Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BUỔI THẢO LUẬN LẦN THỨ 5 CHƯƠNG 5 TPQT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.49 KB, 10 trang )

Khoa Luật Thương Mại
Lớp Thương mại 44A2_Nhóm 01

BUỔI THẢO LUẬN LẦN 5
CHƯƠNG 3: THẨM QUYỀN CỦA TÒA ÁN QUỐC GIA
ĐỐI VỚI CÁC VỤ VIỆC CĨ YẾU TỐ NƯỚC NGỒI

Bộ mơn: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
Giảng viên: Nguyễn Thị Kim Duyên
Thành viên:

TP. Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 2021.

1


MỤC LỤC

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐÚNG, SAI VÀ GIẢI THÍCH TẠI SAO
1. Hệ thuộc luật tịa án Lex fori có thể được sử dụng để làm nguyên tắc cho việc xác
định thẩm quyền trong TPQT.
Nhận định sai.
Hệ thuộc luật Tòa án Lex fori là nguyên tắc giải quyết khi có xung đột pháp luật
trong tư pháp quốc tế, theo đó Tịa án áp dụng pháp luật của nước mình để giải quyết
những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi. Có 02 ngun tắc xác định thẩm quyền
trong TPQT: Xác định theo ĐƯQT mà Việt Nam là thành viên, nếu ĐƯQT khơng quy
định thì sẽ căn cứ vào pháp luật quốc gia để xác định. Vì vậy hệ thuộc luật Tịa án khơng
thể sử dụng để làm ngun tắc cho việc xác định thẩm quyền trong TPQT mà nó dùng để
xác định pháp luật xét xử.
Ví dụ cho hệ thuộc luật tòa án: khoản 3 Điều 22 Hiệp định tương trợ tư pháp và
pháp lý giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga: “Trong


trường hợp nói ở các khoản 1 và 2 trên đây, các cơ quan tư pháp của các nước kí kết chỉ
áp dụng pháp luật của nước mình”.
3. Quốc gia nước ngồi có thể bị khởi kiện tại tịa án Việt Nam.
Nhận định đúng.
Về nguyên tắc, quốc gia được hưởng quyền miễn trừ xét xử đối với hoạt động của
quốc gia cũng như tài sản của quốc gia tại Tịa án của quốc gia khác, nếu khơng có sự
đồng ý của quốc gia đó căn cứ theo Điều 5 Cơng ước Liên hợp quốc. Do đó, các quốc gia
khơng bị xét xử bởi bất kì cơ quan tài phán nào, dù là quốc tế hay quốc gia khác. Tuy
nhiên, trong trường hợp quốc gia bị khởi kiện đồng ý để Tòa án nước khác thụ lý, giải
quyết tranh chấp hoặc tham gia vào những giao dịch bị loại bỏ quyền miễn trừ thì tịa án
nước thụ lý được quyền xét xử.
Nói cách khác, quốc gia nước ngồi có thể bị khởi kiện tại Tòa án Việt Nam. Pháp
luật Việt Nam cũng như thực tiễn tư pháp Việt Nam luôn luôn bảo đảm tôn trọng quyền
miễn trừ tư pháp tuyệt đối của nhà nước nước ngoài bằng con đường ngoại giao, trừ
trường hợp nhà nước đó đồng ý tham gia tố tụng tại tòa án Việt Nam.
5. Theo pháp luật Việt Nam thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia
đình có YTNN thuộc về TAND cấp tỉnh, trừ vụ việc liên quan đến công dân ở khu
vực biên giới.
2


Nhận định sai. Trừ trường hợp quy định tại khoản 3 điều 35 thuộc thẩm quyền của
Nhạn định đúng Khoản 4 Điều 35 BLTTDS 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện có
thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hủy việc kết hôn trái
pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ vợ chồng, cha mẹ
và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú
tại khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới
với Việt Nam. Tại điểm c khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015, TAND cấp tỉnh có thẩm quyền
với những tranh chấp mà có yếu tố nước ngồi. Vì thế theo PLVN thẩm quyền giải quyết
các vụ việc hơn nhân và gia đình có YTNN thuộc về TAND cấp tỉnh, trừ vụ việc liên

