Tải bản đầy đủ (.pdf) (33 trang)

tieu luan phap luat dai cuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.58 KB, 33 trang )

lOMoARcPSD|10607942

Tiểu luận Pháp luật đại cương
phap luat dai cuong (Trường Đại học Đà Lạt)

StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA TIỂU LUẬN
Tên đề tài: Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay
STT
1

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

2
3
4
5

Nhận xét của giáo viên
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

Ngày 08 tháng 05 năm 2021



1

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................3
NỘI DUNG................................................................................................................... 4
Chương I. Tổng quan về luật môi trường...................................................................4
1.1 Khái niệm luật môi trường................................................................................4
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của luật môi trường..................................................4
Chương II. Những nội dung cơ bản của luật môi trường............................................7
2.1 Pháp luật Việt Nam về môi trường....................................................................7
2.2 Luật quốc tế về môi trường.............................................................................13
Chương 3. Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta hiện nay............14
3.1 Thực trạng môi trường nước ta hiện nay.........................................................14
3.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.....................................18
3.3 Một số giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật môi trường.............................25
KẾT LUẬN................................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................29

1

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()



lOMoARcPSD|10607942

LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước hết, ta cần hiểu khái niệm về mơi trường. Mơi trường chính là khơng gian
sống của con người và các lồi sinh vật. Đây chính là nơi cung cấp những tài nguyên
thiên nhiên như rừng, khoáng sản, động thực vật quý hiếm,… và những yếu tố vật chất
nhân tạo quan hệ mặt thiết với nhau, phục vụ, ảnh hưởng tới đời sống, quá trình tồn tại
và phát triển của cuộc sống của con người. Đây cũng chính là nơi chứa những chất thải
mà con người tạo ra.
Mơi trường có vai trị vơ cùng quan trọng đối với lồi người. Nó cung cấp các
nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết như đất, nước, rừng, khoáng sản,… cho cuộc
sống và hoạt động sản xuất. Thứ hai, môi trường chứa đựng các chất thải và ô nhiễm
từ các hoạt động sản xuất và sinh sống của con người. Thứ ba, nó cung cấp các dịch
vụ mơi trường hay hệ sinh thái (đa dạng, tồn vẹn hệ sinh thái, ngăn cản bức xạ tai cực
tím) giúp hỗ trợ mọi sự sống trên Trái Đất mà không cần bất kỳ tác động nào của con
người. Cuối cùng, môi trường là nơi tạo nên các giá trị tâm lý, thẩm mỹ và tinh thần
cho lồi người.
Mơi trường hiện nay đang bị ơ nhiễm nghiêm trọng, điều đó đã và đang đe dọa
tới cuộc sống của con người. Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, việc khai thác
bừa bãi các nguồn lợi từ thiên nhiên đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường. Vấn đề vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam luôn là
một trong những vấn đề gây nhức nhối cho xã hội cũng như nhà nước, vì thế nhóm em
đã quyết định thực hiện đề tài “Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta
hiện nay”

2. Mục tiêu nghiên cứu
Hiểu rõ các khái niệm cơ bản luật mơi trường, tình hình mơi trường nước ta, từ

đó tìm ra ngun nhân, khái qt những yếu tố gây ra những tác hại cho môi trường
nhằm nâng cao hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng bảo vệ môi trường trong lành.

2

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thơng tin, nghiên cứu và đưa ra những
nhận xét, đánh giá. Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và
mô tả, phân tích và tổng hợp, các phương pháp liên ngành xã hội và nhân văn.

3

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

NỘI DUNG
Chương I. Tổng quan về luật môi trường
1.1 Khái niệm luật mơi trường
Dưới góc độ là một lĩnh vực pháp luật, luật mơi trường chính là tồn bộ các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong hoạt động khai
thác, quản lí và bảo vệ các yếu tố môi trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền
vững.
Về cấu trúc, nguồn của luật môi trường bao gồm tất cả các văn bản quy phạm

pháp luật điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của luật môi
trường bao gồm: những quy định mang tính cương lĩnh trong hiến pháp, những quy
định cụ thể về bảo vệ môi trường như đánh giá môi trường, công khai thông tin môi
trường, quản lí chất thải, phịng ngừa ứng phó sự cố mơi trường.
1.2 Những nguyên tắc cơ bản của luật môi trường
1.2.1 Nguyên tắc nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong môi
trường trong lành
Quyền được sống trong môi trường trong lành là quyền tự nhiên của con người.
Luật mơi trường đã có những quy định cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước, các tổ chức cá nhân trong lĩnh vực môi trường, quy định cụ thể về quyền của
công dân như quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật môi trường, quyền tiếp cận
thông tin, quyền được bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường, suy thoái do môi
trường gây ra. Đó khơng chỉ là ngun tắc mà cịn được coi là mục đích của luật mơi
trường và được thể hiện trong tất cả các quy định của luật môi trường.
1.2.2 Nguyên tắc phát triển bền vững
Theo khoản 4, điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường phát triển bền vững được giải
thích như sau: “phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt
chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm xã hội và bảo vệ môi trường.”

