động - Thương binh và Xã hội, đồn thể, tổ chức chính trị - xã hội các cấp được
đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ
năng công tác xã hội.
9


Đạt tối thiểu 50% số cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở y tế, cơ sở giáo dục và
cơ sở khác trong quy hoạch có cung cấp dịch vụ cơng tác xã hội. Tỷ lệ người có
hồn cảnh khó khăn được tư vấn, hỗ trợ công tác xã hội năm 2025 tăng 20% so
với năm 2020 (giai đoạn 2026 - 2030, đạt 60%). Phấn đấu 95% trẻ em mồ côi
không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn
nhân chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên
tai, dịch bệnh được trợ giúp xã hội và được cung cấp dịch vụ công tác xã hội
phù hợp từ nguồn lực [4, tr.120].
Để đạt mục tiêu đề ra, Thừa Thiên Huế sẽ tập trung phát triển mạng lưới
các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Bên cạnh đó, triển khai rà sốt, sắp
xếp phân công cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên làm công tác xã hội tại
các trại giam, hệ thống tư pháp, các cơ sở giáo dục, bệnh viện và các cơ sở của
ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, trong đó ưu tiên các lĩnh vực trợ giúp
xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, cai nghiện ma túy, hỗ trợ phạm nhân
hoàn lương và giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc khác.

Ngoài ra, triển khai tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình
độ chun mơn, nghiệp vụ và tập huấn kỹ năng cho 5.000 cán bộ, công chức,
viên chức, nhân viên làm công tác xã hội. Tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng
chuyên sâu cho tối thiểu 300 cán bộ, viên chức, nhân viên về chăm sóc, phục
hồi, trợ giúp đối tượng đặc thù, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt và người chưa
thành niên; công tác xã hội trong lĩnh vực tư pháp, nông thôn miền núi và một
số lĩnh vực đặc thù khác. Nghiên cứu, đánh giá kết quả và đề xuất giải pháp, cơ
chế, chính sách phát triển công tác xã hội. Tăng cường hợp tác, trao đổi, nghiên
cứu, khảo sát mơ hình cung cấp dịch vụ công tác xã hội của tỉnh bạn và các
nước trong khu vực để thúc đẩy phát triển công tác xã hội.
* Một số hạn chế, khó khăn
Tiêu chí để xác định đối tượng hiện nay không thống nhất, chưa bao phủ
hết các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, có lúc tiêu chuẩn để hưởng trợ cấp
bảo trợ xã hội lại căn cứ vào độ tuổi và khơng có nguồn thu nhập hoặc tình trạng
khuyết tật, tình trạng đơn thân,…
10


Mặc dù số đối tượng thụ hưởng chính sách bảo trợ xã hội ngày càng mở
rộng, nhưng chưa bao phủ hết các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã
hội cần trợ giúp, như: người có thu nhập thấp ở khu vực thành thị; một số nhóm
đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn; hộ nơng dân mất tư liệu sản xuất do đơ thị
hố hoặc cơng nghiệp hố, khơng thể chuyển đổi ngành nghề, họ phải di cư ra
thành phố tìm kiếm việc làm, họ gặp rất nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở, cũng
như tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản…
Hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ, dẫn đến khi thực hiện cần tra
cứu nhiều văn bản, dễ hiểu nhầm và hiểu sai, chồng chéo đối tượng, phạm vi
gây khó khăn trong tổ chức thực hiện.
Một số chính sách chưa thật hợp lý, cơng bằng. Ví dụ chế độ trợ cấp đối
với gia đình nhận ni 1 trẻ (mồ cơi) hoặc nuôi nhiều trẻ cũng chỉ được hưởng 1

suất là không hợp lý...
Tổ chức bộ máy chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn, cơ chế phối hợp liên
ngành trong lập kế hoạch, phân bổ ngân sách và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện
cịn hạn chế, dẫn đến khó khăn trong việc bảo đảm và huy động nguồn lực. Thủ
tục hành chính, quy trình quyết định chính sách phức tạp. Cơng tác kiểm tra,
giám sát, báo cáo, đánh giá cịn yếu.
Cơng tác thống kê, rà soát nắm đối tượng ở địa phương, cơ sở chưa thường
xun, chặt chẽ, cịn bỏ sót đối tượng; chế độ báo cáo chưa được thực hiện tốt.
Mạng lưới các cơ sở hiện nay thiếu về số lượng, yếu về chất lượng. Cơ sở
vật chất của nhiều cơ sở bảo trợ xã hội của tỉnh chưa đáp ứng được u cầu ni
dưỡng, chăm sóc, giáo dục, phục hồi chức năng và cung cấp các dịch vụ cho đối
tượng bảo trợ xã hội. Phần lớn cán bộ, nhân viên làm việc tại trung tâm chưa được
đào tạo về cơng tác xã hội.
Các loại hình cơ sở bảo trợ xã hội ngồi cơng lập chưa được quan tâm đúng
mức, đội ngũ nhân viên, cộng tác viên chưa được đào tạo, tập huấn về công tác xã
hội một cách chuyên nghiệp; cơ sở không được hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, cơ sở
vật chất dẫn đến không đồng bộ. Ngoài mức trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng,
các cơ sở cơng lập cịn được hỗ trợ kinh phí chăm sóc y tế, bảo đảm vệ sinh và các
11


