Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Phân tích về quyền hưởng dụng theo quy định của BLDS năm 2015 và nêu các quan điểm cá nhân về thực tế áp dụng quy định về quyền hưởng dụng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.4 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
Tài sản, sở hữu tài sản là vấn đề trung tâm của pháp luật dân sự. Tài sản là
đối tượng của quyền sở hữu, là khách thể của quan hệ pháp luật về sở hữu, là mục
đích của các chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật, đồng thời là một trong những
nội dung được nhiều nhà khoa học kinh tế và pháp lý nghiên cứu. Quyền sở hữu và
những quyền khác đối với tài sản có ý nghĩa xã hội, thực tế và pháp lý sâu sắc.
BLDS năm 2015 quy định về quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo hướng
tách bạch giữa quan hệ thực tế của người chiếm hữu với tài sản và quan hệ giữa
chủ sở hữu với chủ thể có quyền khác đối với tài sản khi có lợi ích trên cùng một
tài sản.Trong quá trình tái pháp điển, Bộ luật Dân sự (BLDS), các nhà soạn luật
Việt Nam đã rất chú trọng chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện nội dung này. Bộ
luật bổ sung chế định quyền khác đối với tài sản với nội hàm là quyền của chủ thể
trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác, trong đó
có “quyền hưởng dụng”. Để hiểu rõ hơn về “quyền hưởng dụng” em xin chọn chủ
đề 09, nội dung chủ đề 09 như sau: "Phân tích về quyền hưởng dụng theo quy
định của BLDS năm 2015 và nêu các quan điểm cá nhân về thực tế áp dụng quy
định về quyền hưởng dụng hiện nay.”
NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Phân tích về quyền hưởng dụng theo quy định của BLDS
năm 2015.
1.1 Về bản chất pháp lý.
Căn cứ vào Điều 275 BLDS 2015 đã chỉ rõ: “Quyền hưởng dụng là quyền của
chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc
quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.”


Quyền sở hữu thường được xem là có ba thành tố bao gồm: quyền sử dụng;
quyền hưởng hoa lợi và quyền định đoạt. Nếu một người cấp cho người khác
quyền hưởng dụng trên tài sản của mình, thì có nghĩa là anh ta cho người khác
quyền sử dụng và quyền hưởng hoa lợi, và giữ lại quyền định đoạt. Quyền hưởng
dụng là một quyền có thời hạn trên tài sản của người khác. Nó bao gồm quyền sử


dụng và quyền hưởng hoa lợi trên tài sản của người khác.
Quyền sử dụng cho phép người được cấp thu được các lợi ích khác nhau từ
tài sản như cư trú, săn bắn, cấy cày, lái xe… Tất nhiên, việc chiếm hữu đối với tài
sản là một thực tế để thực hiện quyền này.
Quyền hưởng hoa lợi cho phép người được cấp thụ hưởng tất cả các hoa lợi
tự nhiên và hoa lợi dân sự từ tài sản. Hoa lợi là tài sản (hay sản phẩm) được tạo ra
hoặc thu được từ tài sản khác mà không làm mất hoặc giảm đi bản chất của tài sản
này. Hoa lợi tự nhiên là sản phẩm của đất hoặc súc vật. Hoa lợi dân sự là thu nhập
có được từ tài sản bởi hiệu lực của pháp luật hoặc bởi một hành vi pháp lý (hợp
đồng hay hành vi pháp lý đơn phương).
1.2 Về căn cứ xác lập và hiệu lực của quyền hưởng dụng.
1.2.1 Căn cứ xác lập quyền hưởng dụng.
Theo BLDS 2015, tại Điều 258 đã chỉ rõ: “Quyền hưởng dụng được xác lập
theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc.”
Theo quy định của luật: Quyền hưởng dụng phát sinh bởi hiệu lực pháp luật
và được coi là quyền hưởng dụng pháp định.
Theo thỏa thuận: Thông thường chủ sở hữu thường chuyển giao quyền sử
dụng, khai thác lợi ích từ tài sản cho người khác thông qua những thỏa thuận mang
tính đền bù như: cho th, góp vốn,…


Theo di chúc: Giữa người có quyền hưởng dụng và chủ sở hữu định đoạt
theo di chúc thường có quan hệ nhân thận như cha mẹ, vợ chông, con cái, anh chị
em ruột,… nên quyền hưởng dụng xác lập trên cơ sở không đền bù.
1.2.2 Hiệu lực của quyền hưởng dụng.
Theo Điều 259 BLDS 2015 đã nêu rõ:
“Quyền hưởng dụng được xác lập từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Quyền hưởng dụng đã được xác lập cso hiệu lực đối với mọi cá nhận, pháp
nhân, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”