quan đến công dân ở khu vực biên giới sẽ thuộc thẩm quyền của TAND cấp huyện.
7. Thẩm quyền của Tòa án Việt Nam với vụ việc dân sự có YTNN chỉ có thể
phát sinh theo các quy định trong pháp luật VN và các ĐUQT mà VN là thành viên.
Nhận định sai.
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền của Tịa án
Việt Nam với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi phát sinh theo các quy định của Điều
ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và theo pháp luật tố tụng của Việt Nam bao gồm
thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng. Bởi trong pháp luật Việt Nam cịn có các quy
phạm pháp luật khác, mà thẩm quyền của Tòa án Việt Nam với vụ việc dân sự có yếu tố
nước ngồi chỉ dựa vào pháp luật tố tụng của quốc gia và ĐƯQT mà Việt Nam là thành
viên.
Do đó, khơng thể nói thẩm quyền của Tịa án Việt Nam với vụ việc dân sự có
YTNN chỉ có thể phát sinh theo các quy định trong pháp luật VN và các ĐUQT mà VN
là thành viên.
8. Theo Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và các văn bản pháp luật chuyên ngành,
thẩm quyền của Tòa án Việt Nam phát sinh trên cơ sở thỏa thuận lựa chọn Tòa án
của các bên chỉ được chấp nhận trong lĩnh vực hợp đồng.
Nhận định sai
Theo điểm c khoản 1 Điều 470 BLTTDS 2015 quy định thì: “Vụ án dân sự khác mà
các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều
ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa
chọn Tòa án Việt Nam” thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
Ngoài ra, tại điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 cịn có quy định về quyền tự
lựa chọn tịa án của các đương sự: “Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng
văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân
hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những
3


tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định

tại BLTTDS 2015”.
Cho nên, thẩm quyền của Tòa án Việt Nam phát sinh trên cơ sở thỏa thuận lựa chọn
Tịa án khơng chỉ được chấp nhận trong lĩnh vực hợp đồng mà còn có thể được chấp nhận
trên các lĩnh vực dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
9. Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có
yếu tố nước ngồi được giải quyết bởi Tòa án nơi thiệt hại xảy ra.
Nhận định sai.
Các bên có quyền lựa chọn trong tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng
có yếu tố nước ngồi. Trường hợp các bên có lựa chọn và xác định được tranh chấp đó
thuộc thẩm quyền của Tịa án Việt Nam được quy định tại Điều 469 và 470 BLTTDS
2015 thì sẽ dẫn chiếu đến các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm
quyền của Tịa án cụ thể. Do đó, căn cứ theo khoản 6 Điều 26 BLTTDS 2015 quy định
tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa
án. Và nếu đó là tranh chấp có yếu tố nước ngồi thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án cấp tỉnh nơi nguyên đơn cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại
nếu đó là sự lựa chọn của nguyên đơn, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 40 BLTTDS
2015.
Vì vậy, tranh chấp bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng có yếu tố nước ngồi khơng
chỉ được giải quyết bởi Tòa án nơi thiệt hại xảy ra mà cịn có thể được giải quyết bởi Tịa
án nơi ngun đơn cư trú, làm việc (đối với cá nhân), có trụ sở (đối với pháp nhân).
10. Theo pháp luật Việt Nam, tranh chấp về việc thực hiện công việc không ủy
quyền có yếu tố nước ngồi được giải quyết bởi Tịa án nơi cơng việc được thực
hiện.
Nhận định sai.
Theo Điều 686 BLDS 2015 quy định về thực hiện công việc khơng có ủy quyền thì:
“Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc thực hiện công việc
khơng có ủy quyền. Trường hợp khơng có thỏa thuận thì pháp luật áp dụng là pháp luật
của nước nơi thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền.”
Theo đó có thể hiểu tranh chấp về thực hiện công việc không có ủy quyền thuộc
tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự, do đó thuộc thẩm quyền giải quyết của

Tòa án căn cứ theo khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015. Khi vụ án dân sự thuộc thẩm quyền
giải quyết của Tịa án thì theo điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 các bên có quyền
tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn,
nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ
quan, tổ chức để giải quyết tranh chấp.
4


Vì vậy, tranh chấp về việc thực hiện cơng việc khơng ủy quyền có yếu tố nước
ngồi có thể được giải quyết bởi Tịa án nơi cơng việc được thực hiện và Tòa án nơi cư
trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên
đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan.
11. Chỉ Tịa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ việc dân sự

có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án Việt Nam.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 470 BLTTDS 2015.
Điều 470 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam
đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài (khoản 1 quy định vụ án dân sự có yếu tố
nước ngồi và khoản 2 quy định việc dân sự có yếu tố nước ngồi).
Đối với thẩm quyền riêng biệt, đây là sự tuyên bố của pháp luật Việt Nam về các vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngồi mà chỉ có Tịa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải
quyết, đồng nghĩa khơng một Tịa án của một quốc gia khác nào có thẩm quyền trong
những trường hợp này.
Do đó, đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi thuộc thẩm quyền riêng biệt
của Tịa án Việt Nam thì chỉ có Tịa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết.
12. Chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước

ngồi khơng thể là ngun đơn theo pháp luật Việt Nam.
Nhận định đúng.