4

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

Mục tiêu của phát triển bền vững chính là phát triển đến nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người trên cơ sở duy trì được chất lượng mơi trường và cơ sở vật
chất của quá trình phát triển. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, phương châm

đặt ra là cần phải kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữ tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã
hội và bảo vệ môi trường. Việc tiếp cận mục tiêu và phương châm của phát triển bền
vững trong luật môi trường mang tính lồng ghép.
1.2.3 Ngun tắc phịng ngừa
Phịng ngừa chính là việc chủ động ngăn chặn rủi ro đối với mơi trường khi chưa
xảy ra. Việc phịng ngừa bao giờ cũng có chi phí nhỏ hơn chi phí khắc phục, bên cạnh
đó có những tổn hại mà khơng thể nào phục hồi được.
Mục đích của ngun tắc phịng ngừa là ngăn chặn những tác động xấu do con
người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Để thực hiện hiệu quả mục đích này,
nguyên tắc đặt ra những yêu cầu cụ thể như sau:
 Pháp luật cần phải có những quy định cụ thể về việc lường trước những rủi ro
mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho môi trường.
 Trên cơ sở các rủi ro đã dự báo, pháp luật cần phải quy định cụ thể về những
biện pháp giảm thiểu, loại trừ rủi ro, đối với những rủi ro không thể loại trừ, cần
phải có sự chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó khi chúng xảy ra.
1.2.4 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
Nguyên tắc này được hình thành trên cơ sở quan niệm mơi trường là một loại
hàng hóa đặc biệt. Khi chúng ta coi môi trường là một loại hàng hóa, về nguyên tắc,
những chủ thể khai thác sử dụng môi trường sẽ phải trả tiền để mua những quyền đó.
Người được trả tiền ở đây bao gồm nhà nước hoặc những chủ thể cung ứng dịch vụ
môi trường như dịch vụ thu gom, xử lí, giảm thiểu chất thải… Mục đích của ngun
tắc này nhằm đảm bảo cơng bằng trong bảo vệ, khai thác mơi trường, tạo nguồn kinh
phí cho hoạt động bảo vệ môi trường, tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước và đặc

5

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942


biệt là định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào mơi trường theo hướng
khuyến khích những hành vi tác động vào lợi ích kinh tế của họ.

1.2.5 Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất
Bản chất của môi trường là một thể thống nhất. Sự thống nhất của môi trường thể
hiện:
 Về không gian, môi trường không thể chia cắt bởi biên giới quốc gia, địa giới
hành chính.
 Giữa các yếu tố cấu thành mơi trường ln có mối quan hệ tương tác.
Ngun tắc này đặt ra cho luật môi trường yêu cầu:
 Các quốc gia phải có nghĩa vụ chung trong bảo vệ mơi trường.
 Trong phạm vi quốc gia, cần phải có sự phối hợp giữa các địa phương, các
ngành trong bảo môi trường dưới sự quản lí thống nhất của chính phủ.

6

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

Chương II. Những nội dung cơ bản của luật môi trường
2.1 Pháp luật Việt Nam về môi trường
2.1.1 Pháp luật về đánh giá môi trường
a. Định nghĩa
Khoản 23, Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 định nghĩa: “Đánh giá tác động
mơi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể
để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó”
Mục đích của việc lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM) để biết được tầm

ảnh hưởng của dự án đến môi trường xung quanh so với mức tiêu chuẩn quy định, từ
đó thẩm định xem có cấp quyết định phê duyệt dự án hay khơng? Ràng buộc trách
nhiệm của doanh nghiệp, tạo sự chủ động trong vấn đề bảo vệ môi trường nơi hoạt
động của dự án. Hợp thức hóa q trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và
phát triển kinh tế-xã hội đi đơi với bảo vệ mơi trường.
b. Vai trị
 Là dụng cụ quản lý mơi trường với thuộc tính ngừa
 Giúp chọn phương án thấp để khi thực hành cơng trình vững mạnh ít gây tác
động bị động tới mơi trường
 Giúp nhà quản lý tăng chất lượng của việc đưa ra quyết định
 Là cơ sở vật chất để đối chiếu khi có thanh tra mơi trường
 Góp phần cho phát triển bền vững
c. Đối tượng thực hiện
 Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ
 Dự án có sử dụng đất của khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia khu di tích
lịch sử – văn hóa, khu di sản thế giới, khu dự trữ sinh quyển, khu danh lam
thắng cảnh đã được xếp hạng
 Dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường

7

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

d. Quy định thực hiện đánh giá tác động môi trường
 Chủ dự án thuộc đối tượng quy định phải thực hiện đánh giá tác động mơi
trường tự mình hoặc thuê tổ chức tư vấn thực hiện đánh giá tác động môi

trường và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thực hiện đánh giá tác
động môi trường.
 Việc đánh giá tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự
án
 Kết quả thực hiện đánh giá tác động mơi trường thể hiện dưới hình thức báo cáo
đánh giá tác động mơi trường
 Chi phí lập, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thuộc nguồn vốn
đầu tư dự án do chủ dự án chịu trách nhiệm
2.1.2 Pháp luật về công khai thông tin dữ liệu môi trường thực hiện dân chủ cơ sở về
môi trường
a. Định nghĩa
Thông tin môi trường là số liê ̣u, dữ liê ̣u về môi trường dưới dạng ký hiê ̣u, chữ
viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoă ̣c dạng tương tự (khoản 29 Điều 3 Luâ ̣t Bảo vệ
môi trường 2014). Khái niê ̣m thông tin môi trường lại được cụ thể hóa trong Điều 128
Luâ ̣t Bảo vệ môi trường 2014. Theo điều luâ ̣t này thì thơng tin mơi trường bao gồm:
Số liê ̣u, dữ liê ̣u về thành phần môi trường, các tác đô ̣ng đối với mơi trường, chính
sách, pháp l ̣t về môi trường, hoạt đô ̣ng bảo vệ môi trường 2014). Hai khái niê ̣m này
tuy có sự khác nhau về câu chữ song bản chất khơng có sự thay đổi. Khái niê ̣m theo
Điều 128 Luâ ̣t Bảo vệ môi trường mang tính chi tiết hơn, rõ ràng hơn và phù hợp với
yêu cầu quản lý, bảo vệ môi trường trong đời sống xã hô ̣i.
Thông tin môi trường hiện nay được quy định tại một số văn bản quy phạm pháp
luật như: Luật Bảo vệ môi trường năm 2014; Nghị định số 19/2015 ngày 14/02/2015
của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ mơi trường;
Nghị định số 73/2017 ngày 14/6/2017 của Chính phủ về thu thập, quản lý, khai thác và
sử dụng thông tin dữ liệu tài nguyên và môi trường...