Hiệu lực của quyền hưởng dụng là cơ sở để xác định chủ thể khác có quyền
khai thác, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Theo đó, pháp luật dân sự quy định kể
từ thời điểm nhận chuyển giao tài sản thì quyền hưởng dụng sẽ có hiệu lực. Nhưng
tùy từng tường hợp tài sản là gì mà quyền hưởng dụng sẽ có hiệu lực khác nhau
giữa động sản, động sản đăng kí quyền sở hữu, bất động sản (thời điểm chuyển
giao tài sản).
Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của quan hệ dân sự là thỏa thuận và tự định
đoạt của các bên tham gia. Pháp luật cũng đã mở rộng thời điểm xác lập quyền
hưởng dụng bằng cách quy định trường hợp các bên có quyền thỏa thuận hoặc
pháp luật chuyên ngành có quy định khác (nhằm đảm bảo tính ổn định của hệ
thống pháp luật).
1.3 Về phạm vi quyền hưởng dụng.
Bộ luật dân sự năm 2015 không quy định cụ thể về phạm vi quyền hưởng
dụng, nhưng qua quy định về đối tượng của quyền hưởng dụng, chủ thể quyền
hưởng dụng, thời hạn của quyền hưởng dụng cho thấy:
Quyền hưởng dụng có thể được xác lập trên tất cả các tài sản được quy định
trong Bộ luật dân sự: bất động sản hữu hình hình (đất đai, nhà ở, cơng trình xây


dựng, rừng, cây trồng…) hoặc bất động sản vơ hình (quyền sử dụng đất, quyền bề
mặt…); cụ thể hơn có thể xác lập trên vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Đặc
biệt, nhà làm luật cũng chấp nhận việc xác lập quyền hưởng dụng trên cả tài sản
tiêu hao và tài sản không tiêu hao.
Do phạm vi đối tượng của quyền hưởng dụng rộng như vậy, nên tương ứng
với mỗi loại tài sản thì cơ chế thực hiện quyền hưởng dụng cũng cần phải được
pháp luật chuyên ngành (đất đai, nhà ở, bảo vệ và phát triển rừng, thủy sản, khoáng
sản, tài nguyên nước, doanh nghiệp, đầu tư, chứng khốn, tín dụng, ngân hàng…)
cụ thể hóa trong các quan hệ đặc thù.
Bộ luật dân sự cũng không có quy định cụ thể về chủ thể quyền hưởng
dụng, nhưng thông qua quy định về căn cứ xác lập quyền hưởng dụng thì có thể

hiểu mọi cá nhân, pháp nhân (trong đó có cá nhân là người nước ngồi, pháp nhân
nước ngồi) đều có thể có quyền hưởng dụng trên tài sản của người khác trong
trường hợp luật định, theo thỏa thuận với chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chỉ định
trong di chúc. Trong một số trường hợp, quyền hưởng dụng chỉ có thể áp dụng cho
cá nhân mà khơng áp dụng cho pháp nhân do tính chất của quyền hưởng dụng như
quyền lưu cư, quyền hưởng dụng di sản trong thời hạn hạn chế phân chia di sản
theo quyết định của Tóa án…
1.4 Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng
Trong thời hạn luật định chủ thể có quyền hưởng dụng theo pháp luật đối với
tài sản gồm:
Điều 261. Quyền của người hưởng dụng
“1) Tự mình hoặc cho phép người khác khai thác, sử dụng, thu hoa lợi, lợi
tức từ đối tượng của quyền hưởng dụng.


2) Yêu cầu chủ sở hữu tài sản thực hiện nghĩa vụ sửa chữa đối với tài sản
theo quy định tại khoản 4 Điều 264 của Bộ luật này; trường hợp thực hiện nghĩa
vụ thay cho chủ sở hữu tài sản thì có quyền u cầu chủ sở hữu tài sản hồn trả
chi phí.
3) Cho th quyền hưởng dụng đối với tài sản.”
Tương ứng với các quyền trên, người hưởng dụng cũng phải thực hiện các
nghĩa vụ sau:
Điều 262. Nghĩa vụ của người hưởng dụng
“1) Tiếp nhận tài sản theo hiện trạng và thực hiện đăng kí nếu luật có quy
định.
2) Khai thác tài sản phù hợp với công dụng, mục đích sử dụng của tài sản.
3) Giữ gìn, bảo quản tài sản như tài sản của mình.
4) Bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để đảm bảo cho việc sử dụng
bình thường; khơi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu quả xấu đối
với tài sản do việc không thực hiện tốt nghĩa vụ của mình phù hợp với yêu cầu kỹ