CSPL: khoản 1 Điều 465 BLTTDS 2015.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 465 BLTTDS 2015: “Chi nhánh, văn phòng đại
diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài theo ủy quyền có quyền khởi kiện đến
Tịa án Việt Nam để u cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức nước
ngoài ủy quyền bị xâm phạm hoặc có tranh chấp”. Khi chi nhánh, văn phịng đại diện tại
Việt Nam của cơ quan tổ chức nước ngoài bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp thì
thực chất là cơ quan tổ chức nước ngồi của chi nhánh, văn phịng đại diện đó mới bị
xâm phạm. Do đó, cơ quan tổ chức nước ngồi sẽ ủy quyền cho chi nhánh văn phòng đại
diện tại Việt Nam khởi kiện, lúc này cơ quan tổ chức nước ngoài là nguyên đơn, còn chi
nhánh văn phòng đại diện chỉ là người khởi kiện thay.
Vậy, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngồi
khơng thể là ngun đơn theo pháp luật Việt Nam.

5


15. Theo pháp luật Việt Nam, thỏa thuận lựa chọn Tịa án có thể được thực hiện

ngay cả đối với các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực hiện cơng
việc khơng có ủy quyền và hưởng lợi tài sản khơng có căn cứ pháp luật.
Nhận định đúng.
CSPL: điểm b khoản 1 Điều 39; Điều 26 BLTTDS 2015.
Các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực hiện cơng việc khơng có
ủy quyền và hưởng lợi tài sản khơng có căn cứ pháp luật đều là những tranh chấp dân sự
thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án quy định tại Điều 26 BLTTDS 2016 nên các
đương sự có quyền thỏa thuận như điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015. Cụ thể:
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng quy định tại khoản 6 Điều 26
BLTTDS 2015.
- Thực hiện cơng việc khơng có ủy quyền sẽ thuộc tranh chấp về giao dịch dân sự,
hợp đồng dân sự quy định tại khoản 3 Điều 26 BLTTDS 2015.

- Hưởng lợi từ tài sản khơng có căn cứ pháp luật thuộc tranh chấp về quyền sở hữu
và các quyền khác đối với tài sản quy định tại khoản 2 Điều 26 BLTTDS 2015.
Theo điểm b khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015: “b) Các đương sự có quyền tự thỏa
thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu
nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan,
tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.
Như vậy, theo pháp luật Việt Nam, thỏa thuận lựa chọn Tịa án có thể được thực
hiện ngay cả đối với các tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, thực hiện cơng
việc khơng có ủy quyền và hưởng lợi tài sản khơng có căn cứ pháp luật. Tuy nhiên, việc
thỏa thuận chọn Tịa án có thẩm quyền giải quyết cần đảm bảo các điều kiện:
- Thỏa thuận bằng văn bản.
- Phải là Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn nếu nguyên đơn là cá nhân
hoặc Tịa án nơi có trụ sở của ngun đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết
(luôn ln là Tịa án nơi ngun đơn cư trú hoặc có trụ sở).
- Việc lựa chọn đó khơng trái với quy định về thẩm quyền được quy định tại Điều
35 và Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 tức là phải đúng qui định về cấp Tòa án có
thẩm quyền.
17. Chi nhánh, văn phịng đại diện của cơ quan, tổ chức nước ngồi có thể bị khởi
kiện tại Việt Nam.
6


Nhận định sai.
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 bị đơn phải là cơ quan,
tổ chức có chi nhánh, văn phịng đại diện tại Việt Nam, còn chi nhánh văn phòng đại diện
của cơ quan tổ chức nước ngồi thì khơng thể là bị đơn trong trường hợp này.
19. Tịa án Việt Nam phải có nghĩa vụ từ chối thụ lí đối với các vụ việc dân sự thuộc
thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài.
Nhận định sai.