8

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()



lOMoARcPSD|10607942

b. Quy định của pháp luật về công khai thông tin môi trường
Công khai thông tin môi trường được quy định tại Điều 131 Luật bảo vệ môi
trường 2014 như sau:
Thông tin môi trường phải được công khai gồm: Báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường; Thông tin về
nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; Khu vực mơi trường bị ơ nhiễm, suy thối ở mức
nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường;
Các báo cáo về môi trường; Kết quả thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường.
Các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí mật nhà nước thì
khơng được cơng khai. Hình thức cơng khai phải bảo đảm thuận tiện cho những đối
tượng có liên quan tiếp nhận thơng tin. Cơ quan công khai thông tin môi trường chịu
trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thơng tin.
2.1.3 Pháp luật về quản lí chất thải, phịng ngừa ứng phó với sự cố mơi trường khắc
phục ơ nhiễm và phục hồi môi trường
a. Định nghĩa
Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác. Chất thải nếu khơng được quản lí có hiệu quả sẽ trở
thành nguồn gây ô nhiễm môi trường. Việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lí...
chất thải chính là thực hiện những khâu cụ thể của quy trình quản lí chất thải theo quy
định của pháp luật.
Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con
người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ơ nhiễm, suy thối hoặc biến đổi
môi trường nghiêm trọng như sự cố tràn dầu, động đất, bão, lũ... Đổ ngăn ngừa, giảm
thiều sự cố môi trường hoặc những tác động xấu do sự cố mơi trường gây ra, cần phải
có những biện pháp phòng ngừa như loại bỏ nguy cơ gây ra sự cố, chuẩn bị về phương
án, nhân lực, phương tiện dể sản sàng ứng phó khi sự cố xảy ra...


9

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

b. Quy định của pháp luật về quản lí chất thải nguy hại
Quản lý chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại phát sinh trong khu công
nghiệp được pháp luật quy định tại Điều 11 Thông tư 35/2015/TT-BTNMT về bảo vệ
môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao do Bộ
trường Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau:
 Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp phải phân loại chất
thải rắn thông thường, chất thải y tế và chất thải nguy hại; tự xử lý hoặc ký hợp
đồng thu gom, xử lý với đơn vị có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
 Bùn cặn của nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thốt nước của khu
cơng nghiệp và các cơ sở trong khu công nghiệp phải được thu gom, vận
chuyển và xử lý hoặc tái sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý bùn
thải.

c. Phòng ngừa và khắc phục sự cố mơi trường
Để phịng ngừa sự cố môi trường, tại Điều 108 của Luật bảo vệ môi trường năm
2014 đã quy định về trách nhiệm của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh trong phòng ngừa
sự cố môi trường với các biện pháp như: Lập kế hoạch phịng ngừa và ứng phó; lắp đặt
thiết bị, dụng cụ, phương tiện ứng phó; đào tạo, huấn luyện, xây dựng lực lượng tại
chỗ ứng phó sự cố mơi trường; thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên, áp dụng biện
pháp an tồn theo quy định của pháp luật; có biện pháp loại trừ nguyên nhân gây ra sự
cố môi trường khi phát hiện có dấu hiệu sự cố mơi trường. Ngồi ra, Luật bảo vệ mơi
trường năm 2014 cịn có các quy định khác về biện pháp phòng ngừa sự cố môi trường
như quy hoạch BVMT, ĐMC, ĐTM, quản lý chất thải, đánh giá sức chịu tải của môi

trường; công bố các đoạn sơng, dịng sơng khơng cịn khả năng tiếp nhận chất thải; xác
định hạn ngạch xả nước thải vào sông; phương án BVMT; bảo hiểm môi trường, ký
quỹ cải tạo và phục hồi môi trường, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường; quan trắc môi
trường; công khai thông tin mơi trường; thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt hoạt động
BVMT. Có thể thấy, đây là những quy định quan trọng có vai trị quyết định địa điểm,

10

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

cơng nghệ của dự án, kiểm sốt việc xả thải, giám sát quá trình hoạt động của cơ sở, để
hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường hoặc sự cố môi trường.
2.1.4 Pháp luật về vệ sinh môi trường
a. Định nghĩa
Vệ sinh môi trường là các biện pháp nhằm cải tạo và làm sạch mơi trường sống,
góp phần bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Bài viết phân tích và làm rõ khái niệm về vệ sinh
môi trường cũng như phân tích các chính sách của nước ta trong việc đảm bảo vệ sinh
mơi trường, cụ thể: Đó là các biện pháp được thực hiện để bảo đảm vệ sinh thực phẩm,
vệ sinh nước sinh hoạt, vệ sinh công cộng, vệ sinh khi chôn cất người chết..., như: xây
dựng hệ thống cống rãnh thốt nước, thu gom và xử lí rác thải; cung cấp đầy đủ nước
sạch cho người dân, không phóng uế và đổ rác bừa bãi, thường xuyên phun thuốc diệt
muỗi, diệt côn trùng, chôn cất người chết tại các khu tập trung, xa khu dân cư…

b. Chính sách pháp luật về vệ sinh môi trường
Nhà nước ta đã xây dựng và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, chiến lược về
bảo vệ, phát triển tài nguyên nước như: “Chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch
và vệ sinh mơi trường nơng thơn” (Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số