chi phí khác cho đối tượng nhưng các cơ sở ngồi cơng lập chỉ nhận được kinh phí
trợ cấp hàng tháng cho đối tượng.
Trợ cấp đột xuất, khắc phục rủi ro, thiên tai có lúc, có nơi chưa kịp thời
(nguồn ngân sách) và chưa công bằng, hợp lý (nguồn cộng đồng đóng góp ủng hộ).
Cơng tác tun truyền, phịng ngừa tai nạn, thương tích trong lao động,
giao thơng,… có lúc, có nơi chưa được quan tâm, hiệu qủa chưa cao.
Mức chuẩn trợ cấp cho đối tượng bảo trợ xã hội cịn thấp so với mức sống
bình qn, một số đối tượng đặc thù như người khuyết tật đặc biệt nặng được
nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội đã được hưởng mức trợ cấp nuôi dưỡng

bằng 01 lần mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ (thời điểm
hiện tại là 1.490.000 đồng/người/tháng), tuy nhiên đối tượng khuyết tật đặc biệt
nặng sống tại cộng đồng mới chỉ được hưởng mức từ 540.000 đồng/người/tháng
đến 675.000 đồng/người/tháng; hoặc người từ đủ 75 tuổi đến dưới 80 tuổi khơng
có lương hưu, trợ cấp hàng tháng, khơng thuộc diện người cao tuổi thuộc hộ
nghèo khơng có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có
nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã
hội hàng tháng là nhóm người cao tuổi gặp khơng ít khó khăn trong cuộc sống,
vẫn chưa được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định của Chính phủ.
Quy trình xét duyệt hồ sơ tại 1 số nơi chưa được thực hiện đúng quy định
về thời gian; việc cập nhật thông tin đối tượng chưa kịp thời; Công tác kiểm tra,
giám sát chưa thường xuyên, chưa kịp thời xử lý những vướng mắc, phát sinh
trong thực hiện chính sách tại cơ sở.
Chế độ, chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên
thay đổi, nhiều văn bản áp dụng cùng lúc đã ảnh hưởng đến việc triển khai tổ
chức thực hiện tại cơ sở.
Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành của tỉnh chưa được thưởng xuyên,
liên tục nên tình trạng quản lý đối tượng, quản lý kinh phí, cấp thẻ BHYT tại
một số địa phương, đơn vị còn hạn chế.

12


Cơ sở vật chất, trang thiết bị của các cơ sở Bảo trợ xã hội xuống cấp, chưa
đảm bảo yêu cầu theo đúng chức năng nhiệm vụ được phân công.
Tuy nhiên, trong q trình triển khai thực hiện chính sách trợ giúp xã hội
trên địa bàn tỉnh đã gặp những khó khăn, vướng mắc như: Hội đồng xác định
mức độ khuyết tật tại xã, phường, thị trấn còn lúng túng, chưa thống nhất trong
việc xác định mức độ khuyết tật cho các đối tượng như: bị bệnh tâm thần, bị
câm điếc… Cán bộ thực hiện Lao động - Thương binh và Xã hội ở các xã, thị

trấn có nhiều thay đổi, kiêm nhiệm nhiều việc nên công tác theo dõi, cập nhật
thông tin, thực hiện hoạt động quản lý và trợ giúp xã hội cho các đối tượng còn
hạn chế.
2.3. Giải pháp hồn thiện về chế độ chăm sóc, ni dưỡng đối tượng
bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong thời gian tới, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung
phải đối mặt với khơng ít khó khăn, thách thức như: vấn đề già hoá dân số; tác
động của biến đổi khí hậu và nhiều nguyên nhân khác nhau làm gia tăng số
người cao tuổi khuyết tật, người nghèo, trẻ em có hồn cảnh khó khăn địi hỏi
phải có một hệ thống chính sách an sinh xã hội và trợ giúp xã hội đồng bộ, bao
phủ và đủ sức làm tốt vai trò phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho
người dân. Muốn vậy, hệ thống trợ giúp xã hội cần phải được đổi mới một cách
căn bản theo hướng:
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cần tiếp tục thực hiện tốt công
các tuyên truyền về các chế độ, chính sách đến người dân trên địa bàn; tham
mưu thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp bảo trợ xã hội trên địa bàn toàn
tỉnh, đảm bảo đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện hưởng chính sách hiện hành
được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng; đối tượng gặp khó khăn đột xuất được trợ
giúp kịp thời.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chính sách, phê
duyệt đối tượng, chi trả trợ cấp, trợ giúp xã hội; xây dựng cơ sở dữ liệu về trợ
giúp xã hội của địa phương thống nhất với cơ sở dữ liệu quốc gia. Tổ chức đào
13


tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực tham mưu, thực hiện nhiệm vụ tại đơn
vị cho cán bộ phụ trách bảo trợ xã hội cấp xã; đội ngũ cộng tác viên công tác xã
hội tại xã, thị trấn. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện
chính sách trợ giúp xã hội, đặc biệt là chính sách trợ cấp xã hội.
Phải chuyển mạnh mẽ về quan điểm coi trợ giúp xã hội từ hoạt động nhân

đạo sang quan điểm bảo đảm thực hiện quyền cho đối tượng hưởng trợ giúp xã
hội. Chính sách trợ giúp xã hội là biện pháp, công cụ, tác động để thực hiện mục
tiêu bảo đảm an toàn cuộc sống cho bộ phận dân cư khơng may gặp phải hồn
cảnh khó khăn.
Từng bước nâng cao chất lượng chính sách, bảo đảm sự tương quan với
các chính sách xã hội khác. Nghiên cứu, xây dựng chính sách trợ giúp xã hội
dựa trên vịng đời sẽ bảo đảm sự thống nhất, hài hòa với các chính sách an sinh
xã hội khác, đặc biệt là chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm
thất nghiệp.
Q trình phát triển của chính sách trợ giúp xã hội phải gắn liền với quá
trình phát triển kinh tế - xã hội. Trợ giúp xã hội là một bộ phận của chính sách
kinh tế - xã hội, do vậy q trình hồn thiện và phát triển phải dựa trên cơ sở của
quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chính sách trợ giúp xã hội phải gắn liền với quá trình cải cách thể chế
hành chính Nhà nước trên cả phương diện về (i) cải cách thể thế chính sách, (ii)
cải cách thể chế nghiệp vụ, (iii) cải cách thể chế tổ chức thực thi chính sách và
(iii) cải cách thể chế tài chính.
Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp xã hội với
mục tiêu đến năm 2025 phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội phù hợp với
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ trợ giúp
xã hội tiếp cận các nước tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu trợ giúp của
người dân, hướng tới mục tiêu phát triển xã hội công bằng và hiệu quả [5, tr.13].

14


KẾT LUẬN
Từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ
chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực
để phát triển bền vững, ổn định chính trị - xã hội, thể hiện bản chất tốt đẹp của

chế độ ta. Hệ thống pháp luật và chính sách phát triển các lĩnh vực xã hội ngày
càng được bổ sung và hồn thiện. Diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở
rộng, mức hỗ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội
ngày càng lớn, được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực
xã hội khác. Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là
giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, giáo dục và đào tạo, y tế, trợ
giúp người có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, cơng tác gia đình và bình đẳng giới.
Đời sống vật chất và tinh thần của người có cơng, người nghèo, đồng bào dân
tộc thiểu số được cải thiện, góp phần củng cố lịng tin của nhân dân và sự ổn
định chính trị - xã hội. Nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các
quốc gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ.
Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban chấp hành Trung ương
khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020 cũng nhấn
mạnh: Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, tiếp tục mở rộng đối tượng
thụ hưởng với hình thức hỗ trợ thích hợp; nâng dần mức trợ cấp xã hội thường
xuyên phù hợp với khả năng ngân sách Nhà nước. Xây dựng mức sống tối thiểu
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội làm căn cứ xác định người thuộc diện
được hưởng trợ giúp xã hội. Tiếp tục hồn thiện chính sách trợ giúp xã hội.
Củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở trợ giúp xã hội, phát triển mơ hình chăm sóc
người có hồn cảnh đặc biệt tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu
vực tư nhân vào triển khai các mơ hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ cơi,
người khuyết tật, nhất là mơ hình nhà dưỡng lão. Những quan điểm trên là cơ sở
để tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu
quả thực hiện chăm sóc, ni dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng trên
địa bàn.
15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Văn Dũng (2015), 20 năm đổi mới lĩnh vực bảo trợ xã hội vì an

sinh xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, kỳ 02, tháng 01/2015 (266).
2. Nguyễn Hữu Dũng (2018), Thành tựu kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và thực hiện chính sách an sinh xã hội ở nước ta, Tạp chí cộng
sản điện tử, ngày 09/6/2018.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Lan Hương (2019), Phát triển hệ thống bảo trợ xã hội ở
Việt Nam đến năm 2025, Nxb Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Hà Nội.
5. Tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo số 145/BC-ĐGS ngày 10 tháng 12 năm
2019 về Kết quả giám sát thực hiện chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối
tượng bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh.
6. Tỉnh Thừa Thiên Huế, Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2018.

16



×