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015 Tịa án Việt Nam có
nghĩa vụ từ chối thụ lí đối với các vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án
nước ngoài nếu đáp ứng đủ 2 điều kiện:
+ Thứ nhất, vụ việc đó khơng thuộc thẩm quyền riêng biệt cùa Tòa án Việt Nam
theo quy định tại Điều 470 BLTTDS 2015.
+Thứ hai, vụ việc này phải thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án nước ngồi có
liên quan.
Như vậy Tịa án Việt Nam có nghĩa vụ từ chối thụ lí vụ việc dân sự khi có đủ 2 điều
kiện trên.
27. Khi các bên chọn Tòa án nước nào giải quyết vụ việc thì nội dung của pháp luật
nước đó sẽ được áp dụng.
Nhận định sai.
Khi các bên chọn Tòa án nước nào giải quyết vụ việc thì nội dung của pháp luật
nước đó khơng đương nhiên được áp dụng. Trong trường hợp các bên tồn tại thỏa thuận
chọn luật thì ưu tiên thoản thuận nếu thoản mãn các điều kiện chọn luật; trường hợp
ĐUQT mà các bên là thành viên thì ưu tiên áp dụng ĐUQT. Khi khơng có ĐUQT điều
chỉnh hoặc các bên khơng có thỏa thuận thì áp dụng pháp luật của nước nơi có mối liên
hệ gắn bó nhất đó có thể là pháp luật của nước nơi có Tịa án.

7


III. BÀI TẬP
Công ty TNHH Dệt may T ký Hợp đồng gia công với Công ty Y của Hàn Quốc, có
văn phịng đại diện tại quận Tân Bình, TP.HCM. Tại Điều VI của Hợp đồng các bên
chọn “Ủy ban Trọng tài Ngoại thương Việt Nam nằm cạnh Phòng Thương mại và
Công nghiệp Việt Nam” là cơ quan giải quyết tranh chấp. Sau khi có tranh chấp xảy
ra. Cơng ty T đã tiến hành khởi kiện Cơng ty Y ra Tịa án nhân dân TP.HCM. Sau đó,
Tịa án nhân dân TP.HCM đã thông báo cho Công ty Y về hành vi khởi kiện của Cơng
ty T nhưng phía đại diện Cơng ty Y không phản đối thẩm quyền này.

Anh (chị) hãy cho biết:
1

Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp trên hay không?
- Trong trường hợp này, Tịa án Việt Nam khơng có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp vì một số lý do sau:
Thứ nhất, căn cứ theo đoạn 1 điểm a khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015, trường hợp
các đương sự đã lựa chọn Trọng tài để giải quyết tranh chấp thì Tịa án Việt Nam khơng
có thẩm quyền đối với tranh chấp đó. Trong trường hợp này, hai công ty trên đã lựa chọn
Ủy ban Trọng tài Ngoại thương Việt Nam làm cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thứ hai, căn cứ theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì Tịa án Việt Nam
phải từ chối thụ lý đơn khởi kiện trong trường hợp các bên đã có thoả thuận trọng tài mà
bên kia lại khởi kiện tại Toà án.
Thứ ba, việc xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu hay thỏa thuận trọng tài không
thực hiện được là thẩm quyền của trọng tài thương mại căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Luật
Trọng tài thương mại. Do đó, các bên phải gửi nội dung tranh chấp đến Trọng tài thương
8


mại được thỏa thuận, nếu thỏa thuận vơ hiệu thì lúc này một trong các bên mới được
quyền khởi kiện tại Tòa án Việt Nam để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Trong trường hợp này, Công ty T chưa gửi nội dung tranh chấp đến Ủy ban Trọng
tài Ngoại thương Việt Nam mà lại gửi đơn khởi kiện Công ty Y ra Tòa án nhân dân
TP.HCM. Như vậy, Tòa án nhân dân TP.HCM phải từ chối thụ lý mà không cần xem xét
thỏa thuận trọng tài này có vơ hiệu hay khơng vì Tịa án Việt Nam khơng có nghĩa vụ này
và trước đó giữa hai cơng ty đã có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài.
- Mặt khác, Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trên khi đã có
quyết định đình chỉ giải quyết của Hội đồng trọng tài mà các bên thỏa thuận hoặc các bên
đã thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam căn
cứ theo đoạn 2 điểm a khoản 1 Điều 472 BLTTDS 2015.

2

Việc các bên có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp có làm giới hạn
thẩm quyền của Tịa án Việt Nam hay khơng? Hãy trình bày các trường hợp giới
hạn thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngồi.
- Việc các bên có thỏa thuận lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp làm giới hạn
thẩm quyền của Tòa án Việt Nam.
- Các trường hợp giới hạn thẩm quyền của Tòa án Việt Nam đối với việc giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài theo Điều 472 BLTTDS 2015:
+

Trường hợp các bên đã thỏa thuận lựa chọn Tịa án nước ngồi hoặc Trọng tài để

+

giải quyết vụ việc;
Trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tịa án nước ngồi hoặc đã

được Trọng tài, Tịa án nước ngồi thụ lý;
+ Trường hợp vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án hoặc
phán quyết của Trọng tài;
+ Trường hợp bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.

9


_HẾT_

10




×