thuật hoặc theo tập quán về bảo quản tài sản.
5) Hoàn trả tài sản cho chủ sở hữu khi hết thời hạn hưởng dụng.”
Việc quy định quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng nhằm bảo đảm cho
lợi ích cả người hưởng dụng và chủ sở hữu.
Tránh trường hợp người có quyên hưởng dụng thực hiện hành vi trái pháp
luật, xâm hại trực tiếp đến tài sản cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở
hữu. Ví dụ: Hết thời hạn hưởng dụng mà không trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc
thực hiện các hành vi khác phá hoại tài sản,…


1.5 Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản


Định đoạt tài sản nhưng khơng được làm thay đổi quyền hưởng dụng đã

được xác lập.
• u cầu Tịa án truất quyền hưởng dụng trong trường hợp người hưởng
dụng vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của mình.
• Khơng được cản trở, thực hiện hành vi khác gây khó khăn hoặc xâm phạm
đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng dụng.
• Thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo đảm không bị suy giảm đáng kể
dẫn tới tài sản khơng thể sử dụng được hoặc mất tồn bộ công dụng, giá trị
của tài sản.
1.6 Chấm dứt quyền hưởng dụng
Quyền hưởng dụng chấm dứt trong các trường hợp sau:




Thời hạn của quyền hưởng dụng đã hết;

Theo thỏa thuận của các bên;
Người hưởng dụng trở thành chủ sở hữu tài sản là đối tượng của quyền

hưởng dụng;
• Người hưởng dụng từ bỏ hoặc không thực hiện quyền hưởng dụng trong thời
hạn do luật quy định
• Tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng khơng cịn
• Theo quyết định của Tòa án
Khi quyền hưởng dụng chấm dứt, tài sản là đối tượng của quyền hưởng dụng
phải được hoàn trả cho chủ sở hữu, trừ tường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy
định khác.
Lần đầu tiên quyền hưởng dụng được quy định trong BLDS đã cho phép các
chủ thể có quyền nhất định đối với tài sản thuộc sở hữu của người khác, tạo cơ sở
pháp lý cho việc khai thác, sử dụng một cách hiệu quả các tài sản, các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, bảo đảm khai thác được nhiều nhất lợi ích trên cùng một tài
sản.


CHƯƠNG II: Quan điểm cá nhân về thực tế áp dụng quy định về quyền
hưởng dụng hiện nay.
2.1 Thực tế áp dụng quy định về quyền hưởng dụng hiện nay.
Việc ghi nhận quyền hưởng dụng tại BLDS 2015 tạo cơ sở pháp lý để giải
quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn như việc hưởng dụng đất ở Việt Nam
hiện nay có thể truyền lại cho người thừa kế, nếu không thực hiện trong khoảng
thời gian liên tục quá 10 năm thì đó là lý do chấm dứt quyền hưởng dụng để đảm
bảo khơng lãng phí tài sản xã hội và coi như người có quyền hưởng dụng khơng có
nhu cầu hưởng dụng. Đồng thời, việc ghi nhận này có vai trị quan trọng trong thúc
đẩy giao lưu dân sự trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Qua đó, đảm bảo
tốt hơn cho tài sản trong giao lưu dân sự được tối đa hóa giá trị khơng chỉ bởi chủ
sở hữu mà cịn bởi cả người không phải là chủ sở hữu, hạn chế được rủi ro pháp lý,

giữ được sự ổn định của các quan hệ dân sự và các quan hệ khác có liên quan. Như
vậy, có thể thấy, quyền hưởng dụng là quyền được ghi nhận tách bạch riêng biệt
với quyền sở hữu, chủ thể hưởng dụng không phải là chủ sở hữu.
Tuy nhiên, sau khi BLDS 2015 được thơng qua, đã có những cơng trình và
hội thảo liên quan đến “quyền hưởng dụng” nhưng nội dung các cơng trình và hội
thảo này cho thấy nhận những bất cập khi thực thi “quyền hưởng dụng” còn được
hiểu chưa thống nhất. Sau đây là một vài hạn chế nhất định về quyền hưởng dụng
theo BLDS 2015:
Thứ nhất, thời hạn hưởng dụng dài sẽ ảnh hưởng đến quyền của những
người thừa kế. Điều 260 BLDS quy định thời hạn về quyền hưởng dụng do các bên
thỏa thuận, nếu khơng thỏa thuận được thì do luật quy định nhưng tối đa đến hết
cuộc đời người hưởng dụng đầu tiên, nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi
pháp nhân chấm dứt tồn tại nhưng tối đa là 30 năm, nếu người hưởng dụng đầu
tiên là pháp nhân. Chẳng hạn, khi chủ sở hữu tài sản chết nhưng thời hạn người