237/1998/QĐ-TTg ngày 3/12/1998 phê duyệt chương trình này), “Định hướng phát
triển thốt nước đơ thị Việt Nam đến năm 2020” (Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ số 35/1999/QĐ-TTg ngày 5/3/1999 phê duyệt định hướng này), Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ số 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia
về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (được sửa đổi, bổ sung theo Quyết
định số 18/2014/QĐ-TTg), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 81/2006/QĐ-TTg
phê duyệt chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020, Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ số 681/2013/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch hệ thống thoát nước thải
khu vực dân cư khu công nghiệp thuộc lưu vực sông cầu đến năm 2030,…

11

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

2.1.5 Pháp luật về tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố cơ bản tạo nên môi trường. Chúng không
chỉ là yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự sống của con người mà còn là những tư liệu sản
xuất không thể thay thế. Pháp luật về tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay chủ
yếu được quy định trong các luật chuyên ngành như Luật Tài nguyên nước, Luật Thuỷ
sản, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Luật Khoáng sản, Luật Đa dạng sinh học... Để
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bển vững, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên trước những nguy cơ đe doạ từ con người và tự nhiên, pháp luật về tài nguyên
thiên nhiên quy định cụ thể về những vấn đề sau: Về chế độ sở hữu đối với tài nguyên
thicn nhiên; Về nội dung và hệ thống cơ quan quản lí nhà nước đối với tài nguyên
thiên nhiên như quy hoạch, kế hoạch, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên; Về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong khai thác, quản lí và bảo vệ
tài nguyên thiên nhiên.

2.1.6 Pháp luật về thanh tra kiểm tra xử lí hành vi vi phạm pháp luật và giải quyết
tranh chấp trong lĩnh vực môi trường
Các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường mang đặc thù riêng, tác hại của
hành vi phạm tội mang tính lan tỏa, khơng thể hiện ngay mà nó tích tụ và ảnh hưởng
đến nhiều người. Bên cạnh đó, để xác định được hành vi phạm tội đến đâu thường phải
có sự kết hợp giữa các bộ, ngành liên quan.
Pháp luật nước ta quy định, có hai hình thức xử phạt hành vi vi phạm trong lĩnh
vực BVMT là cảnh cáo và phạt tiền, trong đó mức quy định phạt tiền tối đa đối với
một hành vi vi phạm là 70 triệu đồng. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp
dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả: buộc thực hiện có thời hạn các
biện pháp BVMT do cơ quan quản lý nhà nước về BVMT yêu cầu; buộc thực hiện các
biện pháp khắc phục tình trạng ơ nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường do hành vi vi
phạm gây ra; buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật
phẩm gây ơ nhiễm mơi trường; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây ơ nhiễm mơi
trường.

12

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lí áp dụng đối với cán bộ, công chức,
viên chức do vi phạm kỉ luật, vi phạm quy tắc hay nghĩa vụ trong hoạt động công vụ
hoặc vi phạm pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trách nhiệm hành chính: là trách nhiệm áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khi họ thực
hiện hành vi vi phạm hành chính về mơi trường mà chưa đến mức bị truy cứu trách
nhiệm hình sự với các hình thức xử phạt như cảnh cáo, phạt tiền... Việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực mơi trường hiện nay được quy định trong nhiều nghị

định như: Nghị định số 179/2013/NĐ-CP về xử lí vi phạm hành chính trong bảo vệ
mơi trường
2.2 Luật quốc tế về môi trường
Xuất phát từ nhận thức của cộng đồng về những tác động, ảnh hưởng của mơi
trường, từ sự cần thiết phải có những cố gắng chung để hợp tác nhằm giải quyết các
vấn đề về môi trường, luật quốc tế về môi trường đã được hình thành và ra đời.
Luật quốc tế về mơi trường được hiểu là tổng hợp các nguyên tác và các quy phạm
pháp lý quốc tế điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế phát sinh trong
lĩnh vực bảo về môi trường, hợp tác và phát triển bền vững vì lợi ích của cộng đồng
quốc tế
Nội dung của luật quốc tế về môi trường bao gồm những quy định về quyền, nghĩa vụ,
trách nhiệm của quốc gia trong từng lĩnh vực cụ thể như:
 Bảo vệ tầng ozone (Công ước Vienna 1985 về tầng ozone, Nghị định thư
Montreal 1987 về các chất làm suy giảm táng ozone). Chống lại xu hướng biến
đổi khí hậu (Cơng ước khung 1992 về khí hậu biến đổi, Nghị định thư Kyoto về
cắt giảm khí nhà kính).
 Bảo vệ mơi trường biển (Công ước 1982 về Luật biển, Công ước Marpol về
chống ô nhiễm biển do tàu...). Về đa dạng sinh học (Công ước Washington D.C
1992 về đa dạng sinh học, Cơng ước Cites về bn bán các giống lồi hoang đã
nguy cấp, Cơng ước Bonn về các lồi di cư hoang đã, Công ước Ramsar về các

13

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là đối với các loài chim
nước...).

 Về kiểm sốt các hoạt độc đặc biệt nguy hại (Cơng ước về các chất hữu cơ khó
phân huỷ, Cơng ước Basel về vận chuyển các phế thải độc hại qua biên giới...).

14

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

Chương III. Thực trạng vi phạm pháp luật về môi trường ở nước ta
hiện nay
3.1 Thực trạng môi trường nước ta hiện nay
Gần đây nhất, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra những con số giật mình
trong báo cáo môi trường. Cụ thể, hàng năm nước ta tiêu thụ 10 000 tấn hóa chất bảo
vệ thực vật; 2,3 tấn rác thải sinh hoạt; 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp,… Quả
thực, chưa bao giờ vấn đề môi trường lại trở thành điểm nóng như hiện tại.
Đặc biệt, 283 khu công nghiệp của cả nước đang “tẩm ướp” vào môi trường
550000m3 nước thải mỗi ngày. Đáng ngại thay, trong 615 cụm cơng nghiệp chỉ có 5%
có hệ thống xử lý nước thải, hơn 500 cơ sở có cơng nghệ sản xuất lạc hậu. Chưa kể,
5000 doanh nghiệp, 4500 làng nghề, 13500 cơ sở y tế phát sinh hàng chục tấn chất thải
ra môi trường.
Ấy thế mà, lượng nước thải và rác thải vẫn chưa được xử lý. Chúng chẳng khác
nào mối nguy tiềm ẩn đe dọa đến sự sống của con người. Đây đều là những thống kê
cho thấy, tình trạng ơ nhiễm mơi trường đang ở mức báo động. Nó chẳng khác nào
khối u nhọt đang tiến triển từng ngày. Nếu không giải quyết triệt để, lâu ngày sẽ hình
thành bệnh nan y “vơ phương cứu chữa”.
3.1.1 Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm đất bao gồm các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các tác
nhân gây ô nhiễm từ con người và môi trường khi nồng độ của chúng tăng lên quá

mức an toàn, đặc biệt là các chất thải của hộ dân, của doanh nghiệp sản xuất kim loại
và chất thải rắn của ngành khai thác mỏ. Ngồi ra cịn có tác nhân tự nhiên bao
gồm: nguồn gây ô nhiễm tự nhiên đến từ việc nhiễm phèn, Gley hóa, nhiễm mặn trong
đất và sự lan truyền từ môi trường nước ra đất đã bị ô nhiễm; hoặc nguồn ô nhiễm
nhân tạo như từ Chất thải công nghiệp, Chất thải nông nghiệp: thuốc trừ sâu, Chất thải
sinh hoạt và các tác động khác của con người ở khu đô thị, chợ, khu sản xuất… gây ra
nhiễm độc diện rộng từ đất qua nước, gây ngộ độc và ô nhiễm đất, nguồn nước và môi
trường.

15

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

Theo số liệu thống kê về tình hình ơ nhiễm môi trường đất mới nhất của các
chuyên gia từ đầu năm 2019, có nhiều ngun nhân dẫn đến ơ nhiễm môi trường đất
trong đời sống và sản xuất nông nghiệp đó là ơ nhiễm trong ngun liệu sản xuất phân
lân có chứa 3% Flo. Khi bón nhiều phân lân vào đất sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong
đất và sẽ làm ô nhiễm đất. Khoảng 50–60% lượng Flo này nằm lại trong phân bón.
Bên cạnh đó cịn phát sinh rất nhiều loại các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân
có chứa 96,9% các chất gây ơ nhiễm mà chủ yếu là Flo. Dân bón đạm cho cây trồng,
cây chỉ sử dụng được 40 – 60%, phần còn lại nằm trong đất và gây ô nhiễm đất; thứ
hai là ô nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Loại thuốc này nếu dùng quá nhiều
và để tồn dư lâu dài trong môi trường đất sẽ gây chết tất cả những sinh vật có hại và cả
có lợi trong mơi trường đất.
3.1.2 Ơ nhiễm mơi trường nước
Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn ao, hồ. Với
tình trạng đơ thị hóa chóng mặt như hiện nay, cùng với khối lượng chất thải, rác thải,

nước thải khổng lồ đi vào môi trường. Các loại nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh
viện, nước thải công nghiệp khi vào môi trường mà không qua xử lý sẽ tàn phá nghiêm
trọng môi trường, ảnh hướng trực tiếp tới cuộc sống của chính con người. Một số
thống kê mà bạn có thể thấy thực trạng ơ nhiễm mơi trường nước tại Việt Nam hiện
nay.
 Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị
nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính
500.000 m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt,…
 Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện
gang thép, luyện kim màu, khai thác than về tổng lượng nước thải khu vực
thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sơng Cầu, nước thải từ
sản xuất giấy có pH từ 8,4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu
cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu…

16

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

 Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhơm, chì, giấy, dệt nhuộm ở
Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m 3/ ngày khơng qua xử lý,
gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực.


Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt
khơng có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ,
kênh, mương) vô cùng lớn mà không thể nào đo được.


 Các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng
rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… đều được xả thải
trực tiếp ra bên ngồi mơi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước.
 Sông Hồng qua Phú Thọ, Vĩnh Phúc hầu hết các thông số vượt QCVN 08:2008
–A1, một số địa điểm gần các nhà máy thậm chí xấp xỉ B1, các thông số vượt
ngưỡng B1 nhiều lần.
 Sông Cầu thời gian qua nhiều đoạn đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, lưu vực sông
Nhuệ – Đáy nhiều đoạn bị ô nhiễm tới mức báo động, vào mùa khô giá trị các
thông số BOD5, COD, TSS… tại các điểm đo vượt QCVN 08:2008 loại A1
nhiều lần.
 Miền Trung và Tây Nguyên có một số khu vực chất lượng nước giảm do việc
đổi dịng phục vụ các cơng trình thủy lợi (hiện tượng ô nhiễm trên sông Ba vào
mùa khô). Nguồn ô nhiễm chính khu vực Đông Nam Bộ là nguồn ô nhiễm nước
mặt chủ yếu do nước thải công nghiệp và sinh hoạt.
 Sơng Sài Gịn trong những năm gần đây mức độ ơ nhiễm mở rộng hơn về phía
thượng lưu. Sông Thị Vải các khu vực ô nhiễm trước đây đã từng bước được
khắc phục một số điểm ô nhiễm cục bộ.
 Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long nước thải nông nghiệp lớn nhất
nước (70% lượng phân bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào mơi trường
nước).
 Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng
còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý
nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trơi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về