được hưởng dụng vẫn cịn thì tài sản sẽ khơng thể đem chia. Trường hợp quyền
hưởng dụng chấm dứt khi hết cuộc đời người hưởng dụng đầu tiên thì khơng chắc
lúc đó người thừa kế cịn sống. Hơn nữa, việc xác định tài sản thừa kế là không dễ
dàng và giá trị tài sản cũng thay đổi so với ban đầu. Điều này gây khó khăn cho các
cơ quan tiến hành tố tụng nếu tranh chấp xảy ra.
Thứ hai, việc phân định giữa quyền hưởng dụng và quyền sử dụng trong hợp
đồng th tài sản rất khó. Bởi vì, các chủ thể đều có quyền khai thác cơng dụng,
hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc sở hữu của chủ thể khác trong một thời
hạn nhất định. Trường hợp các bên không thỏa thuận rõ là hợp đồng thuê tài sản
hay cho hưởng quyền hưởng dụng thì xác định dựa trên căn cứ nào?
Thứ ba, theo Điều 258 thì chủ sở hữu được địi lại bất động sản trừ trường
hợp người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản thông qua bán đấu giá
hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này khơng phải là chủ sở hữu

tài sản đó do bản án, quyết định bị sửa, hủy. Thực tiễn áp dụng quy định này thì đối
với quyết định công nhận quyền sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền lợi của người dân, như những trường hợp
cấp sai Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho chủ thể.
Thứ tư, khi chấm dứt quyền hưởng dụng được quy định tại Điều 266 BLDS
2015 thì người hưởng dụng có nghĩa vụ phải hồn trả lại tài sản cho chủ sở hữu
nếu khơng có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2.2 Giải pháp khắc phục hạn chế
Trong suốt q trình nghiên cứu, tìm tịi, phân tích về pháp luật hiện hành
nhằm định hướng công tác tuyên truyền, hướng dẫn và hồn thiện hệ thống pháp
luật có liên quan đến quyền hưởng dụng, sau đây là một vài giải pháp của cá nhân
em:
2.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật


Công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trị rất quan trọng,
là cầu nối để đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
đến với mọi người dân, góp phần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật
trong toàn xã hội. Do đó, cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải
được tiến hành thực hiện thường xuyên, liên tục, đổi mới về nội dung và hình thức
tuyên truyền với sự nỗ lực, phối hợp thực hiện đồng bộ thống nhất của cả hệ thống
chính trị và tồn dân:
-

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến

-

pháp luật.
Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng


-

trên địa bàn trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Phát huy vai trị của già làng, trưởng bản, người có quy tín trong đồng bào

-

dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo để tuyên truyền, phổ biến pháp luật.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào

-

với nhiều hình thức phong phú, sinh động…
Tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo hướng làm thay đổi cách nghĩ, cách
nhìn của đồng bào đối với pháp luật.
2.2.2 Hồn thiện hệ thống pháp luật có liên quan
Cần quy định rõ rằng các yêu cầu về hình thức cũng như nội dung đối với

việc xác lập quyền hưởng dụng, chẳng hạn về việc công chứng thỏa thuận, thủ tục
xác lập, thời điểm xác lập, điều kiện về chủ thể, điều kiện về tài sản .... Quyền
hưởng dụng đóng vai trị quan trọng khơng những đối với các chủ thể trong cùng
gia đình, cịn đối với người thứ ba. Do vậy, các yêu cầu nghiêm ngặt về hình thức
và nội dung là thật sự cần thiết. Sự chủ động tìm hiểu các thơng tin pháp luật có
ảnh hưởng đến các quyết định sẽ phát sinh mà các bên sẽ tham gia cần lắm sự hoàn
thiện, rõ ràng các nguồn thông tin để người dân nắm bắt tốt, nắm bắt đúng trọng
tâm vấn đề. Vì thế, việc hồn thiện các quy định pháp luật theo nội dung sau đây là
một điều cần thiết.