17

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942


mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thơn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.5003.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 380012.500MNP/100ml ở các kênh tưới tiêu.
3.1.3 Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Chất lượng mơi trường khơng khí nói chung và tại các đơ thị lớn nói riêng chịu
tác động do phát sinh bụi, khí thải từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, giao
thơng vận tải... Trong đó, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đặc
biệt là xe ô tô, xe gắn máy chiếm tỉ lệ lớn nhất đồng thời cũng chiếm tỷ trọng lớn trong
tổng lượng phát thải gây ơ nhiễm mơi trường khơng khí đơ thị.
Theo báo cáo năm 2018 của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), giao thơng vận
tải đóng góp 24.34% lượng khí thải carbon mỗi năm. Xét riêng lĩnh vực giao thông
vận tải, các loại ô tô hạng nhẹ, ô tô tải và ô tô bus lần lượt chiếm 44%, 27% và 6%
lượng khí thải carbon mỗi năm. Các phương tiện giao thơng cơ giới sử dụng nhiên liệu
hóa thạch như xăng và dầu diesel, quá trình đốt cháy nhiên liệu dẫn tới phát sinh nhiều
loại khí thải như SO2, NO2, CO, bụi (TSP, PM10, PM2.5); thậm chí rị rỉ, bốc hơi
nhiên liệu khi vận hành phát sinh VOC, Benzen, Toluen...
Đến tháng 02 năm 2020, tồn quốc có tổng số 3.553.700 xe ô tô và khoảng 45
triệu xe máy đang lưu hành. Trong đó, Hà Nội có gần 6 triệu xe máy, Thành phố Hồ
Chí Minh có hơn 8 triệu xe máy lưu thơng hàng ngày, chưa tính đến các phương tiện
giao thông của người dân từ các địa phương khác đi qua. Trong số các phương tiện
đang lưu hành, nhiều phương tiện cũ khơng đảm bảo tiêu chuẩn khí thải, niên hạn để
lưu thông trong thành phố, nhiều xe qua nhiều năm sử dụng và không thường xuyên
bảo dưỡng nên hiệu quả sử dụng nhiên liệu thấp, nồng độ chất độc hại và bụi trong khí
thải cao. Đây là một trong những ngun nhân của vấn đề ơ nhiễm khơng khí ở các
thành phố lớn ở Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh thời gian
gần đây ngày càng gia tăng.

18

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()



lOMoARcPSD|10607942

Diễn biến chất lượng khơng khí từ năm 2010 đến nay cho thấy: Từ năm 2018 đến
năm 2019, nồng độ bụi PM2.5 có xu hướng tăng hơn so với giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2017. So sánh kết quả quan trắc nồng độ bụi PM2.5 trong các tháng qua các năm
từ 2013 - 2019 cho thấy, từ tháng 9 đến giữa tháng 12 năm 2019, nồng độ bụi PM2.5
tăng mạnh so với các tháng trước đó và tăng cao so với cùng kỳ các năm từ 2015 2018. Giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2019, khu vực miền Bắc đã xảy ra một
số đợt cao điểm ô nhiễm không khí. Chỉ số chất lượng không khí tại một số đô thị như
Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều thời điểm ở mức xấu với chỉ số AQI từ 150
đến 200, có khi vượt 200 tương đương mức rất xấu. Nguy hại nhất là bụi mịn gồm
những hạt nhỏ bay lơ lửng trong không trung như PM2.5 (dưới 2.5 micromet), khi
thẩm thấu qua đường hô hấp sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của hàng loạt các căn bệnh,
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Chất lượng khơng khí từ ngày 01/01/2020 đến ngày 10/4/2020 có xu hướng được
cải thiện hơn so với cùng kỳ của những năm trước. Kết quả tính tốn chỉ số AQI cho
thấy, chất lượng khơng khí tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số đơ thị trong
phần lớn thời gian duy trì ở mức tốt và trung bình. Đặc biệt, từ thời gian nửa cuối
tháng 3/2020 đến nay, trong đó có giai đoạn cả nước thực hiện cách ly xã hội để phòng
ngừa dịch bệnh Covid 19, giá trị thông số PM2.5 và CO thấp hơn hẳn thời gian cùng
kỳ những năm trước đó. Đây cũng là những khoảng thời gian ghi nhận lượng phương
tiện tham gia giao thông trong các khu vực nội đô giảm so với thời gian từ tháng 02
năm 2020 về trước, nhiều hoạt động kinh tế - xã hội phải tạm dừng hoặc giảm. Điều
này cho thấy ảnh hưởng của các nguồn phát thải như giao thơng và hoạt động sản xuất
có tác động đáng kể đến chất lượng khơng khí đơ thị, thể hiện khá rõ tại Thành phố Hồ
Chí Minh và Hà Nội trong khoảng thời gian nêu trên cũng có xu hướng tốt hơn thời
gian trước.
3.2 Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
3.2.1 Các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật về mơi trường diễn ra phổ
biến trên nhiều lĩnh vực. Tội phạm môi trường đã làm suy giảm nguồn tài nguyên thiên

19

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

nhiên, suy thối mơi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng
đồng và sự phát triển bền vững của đất nước. Một số lĩnh vực điển hình thường xuất
hiện những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường là:
 Lĩnh vực sản xuất, nhất là tại các khu công nghiệp, khu chế xuất: Lợi dụng chủ
trương mở cửa, chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước và chính quyền các
địa phương cùng với những sơ hở về pháp luật trong lĩnh vực BVMT của Việt
Nam, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đầu tư các dự án sản xuất kinh
doanh, nhưng không chú trọng việc xây dựng các hệ thống xử lý chất thải, coi
đây là giải pháp giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Cả nước có gần 200 khu cơng
nghiệp, trong đó có đến 70% chưa xây dựng hệ thống xử lý chất thải (rắn và
lỏng), nhất là các nhà máy, cơ sở sản xuất trong các khu công nghiệp đang trong
giai đoạn hoàn thiện và các cơ sở nằm trên lưu vực sông. Đáng lo ngại là các
doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý chất thải, nhưng ln cố tình vi phạm, thủ
đoạn tinh vi, lén lút để xả thải ra mơi trường như xây dựng hệ thống bí mật,
phức tạp, được ngụy trang bằng hệ thống đạt tiêu chuẩn nên rất khó phát hiện,
như vụ Cơng ty Vedan Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Miwon, Công ty
thuộc da Hào Dương, Cơng ty giấy Việt Trì...


Lĩnh vực sản xuất làng nghề, nơng nghiệp: Hiện cả nước có khoảng trên 2.790

làng nghề thuộc 7 nhóm ngành nghề[1] như: chế biến lương thực, thực phẩm,
dược liệu; ươm tơ, dệt vải, đồ da; thủ công mỹ nghệ, thêu ren; sản xuất vật liệu
xây dựng và các ngành nghề khác. Các làng nghề này cơ bản đã mang lại lợi ích
kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, sự phát triển các làng nghề
cũng đặt môi trường trong tình trạng báo động. Chất thải từ hoạt động sản xuất
của các làng nghề nhìn chung khơng được xử lý mà xả trực tiếp ra mương, rãnh,
ao, ruộng lúa. Nhiên liệu sử dụng phổ biến là than, củi làm sản sinh các loại khí
nhà kính như SO2, CO2, CO,, H2S, NH3, CH4. Các chất thải độc hại khó phân
hủy tại các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề thuộc da, dệt nhuộm và tái chế
kim loại, đã làm cho các chỉ tiêu BOD, COD, SS đều vượt quá tiêu chuẩn cho
phép nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của nhân

20

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

dân. Nguyên nhân là do hầu hết làng nghề đều có quy mơ sản xuất nhỏ lẻ ở hộ
gia đình, trình độ sản xuất thủ cơng theo kinh nghiệm, cơng nghệ sản xuất thô
sơ, nên thường không quan tâm đến vấn đề xử lý chất thải. Trong khi đó, cơng
tác quản lý mơi trường ở nơng thơn nói chung cịn ít được quan tâm, chưa có
giải pháp đồng bộ của chính quyền các cấp về quy hoạch và cải thiện mơi
trường làng nghề.
 Lĩnh vực nhập khẩu: Có tình trạng nhập khẩu trái phép chất thải vào nước ta
dưới hình thức phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, kể cả thiết bị công nghệ lạc
hậu dẫn đến nguy cơ biến nước ta thành bãi rác thải công nghiệp, với thủ đoạn
rất tinh vi như "tạm nhập, tái xuất", khi bị phát hiện thì khai là "gửi nhầm hàng"
và xin được chuyển trả lại… Một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế kiểm hóa

bằng xác suất (10% khối lượng hàng nhập), thậm chí móc nối với nhân viên hải
quan, kiểm định, lấy mẫu trong các lô hàng đảm bảo yêu cầu chất lượng đã
được chuẩn bị sẵn, từ đó dễ dàng được thông quan nhập rác vào nước ta. Nhiều
doanh nghiệp biết có vi phạm nhưng vẫn cố tình đưa phế liệu rác về cảng, xin
nộp phạt để thông quan, coi như "đã lỡ". Đây là một trong những hoạt động
kinh doanh thu lợi nhuận cao vì doanh nghiệp "ăn hai mang", vừa được tiền do
các chủ nguồn chất thải chi trả để thu gom, vận chuyển, vừa được các cơ sở sản
xuất trong nước mua lại để tái chế sử dụng. Hơn nữa, đây lại là một nguồn
nguyên liệu sản xuất dồi dào, giá rẻ nên các doanh nghiệp, từ công ty vận tải,
nhập khẩu cho đến các cơ sở tái chế bất chấp quy định của pháp luật, liên tục
phạm pháp với quy mô và số lượng lớn. Trong 5 năm gần đây, đã có khoảng
4.000 container chứa ắc quy chì đã qua sử dụng, nhập vào Việt Nam qua các
cửa khẩu quốc tế, vi phạm nghiêm trọng Công ước Basel, Luật BVMT và
Quyết định số 155/1999/QĐ-TT ngày 16/4/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
việc ban hành quy chế quản lý chất thải nguy hại.
 Lĩnh vực khai thác lâm sản, khoáng sản, nước ngầm, bảo vệ đa dạng sinh học:
Thời gian qua, nạn chặt phá rừng ở nước ta vẫn đang diễn ra rất bức xúc, đặc
biệt là tình trạng chặt phá các khu rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên,