Thứ nhất, các quy định pháp luật cần mang tính định hướng, tính ổn định,
tính dự báo tốt. Thơng qua công tác xây dựng và thi hành pháp luật từ phía cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền thì các quy định có phát huy tính tích cực, phù hợp với
thực tế nhưng đồng thời cũng bộc lộ những khó khăn khi hình thức, nội dung của
các quy phạm pháp luật chưa được quy định rõ ràng và cụ thể. Tính cụ thể trong
các quy định của hệ thống pháp luật cịn thấp, tính khả thi cịn chưa cao.
Thứ hai, các quy định cần được thống nhất, đồng bộ và được giải thích rõ
ràng. Về phía các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn cịn nhiều vấn đề chưa giải
đáp thỏa đáng. Trong khi các chế định pháp luật ra đời, những quy định trên mặt
pháp luật được áp dụng vào thực tế nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn giải
thích thi hành cho quy định đó gây khó khăn trong quản lý Nhà nước mà cịn gây
ra tình trạng không giải quyết được vấn đề phát sinh thực tế.
Thứ ba, các nhà làm luật tiếp thu tính mới, tính kế thừa các quy định hiện
hành trên thế giới nhưng đồng thời nghiên cứu, điều chỉnh phù hợp trong việc áp
dụng các quy định này tại Việt Nam. Cần mở rộng hơn nữa các vấn đề liên quan
đến quy định này để quy định được rõ ràng và hoàn thiện nhất. Cuối cùng, cần có
sự liên kết trong mạng lưới quản lý từ Trung ương tới địa phương để ln ln có
sự thống nhất trong cách thi hành và áp dụng một cách linh hoạt nhất nhằm tạo
hiệu quả pháp lý cao nhất khi phát sinh các quan hệ pháp luật cần điều chỉnh.
2.2.3 Tăng cường công tác quản lý nhà nước
Trong những năm qua, cùng với việc bổ sung, hoàn thiện quan điểm và thể
chế về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hệ thống pháp luật của nước ta không
ngừng được bổ sung, hoàn thiện, bao quát tương đối đầy đủ các lĩnh vực của đời
sống xã hội, bảo đảm sự cân đối, đồng bộ giữa các thể chế kinh tế, chính trị, xã hội,


quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường, quyền con người, quyền công dân phù
hợp với yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của đất nước.
- Tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền phổ biến rộng rãi, thường

xuyên các văn bản liên quan đến Quyền hưởng dụng;
- Thảo luận xây dựng thêm nhiều phương pháp giúp người dân biết về quyền
này;
- Công tác cán bộ phải được rà sốt và có kế hoạch bố trí, bồi dưỡng, thay
thế để cho đội ngũ này thực sự là cán bộ có năng lực chun mơn, phẩm chất đạo
đức tốt. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản sẽ là cơ sở, điều kiện giúp cho
hoạt động quản lý Nhà nước có hiệu quả hơn

KẾT LUẬN
Quyền hưởng dụng là một nội dung mới lần đầu tiên được ghi nhận và quy
định trong BLDS năm 2015. Dưới góc độ pháp lý, quy định về quyền hưởng dụng
tạo cơ sở đầy đủ và thuận lợi cho việc khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả các
tài sản, góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên quy định về quyền hưởng dụng theo BLDS năm 2015 vẫn còn tồn tại
những điểm hạn chế nhất định do các quy định pháp luật về vấn đề này là cịn mới
nên khơng thể tránh khỏi việc phát sinh một vài vấn đề bất cập, gây trở ngại trong
việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người dân. Cùng với đó là sự hạn chế trong việc tiếp cận với người dân dẫn đến
việc quyền hưởng dụng ít được biết đến và tính chất thực tế cịn thấp. Để có thể
thực sự hồn thiện hơn quy định về Quyền hưởng dụng cũng như áp dụng hiệu quả
trong thực tiễn thì cần có sự quan tâm hơn nữa từ phía Đảng, Nhà nước. Qua đó
góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia, nâng tầm địa vị pháp lý trên
trường quốc tế về kĩ thuật lập pháp, giúp đất nước ngày càng phát triển, dân chủ,
công bằng, văn minh.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự năm 2015
2. PGS.TS. Đỗ Văn Đại (chủ biên). Bình luận khoa học những điểm mới của

Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb. Hồng Đức, năm 2016.
3. TS. Nguyễn Minh Tuấn (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới
của Bộ luật dân sự năm 2015, Nxb Tư Pháp, năm 2016.
4. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tọa đàm Trao đổi các nội dung mới của Bộ
luật Dân sự năm 2015 với các thành viên tổ biên tập, tháng 01/2017.
5. />6. />


×