21

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


lOMoARcPSD|10607942

rừng phịng hộ. Điển hình là vụ phá rừng Quốc gia Konkakinh, vụ chặt hạ 5.000
ha rừng phòng hộ huyện Phú Ninh (Quảng Nam). Ngay tại Hà Nội cũng diễn ra
tình trạng xâm hại hệ thống cây xanh với việc chặt hạ hàng chục cây gỗ trắc, gỗ
sưa gây bức xúc trong dư luận. Năm 2007, cả nước phát hiện 5.922 vụ vi phạm

pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là lợi dụng chính sách chuyển
đổi "rừng nghèo", xây dựng thủy điện, phát quang biên giới để khai thác rừng
bừa bãi. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 số vụ vi phạm pháp luật về
bảo vệ rừng tuy giảm nhưng tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng, nạn
phá rừng kèm theo tình trạng chống người thi hành cơng vụ gây phức tạp tình
hình an ninh trật tự ở nhiều địa phương như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng
Bình... Tại các khu vực khai thác khống sản, do sử dụng hóa chất như thủy
ngân, kim loại nặng, nên nguồn nước sinh hoạt, tưới tiêu bị ô nhiễm. Khai thác
cát, sỏi bừa bãi cũng làm cho nhiều dịng sơng bị xói lở, biến đổi dịng chảy.
Các hiện tượng trên làm ảnh hưởng hệ sinh thái, gây phong hóa, rửa trơi, biến
rừng thành đất trống đồi núi trọc, tiềm ẩn nguy cơ lũ quét cao. Nguồn nước
ngầm bị khai thác bừa bãi, tràn lan. Hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất,
nhất là các cơ sở không thuộc diện phải lập báo cáo đánh giá tác động môi
trường (các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ) đều tự ý khoan giếng để khai thác và sử
dụng nước mà khơng có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.
 Lĩnh vực quản lý và xử lý chất thải:Tại các bệnh viện, lượng chất thải hàng
ngày ra môi trường rất lớn, nhưng đến nay mới có khoảng trên 20% bệnh viện,
cơ sở y tế có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, hầu hết rác thải chưa được
quản lý và xử lý chặt chẽ theo quy chế xử lý chất thải y tế. Nhiều loại rác thải y
tế nguy hại như bệnh phẩm, vỏ chai, dây chuyền dịch, bơm kim tiêm đã qua sử
dụng để lẫn lộn với rác thải thông thường. Nhân viên bệnh viện không nắm rõ
quy trình thu gom, xử lý, thậm chí một số bệnh viện còn cho phép thu gom để
bán cho cơ sở tái chế để "tận thu". Điển hình, năm 2007 lực lượng Cảnh sát môi
trường đã kiểm tra và phát hiện một số bệnh viện lớn ở Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh (như Bệnh viện K, Bạch Mai, Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình

22

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()



lOMoARcPSD|10607942

thành phố Hồ Chí Minh) đã vi phạm các quy định về quản lý, xử lý chất thải y
tế, trong đó đã phát hiện hàng nghìn kg chất thải y tế nguy hại được các bệnh
viện trên bán cho tư nhân bên ngoài, gồm dây chuyền dịch, bơm kim tiêm…
(trong đó có nhiều loại cịn dính máu và dịch truyền).
 Đối với rác thải công nghiệp, rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm giảm
chi, đã xử lý rác thải tại chỗ bằng phương pháp đốt hoặc chôn lấp thông thường,
hoặc thuê xe vận chuyển rác đi nơi khác đổ trái phép. Tập đồn Điện lực cịn
lỏng lẻo trong việc quản lý dầu thải chứa chất đặc biệt nguy hại (PCB), dẫn đến
tình trạng thu mua, tái chế trái phép chất thải nguy hại diễn ra tại nhiều địa
phương. Nhiều tổ chức, cá nhân hành nghề thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải
không thực hiện đúng quy định như sử dụng phương tiện không chuyên dụng,
không phân loại chất thải sau khi thu gom, chôn lẫn rác thải nguy hại với rác
thải thông thường… như vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn Tân Đức Thảo (thành
phố Hồ Chí Minh), Công ty trách nhiệm hữu hạn Song Tinh (Vĩnh Phúc), Công
ty trách nhiệm hữu hạn Sông Xanh (Bà Rịa Vũng Tàu) chôn lấp hơn
4.600m3 chất thải và cát nhiễm dầu. Hoạt động thu mua, vận chuyển và tái chế
trái phép ắc quy chì vẫn diễn ra ở nhiều nơi, có vụ diễn ra với quy mơ lớn như
vụ doanh nghiệp tư nhân Hưng Nhung (Hưng Yên) vận chuyển trái phép 100
tấn ắc quy chì từ Nam ra Bắc…
 Rác sinh hoạt, phế thải xây dựng không tập kết đúng chỗ, đổ bừa bãi ở hai bên
đường. Các bãi rác Phước Hiệp (thành phố Hồ Chí Minh), Như Quỳnh (Hưng
Yên), Phù Chẩn (Bắc Ninh)… quá tải gây ô nhiễm nghiêm trọng. Thậm chí tại
các bãi rác tập trung, rác thải sinh hoạt đổ lẫn với rác thải cơng nghiệp có chứa
thành phần nguy hại, không được xử lý đúng quy trình, chủ yếu được chơn lấp
hoặc thiêu đốt thơng thường (khơng có lị thiêu chun dụng), nước thải rị rỉ từ
các bãi rác, ngấm vào đất, nguồn nước ngầm, chảy ra đồng ruộng.
 Trong lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm, dịch bệnh: Liên tục phát hiện các vụ

việc thực phẩm có chứa chất có hại cho sức khỏe con người như nước tương

23

Downloaded by Phi Tr??ng Nguy?n ()


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×